(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp(Chuyên đề tốt nghiệp) Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Thực trạng và giải pháp
Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tư nhân là động lực cho tăng trưởng kinh tế Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong đó khôi phục và phát triển các làng nghề đã và đang được Đảng và Nhà Nước rất quan tâm Khôi phục và phát triển các làng nghề không chỉ giữ bản sắc mà còn giúp cho nền kinh tế có sự đa dạng hóa sản phẩm Phát triển các làng nghề vừa là điều kiện vừa là kết quả của quá trình tập trung hóa và phân công lao động ở nông thôn Cuộc sống của người dân hiện này dần trở nên ổn định cùng với sự phát triển của các làng nghề Sự phát triển của các làng nghề góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương: Góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho dân cư ở khu vực nông thôn; Cải thiện đời sống gia đình, tận dụng lao động lúc nông nhàn và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện bộ mặt nông thôn tươi đẹp, văn minh hơn Bên cạnh những mặt tích cực đó, việc phát triển các làng nghề đã xuất hiện nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đang diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay Chính vì vậy, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các làng nghề là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu ở các tỉnh, thành phố để giúp cho kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực của nền kinh tế.
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và cũng là tỉnh có rất nhiều làng nghề Hiện nay, các làng nghề ở đây đã dần dần được phục hồi và phát triển rất mạnh mẽ, đóng góp rất lớn vào GDP toàn tỉnh đồng thời đem lại việc làm ổn định và nguồn thu nhập cao cho người lao động Hiện nay, trên địa bàn tỉnh với khoảng 66 làng nghề trải rộng trên 20 nhóm ngành nghề sản xuất chính Trong đó, làng nghề mộc vẫn chiếm số lượng lớn với 14 làng nghề (chiếm 21%) và tiếp theo sau là làng nghề chế biến thực phẩm, làng nghề thêu ren, làng nghề hương và một số làng nghề khác. Tuy nhiên, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn như phát triển sản xuất theo kiểu tự phát, chưa nắm bắt được thị trường, chưa có thị trường ổn định Bên cạnh đó thì nhiều hộ vẫn làm thủ công, máy móc cũ kỹ, thô sơ điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo vệ môi trường làng nghề và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề tại đây.
Làng nghề hương ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng là một làng nghề đã tồn tại và phát triển lâu đời ở đây Hiện nay, việc phát triển làng nghề hương theo hướng bền vững cũng được lãnh đạo huyện quan tâm và đề cập đến.Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây vẫn rất bất cập và còn nhiều thách thức.
Thứ nhất, về vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, sản xuất hương vẫn mang tính thủ công, điều kiện sản xuất chưa đảm bảo, người lao động chưa được đào tạo đầy đủ Chính vì vậy, nguy cơ xuất hiện về bệnh tật cho con người là rất cao Thứ hai, việc phát triển nghề hương đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng tới đời sống mỹ quan cũng như sức khỏe người dân và sản xuất nông nghiệp tại đây Đứng trước thực trạng sức khỏe người dân và sức khỏe môi trường do sản xuất hương gây ra, sinh viên chọn đề tài :
“Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc
Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp” giúp tìm ra thực trạng, nguyên nhân và đưa ra giải pháp giúp phát triển nghề hương và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất hương xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển làng nghề sản xuất hương theo hướng bền vững.
Thứ nhất, Xây dựng khung nghiên cứu của chuyên đề về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương và tác động của nó đối với đời sống và sản xuất của nhân dân sinh sống trong các làng nghề hương
Thứ hai, Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, tác động của ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường tới sản xuất và đời sống của người dân tại các làng nghề của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Thứ ba, Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
Thứ tư, Đưa ra những định hướng cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Thứ năm, Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp làm việc tại bàn và phương pháp chuyên gia: sinh viên tiến hành nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các văn bản, tài liệu có liên quan đồng thời tham khảo ý kiến của thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát môi trường và hoạt động môi trường, trang thiết bị cho các hoạt động môi trường, tìm hiểu môi trường và công tác môi trường tại các địa phương khác để rút ra nhận xét và đánh giá về môi trường và các hoạt động môi trường tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập ý kiến của các cán bộ địa phương và các hộ sản xuất hương và những hộ dân sống xung quanh các cơ sở sản xuất này để có cái nhìn tổng thể, thực tế, gần gũi nhất về hiện trạng môi trường ở địa phương.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận vào trường hợp cụ thể (xã Quốc Tuấn) sinh viên tiến hành điều tra 3 cơ sở sản xuất hương để đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề hương, tác động của việc phát triển làng nghề hương tới môi trường và nguyên nhân của sự ảnh hưởng đó Từ những kết luận phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị định hướng và giải pháp phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách,tỉnh Hải Dương.
Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: Làng nghề sản xuất hương và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương.
CHƯƠNG 2: Phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách.
CHƯƠNG 3: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
CHƯƠNG 4: Định hướng và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG
SẢN XUẤT HƯƠNG VÀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG
1.1.1 Sản phẩm hương và đặc điểm của sản xuất sản phẩm hương
Sự tồn tại và phát triển của nhang hương cùng với sự tồn tại và phát triển của đạo Phật cũng như đời sống tâm linh của người dân Châu Á nói chung và đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng Hương được sử dụng trong những ngày lễ, ngày rằm và trong tục thờ cúng của người Việt Nam Đặc biệt trong những ngày tết, hương được sử dụng nhiều hơn
Ngày nay, nhu cầu sử dụng hương ngày càng lớn nên việc sản xuất hương được đẩy mạnh Vì vậy ngoài sự hoạt động của các làng nghề sản xuất hương, các cơ sở sản xuất hương cũng ngày càng mở ra và cạnh tranh trực tiếp với các làng nghề Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm hơn nên hương hóa chất xuất hiện gây hại đối với người sản xuất và người tiêu dùng Hiện nay, thị trường tồn tại hai loại hương là hương sạch và hương hóa chất
Trong quá trình làm hương, việc phơi khô hương làm cho hương được khô đều và dễ cháy cũng như làm chất lượng hương tốt hơn việc sấy hương Vì vậy, việc sản xuất hương tại các làng nghề chủ yếu dựa nhiều vào thời tiết Mùa khô và có nắng, thời tiết hanh và có gió sẽ thích hợp cho việc sản xuất hương hơn là mùa mưa với không khí mang hơi ẩm nhiều Việc làm khô hương vào mùa mưa trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là những làng nghề chưa phổ biến máy sấy hương Việc phơi hương cũng gây ảnh hưởng tới môi trường sống và sinh hoạt của người dân
1.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất sản phẩm hương a Sản xuất sản phẩm hương mang tính truyền thống
Sản xuất hương hiện nay mặc dù nhiều nơi đã có sự cải tiến về máy móc để cơ giới hóa việc sản xuất Tuy nhiên, vẫn còn một số làng nghề sử dụng máy móc thô sơ,lạc hậu, chủ yếu vẫn dùng sức người để sản xuất Vì vậy, năng suất lao động vẫn chưa được cao và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất Sản xuất vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chưa có quy mô lớn và chuyên môn hóa trong sản xuất hương. b Lực lượng công nhân sản xuất hương chủ yếu là nông dân.
Sản xuất hương và sản xuất nông nghiệp vẫn được đan xen lẫn nhau trong các làng và người làm hương vừa là thợ thủ công vừa người nông dân và tranh thủ thời gian nông nhàn của mình để sản xuất hương Hiện nay thì đã có sự chuyên môn hóa khi một số người nông dân đã chuyển hẳn sang làm hương để tăng thu nhập cho gia đình Trong thời gian giáp tết, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đã có sự di cư lao động từ các nơi khác đến để sản xuất hương Thợ thủ công tại các làng nghề sản xuất hương được truyền nghề và dạy nghề rất tỉ mỉ và khắt khe Vì vậy, lao động làng nghề hương thường có tay nghề cao và giúp gìn giữ, phát huy được những truyền thống của làng nghề. c Nguyên liệu sản xuất hương chủ yếu tại chỗ và công nghệ dùng để sản xuất hương tương đối lạc hậu.
Công nghệ dùng để sản xuất hương
Việc sản xuất hương chủ yếu vẫn sử dụng những công nghệ thô sơ, lạc hậu, sử dụng kĩ thuật thủ công và bán thủ công là chủ yếu Tuy nhiên, hiện nay, sự cạnh tranh của thị trường và nhu cầu lớn hơn thì một số làng nghề đã áp dụng công nghệ mới vào việc sản xuất hương để tăng năng suất và chất lượng hương để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường
Nguyên liệu để sản xuất hương
Hương trên thị trường hiện nay được sản xuất chính từ ba nguyên liệu là : các cây bài, cây trầm hương và các chất hóa học Ở các làng nghề, ban đầu là sản xuất từ các cây thảo dược và các nguyên liệu hầu hết gần nơi sản xuất Tuy nhiên, vì sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất hương khác nên các làng nghề đã bắt đầu sử dụng những nguyên liệu đầu vào giá rẻ hơn hoặc các nguyên liệu có quanh năm để sản xuất hương nhằm cạnh tranh cả về giá và số lượng hương trên thị trường. d Sản phẩm của nghề sản xuất hương
Sản phẩm hương đa dạng và phong phú về hình dạng và mẫu mã Có thể kể đến như hương thẳng và hương vòng, có những nơi dùng hương quấn giấy Trên thị trường hiện nay có 2 loại hương đó là hương sạch và hương hóa chất Hương sạch được sản xuất từ những cây thảo hương và tinh dầu tạo mùi Hương hóa chất được tạo ra từ các hóa chất của benzen và đồng vị của benzen Tuy vậy, việc sản xuất hương sạch hay hương hóa chất đều gây ra những sự ô nhiễm nhất định cho môi trường và ảnh hưởng tới những hộ sản xuất và hộ dân xung quanh.
1.1.2 Quy trình sản xuất và tiêu thụ hương
Quy trình sản xuất và tiêu thụ hương trại qua 7 bước, được mô tả qua mô hình sau:
Hình 1.1: Quy trình sản xuất hương
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát
Mô tả cụ thể quy trình sản xuất và tiêu thụ hương
Trước khi cho nguyên liệu vào nghiền, người sản xuất sẽ phơi khô các thảo dược, dược phẩm và đặc biệt là cây bài.
Thứ nhất, Đối với khâu nghiền nguyên liệu, tất cả những nguyên liệu, dược phẩm như hồi, tùng, quế, đinh hương, thuốc bắc, hoàng đàn và cây bài được cho vào máy và nghiền nhỏ để khi tạo bột hương không bị sạn và bột hương được nhuyễn và tạo được mùi đặc trưng của hương Để có thể đạt chất lượng bột tốt, trước khi nghiền nhỏ cần lựa chọn, phân loại và loại bỏ các tạp chất kỹ lưỡng.
Thứ hai, Sau đó, người thợ thủ công cho nguyên liệu đã được nghiền nhỏ vào máy đảo bột để tạo ra bột chuẩn bị cho bước tiếp theo Trước khi sang khâu sản xuất thứ ba, người thợ thủ công cần ray mịn bột nhằm có thể lấy được bột hương mịn tối đa, tạo điều kiện cho việc sản xuất ra sản phẩm hương đẹp mắt và chất lượng hơn
Thứ ba, Sau khi thu được bột hương mịn tối đa, ta trộn bột hương với bột keo và nước bằng một tỷ lệ vừa đủ, sự kết dính này không làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi của hương đồng thời giúp cho việc sản xuất hương tốt hơn Sau đó, người thợ thủ công đổ bột vào máy bắn hương và cho que hương vào máy và tạo thành hương nén Hệ thống máy nghiền và máy đảo bột chỉ có 1 đầu vào và 1 đầu ra Tuy nhiên, hệ thống máy bắn hương có 2 đầu vào và 1 đầu ra Hai đầu vào gồm 1 đầu ở trên để cho bột hương và 1 đầu nằm ngang để cho chân hương vào Đầu ra là nơi để chân hương sau khi được quấn thêm 1 lớp bột hương Người thợ thủ công có trách nhiệm theo dõi quy trình ra hương để có thể xử lý kịp thời những vấn đề như tắc máy hay chân hương bị gãy
Thứ tư, Sau khi hương nén được thành hình thành, người thợ thủ công mang hương đi phơi khô để thu được sản phẩm hương cuối cùng Hiện nay, 1 số hộ sản xuất dùng máy sấy hương để khắc phục lại thời tiết ẩm mùa xuân và đầu mùa hạ, giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ hương được thông suốt.
Thứ năm, Sau khi thu được sản phẩm hương cuối cùng, người làm hương kiểm tra và loại bỏ những cây hương không đạt yêu cầu như bột hương bị vỡ, không đều, chân hương bị gãy và cắt cây hương theo tỷ lệ nhất định để đạt được hiệu quả cao khi xử dụng
Sau cùng, người thợ thủ công đóng gói và đóng hộp để giao đến các cơ sở bán buôn, bán lẻ hương Sản phẩm còn lại sẽ được đóng thùng để kho làm thành phẩm dự trữ khi cần.
Trong quy trình sản xuất hương, ô nhiễm môi trường được hình thành ở các khâu nghiền nguyên liệu, đảo bột, ra hương, phơi hương, loại bỏ hương hỏng và sự ô nhiễm này được phân tích cụ thể ở các phần sau.
1.1.3 Làng nghề sản xuất hương
1.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm làng nghề a Khái niệm làng nghề
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG
1.2.1 Ô nhiễm môi trường và các loại ô nhiễm môi trường ở làng nghề sản xuất hương
1.2.1.1 Ô nhiễm môi trường và các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương. a Ô nhiễm môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” Như vậy, ô nhiễm môi trường chịu việc con người phản ứng với những tác động từ chất thải gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người như thay đổi gen di truyền, làm cho sự đa dạng của sinh học bị giảm sút và làm giảm chất lượng nông nghiệp và gây hại cho sức khỏe con người.
Trong rất nhiều tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường, cần phải kể đến việc gây ô nhiễm từ những hoạt động sản xuất của các làng nghề Vì vậy, cần giảm ô nhiễm từ các làng nghề để góp phần tích cực vào việc giảm ô nhiễm môi trường sống của con người và sinh vật. b Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương
Sản xuất tại các làng nghề luôn là hoạt động gây ô nhiễm cho môi trường Mặc dù một số làng nghề đã có một số hành động để giảm bớt tác động có hại tới môi trường như áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hay có hệ thống xử lý chất thải Tuy nhiên, làng nghề hương với những đặc điểm nhất định rất khó có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hay các hộ sản xuất có thể tự xây dựng hệ thống xử lý chất thải để hạn chế được những tác động từ sản xuất hương gây ra Điều này làm cho làng nghề hương luôn là một làng nghề gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân quanh vùng Vì vậy, làng nghề hương cần được quan tâm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo đời sống và sản xuất cho người dân quanh vùng. c Các nguồn gây ô nhiễm tại làng nghề hương
Các nguồn gây ô nhiễm chính tại làng nghề hương được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 1.1: Nguồn và thành phần chất thải tại các làng nghề sản xuất hương
Các dạng chất thải Khí thải Nước thải Chất thải rắn
Phơi khô nguyên liệu Phơi bài Bụi, mùi - Bài hỏng
Thái, xay bột bài Bụi, mùi - Bột bài Đảo bột Trộn phụ gia Bụi, mùi -
- Nước thải sản xuất: Màu,
COD, TSS, tổng N, tổng P, Colitorm, dầu mỡ, kim loại
Sinh hoạt của công nhân
Nước thải sinh hoạt: COD, TSS, dầu mỡ, Colitorm
Thức ăn thừa, vỏ sữa, quả
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả SCT-HD (2017)
1.2.1.2 Các loại ô nhiễm môi trường ở làng nghề sản xuất hương a Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) Ô nhiễm không khí còn gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người cũng như động vật đồng thời làm giảm năng suất cây trồng Ô nhiễm môi trường không khí có thể làm hỏng môi trường tự nhiên và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của con người cũng như sinh vật Tuy nhiên, các hoạt động từ môi trường tự nhiên cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí Một trong những nơi gây ra ô nhiễm không khí nhiều nhất là các làng nghề Ô nhiễm không khí tại các làng nghề hương chủ yếu từ các hoạt động như : Thái, xay bột bài, trộn phụ gia, phơi bài Các hoạt động trên gây ô nhiễm là do đặc trưng của sản xuất hương khi các nguồn nguyên liệu đều có mùi và khi nghiền và đảo bột bài đều tạo ra bụi.
Tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm không khí
Quy chuẩn Việt nam về giới hạn của không khí được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3μg/m3g/m3)
Tổng bụi lơ lửng (TSP) 300
(Nguồn: QCVN 05 : 2013/BTNMT) b Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật, do có sự có mặt của các tác nhân quá ngưỡng cho phép Hiến chương Châu Âu định nghĩa: “Sự ô nhiễm nước là một sự biến đổi nói chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại đối với việc sử dụng của con người cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí cũng như đối với các động vật nuôi, các loài hoang dại” Ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề hương chủ yếu do các hoạt động nhuộm phẩm Nước phẩm nhuộm sau khi sử dụng đã thải ra môi trường gây ra ô nhiễm môi trường nước Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước một phần do nước thải từ chính đời sống sinh hoạt của công nhân trong làng nghề.
Quy định chuẩn về chất lượng nước được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3 : Giá trị giới hạn của thông số cơ bản về chất lượng nước
STT Thông số Đơn vị Giá trị C
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
(Nguồn: QCVN 08-MT:2015/BTNMT) c Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là do quá trình sản xuất của làng nghề và từ sinh hoạt của người dân trong làng nghề đã sinh ra các loại chất thải khó phân hủy và không được xử lý hết do một số nguyên nhân đã được đổ ra hoặc chôn dưới lòng đất làm cho nguồn đất bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và ảnh hưởng tới quá trình trồng trọt Ô nhiễm môi trường đất tại làng nghề sản xuất hương chủ yếu là do chất thải như : Bài hỏng, bột bài Ngoài ra còn có các chất thải độc hại từ cặn của nước nhuộm hay dầu máy Để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường đất tại làng nghề sản xuất hương, nghiên cứu dựa vào bảng quy định chuẩn về mức độ an toàn của đất thông qua bảng sau:
Bảng 1.4: Giới hạn tối đa hàm lượng của một số kim loại nặng trong đất mặt. Đơn vị tính: mg/kg đất khô
STT Thông số Đất nông nghiệp Đất dân sinh Đất công nghiệp
( Nguồn: QCVN 03-MT:2015/BTNMT) d Ô nhiễm môi trường tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật Ô nhiễm tiếng ồn ở làng nghề hương chủ yếu từ máy móc sản xuất hương đặc biệt từ các khâu chế biến nguyên liệu Để đánh giá ô nhiễm tiếng ồn, nghiên cứu dùng tiêu chí đánh giá qua bảng sau:
Bảng 1.5: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
(μg/m3theo mức âm tương đương), dBA
TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1.2.2 Các nhân tố gây ra đến ô nhiễm làng nghề sản xuất hương
1.2.2.1 Nhân tố thuộc về đặc điểm kỹ thuật của việc sản xuất hương a Quá trình chuẩn bị nguyên liệu sản xuất hương
Quá trình chuẩn bị nguyên liệu sản xuất hương gây ô nhiễm môi trường nước khi các chân que hương được tẩm một loại hóa chất màu đỏ để giúp cho màu sắc được bắt mắt hơn Sau khi sử dụng, những thùng đựng hóa chất màu đỏ nếu không được xử lý bằng hệ thống xử lý chất thải sẽ được rửa sạch bằng nước và xả thẳng ra các ao hồ hoặc những vùng đất trũng gây ô nhiễm môi trường
Khi nghiền nguyên liệu và đảo bột cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí khi nó tạo ra rất nhiều bụi và mùi Ngoài ra, việc nghiền và đảo bột thường sử dụng máy móc công suất lớn, điều này cũng gây ra ô nhiễm môi trường tiếng ồn. b Quá trình sản xuất, phơi khô và chọn lựa hương
Quá trình sản xuất và chọn lựa hương thường thải ra những chất thải rắn, đặc biệt là bột hương bị hỏng và chân hương bị gãy Sau đó những chất thải này được tích tụ và thải ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn đất Máy bắn hương thường có công suất nhỏ và cũng ít gây ra tiếng ồn Khi phơi khô hương nén, mùi hương tạo ra cũng làm cho môi trường không khí trở nên ô nhiễm vì trong hương có mùi của cây bài, một cây khá độc Đồng thời, hiện nay có sự xuất hiện của hương hóa chất nên khi mùi hóa chất thoát ra môi trường, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí. c Quy trình công nghệ sản xuất hương
Có một số máy móc mang công nghệ thấp, lạc hậu tuy không có công suất lớn, ít gây ra tiếng ồn trong quá trình sản xuất hương tuy nhiên, các loại máy này có thể làm cho chất thải ra môi trường trở nên nhiều hơn như không tận dụng được hết các nguyên liệu hoặc máy móc thải ra nhiều dầu Tiếng ồn từ máy móc lạc hậu cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và gây ra ô nhiễm tiếng ồn nếu không có hệ thống làm giảm tiếng ồn Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm môi trường cần sử dụng các máy móc, công nghệ mới để giảm chất thải và hạn chế tiếng ồn
1.2.2.2 Nhân tố thuộc về mô hình tổ chức sản xuất
Các làng nghề sản xuất hương có thể tổ chức sản xuất theo 2 hình thức đó là sản xuất theo mô hình tập trung hoặc mô hình phân tán trong từ hộ gia đình.
Mô hình sản xuất tập trung mặc dù tách biệt khỏi khu dân cư, có đủ diện tích để xây dựng khu sản xuất, khu xử lý chất thải Tuy nhiên, đối với một số làng nghề có quy mô nhỏ, việc xây dựng này cũng tương đối khó khăn và cũng khó khăn để xử lý hết được chất thải trong một ngày sản xuất vì không đủ kinh phí cũng như nguồn lực.
Vì vậy, các làng nghề hương truyền thống thường tổ chức theo mô hình hộ gia đình.
Mô hình tổ chức sản xuất theo hộ gia đình cũng có bất lợi khi tất cả các khâu từ sản xuất, tiêu thụ và xử lý chất thải đều phải thực hiện đơn lẻ Để đảm bảo doanh thu cho hộ sản xuất cũng như thu nhập của người dân lao động nên các hộ sản xuất đã bỏ bớt một số quy trình xử lý chất thải cũng như sử dụng các nguyên liệu làm hương bằng hóa chất gây ra ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất hương
1.2.2.3 Nhân tố thuộc về hộ sản xuất và đặc điểm của làng nghề hương a Diện tích nơi sản xuất hương
Diện tích sản xuất hương cho biết được quy mô và sản lượng hương được sản xuất ra của hộ sản xuất Từ đó biết được lượng chất thải từ quá trình sản xuất hương. Diện tích nơi sản xuất hương cũng cho biết được hộ sản xuất đó có đủ điều kiện và khu vực để xây dựng những khu xử lý chất thải để có thể đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường từ việc sản xuất hương gây ra. b Khu xử lý chất thải từ sản xuất hương
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT HƯƠNG CỦA XÃ QUỐC TUẤN, HUYỆN NAM SÁCH
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương dựa vào việc đánh giá ô nhiễm trên 4 yếu tố : không khí, nước, đất và tiếng ồn dựa vào các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước về ô nhiễm môi trường được trình bày ở chương 1. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đánh giá ô nhiễm môi trường làng nghề hương theo ý kiến chủ quan của các hộ sản xuất cũng như các hộ xung quanh làng nghề.
Nghiên cứu cũng đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm tại các làng nghề hương để có thể đưa ra những giải pháp chính nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương ở địa điểm nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra hộ gia đình nhằm mục đích xác định mức độ ô nhiễm khách quan và các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại xã Quốc Tuấn.
- Phỏng vấn sâu: để tìm hiểu thông tin, dữ liệu thứ cấp về các chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hỗ trợ cho người dân của các cấp chính quyền.
2.2 Mô tả cụ thể phương pháp đánh giá
2.2.1 Đối tượng điều tra và phỏng vấn sâu
2.2.1.1 Đối tượng điều tra. a Hộ gia đình là đối tượng điều tra của nghiên cứu
Việc lựa chọn đối tượng điều tra là hộ gia đình xuất phát từ một số lý do sau:
- Do đặc điểm của sản xuất hương tại các làng nghề là sản xuất theo hộ gia đình Hiện nay cũng đã có sự chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất hương Tuy nhiên, số lượng không lớn nên việc điều tra hộ gia đình sẽ đem lại độ chính xác cao hơn khi đánh giá của nhóm nghiên cứu.
- Các văn bản pháp luật của Việt Nam áp dụng cho sản xuất làng nghề đều là áp dụng cho cơ sở sản xuất hương mà cơ sở sản xuất tại các làng nghề hầu hết đều là hộ gia đình Nên việc khảo sát theo hộ giúp cho việc so sánh chuỗi, so sánh chéo trở nên dễ dàng hơn trong quá trình đánh giá. b Chọn mẫu điều tra Điều tra số hộ không sản xuất hương
Do số lượng các hộ gia đình ở địa phương tương đối lớn (1640 hộ) và không thể điều tra toàn bộ, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu Vì xã Quốc Tuấn có 4 thôn nhưng chỉ có 3 thôn được công nhận là làng nghề vì vậy nghiên cứu chỉ khảo sát ở 3 thôn với số lượng hộ ước tính là 1230 hộ Để khách quan, nghiên cứu chỉ khảo sát chọn mẫu sau khi đã loại bỏ các hộ sản xuất hương Cỡ mẫu khảo sát là 1000 hộ.
Mẫu điều tra được chọn theo công thức sau: n z α 2 p ( 1−p ) N z α
Trong đó: n: số hộ gia đình cần phải điều tra. zα: giá trị tới hạn ( α = 0,05 , zα = 1,96). p: tỉ lệ hộ được khảo sát N: tổng số hộ gia đình (N = 1000) e: sai số cao nhất ( e = 10%) Đồng thời, theo hệ quả của bất đẳng thức Cauchy, ta có: p (1 – p) ≤ ( p+(1−p)
Do đó, với zα = 1,96 ≈ 2, ta có: n z α
Vậy, với p = 0,5 thì kích thước mẫu là lớn nhất n = 1000
Như vậy, số lượng hộ gia đình được điều tra là 90 hộ gia đình đại diện cho toàn xã Quốc Tuấn
Cách thức điều tra khảo sát: Như vậy, ba thôn có làng nghề là An Xá, Trực Trì và Đông Thôn, mỗi thôn sẽ khảo sát 30 hộ Tại từng thôn được khảo sát, do vị trí địa lý giữa các hộ là rất gần và có sự đồng đều về các đặc điểm kinh tế - xã hội nên nhóm nghiên cứu dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản, tức là việc chọn hộ gia đình để khảo sát sẽ được chọn ngẫu nhiên không theo một quy luật nào cả. Điều tra số hộ sản xuất hương
Tỷ lệ hộ sản xuất hương so với tỷ lệ hộ dân của 3 thôn trong xã là 0.187% Vì vậy, với mẫu điều tra là 90 hộ không sản xuất hương thì ta đi điều tra 18 hộ sản xuất hương chia đều cho 3 thôn An Xá, Trực Trì và Đông Thôn, mỗi thôn điều tra 6 hộ sản xuất hương.
2.2.1.2 Phỏng vấn sâu. Để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề xã Quốc Tuấn, tác giả đã trực tiếp phỏng vấn hai cán bộ huyện, đó là: Bà Vũ Thị Liên – Trưởng Ban Tuyên Giáo huyện Nam Sách, ông Nguyễn Văn Thơm - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Nam Sách và đồng thời nghiên cứu cũng phỏng vấn trực tiếp 3 trưởng thôn của 3 làng nghề cũng như một số người dân ở trong các làng nghề hương ở xã Quốc Tuấn Cuộc phỏng vấn được ghi âm và được ghi chép lại để sử dụng cho việc nghiên cứu
2.2.2 Thiết kế phiếu điều tra.
Ngoài những nguyên tắc chung của một phiếu khảo sát như kết cấu gồm 3 phần (phần giới thiệu, phần câu hỏi, phần kết) cùng với những yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ, thông tin cá nhân người trả lời và lời cảm ơn thì phải đảm bảo một số yêu cầu của nghiên cứu
Thứ nhất bảng khảo sát về hộ sản xuất cần tìm ra được các chất thải và khu vực xả thải và những hệ thống làm giảm ô nhiễm môi trường của hộ sản xuất cũng như tìm ra được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
Thứ hai bảng khảo sát các hộ dân xung quanh xem mức độ đánh giá về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề hương đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân trong làng nghề hương.
Bảng 2.1: Nội dung chính của phiếu khảo sát hộ sản xuất hương tại các làng nghề hương xã Quốc Tuấn
2 Nội dung khảo sát. a Thông tin chung
- Diện tích cơ sở sản xuất
- Trình độ học vấn của quản lý b Tình hình sản xuất - kinh doanh
- Công nghệ sản xuất hương
- Những chất thải trong quá trình sản xuất hương
- Khâu sản xuất gây ô nhiễm nhất
- Hệ thống xử lý chất thải của hộ sản xuất c Một số nội dung khác
- Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương
- Gia đình có đồng ý chuyển cơ sở sản xuất
- Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển nghề làm hương
- Yêu cầu đối với chính quyền để giúp xử lý ô nhiễm làng nghề hương
3 Lời cảm ơn và cam kết.
Nguồn: Nghiên cứu xây dựng.
Bảng 2.2: Nội dung chính của phiếu khảo sát hộ dân xung quanh cơ sở sản xuất hương tại các làng nghề hương xã Quốc Tuấn
2 Nội dung khảo sát. a Thông tin chung
- Khoảng cách gần nhất tới cơ sở sản xuất b Đánh giá sự ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
- Ô nhiễm môi trường theo mức độ
- Thời gian xuất hiện các loại ô nhiễm
- Loại bệnh gia đình thường mắc phải
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sinh hoạt
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sản xuất nông nghiệp c Một số nội dung khác
- Kiến nghị để hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
- Giải pháp của xã để giảm ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
- Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
3 Lời cảm ơn và cam kết.
Nguồn: Nghiên cứu xây dựng.
2.2.3 Xử lý kết quả điều tra. Để xử lý kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm EXCEL để tiến hành phân tích và xử lý số liệu điều tra Nghiên cứu đã mã hóa các tiêu chí trong bảng khảo sát để tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm EXCEL như bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Mã hóa thông tin trong xử lý số liệu ô nhiễm môi trường làng nghề hương
Mức độ ô nhiễm Thời gian xuất hiện ô nhiễm Mã hóa
Nghiêm trọng Sáng sớm 1 Ô nhiễm Buổi trưa 2
Nguồn: Nghiên cứu thiết kế
Bảng 2.4: Mã hóa thông tin trong xử lý số liệu ô nhiễm môi trường làng nghề hương
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm Đánh số
Nhân tố thuộc về hộ sản xuất 1
Nhân tố thuộc về chính sách 2
Nhân tố thuộc về đặc điểm kỹ thuật của việc sản xuất hương 3
Nhân tố thuộc về mô hình tổ chức sản xuất 4
Nguồn: Nghiên cứu quy định
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HƯƠNG Ở XÃ QUỐC TUẤN, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1 Xã Quốc Tuấn và các làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách 3.1.1 Giới thiệu về xã Quốc Tuấn
Xã Quốc Tuấn là một xã nằm trong nội địa huyện Nam Sách với phía Bắc giáp hai xã Thanh Quang và Hợp Tiến của huyện Nam Sách, phía Đông giáp với xã An Bình, phía Tây giáp với xã Nam Chính và phía Nam giáp với xã An Lâm Các xã đều thuộc huyện Nam Sách
Xã Quốc Tuấn với diện tích trên 600 ha và có khoảng 1640 hộ dân với khoảng
8000 nhân khẩu chia thành 4 thôn : An Xá, Trực Trì, Đông Thôn và Lương Gián và các thôn giao thông với nhau bằng đường bộ
Xã Quốc Tuấn có đường quốc lộ 37 chạy qua, thuận lợi cho giao thương hàng hóa với các xã khác trong và ngoài huyện Nam Sách Hệ thống mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc ở xã Quốc Tuấn luôn đầy đủ để phục vụ sản xuất làng nghề và sinh hoạt cho người dân Hệ thống cấp thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, tình trạng ngập úng khi mưa vẫn còn xuất hiện, ảnh hưởng tới khâu phơi khô hương nén của của các hộ sản xuất. Địa hình xã Quốc Tuấn bằng phẳng kết hợp với lượng nước dồi dào được cung cấp từ sông Kinh Thầy và chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Quốc Tuấn có đầy đủ điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp như trồng lúa nước, cây ăn quả và phát triển một số ngành khác.
Là một xã thuộc khu vực phía Bắc huyện Nam Sách, nơi có nhiều đình, chùa, đền với những ngôi chùa nổi tiếng ở gần đó như chùa Vĩnh Khánh( chùa Trăm Gian) ở An Bình và đền Long Động ở Nam Tân, đình Đầu ở Hợp Tiến và chùa Trực Trì, chùa Đông Thôn ở Quốc Tuấn Với sự đa dạng và nhiều nơi thờ cùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển những làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
3.1.2 Các làng nghề sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách.
3.1.2.1 Giới thiệu chung về các làng nghề hương xã Quốc Tuấn a Ba làng nghề hương tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách và sản phẩm hương của ba làng nghề đó
Hiện nay, ở xã Quốc Tuấn tồn tại ba làng nghề hương và được lấy tên theo ba thôn của xã Quốc Tuấn đó là làng nghề hương An Xá, làng nghề hương Đông Thôn và làng nghề hương Trực Trì Các làng nghề hương ở đây được hình thành từ lâu đời, mang đầy đủ đặc điểm của một làng nghề truyền thống khi tồn tại ở trong các thôn, sản xuất theo hướng truyền thống theo các hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ và đem lại thu nhập ổn định cho người dân ở xã Quốc Tuấn cũng như người dân các xã lân cận đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của xã Quốc Tuấn cũng như của huyện Nam Sách Quy mô cơ sở sản xuất của ba làng nghề tương đối bằng nhau, tuy nhiên số lượng lao động lại có sự chênh lệch đáng kể.
An Xá Trực Trì Đông thôn
Cơ sở sản xuất Số lượng lao động
Hình 3.1: Số lượng cơ sở sản xuất và số lượng lao động năm 2017 của 3 làng nghề hương xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Nguồn: Tổng hợp từ phòng KT&HT
Hương ở các làng nghề xã Quốc Tuấn chủ yếu được làm từ dược liệu, ít sử dụng hóa chất nên rất an toàn cho người sản xuất và người tiêu thụ Hương được sản xuất ở xã Quốc Tuấn có mùi thơm dịu nhẹ, khi sử dụng không bị tắt giữa chừng. Chính vì vậy, hương Quốc Tuấn rất được khách hàng tin dùng Thị trường được trả rộng khắp trong toàn tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh thành của cả nước b Lượng sản xuất hương tại ba làng nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách
Việc sản xuất, tiêu thụ hương được diễn ra quanh năm Trung bình, mỗi năm, một hộ sản xuất bán được trên 1000 thùng hương, khoảng 30 triệu nén Tuy nhiên, những tháng cuối năm và những tháng đầu năm, đặc biệt là những tháng tết mới thực sự là mùa cao điểm Hương sản xuất tới đâu được tiêu thụ tới đó Các cơ sở làm hết công suất vẫn không đáp ứng nhu cầu của người dân Một người dân cho biết “Dịp cuối năm, trung bình mỗi tháng, nhà tôi bán được từ 300 - 400 thùng hàng Mỗi thùng từ 2,5 đến 3 vạn nén Lượng hương bán ra dịp này chiếm khoảng 2/3 sản lượng của cả năm Mấy hôm nay, làm không kịp bán” Một số hộ sản xuất quả quyết rằng, với tình hình tiêu thụ hương như hiện tại, sang năm 2019, họ sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất với việc tăng diện tích cơ sở sản xuất, tăng số máy và thuê thêm nhân công để có thể tăng doanh thu nhiều hơn so với năm 2018. c Doanh thu của ba làng nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách
Doanh thu của các làng nghề của huyện Nam Sách được phản ánh qua hình 3.2 Đơn vị:Tỷ đồng
Hình 3.2 : Doanh thu của các làng nghề tại huyện Nam Sách năm 2017
Nguồn : Tổng hợp từ phòng KT&HT
Mặc dù sản phẩm hương được tiêu thụ rất nhiều và luôn luôn trong tình trạng thiếu hàng Tuy nhiên, doanh thu từ việc sản xuất hương của 3 làng nghề xã Quốc Tuấn vẫn còn tương đối thấp so với một số làng nghề khác trong huyện Nam Sách. Điển hình như làng nghề sấy hành tỏi khô của thôn Mạn Đê có doanh thu là 80.5 tỷ đồng gần bằng tổng doanh thu của 3 làng nghề hương xã Quốc Tuấn Trong 8 làng nghề của huyện Nam Sách thì thu nhập của 3 làng nghề chỉ cao hơn làng nghề bún Lang Khê là 25.1 tỷ đồng và tương đương với làng nghề sản xuất gạch ở Lấu Khê là 32.2 tỷ đồng Vì vậy, trong thời gian sắp tới, huyện Nam Sách cần đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất của làng nghề hương để có thể tăng doanh thu cho làng nghề hương và thu nhập cho người dân nói riêng cũng như làm tăng ngân sách của xã Quốc Tuấn và huyện Nam Sách nói chung.
3.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh tại các làng nghề sản xuất hương a Làng nghề hương An Xá
Sản xuất hương ở An Xá xã Quốc Tuấn được công nhận làng nghề vào ngày 1 tháng 9 năm 2004 và đến hết tháng 12 năm 2017, làng nghề hương An Xá có khoảng
80 cơ sở sản xuất hương đều là hộ gia đình với khoàng 600 lao động và cho thu nhập cao Số liệu cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh tại làng hương An Xá được mô tả cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh tại làng nghề hương An Xá
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Ước tính
Tổng số cơ sở sản xuất Cơ sở 80 80 85
Tổng số lao động Người 600 600 630
Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 34.6 36.5 37.4
Thu nhập chung Tỷ đồng 30.8 31.7 33.7
Thu nhập bình quân của 1 lao động
Số lượng doanh nghiệp DN 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ phòng KTHT(năm
2017) Đây là làng nghề hương có số lượng cơ sở lớn nhất trong ba làng nghề với 80 cơ sở và năm 2017, doanh thu của làng nghề hương An Xá là 34.6 chiếm 34.84% tổng doanh thu của 3 làng nghề Tuy nhiên, với số lượng lao động lớn, thu nhập của làng nghề này thấp hơn so với 2 làng nghề còn lại Dự kiến trong những năm tới, số lượng cơ sở sản xuất trong làng nghề An Xá sẽ tăng lên 85 cơ sở và số lượng lao động sẽ tăng lên 630 lao động để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giúp cho thu nhập của người lao động được tăng lên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. b Làng nghề hương Trực Trì
Sản xuất hương ở làng nghề hương Trực Trì xã Quốc Tuấn được công nhận làng nghề vào ngày 17 tháng 10 năm 2008 và đến hết tháng 12 năm 2017, làng nghề hương Trực Trì có khoảng 75 cơ sở sản xuất hương đều theo quy mô hộ gia đình với khoảng 480 lao động và cho thu nhập cao Số liệu cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh tại làng hương Trực Trì được mô tả cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh tại làng nghề hương Trực Trì
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Ước tính
Tổng số cơ sở sản xuất Cơ sở 75 78 80
Tổng số lao động Người 480 500 540
Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 32.9 35.1 36.5
Thu nhập chung Tỷ đồng 28.6 30.2 34.4
Thu nhập bình quân của 1 lao động
Số lượng doanh nghiệp DN 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ phòng KTHT(năm 2017) c Làng nghề hương Đông Thôn
Sản xuất hương ở Đông Thôn xã Quốc Tuấn được công nhận làng nghề vào ngày 09 tháng 02 năm 2010 và đến hết tháng 12 năm 2017, làng nghề hương Đông Thôn có khoảng 75 cơ sở sản xuất hương đều là hộ gia đình với khoàng 500 lao động và cho thu nhập cao Số liệu cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh tại làng hương Đông Thôn được mô tả cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh tại làng nghề hương Đông Thôn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Ước tính
Tổng số cơ sở sản xuất Cơ sở 75 78 80
Tổng số lao động Người 500 510 530
Doanh thu sản xuất Tỷ đồng 31.8 34.7 35.9
Thu nhập chung Tỷ đồng 28.5 30.9 32.8
Thu nhập bình quân của 1 lao động
Số lượng doanh nghiệp DN 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ phòng KTHT(năm 2017)
3.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ hương tại các làng nghề tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách a Thuận lợi
Vị trí địa lý của xã Quốc Tuấn là một điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hương khi có đường quốc lộ 37 chạy qua Khi đó, nguyên liệu và máy móc sản xuất hương được luân chuyển dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hương Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước đầy đủ, ít gián đoạn cũng giúp cho việc sản xuất hương được ổn định hương. Đây là những làng nghề hương truyền thống của huyện Nam Sách Vì vậy, người dân ở đây có tay nghề cao, giúp cho việc sản xuất hương được dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo chất lương Hơn nữa, vì là những làng nghề truyền thống cộng với việc ở trong vùng có nhiều đình chùa nên lượng khách hàng của các làng nghề tương đối lớn, giúp cho việc tiêu thụ tốt hơn và gián tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất hương của các hộ sản xuất.
Số lượng làng nghề ở huyện Nam Sách tương đối ít (8 làng nghề), vì thế những làng nghề hương được các cấp chính quyền quan tâm trong việc sản xuất và tiêu thụ hương khi hàng năm đều có các đoàn kiểm tra về để khảo sát chất lượng việc sản xuất và tiêu thụ hương cũng như việc giữ vệ sinh môi trường làng nghề ở đây để có những định hướng phù hợp để phát triển làng nghề hương.
Sự cạnh tranh trong việc sản xuất của ba làng nghề hương thuộc xã Quốc Tuấn với các làng nghề ở địa phương khác là không lớn khi chỉ có một làng nghề cạnh tranh duy nhất là làng nghề Dưỡng Thái Bắc ở xã Phúc Thành huyện Kim Thành Như vậy làng nghề hương xã Quốc Tuấn sẽ phát triển mạnh mẽ khi có sự liên kết chặt chẽ của
3 làng nghề An Xá, Trực Trì và Đông Thôn của xã Quốc Tuấn.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HƯƠNG CỦA XÃ QUỐC TUẤN, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG
4.1 Định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
4.1.1.1 Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành CN- TTCN, DV để tiến hành CNH-HĐH đất nước.
Từ đó, các làng nghề hương xã Quốc Tuấn chủ động trong xây dựng và phát triển làng nghề theo đúng kế hoạch đã đề ra của huyện Nam Sách để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện là 8.6% vào năm 2019 , cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là 13,3% - 50,2% - 36,5% vào năm 2020.
4.1.1.2 Căn cứ vào định hướng phát triển làng nghề
Căn cứ theo : (i) Quyết định số 820/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương về việc Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm
2020, định hướng đến năm 2025; (ii) Kế hoạch số 1469/KH-UBND tỉnh Hải Dương thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; (iii) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Nam Sách đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và định hướng phát triển các làng nghề hương của xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách Phát triển làng nghề sản xuất hương theo đúng quy hoạch và định hướng của tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách, đồng thời cần gắn phát triển làng nghề hương đối với bảo vệ môi trường.
4.1.1.3 Căn cứ vào những vấn đề trong thực trạng sản xuất hương tại xã Quốc Tuấn
Hiện tại, mặc dù mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương chưa thực sự cấp bách, chưa có sự xuất hiện của ô nhiễm không khí, đất, tiếng ồn theo kết quả của sở công thương Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở các làng nghề hương xã Quốc Tuấn đã bị ô nhiễm Nếu không khẩn trương xử lý, rất có thể mức độ ô nhiễm sẽ lớn hơn và kéo theo đó là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn đất sẽ xảy ra.
Việc tổ chức sản xuất theo quy mô hộ cũng gây ra một số vấn đề cho những hộ dân xung quanh khi một số cơ sở sản xuất sử dụng máy móc hiện đại với công suất lớn, gây ra tiếng ồn và gây khó chịu cho hộ dân xung quanh trong đời sống Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất phân tán nhiều nơi gây ra nhiều khó khăn cho việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Ý thức của các hộ sản xuất hương trong thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề vẫn tương đối yếu kém Trong khi đó, sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa quyết liệt biểu hiện là quá trình tuyên truyền còn chưa quyết liệt cộng với việc chưa có chế tài xử phạt hợp lý Điều này có thể gây ra ô nhiễm môi trường.
Doanh thu của các cơ sở sản xuất hương vẫn còn tương đối thấp Mỗi cơ sở trong một năm chỉ đạt doanh thu nhỏ hơn 500 triệu đồng Điều này gây ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong việc trả lương công nhân cũng như đầu tư mở rộng sản xuất và mua máy móc, thiết bị mới Đã có sự xuất hiện của các loại hương hóa chất Việc sản xuất và sử dụng hương hóa chất ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lao động và người sử dụng.
Có thể sẽ gây ra một số bệnh hiểm nghèo như ung thư
Việc sản xuất hương phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết Nó gây gián đoạn cho việc sản xuất hương, làm cho sản phẩm hương không được cung cấp đều đặn cho nhà phân phối và có thể gây hẹp lại lượng khách hàng của các làng nghề Đồng thời, sự gián đoạn có thể xảy ra đối với những lao động sản xuất hương Họ sẽ trở thành lao động thất nghiệp tạm thời trong mùa xuân và đầu mùa hạ khi việc sản xuất hương hạn chế Rất khó ổn định một công việc khác trong vòng chưa tới 6 tháng Cũng khó có thể trong vòng 1 năm có thể chia thời gian làm 2 việc.
4.2 Quan điểm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hương
Trên cơ sở phân tích thảo luận và kết luận về ô nhiễm môi trường (chương 3), căn cứ vào điều kiện cụ thể của xã, nghiên cứu cho rằng: để có được những định hướng và giải pháp phù hợp, trước hết cần có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Những quan điểm được đề xuất bởi nhóm nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, giảm tác động của sản xuất hương tới môi trường là hướng tập trung xuyên suốt trong mục tiêu phát triển của xã Quốc Tuấn trong giai đoạn tới.
Quan điểm này hướng quá trình phát triển kinh tế- xã hội của xã Quốc Tuấn: (i) tập trung phát triển sản xuất hương theo hướng gắn với môi trường, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, đồng thời có những chế tài xử phạt để xử lý những hộ sản xuất vi phạm luật môi trường (ii) đặt nhiệm vụ cho sự phối hợp giữa các bên có liên quan trong quá trình này, trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển làng nghề hương những phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thứ hai, Ô nhiễm môi trường nước là rất cấp bách, vì vậy cần phải xử lý môi trường nước và hạn chế lượng chất thải ra môi trường nước cũng như môi trường xung quanh.
Quan điểm này đi cụ thể vào một môi trường thực sự ô nhiễm theo sự đánh giá của Sở Công Thương Hải Dương và cũng theo sự đánh giá của người dân Nước là một nhân tố quan trọng không thể thiếu cho nông nghiệp Vì vậy, để phát triển nông nghiệp, cần phải đảm bảo môi trường nước không bị ô nhiễm Đồng thời, việc xử lý môi trường nước cũng cần chú ý đến các môi trường khác để tránh trường hợp xử lý được môi trường nước xong thì môi trường khác lại xảy ra ô nhiễm
Thứ ba, Quy hoạch việc sản xuất hương thành khu tập trung, giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và đảm bảo ổn định cuộc sống cũng như sức khỏe của người dân.
Theo đánh giá Sở Công Thương Hải Dương thì môi trường không khí, đất và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm Tuy nhiên, những hộ dân ở gần với các cơ sở sản xuất cho rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất hương Vì vậy, cần phải quy hoạch việc sản xuất hương thành khu tập trung, vừa đảm bảo ổn định cuộc sống và sức khỏe cho người dân vừa có thể xây dựng những khu xử lý chất thải tập trung để xử lý chất thải từ quá trình sản xuất hương.