tiểu luận tâm lý quản lý gia đình

33 1.8K 19
tiểu luận tâm lý quản lý gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

z  TIỂU LUẬN TÂM QUẢN LÝ: GIA ĐÌNH 1 MỤC LỤC PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình 5 1.1. Khái niệm bạo lực gia đình 5 2.1. Bạo lực đối với phụ nữ 10 2.2. Bạo lực đối với đàn ông 14 Nguyên nhân của bạo lực gia đình 23 Hậu quả của bạo lực gia đình 24 PHẦN IV. QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 31 2 PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tất cả chúng ta. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau: “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”. Nói đến gia đình là nói đến nhóm tâm - tình cảm xã hội đặc thù, các mối quan hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ tình cảm, trách nhiệm. Trong gia đình, các thành viên gắn bó với nhau bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời người. Trong gia đình thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn quan tâm đến nhau, hy sinh cho nhau, không ngại thiệt thòi. Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với 3 những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải. Một trong những bế tắc, khó khăn đó chính là tình trạng bạo lực gia đình. Hiện tượng BLGĐ ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ở mọi vùng miền, ở tất cả các đối tượng. BLGĐ giữa vợ chồng, con cháu ngược đãi với ông bà, bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái khá phổ biến. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân của các nguyên nhân dẫn đến BLGĐ là sự bất bình đẳng giới; nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ chủ yếu là do say rượu và mượn rượu (69-70%), do khó khăn kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: học vấn thấp, thiếu kỹ năng sống, không hiểu biết pháp luật Hành vi BLGĐ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi nó làm xói mòn đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, là nguy cơ làm suy giảm sự bền vững, gây tan vỡ gia đình. Hành vi BLGĐ vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nạn nhân và làm tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội. Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy trong đề tài này tôi muốn đề cập đến vấn đề: “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM HÀNH VI BẠO LỰC GIA 4 ĐÌNH ” để từ đó có cái nhìn và giải pháp đúng đắn, sâu sắc về hiện tượng này. PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình 1.1. Khái niệm bạo lực gia đình PTO- Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm BLGĐ được luật pháp hoá trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Khái niệm này không chỉ xác định các đối tượng chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh, mà còn chỉ rõ những hành vi BLGĐ cần được xử nghiêm minh theo qui định của pháp luật. Bạo lực trong gia đình là một khái niệm mới được dùng ở Việt Nam để chỉ bất kỳ một hành động bạo lực nào của thành viên trong gia đình gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho thành viên khác trong gia đình về thân thể, tình dục hay tâm lý. Hình thức bạo lực trong gia đình khá đa dạng như bố mẹ, con cái, anh chị em trong nhà đánh đập, giết hại lẫn nhau, trong đó phổ biến nhất là bạo lực từ phía các ông chồng đối với vợ như: đánh đập, chửi mắng, cấm đoán, cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép đẻ thêm con Có thể hiểu bạo lực gia đình là hành vi lạm dụng quyền lực (có hoặc không sử dụng vũ lực) nhằm hăm doạ hay đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển, kiểm soát người đó. 5 Phân loại bạo lực gia đình - Tùy theo quan điểm và phương pháp tiếp cận, hiện có nhiều cách phân loại các hình thức bạo lực gia đình; nhưng thường tập trung ở ba loại cơ bản: + Bạo lực thân thể (bạo lực thể chất) + Bạo lực về tinh thần, tình cảm + Bạo lực về kinh tế và quan hệ xã hội. - Bạo lực về thân thể (còn gọi là bạo lực về thể chất): + Xâm hại thân thể: là những hành vi mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay chân) hoặc công cụ, thậm chí cả vũ khí gây nên thương tích đối với nạn nhân. Hành vi đánh, đấm, tát, đá, túm tóc, giật bẻ tay, trói, nhốt trong nhà, cưỡng bức tình dục là những hành động thường gây nên sự đau đớn về thể xác, để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân. + Đối xử tồi tệ về thể chất: Bất cứ hành vi nào sử dụng sức mạnh thể lực đối với nạn nhân, dù nó có gây thương tích hay không, gồm những hành động cấm đoán, kiểm soát, xô đẩy thô bạo Đối xử tồi tệ về thể chất còn bao gồm việc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất của mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi + Bạo lực hoặc lạm dụng tình dục: Cưỡng ép, ép buộc phụ nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn, coi phụ nữ chỉ là đối tượng tình dục. Bạo lực tình dục có thể bao gồm cả việc ép phải quan 6 hệ tình dục hoặc bắt phải xem các hình ảnh khiêu dâm mà không được sự đồng ý của người phụ nữ. Một số phụ nữ còn bị ép phải quan hệ tình dục khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá trình quan hệ sinh mà người phụ nữ hoàn toàn không có quyền từ chối. + Gây hư hại tài sản gia đình: gồm các hành động đập phá, làm hư hỏng các đồ đạc trong gia đình, đánh đập vật nuôi trong nhà - Bạo lực về tinh thần và tình cảm: Là những hành vi nhằm hành hạ tâm lý bằng những lời đe doạ, sỉ nhục, chửi mắng, lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm, bỏ rơi, lãng quên, không quan tâm… Hình thức bạo lực này gây hậu quả rất nghiêm trọng so với các dạng bạo lực khác nhưng khó phát hiện để can thiệp bằng luật pháp vì sự “vô hình” và thiếu chứng cứ. Trong bạo lực tinh thần, người ta có thể chia ra: + Đe dọa, hăm dọa: là hành động đe dọa như soi mói, có những hành vi và lời nói với tính chất đe dọa, khiêu khích; so sánh với người khác bằng lời lẽ mạt sát. + Lạnh lùng, bỏ rơi, không quan tâm, hỏi han… + Chụp mũ/gán nhãn: là hành vi, lời nói thiếu tôn trọng, coi phụ nữ ngu ngốc, điên rồ, vô dụng, không có giá trị… hoặc qui gán cho phụ nữ không có năng lực làm mẹ, làm người nội trợ. Bằng sự gán nhãn này, nó có tác dụng như chất axít ăn mòn sự tự tin của người phụ nữ. Người phụ nữ thường xuyên bị đe dọa bằng những lời lẽ xúc phạm, đôi khi làm người phụ nữ ngộ nhận về chính bản thân họ. Rất nhiều người phụ nữ đã tin rằng họ xứng đáng bị hành hạ và điều đó đã đẩy họ đến địa ngục hoặc tự tìm đến cái chết. Bạo lực thể chất có thể dễ dàng nhận diện qua những 7 thương tổn hiện trên thân thể, và cùng với thời gian vết thương ấy sẽ liền da, nhưng bạo lực tinh thần thì hậu quả của nó tiềm ẩn bên trong, kéo dài dai dẳng với nỗi đau dằng xé và hậu quả của nó thì không thể định lượng được, đó là vết thương lòng với những cảm xúc của sự vô vọng, không ai giúp đỡ. - Bạo lực về kinh tế và quan hệ xã hội: + Thâu tóm về tài sản: người đàn ông hoàn toàn kiểm soát tài chính, không cho vợ chi tiêu theo các nhu cầu cần thiết của gia đình và cá nhân hoặc chỉ đưa cho phụ nữ một khoản tiền rất nhỏ so với số tiền cần thiết để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống gia đình… + Cô lập quan hệ: Là những hành động thường xuyên chỉ trích nghi ngờ về gia đình, bạn bè của vợ, khụng tin tưởng, không cho phép giao tiếp với bạn . Khống chế các quan hệ của vợ, kể cả các quan hệ với gia đình của vợ. 1.3. Các hành vi bạo lực gia đình 8 Các hành vi bạo lực gia đình Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 9 Theo Luật Phòng chống Bạo lực gia đình 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Bạo lực đối với phụ nữ Bạo lực chống lại phụ nữ là “bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm hay tình dục hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do, dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (United nations, 1995). Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít 10 [...]... trong gia đình, điều kiện sống và phúc lợi xã hội, Một trong những nội dung được quan tâm đó là bạo lực gia đình Trong cuộc điều tra, có 21,2% cặp vợ chồng đã kết hôn cho biết đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị đánh, mắng, nhục mạ Cuộc điều tra cho thấy hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở 1/5 các cặp vợ chồng Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái trong gia đình. .. trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ + Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng hoa Hậu quả của bạo lực gia đình Khỏi cần nói, chúng ta cũng biết, bạo hành gia đình gây ra những hậu quả xấu về sức khoẻ như: gây thương tật, tàn tật vĩnh viễn; đặc biệt bạo hành gia đình. .. thành gia đình Người bình thường luôn trân trọng những cảm tình của các thành viên trong gia đình và chung tay gìn giữ hạnh phúc gia đình như một nỗ lực 31 không ngừng cho việc bảo toàn sự thiêng liêng của mỗi nếp nhà Do vậy, khi bạo lực gia đình trở nên phổ biến, là lúc đạo đức cá nhân xuống cấp trầm trọng Lẽ dĩ nhiên, đạo đức xã hội lúc bấy giờ cũng rất đáng báo động Bạo lực phát sinh ngay trong gia đình, ... với con số chồng đánh vợ (3,4%) 2.6 Bạo lực gia đình xảy ra nhiều ở độ tuổi 30 – 40 Cuộc điều tra quốc gia về gia đình lần đầu tiên do Ủy ban dân số, gia đình, trẻ em (cũ), Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện vừa được công bố ngày 26/6 Cuộc điều tra được tiến hành với hơn 9.300 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên ở các vùng, miền... pháp luật của Nhà nước về phòng, chống BLGĐ và bình đẳng giới; Kiến thức về hôn nhân và gia đình, về vai trò, vị trí, chức năng của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, kỹ năng ứng xử và tác hại của BLGĐ ; đồng thời tăng cường giáo dục những truyền thống, đạo tốt đẹp của dân tộc, của gia đình, của con người Việt Nam Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi... sống tại thế gian, nên bạo lực là điều tối kỵ Người có tâm ác độc, hoặc khí giận cường thịnh, hoặc mê đắm trong nhục dục, thường phát sinh hành vi bạo lực Bạo lực gia đình là điều tệ hại nhất trong mọi mối quan hệ của con người Xét ở góc độ xã hội, gia đình là những tế bào sống rất quan trọng cấu thành xã hội loài người Và xét ở yếu tố tâm linh, sự hợp tác giữa các cá nhân trong một gia đình là có sự... cũng giảm đi 20 2.5 Bạo lực gia đình: thành phố cao gấp rưỡi nông thôn Giadinh.net - Báo cáo mới nhất của cuộc điều tra về gia đình Việt Nam do Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch kết hợp với UNICEF cho biết: Tỷ lệ có hành vi bạo lực gia đình ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) cao gần gấp rưỡi so với các vùng nông thôn Trong tổng số gần 10.000 hộ gia đình được điều tra trên quy... lớn lên trong một gia đình yên ổn 3.2 Giải pháp giảm bạo lực gia đình Khi tìm hiểu về cách giải quyết mâu thuẫn xung đột và bạo lực, chúng ta có thể khẳng định rằng giải pháp thường được các cặp vợ chồng sử dụng là “để lâu rồi qua” và “chồng làm lành” Có rất ít giải pháp có người thứ 3 can thiệp như bố mẹ, bạn bè, chính quyền… được các gia đình sử dụng, đặc biệt là ở thành phố vì tâm “không muốn vạch... tòa án địa phương trong cả nước đã thụ và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3% Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1-2000 đến tháng 9-2002, Trung tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được... càng dễ lạm dụng phụ nữ khi lớn lên Các bé gái làm nhân chứng bạo lực gia đình ở trong chính nhà mình thì về sau dễ trở thành nạn nhân của chồng Chúng ta cũng có thể thấy rằng trẻ em là nạn nhân trực tiếp của những hành vi bạo lực gia đinh Theo các chuyên gia tâm xã hội, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời Tê liệt bởi nỗi .  TIỂU LUẬN TÂM LÝ QUẢN LÝ: GIA ĐÌNH 1 MỤC LỤC PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3 PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình 5 1.1 đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ,. thừa nhận và bảo vệ”. Nói đến gia đình là nói đến nhóm tâm lý - tình cảm xã hội đặc thù, các mối quan hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình bắt nguồn từ quan hệ huyết

Ngày đăng: 28/03/2014, 21:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

  • PHẦN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • Khái niệm và phân loại bạo lực gia đình

      • 1.1. Khái niệm bạo lực gia đình

      • 2.1. Bạo lực đối với phụ nữ

      • 2.2. Bạo lực đối với đàn ông

      • Nguyên nhân của bạo lực gia đình

      • Hậu quả của bạo lực gia đình

      • PHẦN IV. QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan