1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học ra quyết định trong tâm lý học lãnh đạo quản lý và ý nghĩa của vấn đề trong lãnh đạo, quản lý hiện nay

18 750 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Ra quyết định là hoạt động quan trọng nhất của người lãnh đạo, quản lý. Vấn đề ra quyết định là vấn đề trung tâm của tâm lý học lãnh đạo quản lý. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo, quản lý bộ đội hiện nay. Trong lãnh đạo quản lý bộ đội, cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn phải đối mặt với vấn đề thực tiễn nảy sinh, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời để đạt hiệu quả cao.

Trang 1

Ra quyết định là hoạt động quan trọng nhất của người lãnh đạo, quản

lý Vấn đề ra quyết định là vấn đề trung tâm của tâm lý học lãnh đạo quản lý Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo, quản lý bộ đội hiện nay Trong lãnh đạo quản lý bộ đội, cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn phải đối mặt với vấn đề thực tiễn nảy sinh, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời để đạt hiệu quả cao Điều đó phụ thuộc vào khả năng ra quyết định của đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Để quyết định bảo đảm tính khách quan, khoa học, thiết thực, pháp lý, quần chúng và có nghệ thuật cao, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cần phải có phương pháp, cách thức tác động tư tưởng, tâm lý tới đối tượng thực hiện quyết định một cách phù hợp Do đó, những vấn đề tâm

lý học ra quyết định là cơ sở khoa học giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý có những quyết định đúng đắn trong lãnh đạo, quản lý Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin được đề cập đến những vấn đề tâm lý học trong ra quyết định của người lãnh đạo, quản lý, từ đó rút ra ý nghĩa trong hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay

1 Vấn đề ra quyết định trong tâm lý học lãnh đạo, quản lý

* Các quan điểm về quyết định trong lãnh đạo, quản lý

Có thể nói vấn đề ra quyết định là một khâu rất quan trọng trong công tác lãnh đạo quản lý Do đó, có nhiều cách, góc độ tiếp cận và quan niệm khác nhau về quyết định trong lãnh đạo, quản lý Có thể khái quát một số quan điểm cơ bản sau:

V.G Afanaxev cho rằng: quyết định là giai đoạn đầu tiên trong thực hiện bất kỳ chu kỳ quản lý nào, là giai đoạn cực kỳ quan trọng, việc quản lý

có kết quả hay không, và có đạt được mục đích hay không là phụ thuộc vào

Trang 2

chỗ quyết định chuẩn bị tốt đến đâu Năng lực chuẩn bị và ra quyết định là hình thức chủ yếu của công tác quản lý Từ đó tác giả đưa ra yêu cầu với người ra quyết định là phải phát hiện ra vấn đề, phân tích vấn đề một cách tỷ

mỉ, khoa học; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, thu thập và xử lý thông tin, trình bày vấn đề một cách chính xác; xây dựng và đánh giá những phương án có thể lựa chọn, phát hiện và đánh giá những hiệu quả có thể xẩy ra của quyết định, xây dựng thực hiện các quyết định

V.I Mekheev coi quyết định quản lý là điều kiện then chốt của quản lý,

đó là hoạt động sáng tạo nhất trong tất cả các hoạt động, nó sáng tạo ra phương hướng, cách thức và nội dung lao động của tập thể Để ra quyết định chính xác, yêu cầu người lãnh đạo - quản lý phải xây dựng được hàng loạt các phương án, phải có các phẩm chất như: tự tin, quyết đoán, biết quy tụ các chuyên gia, phải biết thừa nhận những sai lầm và dũng cảm gạt bỏ những quyết định không đúng

A.I Kitov quan niệm: quá trình ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định của người quản lý điều có sự tham gia của năng lực chuẩn đoán, năng lực sáng tạo và năng lực tổ chức Trong đó năng lực chuẩn đoán cho phép tạo

ra khái niệm rõ ràng về các tổ chức hiện tại và tương lai, năng lực sáng tạo cho phép khải thảo những quyết định thích hợp với nhiệm vụ và mục tiêu quản lý, năng lực tổ chức bảo đảm thực hiện được những quyết định ấy

E.Ph Xulimov coi quản lý bộ đội là công tác của con người và đối với con người Hoạt động quản lý bộ đội được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật, chủ yếu thông qua giải quyết mối quan hệ giữa các quân nhân Vì vậy, người lãnh đạo - quản lý với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý bộ đội cần có năng lực nhận thức – nhận thức luận, năng lực tổ chức sáng tạo và năng lực tác động xã hội

Trang 3

Giáo sư Mai Hữu Khuê trong tác phẩm “Những khía cạnh tâm lý của quản lý” cho rằng: ra quyết định là vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý, khía cạnh tâm lý học quan trọng nhất của ra quyết định là phải làm sáng tỏ vấn đề Người lãnh đạo - quản lý đang gặp khó khăn gì trong quá trình tư duy, người đó đang trải qua những cảm xúc và tình cảm nào Người lãnh đạo quản

lý dùng ý chí mình ra sao? điều quan trọng là người lãnh đạo phải tìm giải pháp để quản lý tình huống trong điều kiện có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoàn cảnh (tư duy, cảm xúc, tình cảm) ý chí, yếu tố tình huống có vai trò quan trọng đối với quá trình ra quyết định của người lãnh đạo - quản lý

Giáo sư Đỗ Hoàng Toàn đã nghiên cứu về quyết định, nguyên tắc cơ bản ra quyết định, yêu cầu đối với các quyết định và các yếu tố tác động đến việc ra quyết định quản trị kinh doanh Tác giả cho rằng: hiệu quả của các quyết định phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, bản lĩnh, uy tín và trách nhiệm của người quản lý Các yếu tố khách quan tác động đến quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của giám đốc doanh nghiệp là tính đồng

bộ, tính hợp lý của hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước, khả năng của chủ thể và thị trường

Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát trong tác phẩm “Cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trường học” đã nghiên cứu bản chất của quyết định quản lý, phân loại các quyết định, các giai đoạn của quá trình ra quyết định và cho rằng: Hoạt động người lãnh đạo - quản lý muốn có chất lượng hiệu quả cao người lãnh đạo - quản lý phải có các phẩm chất như : óc sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn xa trông rộng, có nghệ thuật quy tụ và khai thác trí tuệ của các chuyên gia

Như vậy, các quan điểm ngoài nước và trong nước, bằng cách tiếp cận khác nhau, song tựu chung lại đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc ra quyết định trong hoạt động lãnh đạo - quản lý, là quan điểm đầu

Trang 4

tiên, giai đoạn trung tâm của hoạt động quản lý, là khâu then chốt quyết định tới chất lượng, hiệu quả, mục tiêu của hoạt động quản lý; quyết định đó phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan (chủ quan đó là động cơ, bản lĩnh, uy tín, trách nhiệm, là tư duy, cảm xúc, tình cảm, ý chí…, còn khách quan là tính chất của tình huống, điều kiện môi trường hành lang pháp lý…); đặt ra yêu cầu với người ra quyết định phải phát hiện ra vấn đề, thu thập xử lý thông tin, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, xác định các phương án để lựa chọn người thực hiện

* Quan niệm về ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý

Theo V.G.Afanaxev: ra quyết định quản lý là hành vi của cơ quan quản

lý, hoặc của người lãnh đạo (viết hoặc nói), trong đó xác định mục tiêu đề ra nhiệm vụ cho khách thể quản lý Theo tác giả con người ra quyết định được thể hiện: nói lên ý chí của mọi thành viên; được cơ quan quản lý, hoặc những người lãnh đạo - quản lý được giao những quyền hạn cho con người; có sức mạnh bắt buộc đối với những người được chỉ định thực hiện; tính phong phú

đa dạng: có nhiều kiểu loại quyết định khác nhau; có tính định hướng xã hội: định hướng vào con người, phát triển con người toàn diện, liên quan tới nhu cầu, lợi ích Những quyết định đó phải khách quan, khoa học, thiết thực, phong phú, quần chúng

Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, Harold Kôtz và các cộng sự cho rằng: ra quyết định là sự lựa chọn một trong số các phương

án hành động, là cốt lõi của việc xây dựng kế hoạch, ra quyết định có hiệu quả đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải biết lựa chọn phương án hành động tối ưu, trong nhiều phương án được đưa ra

Penten Drucke (người Anh) cho rằng: Bản chất của ra quyết định quản

lý là sự nhận xét và lựa chọn trong số các phương án hành động, trong đó không có phương án nào hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai Vì trong tổ chức

Trang 5

thực hiện nó mới bộc lộ ra vấn đề sai sót mà trước đây ra quyết định không tính đến, hoặc dự báo đến

Tác giả Jonathan Baron (người Anh) trong tác phẩm “Suy nghĩ và ra quyết định” quan niệm: Trước mỗi tình huống đặt ra trong cuộc sống đòi hỏi con người phải suy nghĩ quyết định cần làm gì và làm như thế nào, bản chất của việc ra quyết định là sự lựa chọn hành động, nó được quy định bởi niềm tin, mục đích của chủ thể và quá trình tư duy của người quản lý

F.F Aunapu quan niệm: ra quyết định quản lý là chức năng quan trọng nhất trong số các chức năng cơ bản của người lãnh đạo quản lý, mọi công việc của người lãnh đạo - quản lý đều dẫn tới việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định ấy

V.I Mekheev cho rằng: ra quyết định quản lý là điều then chốt trong quản lý, ra quyết định quản lý là hoạt động tư duy sáng tạo của chủ thể quản

lý Nó sáng tạo ra phương hướng, phương pháp, hình thức và nội dung lao động của tập thể đông đảo, ra quyết định quản lý chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan mới trong quản lý

Theo Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên quan niệm: ra quyết định là hành động ý chí hình thành theo trình tự của những hành động, nhằm thực hiện mục đích Trên cơ sở biến đổi thông tin ban đầu theo tình huống bất định Quá trình ra quyết định là khâu trung tâm của các giai đoạn biến đổi thông tin và điều chỉnh tâm lý trong hệ thống hoạt động có mục đích Những bước cơ bản của ra quyết định quản lý là chuẩn bị thông tin, phân tích thông tin, xây dựng mô hình thông tin

Theo Giáo sư Đỗ Hoàng Toàn: ra quyết định quản lý là hành vi sáng tạo của chủ doanh nghiệp (giám đốc) nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp để giải quyết một vấn đề chín mười

Tác giả Nguyễn Hữu Sơn cho rằng: ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình hành động thích hợp trong số nhiều

Trang 6

chương trình hành động khác nhau đã được chuẩn bị nhằm đáp ứng những nhu cầu của tình huống

Theo các nhà tâm lý học quân sự thì: Quyết định trong hoạt động lãnh đạo quản lý chính là phương án tối ưu của nhà lãnh đạo quản lý nhằm xử lý mâu thuẫn giữa diễn biến của tình huống và hoàn cảnh, các đòi hỏi nhiệm vụ của đơn vị phải hoàn thành cùng các khả năng thực hiện chúng Thực chất của việc ra quyết định là tìm được phương án tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị một cách có hiệu quả

Tóm lại, từ nghiên cứu các quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước

về khái niệm ra quyết định, có thể khái quát thành một số hướng chính sau:

Quan điểm hành vi, tiếp cận vấn đề ra quyết định ở góc độ hành vi và hành động cho rằng: ra quyết định là sự đánh giá, lựa chọn phương án hành động của người lãnh đạo - quản lý, khi xuất hiện tình huống có vấn đề trong hoạt động lãnh đạo chỉ huy Quan niệm này chưa đi sâu nghiên cứu việc ra quyết định một cách toàn diện, không xem xét các yếu tố và các khâu của quá trình ra quyết định

Quan điểm chức năng: coi ra quyết là chức năng quan trọng nhất trong

số các chức năng cơ bản của người lãnh đạo quản lý Quan niệm này tập trung phân tích vai trò của ra quyết định, chưa nghiên cứu sâu bản chất ra quyết định của người lãnh đạo - quản lý

Quan niệm hoạt động: nghiên cứu ra quyết định một cách toàn diện, có

hệ thống, coi ra quyết là hoạt động sáng tạo nhất trong các hoạt động của người lãnh đạo - quản lý Nó sáng tạo ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp

và chương trình hành động của mỗi tập thể Ra quyết định được thực hiện ở tất cả các cấp của hệ thống lãnh đạo - quản lý và là hoạt động chủ đạo của người lãnh đạo - quản lý

Như vậy, ra quyết định là sự lựa chọn và quyết định phương án hành động hợp lí của người lãnh đạo, quản lý nhằm giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn.

Trang 7

Ra quyết định là hành động trí tuệ, ý chí ở trình độ cao của người lãnh đạo nhằm vào những mục tiêu, nhiệm cụ thể Xác định những phương pháp

và phương tiện hành động tốt nhất để đạt đến mục tiêu; ý thức rõ và tuân theo đúng những qui luật của hoạt động

Ra quyết định là nhân tố cốt lõi trong cơ cấu của hoạt động lãnh đạo -quản lý, được quy định bởi hệ thống những nhân tố khách quan và chủ quan của hoạt động Trong đó những yếu tố quan trọng nhất là: môi trường hoạt động, những đặc điểm tâm sinh lí của người lãnh đạo; đặc điểm tâm lí của đối tượng lãnh đạo; hệ thống các nguyên tắc của pháp luật, những cơ chế lãnh đạo

và quy luật tác động qua lại của toàn bộ hệ thống

Ra quyết định có mối quan hệ biện chứng với các hoạt động nhận thức, hoạt động tổ chức thực hiện quyết định và hoạt động kiểm tra kiểm sát hoạt động thực hiện quyết định

* Quan niệm về các giai đoạn ra quyết định trong lãnh đạo quản lý

Do quyết định là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, liên quan tới nhiều hành động, thao tác khác nhau Vì vậy, có rất nhiều các ý kiến khác nhau về sự phân chia các giai đoạn của chuẩn bị và ra quyết định

O.V Entraninôva đưa ra 7 giai đoạn của ra quyết định: sự quy định của nhiệm vụ, mục tiêu; sự quy định của số lượng và chất lượng thông tin cần thiết cho việc ra quyết định; thu thập và xử lý ( hệ thống hoá thông tin; xây dựng các mô hình thông tin; xây dựng các phương án giải quyết nhiệm vụ; đánh giá các phương án, chọn phương án ra quyết định; điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện)

Theo A.G Vendelin có 8 giai đoạn: phân tích tình huống, phát hiện nêu

ra vấn đề; xác định và trình bày các sự kiện; soạn thảo các phương án giải quyết; phát hiện ưu và nhược của cách giải quyết mà phương án đã chọn; đánh giá các phương án giải quyết vấn đề; tính xắc xuất những hiệu quả của quyết định; thông qua quyết định; vạch kế hoạch thực hiện quyết định

Trang 8

Theo F.F Aunapu: ra quyết định gồm 8 giai đoạn khác nhau: nêu sơ bộ nghiên cứu; chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của quyết định; thu thập các số liệu bổ sung để chính xác nhiệm vụ; nêu chính xác nhiệm vụ; xây dựng các phương án có thể có của quyết định; xây dựng mô hình toán học; so sánh các phương án quyết định; ra quyết định

Theo A Rapoto người Mỹ: ra quyết định có 7 giai đoạn: nêu vấn đề; chia vấn đề phức tạp ra thành các vấn đề nhỏ; xây dựng một loạt mục tiêu; tìm kiếm các tình huống tương tự và cách giải quyết chúng; khảo sát các chỉ

số có lợi cho việc giải quyết vấn đề; đưa ra một hệ thống gọi tên và ghi các tỷ

số hệ thống; “làm giàu” hay “đơn giản” hoá mô hình

Tóm lại, có bao nhiêu giai đoạn trong ra quyết định hiện nay còn nhiều

ý kiến khác nhau Nhưng chung quy lại cách cơ bản nhất là quy trình thu thập

và xử lý thông tin về trạng thái bên trong của hệ thống và môi trường bao quanh nó vẫn là chủ yếu, là xuất phát điểm trong việc chuẩn bị quyết định Việc phân chia các giai đoạn chỉ là tương đối, tuy nhiên trong thực tế nó diễn

ra đan xen, có quyết định không thực hiện được

* Các yếu tố tâm lý xã hội cần quan tâm khi ra quyết định

- Trong mọi trường hợp người lãnh đạo - quản lý cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện, tình huống, hoàn cảnh dù cho đó là tình huống và hoàn cảnh nào, có thời gian chuẩn bị hay không không có thời gian chuẩn bị, thuận lợi dễ dàng, hay khó khăn phức tạp đều phải tính đến đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan, bảo đảm tính luận cứ đúng đắn của các quyết định đề ra Điều này liên quan trực tiếp đến năng lực chuyên môn của người lãnh đạo quản lý, cũng như những kinh nghiệm được tích luỹ trong thực tiễn hoạt động quân sự của họ

- Phải nắm được đặc điểm tâm lý, nhất là nhu cầu lợi ích, trình độ tâm trạng và khả năng của những người trực tiếp thực hiện quyết định Các quyết

Trang 9

định của người lãnh đạo quản lý đưa ra bao giờ cũng vì con người, cho con người, nó liên quan đến nhu cầu, lợi ích của các thành viên trong tập thể và xã hội Đây là nguồn sức mạnh tinh thần rất lớn bảo đảm cho tính khả thi của quyết định Bởi vì chính cấp dưới sẽ là những người trực tiếp thực hiện các quyết định, các mệnh lệnh, các chỉ thị của người lãnh đạo quản lý Tính đến điều này các quyết định sẽ mang tính khả thi, không mâu thuẫn hay cản trở với những kế hoạch, dự án đã có, đồng thời phát huy được sức mạnh, khả năng sở trường của cấp dưới Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải sâu sát với cấp dưới, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực chuyên môn của cấp dưới, giao việc cho họ đúng chức trách, đúng tầm, đúng sở trường, đúng lúc

và biết tạo điều kiện giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ Để thực hiện được điều

đó phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo và chỉ huy, giữa lãnh đạo và phục tùng sự lãnh đạo, và luôn có sự quan tâm đến lợi ích, tâm tư nguyện vọng chính đáng của cấp dưới, cũng như cuộc sống đời thường của họ, có như vậy với tạo ra được sự nhất trí cao, sự ủng hộ của cấp dưới làm cho các quyết định có sức mạnh thực sự Phải tính đến cả đặc điểm tâm lý cá nhân của người trực tiếp thừa hành công việc để ra quyết định chính xác Mỗi cá nhân là một nhân cách có đặc điểm tâm lý khác nhau, biểu hiện ở những đặc điểm của quá trình nhận thức; quá trình cảm xúc, tình cảm; quá trình ý chí… đặc biệt ở xu hướng, tính cách khí chất, năng lực Có người có

xu hướng chính trị đạo đức, xu hướng nghề nghiệp quân sự tốt nhưng năng lực chuyên môn có thể yếu Có người trung thực thẳng thắn nhưng tính tình lại nóng nảy, hấp tấp vội vàng Có người có khả năng hoàn thành nhiệm vụ rất nhanh chóng nhưng lại thiếu tỷ mỉ, thận trọng… Do đó việc ra quyết định, giao nhiệm vụ cho cấp dưới cần phải tính đến đặc điểm tâm lý cá nhân, những phẩm chất tâm lý ổn định tạo nên hai mặt đức và tài của người trực tiếp thừa hành công việc, sao cho có thể phát huy được sức mạnh của từng người phù

Trang 10

hợp với phẩm chất năng lực thực sự của họ bảo đảm cho công việc được tiến hành trôi chảy thuận lợi, tránh được những rủi ro không đáng có, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ

- Nắm chắc được đặc điểm tâm lý của người tham gia vào việc ra quyết định Nếu những người cùng tham gia quyết định mà tâm đầu ý hợp, tương đồng về tâm lý nhất là tính cách và khí chất thì các quyết định đó đưa ra sẽ nhanh chóng, chính xác, kịp thời và ngược lại Những quyết định có liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của người tham gia quyết định cần phải chú ý tới mục tiêu của việc ra quyết định và thái độ của những người cùng tham gia Khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện độc đoán, gia trưởng trong vấn đề ra quyết định

- Phải đặt mình vào vai trò của người thực hiện để xem xét, kiểm tra khả năng thực thi của quyết định Là khâu quyết định được thực hiện thuận lợi và có kết quả Phát huy tích tích cực, chủ động, sở trường cấp dưới Phải tính trước được những khó khăn, trở ngại phải giải quyết Những quyết định mà bản thân người lãnh đạo quản lý cũng cảm thấy khó thực hiện càng phải đặc biệt chú ý, tìm kiếm lực lượng và điều kiện khả thi trước khi ra quyết định

- Tính đến hiệu quả giáo dục của các quyết định Mỗi quyết định của người lãnh đạo – quản lý nhất thiết phải phản ánh được ý chí chung của cả tập thể, phản ánh được nguyện vọng của của từng thành viên, những quyết định như vậy sẽ được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy các thành viên hang háy, tích cực khắc phục khó khăn trở ngại hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Tính giáo dục của các quyết định được đặc biệt chú ý khi nó liên quan đến vấn đề khen thưởng, kỷ luật, cất nhắc, đề bạt, v.v Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đối với những người có thành tích, phải khen thưởng, đối với những người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo giúp

họ sửa chữa Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức”

Ngày đăng: 07/04/2021, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w