1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học PHẠM TRÙ ý THỨC TRONG tâm lý học mác xít và ý NGHĨA của vấn đề TRONG xây DỰNG ý THỨC hệ GIAI cấp vô sản ở nước TA HIỆN NAY

21 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 298,5 KB

Nội dung

Sự ra đời của phạm trù ý thức trong tâm lý học là một quá trình phát triển lâu dài, là sự đấu tranh về học thuật, thế giới quan và phương pháp luận của rất nhiều các tác giả và các dòng phái tâm lý. Chỉ đến khi tâm lý học Mác xít ra đời dựa trên nền tảng triết học Mác với thế giới quan duy vật triệt để và phương pháp biện chứng mới thực sự giải quyết triệt để vấn đề ý thức với tư cách là một phạm trù cơ bản của tâm lý học. Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin được trình bày một số vấn đề cơ bản về phạm trù ý thức trong tâm lý học Mác xít và đôi điều suy nghĩ rút ra trong nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học hiện nay.

Trang 1

Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TRONG XÂY DỰNG

Ý THỨC HỆ GIAI CẤP VÔ SẢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sự ra đời của phạm trù ý thức trong tâm lý học là một quá trình phát triểnlâu dài, là sự đấu tranh về học thuật, thế giới quan và phương pháp luận của rấtnhiều các tác giả và các dòng phái tâm lý Chỉ đến khi tâm lý học Mác xít ra đờidựa trên nền tảng triết học Mác với thế giới quan duy vật triệt để và phương phápbiện chứng mới thực sự giải quyết triệt để vấn đề ý thức với tư cách là một phạmtrù cơ bản của tâm lý học Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin được trình bàymột số vấn đề cơ bản về phạm trù ý thức trong tâm lý học Mác xít và đôi điều suynghĩ rút ra trong nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học hiện nay

1 Lịch sử nghiên cứu phạm trù ý thức

Ngay từ thời cổ đại, trong hành trình đi khám phá thế giới, con người đãtừng bước có sự nhận thức về bản thân mình và đã cố gắng giải thích các hiệntượng tinh thần nảy sinh Khi quan niệm và lý giải về đời sống tinh thần, họ đãgom tất cả vào phạm trù “hồn” hay “linh hồn” Mặc dù đã cố gắng luận giải nhưngcác đại biểu tiêu biểu nhất như Platon và Aristốt cũng chỉ dừng lại ở việc mô tảmột cách trực về đời sống tâm lý con người nói chung Những quan điểm đóthường là rơi vào lập trường duy tâm hoặc là mang tính tự nhiên, tự phát, máymóc Do đó, các học giả thời kỳ này chưa chỉ ra được một cách đầy đủ về vấn đề ýthức; không thấy được nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức, do đó không bóctách được ý thức (với tư cách là đối tượng của tâm lý học) ra khỏi “cái tâm lý” nóichung và như vậy là đã đồng nhất tâm lý với ý thức

Đến thế kỷ XVII, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên và vànhững thành tựu trong y học, sinh lý học đã tạo điều kiện cho sự hình thành nhữngquan niệm có tính chất bước ngoặt về đời sống tinh thần của con người Với phátbiểu trứ danh “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” và học thuyết hai bản thể của ReneDescartes, lần đầu tiên phạm trù “ý thức” xuất hiện với tư cách là đối tượng của

Trang 2

tâm lý học Đi sâu nghiên cứu cơ chế hoạt động của ý thức, Descartes đã đưa rathuyết phản xạ Mặc dù còn có những hạn chế nhất định song với thuyết phản xạ,ông đã đặt nền móng cho tư tưởng quyết định luận duy vật trong nghiên cứu đờisống tinh thần, nghiên cứu ý thức con người Từ kết quả nghiên cứu này, đã xuấthiện một loạt các tác giả với nhiều học thuyết khác nhau đi vào nghiên cứu và giảithích vấn đề ý thức; tuy nhiên do hạn chế bởi thế giới quan và phương pháp luậnnên họ đã lý giải không đúng đắn (hoặc là duy tâm hoặc là siêu hình) về nguồn gốccũng như bản chất của ý thức Điển hình nhất là thuyết “liên tưởng”, thuyết nàycho rằng: Tồn tại là tồn tại của ý thức; ý thức không hề phụ thuộc vào thế giới bênngoài, mà đó là các liên tưởng của các biểu tượng nảy sinh bên trong kinh nghiệmcủa chủ thể, nên nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu cấu tạo tâm lý nảy sinh docác liên tưởng giữa những biểu tượng bên trong chủ thể sinh ra.

Năm 1879, tâm lý học ra đời với tư cách là khoa học độc lập gắn với vai tròcủa nhà tâm lý học người Đức W.Wundt Song, tâm lý học mà Wundt chủ trươnglại là tâm lý học nội quan, duy tâm, ý chí luận Tâm lý học nội quan thì đồng nhấttâm lý với ý thức; coi ý thức là cái thứ nhất, mọi cái ngoài thực tại đều bắt nguồn

từ ý thức và nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu các hiện tượng ý thức trongkhuôn khổ ý thức mà con người trực tiếp kiểm nghiệm Vì vậy, các nhà tâm lý họckhông cần quan tâm đến hành vi bên ngoài, đến cách cư xử của con người mà chỉcần chú ý tới thế giới các trạng thái ý thức khép kín bên trong và chỉ bằng conđường nội quan mới nhận thức được thế giới ấy Nội quan là tâm lý của ai thì chỉ

có người đó mới trực tiếp thể nghiệm trong ý thức khép kín của mình và các hiệntượng ý thức của người nào chỉ người đó mới thấy mà thôi, về nguyên tắc ngườikhác không quan sát thấy chúng Và như vậy là mất khả năng nhận thức kháchquan về tâm lý người khác Quan niệm của Wundt về phạm trù ý thức thực chất làquan niệm duy tâm, tuyệt đối hóa ý thức, không thấy được những quan hệ giữa tâm

lý - ý thức với cái bên ngoài, từ đó không lý giải được nguồn gốc, bản chất của ýthức, với tư cách là phạm trù cơ bản (đối tượng nghiên cứu) của tâm lý học

Trang 3

Sau khi tâm lý học của Wundt được truyền bá rộng rãi, trong tâm lý học đãdấy lên phong trào chống lại tâm lý học duy tâm nội quan, từ đó tạo nên cuộckhủng hoảng của tâm lý học vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trước tình hình

đó, các trường phái tâm lý học khách quan ra đời Các trường phái này đều có xuhướng chung là phủ nhận tâm lý học nội quan, duy tâm truyền thống Song dochưa có cơ sở phương pháp luận đúng đắn, các trường phái này lại có quan niệmkhá cực đoan về phạm trù ý thức Thuyết hành vi kiên quyết gạt bỏ ý thức ra khỏiđối tượng nghiên cứu của tâm lý học, phủ nhận phạm trù ý thức, tuyên bố chỉ quantâm đến hành vi của tồn tại người Tuy nhiên, các nhà hành vi lại hiểu sai lệch vềhoạt động của con người, coi hoạt động của con người chỉ là tổng số các hành viđáp ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài, đồng nhất hoạt động của conngười với hoạt động của động vật, mà không thấy được vai trò quyết định của yếu

tố xã hội Thuyết phân tâm thì lại chủ trương nghiên cứu “vô thức”, coi vô thức làcái quyết định mọi biểu hiện của đời sống tâm lý con người, ý thức chỉ là cái thứyếu, là một phần rất nhỏ, chịu sự quy định của cái “vô thức”

Tóm lại, vấn đề ý thức đã được đề cập từ rất sớm trong lịch sử tâm lý họcsong do hạn chế về thế giới quan, phương pháp luận và điều kiện xã hội lịch sử,các nhà tâm lý học chưa giải quyết một cách triệt để và khoa học những vấn đềxoay quanh phạm trù ý thức Xu hướng chung là tuyệt đối hóa ý thức, lấy tâm lý đểgiải thích ý thức và rơi vào lập trường duy tâm, siêu hình hoặc là phủ nhận ý thức,tuyệt đối hóa các yếu tố sinh vật bản năng, đồng nhất con người với động vật, từ

đó không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của ý thức, không giải quyết đúngvấn đề ý thức với tư cách là một trong những phạm trù cơ bản của tâm lý học

2 Sự phát triển của phạm trù ý thức trong tâm lý học Mác xít

Tâm lý học Mác xít ra đời đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong lịch sửtâm lý học Sự xuất hiện của tâm lý học Mác xít đã từng bước giải quyết được cuộckhủng hoảng trong tâm lý học cũng như trong quan niệm về các phạm trù cơ bảncủa nó Dựa trên nền tảng của triết học Mác mà cụ thể là học thuyết Mác về ý thứccon người, tâm lý học Mác xít đã lần lượt giải quyết đúng đắn những vấn đề xoay

Trang 4

quanh phạm trù ý thức Quá trình đó diễn ra với sự đóng góp không mệt mỏi củacác nhà tâm lý học Xô Viết.

Người đầu tiên phải kể đến là L.X.Vưgôtxki, với bài báo có tính chất là cươnglĩnh “Ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành vi”, ông là người tiên phong choviệc xây dựng một nền tâm lý học hiện đại, khoa học - nền tâm lý học Mác xít Nộidung cơ bản của cương lĩnh đã vạch ra một loạt các vấn đề có tính nguyên tắc trongnghiên cứu ý thức Trước tiên, L.X.Vưgôtxki phân tích hiện trạng và kịch liệt phêphán các dòng phái tâm lý học cũ đã loại bỏ ý thức ra khỏi tâm lý học, tác giả viết:

“việc loại bỏ ý thức ra khỏi lĩnh vực khoa học tâm lý, ở một mức độ đáng kể, đã bảo

vệ chủ nghĩa nhị nguyên và chủ nghĩa duy tâm của tâm lý học chủ quan trước đây”.Ông cho rằng, để khắc phục hạn chế của các thuyết đó là phải đặt và giải quyết vấn

đề ý thức con người là vấn đề trung tâm của tâm lý học hành vi Trên cơ sở phê phán

các quan niệm sai trái của các dòng phái tâm lý học cũ, Vưgôtxki đã đi đến khẳng định:

Thứ nhất, ý thức là vấn đề trung tâm, là đối tượng nghiên cứu của tâm lý

học, nghĩa là tâm lý học không được loại bỏ ý thức trong nghiên cứu tâm lý mà cầnphải vật chất hoá nó và không được coi ý thức là hiện tượng thứ yếu Ông viết: “ýthức là một sự kiện quá rõ ràng, là một thực tế hành đầu, và đó là sự kiện có ýnghĩa vô cùng quan trọng, chứ không phải sự kiện phụ hay ngẫu nhiên Không aichối cãi điều đó Chừng nào tâm lý học mới mà chưa đặt ra một cách rõ ràng,dũng cảm, vấn đề tâm lý và ý thức, chừng nào mà chưa giải quyết vấn đề này bằngcon đường thực nghiệm khách quan, chừng đó tâm lý học chưa thoát khỏi cảnh cơcực” Phải nghiên cứu cùng một lúc cả hành vi và ý thức vì ý thức và hành vi đềutồn tại khách quan; muốn hiểu ý thức thì phải hiểu hành vi và ngược lại khi xét đếnhành vi không thể không xét đến ý thức

Thứ hai, muốn nghiên cứu ý thức phải nghiên cứu cấu trúc của hành vi, ý

thức là một vấn đề của cấu trúc hành vi “ý thức hoá ra là một cấu trúc rất phức tạpcủa hành vi, nếu nói riêng, thì là cấu trúc rất phức tạp của quá trình phân đôi củahành vi”, và hành vi của con người khác hành vi động vật là ở chỗ: hành vi của conngười có sự kế thừa các kinh nghiêm xã hội - lịch sử và kinh nghiệm đã được tăng

Trang 5

cường; hành vi đó có sự chỉ đạo của ý thức Trong ba loại kinh nghiệm đó, kinhnghiệm xã hội tham gia như một thành phần rất quan trọng trong hành vi conngười và đây được coi là thành phần xã hội của hành vi đó; kinh nghiệm đã đượctăng cường (kinh nghiệm kép) được tích luỹ và hình thành trong hoạt động Ôngviết: “ Lao động lặp lại trong cử động của tay và trong sự thay đổi cảu vật liệu, cái

mà trước đó đã được làm trong biểu tượng của người lao động giống như là các môhình của chính các cử động và vật liệu đó” Chính trong kinh nghiệm kép ấy tathấy rõ nguồn gốc của ý thức, sự tồn tại thực của nó cũng như chức năng địnhhướng, hành động thực sự của ý thức Với quan niệm mới về nguồn gốc, bản chất,chức năng của ý thức đối với hành vi con người, từ đây, lần đầu tiên tâm lý học cókhả năng thoát khỏi thuyết duy linh, hiện tượng luận hay nhị nguyên luận

Thứ ba, về vai trò của ý thức, Vưgôtxki cho rằng bản thân ý thức là sản

phẩm của sự phản ánh tâm lý ở trình độ cao nhất của dạng vật chất có tổ chức caonhất - đó là óc người Tuy nhiên cần phải hiểu đây là sự phản ánh có tính chất giántiếp và chọn lựa, chứ không phải sự phản ánh máy móc hay cơ học Ý thức cónguồn gốc từ hiện thực khách quan, thông qua quá trình hoạt động của con ngườivới tư cách là chủ thể tích cực tác động, nhận thức và cải biến thế giới đối tượngphục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người Không phải thuần tuý là sảnphẩm của sự phản ánh, ý thức với tư cách là một thành tố quan trọng nhất của hành

vi con người, nó giữ vai trò là nhân tố có chức năng định hướng, điều chỉnh, điềukhiển và tích cực hoá hành vi con người Để đi sâu nghiên cứu vai trò và chứcnăng của ý thức, tác giả cũng đã mở ra hướng nghiên cứu này bằng cách phân tíchcấu trúc tâm lý của ý thức trên cơ sở phân tích hệ thống cấu trúc của hành vi vớicác giai đoạn từ thấp đến cao Quá trình đó tác giả tập trung làm rõ mối qua hệ qua lạigiữa các chức năng tâm lý cấp cao theo thứ bậc - đây chính là hạt nhân của ý thức

Thứ tư, phương pháp nghiên cứu tâm lý - ý thức con người phải là hoạt

động, thông qua hoạt động, vì tâm lý- ý thức con người hình thành và biểu hiệntrong hoạt động, tâm lý - ý thức và hoạt động thống nhất với nhau Mặc dù chưachỉ rõ cấu trúc của hoạt động, cách thức cụ thể khi nghiên cứu về hoạt động nhưng

Trang 6

qua sự phân tích sâu sắc hành vi con người và đem nó đối lập với hành vi theoquan điểm của thuyết hành vi cũng như các thuyết khác Theo tác giả thì phảinghiên cứu ý thức và hành vi của con người như là một tồn tại lịch sử- xã hội, tồntại lao động và ý thức; do đó, tác giả khẳng định, hoạt động là phương thức tồn tạiđặc trưng chỉ có ở con người, trong đó lao động là dạng chủ đạo trong các dạnghành vi con người Vưgôtxki đã trích tư tưởng của Mác trong bộ “Tư bản” để làmtiền đề và chứng minh cho luận điểm của mình: “con nhện thực hiện các thao tácgiống các thao tác của người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho nhà kiến trúc phải

hổ thẹn Nhưng ngay một nhà kiến trúc tồi từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ởchỗ trước khi dùng sáp xây tổ, nhà kiến trúc đã xây nó trong đầu mình rồi Khi quátrình lao động kết thúc, nhận được kết quả thì kết quả này đã có dưới dạng tinhthần trong biểu tượng của con người từ lúc quá trình ấy mới bắt đầu Con ngườikhông những chỉ biến đổi hình thức cái thiên nhiên đã cho; trong cái thiên nhiêncho, con người đồng thời thực hiện cả mục đích có ý thức của mình, mục đích này

là quy luật quy định phương thức và tính chất của hành động của con người, conngười bắt ý chí của mình phải theo mục đích đó”

Như vậy, với những cống hiến của Vưgôtxki, lần đầu tiên trong lịch sửkhoa học tâm lý, ý thức được khẳng định là đối tượng nghiên cứu của tâm lý họcvới đầy đủ các yếu tố của nó - một phạm trù rất cơ bản mà khoa học tâm lý khôngthể không đi sâu vào nghiên cứu Lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý học, ý thức với

tư cách là đối tượng của tâm lý học được nghiên cứu và xem xét trong hoạt động.Hoạt động được coi là chiếc chìa khoá vạn năng để đi sâu tìm hiểu và khám phá về

ý thức; Vưgôtxki chỉ ra rằng, muốn hiểu được ý thức thì chỉ có thể nghiên cứu hoạtđộng và thông qua hoạt động, nếu không lại rơi vào duy linh hay sinh vật luận.Đây là sự cụ thể hoá và phát triển quan điểm của Mác về vấn đề hoạt động của conngười; từ đây, tác giả đã phác hoạ ra cương lĩnh đầu tiên của lý thuyết tâm lý học

về hoạt động bao hàm một quan điểm mới về đối tượng nghiên cứu của tâm lý

học-đó là ý thức và một phương pháp tiếp cận mới khi nghiên cứu tâm lý người- nghiên

Trang 7

cứu ý thức, đó là phương pháp tiếp cận hoạt động Sự khẳng định của Vưgôtxki vềphạm trù ý thức đã đánh dấu một bước chuyển căn bản về chất trong quan niệm cũngnhư cách thức và phương pháp xem xét, luận giải các vấn đề của khoa học tâm lý nóichung, tâm lý học Mác xít nói riêng; nó đã phủ định và đi đến đoạn tuyệt với các quanniệm duy tâm, siêu hình hay cơ giới máy móc khi đi nghiên cứu nguồn gốc, bản chất,

cơ chế hình thành và những nhân tố quy định và ảnh hưởng đến các quá trình đó Cũng

từ đây, cùng với những sự cống hiến quan trọng khác như: hệ thống các nguyên tắc,phương pháp tiếp cận Vưgôtxki đã mở đường cho tâm lý học Mác xít phát triển, mởđường cho các nhà tâm lý học Liên Xô tiếp tục khám phá xây dựng và phát triển ngànhkhoa học còn rất non trẻ này

Kế thừa những thành tựu của khoa học tâm lý nói chung, đặc biệt là nhữngluận điểm có tính chất cương lĩnh của Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin là người đã cócông lao xuất sắc trong việc bổ xung, hoàn thiện và phát triển phạm trù ý thức mộtcách triệt để; góp phần xây dựng khoa học tâm lý phát triển vững chắc trên nềntảng triết học Mác- Lênin Nếu như Vưgôtxki là người phác hoạ ra mô hình ý thứcvới những đường nét căn bản thì X.L.Rubinstêin có công lao đặc biệt trong việcluận giải và cụ thể hoá nó, làm cho nó có sức sống trường tồn đủ sức khẳng định vịtrí vai trò to lớn đối với toàn bộ đời sống tâm lý con người nói chung và đối vớicác phạm trù khác của tâm lý học Để minh chứng tính chất cách mạng và khoahọc những luận thuyết của Mác cũng như các quan điểm của Vưgôtxki, trong quátrình luận giải về vấn đề ý thức, X.L.Rubinstêin luôn đem so sánh và đối lập vớicác quan điểm của các trường phái tâm lý học cũ; quá trình phân tích chỉ ra nhữnghạn chế, sai trái và từ đó khẳng định tính đúng đắn của Mác và Vưgôtxki; đồngthời đưa ra quan điểm của mình Toàn bộ các quá trình đó, X.L.Rubinstein luônnghiên cứu vấn đề ý thức trong hoạt động, gắn với hoạt động và lấy hoạt động làchìa khoá để làm sáng tỏ phạm trù ý thức

Trước tiên, X.L.Rubinstein đi sâu phân tích làm rõ quan niệm sai trái củacác dòng phái tâm lý học khác khi quan niệm về ý thức, theo tác giả, việc tâm lý

Trang 8

học nội quan đem đồng nhất tâm lý với ý thức; coi nhiệm vụ của tâm lý học lànghiên cứu các hiện tượng ý thức trong khuôn khổ của ý thức cá thể mà con ngườitrực tiếp kiểm nghiệm; tồn tại của tâm lý giới hạn trong cứ liệu mà ý thức nghiệmthấy và con người không thể nhận thấy được- điều này đồng nghĩa với việc coi đốitượng của tâm lý học không tồn tại khách quan Đây là quan niệm phản khoa họckhông thể chấp nhận được, vì như vậy thì việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lýngười không thể tiến hành bằng phương pháp khách quan Quan điểm này chủ yếuvẫn dựa trên lập trường hiện tượng luận của MaKhơ, đồng nhất hiện tượng với bảnchất - tách cái tâm lý ra khỏi mọi cái gián tiếp khách quan Thực chất, đây là mộtluận đề duy tâm triệt để: mọi cái vật chất, cái bên ngoài, cái vật lý đề tồn tại giántiếp thông qua ý thức và tâm lý- tâm lý ý thức là cái có trước Đây là quan niệmngược, không đúng với bản chất của tâm lý- ý thức Ông viết “Và nếu vậy thì tâm

lý học tự đặt cho mình nhiệm vụ khám phá ra cái nghiệm thấy trực tiếp ấy sẽ tỏ ra

là một khoa học thừa” Thuyết hành vi lại quá đề cao yếu tố bản năng, sinh lýthuần tuý và gạt bỏ ý thức ra khỏi tâm lý; quan niệm rằng giữa ý thức và tâm lý làhoàn toàn biệt lập không có sự quan hệ, liên hệ giàng buộc gì Họ quan niệm hếtsức sai lệch về hoạt động của con người, coi hoạt động của con người chỉ là tổng

số các hành vi đáp ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài theo cơ chế cứ

có kích thích là có phản ứng đáp lại( S - R), mà không cần tính toán hay cân nhắccủa chủ thể (nghĩa là không tính gì đến yếu tố ý thức với tư cách là tành tố chỉ đạođịnh hướng mọi hành vi và hoạt động đó); và như vậy họ đồng nhất hoạt động củacon người với hoạt động của động vật; mà không thấy được vai trò quyết định củayếu tố xã hội Rubinstein viết “kết quả là hoạt động bị mất hết tính chất xã hội vànội dung tâm lý; từ lĩnh vực xã hội và tâm lý, hoạt động hoàn toàn bị liệt xuốnglĩnh vực sinh lý” Thuyết tinh thần thì quá nhấn mạnh yếu tố tinh thần, ý thức,nhưng họ đã tách rời ý thức khỏi những mối liên hệ ý nghĩa của ý thức đó với tưtưởng, đã cố biến ý thức thành một vật độc lập, tự thân và trở thành đối tượng củatâm lý học chân chính như là một khoa học về tinh thần chủ quan, mà không có sự

Trang 9

liên hệ, liên quan gì đến các yếu tố tự nhiên và xã hội với tư cách là môi nguồn gốc của ý thức Xét về thực chất, “tâm lý học tinh thần” cũng không có gìkhác so với tâm lý học nội quan; hành vi hay phản xạ học khi giải quyết vấn đề

trường-ý thức Một số tác giả khác ở phương tây và ở nước Nga mà đại biểu như K.Buyle và K.N Coocnhilov đã đứng trên phương diện khác với ý định xây dựngmột khoa tâm lý học mác xít, nhưng bằng cách tổng hợp các trường phái tâm lýhọc khác nhau và xem như đó là sự bổ xung cho nhau Họ cố ý liên kết cách tiếpcận đối tượng của cả thuyết nội quan, hành vi và tinh thần; coi chúng như là bamặt của cùng một đối tượng thống nhất của tâm lý học Đây là quan niệm hếtsức chủ quan -duy tâm , cơ giới máy móc và kết quả của sự liên kết đó không có

gì khác là sự cộng lại các sai lầm đã phạm phải của các trường phái nêu trên:

“kết hợp quan niệm phi lý về ý thức với quan niệm giả dối về hoạt động của conngười và nhận thức không đúng về quan hệ giữa tâm lý với tư tưởng”

Như vậy, theo Rubinstein thì vấn đề không phải là ở chỗ đem kết hợp quanniệm về ý thức của tâm lý học nội quan với quan niệm hành vi chủ nghĩa về hoạtđộng của con người, mà là phải đánh bại những quan niệm đó, cải tạo nhận thức về

ý thức cũng như về hoạt động của con người đã hình thành trong các quan niệmtâm lý học đó và chính điều ấy đã khiến cho tâm lý học đi vào khủng hoảng Từ sựphân tích sâu sắc các quan niệm trên, ông đã đi đến kết luận chung về sai lầm củacác trường phái: “Sai lầm của tâm lý học nội quan không phải là ở chỗ nó đã muốnđặt ý thức thành đối tượng nghiên cứu tâm lý học, mà là ở chỗ cái cách hiểu của nó

về ý thức, tâm lý con người Sai lầm của thuyết hành vi cũng không phải là ở chỗ

nó muốn nghiên cứu con người trong hoạt động, mà trước hết là ở cái cách hiểucủa nó về hoạt động đó Và điều lầm lẫn của tâm lý học tinh thần không phải là ởchỗ nó thừa nhận tình chất trung gian (gián tiếp) của ý thức, quan hệ của nó vớivăn hoá, với hệ tư tưởng, mà là ở cái cách mà nó xem xét mối quan hệ đó” Từ đó,ông khẳng định muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng này phải đoạn tuyệt với nhữngsai lầm, hạn chế của các trường phái trên: Cần phải nhận thức đúng đắn về tâm lý-

Trang 10

ý thức và hoạt động của con người; nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa ýthức và hoạt động- đó là mối quan hệ biện chứng; không được tách rời ý thức vớihoạt động, mà phải coi ý thức là một thành tố quan trọng của hoạt động của conngười, chỉ đạo hoạt động đó Hành vi chỉ là sự biểu hiện cụ thể của hoạt động dưới

sự chỉ đạo của ý thức; hành vi của con người là hành vi đã được ý thức hoá Đây là

sự khác nhau căn bản về chất giữa tâm lý học mới- tâm lý học Mác xít với cáctrường phái tâm lý học cũ khi nó đã chỉ ra cơ sở khoa học của đối tượng tâm lýhọc; chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý - ý thức và cách thức xem xét, nghiêncứu nó trong hoạt động, thông qua hoạt động Chính quá trình con người hoạt động

đã làm nảy sinh tâm lý - ý thức của mình, vì thế để nghiên cứu tâm lý - ý thứckhông thể tách nó ra khỏi hoạt động, ngược lại phải nghiên cứu sâu sắc vấn đề hoạtđộng đó trong mối quan hệ- liên hệ chặt chẽ, biện chứng với tâm lý - ý thức Đócũng là thực chất yêu cầu của Mác về tâm lý học, vì thế tác giả khẳng định :Những lời nói đó đã đề cập một cách xem xét hoàn toàn khác về ý thức và hoạtđộng của con người, đã đánh đổ tận gốc việc cắt rời ý thức với hoạt động và tạo ra

cơ sở để xây dựng tâm lý học Mác xít thành một khoa học “có nội dung phong phú

và hiện thực” Tiếp đến, ông đã khái quát và hệ thống những tư tưởng cơ bản củaMác về tâm lý học, phân tích và làm sáng tỏ vấn đề ý thức thông qua việc đi sâuvào phân tích vấn đề hoạt động Chính quá trình này đã giúp X.L.Rubinstein cónhững kết luận hết sức đúng đắn và khoa học về phạm trù ý thức, từ đó đã đưa ônglên vị trí xứng đáng là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên có công đặt nềnmóng cho khoa học tâm lý phát triển theo quan điểm Mác xít Từ những luận điểmcủa C.Mác về hoạt động của con người rằng: con người và thế giới tự nhiên (hiệnthực khách quan) luôn có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau đó là sự tácđộng qua lại có nội dung hoạt động (hay hoạt động tác động của con người vàohiện thực khách quan là có đối tượng rõ ràng) Trong mối quan hệ đó, sự tác độngcủa con người là cái thứ nhất, tâm lý là cái thứ hai Tác động ấy giống như nhu cầuđối với một cái gì đó ở bên ngoài con người, nhu cầu về một khách thể có thể thoả

Ngày đăng: 16/07/2021, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w