1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học và việc vận dụng vào trong các lĩnh vực hoạt động

22 172 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

Mỗi bộ môn khoa học, đặc biệt đối với tâm lý học, phương pháp luận có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cơ sở phương pháp luận của tâm lý học là triết học MácLênin. Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tâm lý học Mác xít đã định ra những nguyên tắc phương pháp luận riêng của mình, đó là các cơ sở có tính nguyên tắc trong xem xét, đánh giá, nghiên cứu, lý giải các hiện tượng tâm lý người và tập thể người theo lập trường của triết học Mác xít.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Mỗi bộ môn khoa học, đặc biệt đối với tâm lý học, phương pháp luận cómột ý nghĩa vô cùng quan trọng Cơ sở phương pháp luận của tâm lý học là triếthọc Mác-Lênin Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tâm lý học Mác xít đã định ra những nguyêntắc phương pháp luận riêng của mình, đó là các cơ sở có tính nguyên tắc trongxem xét, đánh giá, nghiên cứu, lý giải các hiện tượng tâm lý người và tập thểngười theo lập trường của triết học Mác xít Trên cơ sở đó, chỉ ra những cáchthức, biện pháp khoa học để xây dựng và cải biến cái tâm lý con người Cơ sởphương pháp luận của tâm lý học có bốn nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc quyếtđịnh luận duy vật; nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắcphát triển tâm lý; nguyên tắc tiếp cận nhân cách

Trong các nguyên tắc phương pháp luận trên, nguyên tắc quyết định luậnduy vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó tìm ra lời giải đáp đúng đắn về bảnchất, nguyên nhân của tâm lý, chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu cách xem xét, tácđộng hình thành tâm lý E.V.Sô-Rô-Khô-Va cho rằng: “Vấn đề quyết định luận

có một ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ lĩnh vực kiến thức nào, đặc biệt là tâm lýhọc, vì trong tâm lý học, quyết định luận liên quan trực tiếp đến vấn đề bản tínhcủa các hiện tượng tâm lý, đến bản chất của chúng Cách giải quyết này hay cáchgiải quyết khác vấn đề quyết định luận trong tâm lý học quy định đặc tính nhậnthức và tâm lý học của các hiện tượng tâm lý”1

1 Tâm lý học - Những cơ sở lý luận và phương pháp luận, HVCTQS, 1984, tr.201

Trang 2

Chương 1 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NGHIÊN CỨU

NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH LUẬN TRONG TÂM LÝ HỌC

1.1 Thuyết vô định luận

Trong giai đoạn phát triển của tâm lý học, khi nó tồn tại trong lòng triếthọc, vấn đề bản chất tâm lý trùng với vấn đề cơ bản của triết học về mối quan

hệ giữa tinh thần và vật chất Vô định luận trong triết học từ đó cũng dichuyển sang tâm lý học, coi tâm lý là cái gì đó được đặt vào trong con người,không phụ thuộc vào sự tác động từ bên ngoài và sự biến đổi của cơ thể conngười Từ thời R.Descartes, tâm hồn là tất cả những gì diễn ra ở trong chúng

ta mà chúng ta có thể cảm nhận chúng một cách trực tiếp trong cơ thể mình

Từ thuyết vô định luận đó, họ coi cái tâm lý là cái đồng nhất với cái đượcnhận thức, tâm lý được coi như tính hiện thực đặc biệt mà chủ thể chỉ nhậnthức được trong cảm xúc, nhờ có nội quan

Tâm lý học ý thức là học thuyết có tính chất vô định luận, thể hiện ởchỗ nó cho ta cái tâm lý, ý thức được tách ra từ cái tồn tại thực của con người

và được coi như là chủ thể lý tưởng nội tại đóng kín Chủ thể lý tưởng nàytách rời khỏi thế giới khách quan, khỏi hành vi thực của con người, khỏi hoạtđộng thực tiễn Theo R.Descartes: “Bản chất của thực thể tinh thần hoàn toànkhông bị phụ thuộc vào cơ thể”1

Các nhà tâm lý học liên tưởng thì chủ trương không thừa nhận sự tồn tạicủa thế giới khách quan, chủ trương tách thế giới tinh thần ra khỏi các quan hệvật chất, họ chia ý thức ra thành các yếu tố đơn giải sau đó tìm ra quy luật liênkết yếu tố đó lại với nhau

1 Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H.2003, tr.63

Trang 3

G.Berkeley viết: “Một điều kỳ lạ là trong nhiều người có ý kiến cho rằng,các ngôi nhà, sông núi, tóm lại là các sự vật cảm tính lại có được sự tồn tại hiệnthực mang tính tự nhiên khác với sự tồn tại mà lý tính đang cảm nhận chúng, tôicho rằng tất cả sự vật cấu thành vũ trụ không có sự tồn tại bên ngoài tinh thần”1.Đavit Hium thì cho rằng, cảm giác là nguồn gốc tuyệt đối của nhận thức Ý niệm

là sự sao chép lại các ấn tượng trong phạm vi của ý thức Ông viết: “Tất cả các ýniệm đều được mô phỏng lại từ các ấn tượng”2

Như vậy, theo tâm lý học ý thức, tâm lý, ý thức không liên quan gì đếntồn tại hiện thực của con người và nó như là chủ thể lý tưởng nội tại đóng kín.Chủ thể lý tưởng này tách rời khỏi thế giới khách quan, khỏi hành vi thực củacon người, khỏi hoạt động thực tiễn

1.2 Quyết định luận

Ngược lại với vô định luận là quyết định luận, quyết định luận không chỉkiến giải về mối liên hệ của tâm lý với thế giới bên ngoài mà còn cả mối liên hệ

của chúng với hoạt động của bộ não

1.2.1 Quyết định luận máy móc

Thuyết quyết định luận máy móc giải thích sự hình thành các hiện tượngtâm lý liên quan trực tiếp với các tác động bên ngoài, nó trực tiếp liên quan đếnhoạt động của con người

Quan điểm quyết định luận máy móc được biểu hiện rõ nét trong thuyếthành vi Quan điểm này không chú ý đến thế giới bên trong của con người vàkhông quan tâm đến ảnh hưởng thực tế của nó đối với hành vi của con người,đặc biệt họ đã phủ nhận sự tồn tại của các hiện tượng tâm lý Họ cho rằng, tâm lý

là tổng hợp các phản ứng của cơ thể, nảy sinh như là sự đáp lại trực tiếp các tácđộng bên ngoài Quan niệm ấy được biểu đạt bằng công thức nổi tiếng S  R.Trong công thức này thì hành vi chỉ được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể

1 G.Berkeley, Bàn về cơ sở của tri thức con người, Matxcơva, 1978, tr.172

2 D.Hium, Tuyển tập, Matxcơva, 1965, tr.271

Trang 4

với môi trường Còn tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng phụ,không có vai trò gì trong việc điều khiển hành vi Theo J.Watson thì tâm lý họchành vi không phủ nhận tâm lý, ý thức, nhưng họ không quan tâm tới việc mô tảtrạng thái ý thức mà chỉ quan tâm tới hành vi của con người; quan tâm tới nhữngbiểu hiện bề ngoài Theo quan điểm của J.Watson, khi điều chỉnh tác nhân kíchthích bên ngoài, có thể chế tạo được con người theo bất kỳ khuôn mẫu nào Ôngkhẳng định “hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và thếgiới riêng của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng, khichọn một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên giabất kỳ lĩnh vực nào - một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thậm chí một

kẻ trộm cắp hạ đẳng - không phụ thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào nghềnghiệp và chủng tộc của cha ông chúng”1

Theo quan điểm cực đoan này, chủ nghĩa hành vi không thể tồn tại được

vì họ đã phủ nhận ngay chính sự tồn tại của các hiện tượng tâm lý Tính khôngđúng đắn của cách hiểu máy móc của thuyết hành vi được thể hiện trên sơ đồ

“kích thích- phản ứng” Một trong những cố gắng nhằm khắc phục chủ nghĩamáy móc của thuyết hành vi là việc đưa vào hệ thống của tâm lý học những biến

số trung gian Nhưng sự khắc phục đó cũng không cải tạo hợp lý cho thuyết hành

vi Những biến số trung gian mà các nhà tâm lý học hành vi mới cho vào vẫnkhông giải quyết được những vấn đề thực tiễn của các hiện tượng tâm lý Thựcchất những biến số trung gian đó chỉ làm chức năng phân tích Nổi bật trong cácthuyết hành vi mới là E.Tolman, ông và cộng sự của mình đã đưa vào giữa S và

R biến số trung gian liên quan đến hai yếu tố cơ bản, đó là “điều kiện môitrường”: Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện môi trường diễn ranhư thế nào Ở đây liên quan đến tư tưởng quyết định luận vật lý Tại thời điểmkích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu của cơ thể diễn ra như thế nào?

1 Oát-xơn Hành vi chủ nghĩa, Mat-cơ-va, 1924, tr.103

Trang 5

Khía cạnh này liên quan đến tư tưởng quyết định luận sinh vật Đương nhiên việc bổsung của E.Tolman và cộng sự của ông đã không khắc phục được những thiếu sót củatâm lý học hành vi là loại bỏ ý thức, lấy hành vi với tư cách là tổng các phản ứng của

cơ thể trước các điều kiện kích thích bên ngoài, là đối tượng của tâm lý học

Các quan điểm trên sai lầm chỉ thừa nhận bản chất nội tại tâm lý nó tồntại độc lập không liên quan gì đến thế giới Chủ thể tách rời hoạt động thựctiễn, thế giới khách quan Các quan điểm trên nhìn nhận, đánh giá phiến diệnchủ quan các hiện tượng tâm lý của con người không thấy được bản chất thực

sự của tâm lý người

1.2.2 Quyết định luận duy vật biện chứng

Để khắc phục hoàn toàn và có hiệu quả những khuyết điểm, sai lầm củacác nhà tâm lý học ý thức điển hình thuyết vô định luận, các nhà tâm lý họcliên tưởng, chủ nghĩa duy vật máy móc thì cần phải có cách hiểu duy vật biệnchứng về mối liên hệ giữa hành vi với các tác động bên ngoài, giữa tâm lý vớihoạt động thực tiễn Trong nội dung về cuộc đấu tranh giữa quyết định luận và

vô định luận, Sô-Rô-Khô-Va cũng cho rằng, sự ra đời của khoa học tâm lý XôViết liên quan đến cuộc đấu tranh cho quan điểm quyết định luận trong việcgiải thích các hiện tượng tâm lý và vấn đề này được giải quyết theo từng giaiđoạn, ở mỗi thời gian khác nhau, các nhà tâm lý học Xô Viết cũng đã nghiêncứu các mặt khác nhau

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, vấn đề quyết định luận trong tâm lýhọc Xô Viết được hiểu như là mối quan hệ tương hỗ giữa những tác động bênngoài với các hiện tượng tâm lý nhưng chưa nhấn mạnh được tính tích cực củachủ thể Tuy nhiên, quan điểm quyết định luận về các hiện tượng tâm lý đã đẩylùi phương pháp luận nội quan và tương ứng với nó là sự tổ chức các thựcnghiệm tâm lý, nó không còn coi tâm lý là hiện tượng đóng kín, không bị tácđộng từ bên ngoài, không biểu hiện bản chất của nó ra hoạt động bên ngoài, đã

Trang 6

mở rộng tâm lý cho việc nghiên cứu khách quan Phương pháp khách quan đãthay thế vị trí của phương pháp đặc trưng cho tâm lý học nội quan là phươngpháp tự quan sát Cốt lõi của phương pháp khách quan nhằm biết một cách chínhxác cái gì tác động vào con người, xác định đặc điểm về số lượng và chất lượngcủa các tác động đó, ghi lại được những phản ứng bên ngoài, những hành vi cóthể nhìn thấy, định ra mối quan hệ giữa các nguồn kích thích với các hoạt độngđáp ứng lại các kích thích đó.

Nhược điểm của thời kỳ này là đã đem các phương pháp mô tả vay mượn

ở các môn khoa học khác lấn át các phương pháp phân tích tâm lý Phương phápđược sử dụng trong tâm lý học thực chất đã lẫn lộn với các phương pháp mô tảtrong sinh học nói chung, trong sinh lý học nói riêng

Tuy nhiên, trong giai đoạn này có ưu điểm là, đã tách được tâm lý học rakhỏi chủ nghĩa nội quan và đã định hướng nghiên cứu vào việc mở rộng nghiêncứu các yếu tố quyết định bên ngoài Nhà tâm lý học tiêu biểu của thời kỳ này làP.P Blôn-xki, ông đã đưa các nhân tố xã hội thành một trong những mặt quyếtđịnh chủ yếu của hành vi và đặc biệt là sự hình thành nên quan điểm văn hoá-lịch sử của ông đã trở thành một sự khắc phục cho tâm lý học nội quan

Trong những năm 30 của thế kỷ XX, tâm lý học Xô Viết hình thành tưtưởng cho rằng, trong các mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh, conngười không chỉ mang ý thức của mình đương đầu với thế giới bên ngoài và trigiác nó, mà cả con người hoạt động và tích cực tri giác thế giới khách quan vàcải tạo nó Trong quá trình hoạt động, trong các mối quan hệ qua lại với thế giớixung quanh, con người tích cực tri giác, dần dần chiếm lĩnh nền văn hoá xã hộicho bản thân Người đề ra và có công lao to lớn cho việc hình thành quan điểmnày phải kể đến X.L.Rubinstêin, A.N Lêonchiev và một số nhà tâm lý học khác

Kế thừa những luận điểm khoa học về phạm trù hoạt động mà L.X.Vưgốtxki đã trình bày, Rubinstêin là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên

Trang 7

thấy rõ nhiệm vụ hàng đầu khi cải tổ tâm lý học là nhiệm vụ xây dựng được cơ

sở triết học mới làm nền tảng cho tâm lý học Mác xít Từ nhận thức đó, ông đãviết bài báo rất cơ bản với tiêu đề: “Những vấn đề tâm lý học trong tác phẩm củaCác Mác”, trong bài báo này Rubinstêin đã phân tích những nội dung tâm lý họctrong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” của C.Mác, ông cho rằngchỉ có trong tác phẩm ấy chúng ta mới tìm thấy cả một hệ thống các luận điểmtrực tiếp đề cập đến tâm lý học Rubinstêin cũng chỉ ra rằng học thuyết duyvật biện chứng về hoạt động của con người là hạt nhân trong luận điểm củaC.Mác về tâm lý học, do đó chúng ta phải sử dụng luận điểm này để giảiquyết những vấn đề cơ bản của tâm lý học, như vấn đề ý thức và hoạt động,vấn đề cái tâm lý và thế giới đối tượng, vấn đề nhân cách…Theo ông: “Quanniệm trung tâm đó của Mác về sự hình thành tâm lý con người trong quá trìnhhoạt động thông qua sản phẩm của hoạt động đó đã giải quyết vấn đề mấuchốt của tâm lý học hiện đại và vạch ra con đường đi tới cách giải quyết vấn

đề đối tượng của tâm lý học hoàn toàn khác với các khuynh hướng đangchống đối nhau trong tâm lý học hiện đại”1

Quán triệt quan điểm của C.Mác về hoạt động của con người và tiếp tục

đi theo con đường của L.X.Vưgốtxki, Rubinstêin khẳng định đối tượng nghiêncứu của tâm lý học là phạm trù hoạt động, và ông coi đây là một quan điểm hếtsức khoa học Nó không những khắc phục được quan niệm máy móc về hành vitheo cách hiểu của chủ nghĩa hành vi mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt

ứng đối với kích thích bên ngoài, thậm chí không phải quá trình làm việc với tínhcách là thao tác của chủ thể lên khách thể, mà đó là sự chuyển hoá của chủ thểthành khách thể, đồng thời đó là sự chuyển hoá từ khách thể vào chủ thể Trên cơ

sở đó, Rubinstêin xây dựng nên nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và

1 Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính trị quân sự, 1984, tr.38

Trang 8

hoạt động, đây được coi là “nguyên lý chủ đạo số một của tâm lý học xô viết”.Dựa trên những nguyên tắc đó, chúng ta có thể vận dụng phương pháp tiếp cậnphạm trù hoạt động để nghiên cứu tâm lý, ý thức một cách khách quan.

Nguyên tắc này có ý nghĩa trực tiếp đối với việc nghiên cứu các mối quan

hệ phức tạp của con người với thế giới khách quan, khẳng định hình thức và cơchế ảnh hưởng mang tính quyết định của các nhân tố bên ngoài và bên trong đốivới các hiện tượng tâm lý Rubinstein đã khẳng định về nội dung của nguyên tắc

này: nguyên tắc quyết định luận thể hiện ở sự khẳng định các mối liên hệ qua lại

và các mối tạo nên điều kiện qua lại giữa chúng; hoạt động của con người tạođiều kiện cho sự hình thành ý thức; các mối liên hệ tâm lý, các quá trình và thuộctính của con người, tất cả những cái đó, trong khi thực hiện việc điều chỉnh hoạtđộng của con người lại là điều kiện của sự hoàn thành chức năng của chúng

Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác về hoạt động của con người,đồng thời kế thừa tư tưởng của Vưgôtxki, Rubinstêin, và các nhà tâm lý họctrước đó, nhà tâm lý học kiệt xuất người Nga là A.N.Lêonchiev và các cộng sự

đã nghiên cứu và đi đến kết luận khoa học về phạm trù hoạt động trong tâm lýhọc Mác xít, ông khẳng định: Mọi dạng hoạt động của con người đều là tâm lý,chúng chính là đối tượng của tâm lý học Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là xáclập về mặt tâm lý học phạm trù hoạt động có đối tượng, tức là phải tiến hànhphân tích được cơ cấu của hoạt động và làm rõ vai trò trung gian của hoạt độngtrong quan hệ giữa con người (chủ thể) với thế giới xung quanh (khách thể)

“Chính vì vậy, hoạt động đã thiết lập được mối quan hệ giữa chủ thể với thế giớiđối tượng; và do đó, thế giới đối tượng cần được phản ánh trong đầu óc conngười Về phần mình, sự phản ánh tâm lý nảy sinh trong hoạt động là yếu tố cầnthiết của chính hoạt động đó - yếu tố định hướng và điều khiển nó Quá trìnhhình như hai chiều của các đường chuyển hoá giao nhau đã tạo nên sự vận động

Trang 9

thống nhất, từ đó sự phản ánh tâm lý không tách rời ra được vì nó không thể tồntại theo cách khác mà phải tồn tại trong chính sự vận động đó”1.

Như vậy, có thể thấy trong mối quan hệ qua lại phức tạp giữa ý thức vàhoạt động thì sự liên hệ giữa chúng với thế giới bên ngoài giữ vai trò quyết định

Và những hình thức khác nhau của các mối quan hệ ấy thể hiện ở những mối liên

hệ đặc thù của các hiện tượng tâm lý với hiện thực khách quan Hoạt động, với

tư cách là nhân tố quyết định sự ra đời và phát triển các hiện tượng tâm lý, tự nóchỉ đóng vai trò phương tiện để cuối cùng cái tâm lý được quy định do tác động

từ thế giới bên ngoài Như vậy, vấn đề tính quyết định của các hiện tượng tâm lýthực chất không tách riêng biệt, mà được thực hiện thông qua việc áp dụngnguyên tắc thống nhất giữa ý thức với hoạt động

Cùng với việc đưa hoạt động vào lĩnh vực thực nghiệm tâm lý, cùng vớiviệc nghiên cứu bằng thực nghiệm vai trò của hoạt động trong việc hình thànhcác hiện tượng tâm lý, nguyên tắc quyết định luận được sử dụng không nhữngchỉ để quan sát xem cái gì quyết định tâm lý mà còn để hiểu xem sự quyết định

đó diễn ra như thế nào Vấn đề đặt ra, nghiên cứu các cơ chế của hiện tượngquyết định của các tác động bên ngoài, và hơn nữa là các cơ chế nảy sinh cáchiện tượng tâm lý Ý nghĩa của nguyên lý quyết định luận là ở chỗ bản chất củacác hiện tượng tâm lý đã được khám phá

Để hiểu bản chất của cái tâm lý thì việc so sánh cái khách quan với cái chủquan, cái bên ngoài với cái bên trong, cái tâm lý với cái sinh lý là rất quan trọng

Lý giải một cách duy vật biện chứng những vấn đề này cũng là sự cụ thể hoánguyên lý quyết định luận

Chương 2

1 Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính trị quân sự, 1984, tr.242

Trang 10

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH LUẬN DUY VẬT

2.1 Nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết định luận

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này nêu rõ: Mọi hoạt động tâm lý con

người từ đơn giản đến phức tạp nhất đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào những nhân tố xác định Đó là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể Các tác động từ bên ngoài vào con người giữ vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên trong.

Các tác động bên ngoài (cái bên ngoài), đó là thế giới bên ngoài conngười, bao gồm tất cả những điều kiện đặc trưng của hoàn cảnh xã hội - lịch

sử cụ thể, môi trường xã hội với tất cả các mối quan hệ xã hội mà cá nhântham gia vào đ; các điều kiện sống và làm việc của cá nhân và gia đình….Cáibên ngoài còn là chính các trạng thái, các quá trình sinh vật xảy ra trong conngười ở thời điểm cụ thể

Các điều kiện bên trong (cái bên trong), đó chính là những đặc điểm tâmsinh lý cá thể, hoạt động thần kinh cấp cao với các quy luật của nó, nhu cầu, tâmthế, tình cảm, năng lực, khí chất, hệ thống các kỹ xảo, kỹ năng, kiến thức trong

đó chứa đựng kinh nghiệm của con người Toàn bộ những đặc điểm bên trong đóquy định đặc điểm tâm lý của nhân cách

Tìm hiểu tâm lý phải tìm hiểu cả cái bên ngoài và cái bên trong, cái bênngoài đóng vai trò quyết định sự nảy sinh tâm lý nhưng không quyết định trựctiếp mà quyết định gián tiếp thông qua cái bên trong Cái bên trong là cơ sở nảysinh các hiện tượng tâm lý Cái bên trong là điều kiện tiếp nhận cái bên ngoài và

nó làm cho chủ thể mỗi người khác nhau (cá bên trong mỗi người khác nhaukhông ai giống ai) Cái bên ngoài và cái bên trong là của sự phản ánh tâm lý chứ

Trang 11

không phải là bên ngoài hay bên trong cơ thể Cả hoạt động bên ngoài và hoạtbên trong đều chứa đựng cái tâm lý Tâm lý tồn tại trong hoạt động.

Tác dụng nổi bật của nguyên lý quyết định luận duy vật biện chứng là ởchỗ: nó khám phá ra cái gọi là bên ngoài, nhằm giúp cho người ta hiểu được cáibên trong là thế nào và hiểu nguyên tắc các nguyên nhân bên ngoài tác độngthông qua các điều kiện bên trong, gián tiếp bằng các điều kiện bên trong ra sao

Các hiện tượng tâm lý nảy sinh đều có nguyên nhân việc tìm ra nguyênnhân là con đường căn bản cải tạo tâm lý, nguyên nhân của các hiện tượngtâm lý là các tác động từ bên ngoài Con đường tác động nảy sinh hiện tượngtâm lý là tác động bên ngoài thông qua các điều kiện bên trong, tác động bênngoài giữ vai trò quyết định

Sự vận dụng quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng áp dụng chotâm lý học chính là ở chỗ: sao cho trong một tập hợp phức tạp các tác động từbên ngoài vào cơ thể, chọn và đưa ra được những tác động đã quy định sự hìnhthành hành vi, và cũng chọn ra được những cái bên trong đã thực sự là các điềukiện để các tác động từ bên ngoài thông qua, xác định được cơ chế, tính chất của

sự ảnh hưởng bên trong lên quá trình tri giác từ các tác động từ bên ngoài vào,xác định được cơ chế của tính chọn lọc, chỉ ra được quá trình chuyển từ cái bênngoài thành cái bên trong Vấn đề quan hệ giữa ý thức và hoạt động, giữa tâm lý

và hành vi cũng thường được xem là cách giải quyết vấn đề liên hệ giữa cái bênngoài với cái bên trong trong tâm lý học

Vai trò điều chỉnh của cái tâm lý trong hành vi người cũng được thể hiệntrong các nghiên cứu như là tính tích cực của ý thức Vấn đề về mối liên hệ giữahoạt động bên trong với hoạt động bên ngoài ở đây được nêu lên như là vấn đềquan hệ giữa sự quy định từ bên ngoài của hành vi người với tính tích cực bêntrong của nó, tính tích cực của ý thức

Ngày đăng: 07/04/2021, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w