0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giới thiệu khái niệm:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÃN QUAN TỰ SỰ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA A P SÊKHỐP (Trang 27 -28 )

Cốt truyện là một phơng diện cơ bản trong tác phẩm tự sự góp phần thể hiện chủ đề, t tởng của tác phẩm, nên việc giới thiết khái niệm để làm điểm tựa cho việc tìm hiểu vai trò trong việc tổ chức xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn là rất cần thiết

Từ điển thuật ngữ văn học ( Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử ) đã xem cốt truyện là " hệ thống các sự kiện cụ thể, đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc tác phẩm tự sự và kịch" và " Cốt truyện là một phơng diện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách. Mặt khác cốt truyện còn là phơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội" Xong " Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung đột xã hội đợc khúc xạ qua các xung đột nhân cách. Nhng sẽ sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện tác phẩm văn học, xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tợng nhận thức, phản ánh, trong khi đó Cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà văn" ( 6; 89 ).

Từ góc độ thi pháp học, trong 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân cho rằng: " Cốt truyện là một phơng diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó trỏ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống đợc miêu tả trong tác phẩm" và "Cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch". Cốt truyện tạo ra một tờng

hành động cho các nhân vật cho phép tác giả thể hiện, giải thích tính cách của chúng", " Cốt truyện có chức năng quan trọng bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột" (8;112).

Giáo trình lý luận văn học (Phơng Liên) viết " Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện, bất cứ truyện nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: Thắt nút, ca trào, phát triển mở nút" ( 17; 303 )

Trên một bình diện khái quát, Giáo s Hà Minh Đức quan niệm: "Cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các sung đột xã hội một cách nghệ thuật qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong mối liên hệ qua lại của chúng nhằm sáng tỏ chủ đề t tởng của tác phẩm" ( 15; 137 ).

Nh vậy qua các nhà nghiên cứu cho thấy rằng: Cố truyện là một hệ thống các sự kiện, biến cố đợc tổ chức một cách chặt chẽ có tác động qua lại theo một ý đồ nghệ thuật đã định sẵn, bộc lộ mâu thuẫn đời sống các xung đột xã hội, phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn, khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề t tởng và cá tính sáng tạo của nhà văn. Từ cách hiểu trên giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu: " Tác động của nhãn quan tự sự đối với việc xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Sêkhốp "

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÃN QUAN TỰ SỰ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA A P SÊKHỐP (Trang 27 -28 )

×