Trờng hợp thiên truyện Thảo nguyên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tác động của nhãn quan tự sự đối với vấn đề xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 39 - 41)

2. Cốt truyện trong truyện ngắn Sêkhốp

2.1.4Trờng hợp thiên truyện Thảo nguyên.

Truyện ngắn Thảo nguyên đợc xem là tác phẩm giao thoa giữa hai thời điểm sáng tác của Sêkhốp những năm cuối của 80 đầu những năm 90, thiên truyện ra đời năm 1888, đây là thiên truyện đặc biệt, nó đặc biệt từ cốt truyện

đến nhan đề, cách mở và kết truyện. Thảo nguyên là thiên truyện có dung lợng dài gồm 8 phần tập trung miêu tả cuộc hành trình cậu bé Iegoruska từ nhà tới chỗ nhập học. Nếu nhìn một cách tổng thể ta thấy tác phẩm đợc xây dựng theo dạng cốt truyện biên niên, nhng đi sâu bóc tách tìm hiểu từng phần nhỏ của câu chuyện thì xuất hiện dạng cốt truyện đồng tâm . Nh vậy cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm đợc đan cài hài hoà tạo cơ sở cho cốt truyện phát triển có thể gọi Thảo nguyên là cốt truyện đợc kết cấu dới dạng đồng tâm - biên niên. Do có sự đan lồng hai dạng cốt truyện nên nhan đề của Thảo nguyên là nhan đề kép, bên cạnh tiên đề chính là Thảo nguyên còn một phụ đề Một chuyến đi, nhan đề nào cũng có điểm mạnh, điểm mới phù hợp với tiết tấu của cốt truyện. Có thể thấy với nhan đề Thảo nguyên, truyện mở ra trớc mắt độc giả toàn bộ không gian rộng lớn đợc trải dài trong suốt cuộc hành trình đi từ nhà đến nơi học của câu bé Iegoruska. Còn nhan đề Một chuyến đi lại chứa đựng yếu tố thời gian phù hợp với nội dung của cốt truyện từng phần tơng đối độc lập của thiên truyện.

Vấn đề "mở và kết" trong thiên truyện Thảo nguyên cũng có sự khác biệt. ở dạng cốt truyện đồng tâm đợc Sêkhốp sử dụng các chi tiết, yếu tố nh: đối thoại; không gian, thời gian, cho việc ( mở và kết) trong tác phẩm, nhng trong đó tác phẩm u điểm nhất là yếu tố không gian việc miêu tả không gian trong mỗi cốt truyện là dụng ý nghệ thuật và t tởng của nhà văn muốn trình bày cùng độc giả. Thì ở " mở và kết" của những truyện có cấu tạo dạng cốt truyện biên niên, yếu tố không gian làm tiền đề cho yếu tố thời gian, ông dùng yếu tố thời gian để kết thúc tác phẩm việc lựa chọn các yếu tố này phù hợp cách xây dựng cốt truyện và nhan đề kép của thiên truyện. Nêu phần mở đầu tác giả giới thiệu "chiếc xe ngựa rời thị trấn N, thuộc tỉnh Z, và lăn bánh ầm ầm trên con đ- ờng thiên lý" chiếc xe ấy thật tồi tàn, thãm hại, chỉ những kẻ bần hàn nghèo khổ mới sử dụng đến" vì sự chuyển động của xe kéo theo những âm thanh " chua

chát" thê thảm nó cứ " kêu lên lọc xọc" rồi " rít lên ken két", tất cả đều hiện lên vẻ cũ kỹ đổ nát, tồn tại ít có sự sống, vậy mà họ vẫn tiếp tục đi chuyến xe đi vào

Thảo nguyên mênh mông tít tắp đến heo hút rợn ngợp, phần kết của thiên truyện là một câu hỏi day dứt " Cuộc sống rồi sẽ ra sao" khi mọi ngời đã đi hết, còn lại một mình đứng nhìn theo, Iegoruska cảm thấy quạnh hiu, bơ vơ giữa chốn xa lạ, tất cả kỷ niệm của chín năm qua "đều đã vĩnh viễn tan biến đi nh hơi khói, nó buông mình ngồi phịch xuống chiếc ghế dài và khóc nức nở để đón chào cuộc sống mới, cha từng biết, và vừa bắt đầu đối với nó" mở ra cuộc hành trình đi đến tơng lai, nhng trong mắt nó Iegoruska tơng lai thật mơ hồ và mịt mù vô định.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tác động của nhãn quan tự sự đối với vấn đề xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 39 - 41)