1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận một số phương pháp quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường ptdt nội trú

22 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 251 KB

Nội dung

Ngày 15/05/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 với

Trang 1

Tiểu Luận

Một số phương pháp

quản lý học sinh của

giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDT Nội Trú

Tổ Khoa Học Tự Nhiên – Trường PTDTNT Tây Nguyên 1

Trang 2

M c L c ục Lục ục Lục

MỞ ĐẦU 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

1 Phạm vi nghiên cứu 4

2 Đối tượng nghiên cứu 4

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

B QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

I Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5

CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 6

I Nắm được các nguyên tắc ứng xử sư phạm 6

II Xây dựng cách thức quản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm- phụ huynh- học sinh 7

III Quản lý học sinh trong giờ học 9

1 Không để ý đến những sai phạm nhỏ của học sinh 9

2 Xử lý việc lặp lại các lỗi nhỏ của học sinh mà không ảnh hưởng đến học sinh khác 9

3 Xử lý những vi phạm thường xuyên xuất hiện 9

IV Quản lý học sinh ngoài giờ học 10

1 Quản lý học sinh trong giờ tự học 10

1 Quản lý học sinh trong sinh hoạt tập thể 10

V Quản lý học sinh trong các kỳ nghỉ 11

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 12

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 15

I Kết luận chung 15

Trang 3

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

I LÝ DO CH N Đ TÀI ỌN ĐỀ TÀI Ề TÀI

Ngày nay, nền kinh tế - xã hội của toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ Việt Namchúng ta cũng đang hoà nhịp với tốc độ phát triển ấy Chính vì vậy, để phát triển nhân tố conngười thì điều quan trọng nhất là đào tạo con người có trình độ, có trí tuệ, có phẩm chất vànăng lực ngang tầm với thời đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hộinhập, hoà nhập với điều kiện phát triển chung của toàn cầu, tạo ra năng suất lao động, nângcao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục là tham gia phát triển con người có đủ tiêu chuẩntrên

Ngày 15/05/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn

2008 – 2013 với mong muốn động viên khuyến khích các thầy , cô giáo, các cán bộ quản lýgiáo dục, các cấp và toàn thể học sinh cùng với lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động thamgia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và tu dưỡng đạo đức theo tinh thần cuộc vậnđộng “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”

Do đó nhà trường với vai trò là cầu nối giáo dục, đào tạo và tạo điều kiện môi trườngtốt để các em học tập, rèn luyện, lĩnh hội và hình thành trách nhiệm của công dân trong đớisống cộng đồng với những qui ước, qui định chung cho mọi thành viên So với gia đình và xãhội, nhà trường có một vị trí, vai trò quan trọng hơn cả vì nhà trường là nơi tổ chức và tiếnhành các hoạt động giáo dục và dạy học theo một mục đích xác định, với nội dung được chọnlọc, có hệ thống, với những phương pháp khoa học, nhằm phát triển con người toàn diện Đặc điểm của trường nội trú là học sinh được học tập và sinh hoạt tại trường nên cầnphải có những phương pháp quản lý phù hợp Để đạt được mục tiêu giáo dục cần có sự gópsức của toàn thể nhà trường

Là một giáo viên được công tác tại trường nội trú 5 năm và 5 năm làm công tác chủnhiệm, ngoài việc không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn còn phải quản lý học sinh củamình, vì vậy tôi đã nghiên cứu về phương pháp quản lý học sinh ở Trường phổ thông dân tộc

Tổ Khoa Học Tự Nhiên – Trường PTDTNT Tây Nguyên 3

Trang 4

nội trú (PTDTNT) Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin trình bày về : “ Một số phương pháp quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDT Nội Trú ”

II M C ĐÍCH NGHIÊN C U ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ỨU

Trong quá trình tham gia vào công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp tại trường PTDTNTTây Nguyên, Tôi nhận thấy rằng việc quản lý học sinh trong trường có vai trò quan trọngtrong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của toàn xã hội nói chung Bởi chúng takhông chỉ đơn giản là đào tạo một học sinh mà là đào tạo một công dân có ích cho đất nước

Từ thực tế cho thấy phương pháp quản lý học sinh của mỗi giáo viên luôn có sự khác nhau

Có người chưa thực sự quan tâm đến công tác này, có người rất nhiệt tình năng nổ nhưng kếtquả mang lại chưa cao, dẫn tới bực bội, chán nản, bế tắc trong công tác chủ nhiệm của mình Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, bản chất của vấn đề trên chính là ở chỗ,người giáo viên làm công tác quản lý chưa nắm vững phương pháp quản lý hoặc có thể nắmchắc về lý thuyết nhưng chưa vận dụng sáng tạo vào từng công việc cụ thể Với bài nghiên cứu

“ Một số phương pháp quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTNT ”,tôi

mong muốn có thể nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm luôn mang lại kếtquả cao, từ đó thúc đẩy được quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, đặc biệt có thể giúpcác em tự tin, vững vàng hơn, có tư duy, kiến thức và lối sống lành mạnh

III PH M VI VÀ Đ I T ẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ƯỢNG NGHIÊN CỨU NG NGHIÊN C U ỨU

1 Ph m vi nghiên c u ạm vi nghiên cứu ứu

Nghiên cứu về quá trình giảng dạy, chủ nhiệm của đồng nghiệp và quá trình giảng dạy,chủ nhiệm của bản thân qua 5 năm thực nghiệm tại Trường PTDTNT Tây Nguyên

2 Đ i t ối tượng nghiên cứu ượng nghiên cứu ng nghiên c u ứu

Học sinh lớp 7B năm học 2006 - 2007 và học sinh lớp 10B năm học 2009-2010

IV PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NG PHÁP NGHIÊN C U ỨU

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

1 Điều tra sư phạm

2 So sánh, thống kê qua thực tế.

Trang 5

B QUÁ TRÌNH NGHIÊN C U ỨU

CH ƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN NG I: C S LÝ LU N, C S TH C TI N ƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN Ở ĐẦU ẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN Ở ĐẦU ỰC TIỄN ỄN

I C s lý lu n c a v n đ nghiên c u ơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ở lý luận của vấn đề nghiên cứu ận của vấn đề nghiên cứu ủa vấn đề nghiên cứu ấn đề nghiên cứu ề nghiên cứu ứu

Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để thực hiện một vấn đề nào đónhằm giải quyết nhiệm vụ, để đạt tới mục đích nhất định

Quản lý là điều khiển vấn đề làm cho vấn đề đó được vận hành một cách có kế hoạch,

có tổ chức và được chỉ đạo kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về mụctiêu của giáo dục đề ra

Mục đích của “Phương pháp - quản lý” là nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo thế

hệ trẻ trở thành người công dân, người lao động có năng lực, có phẩm chất đạo đức, năng độngsáng tạo, có khả năng hoà nhập và thích ứng cao, với cuộc sống đang đổi mới toàn diện, sâusắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Vì vậy cần có cách thức hoạt động của nhà giáo nhằm chuyển hoá những chuẩn mực xãhội thành hành vi và thói quen tương ứng cho người được giáo dục

Điều lệ trường THPT: “Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạyhọc các môn học bắt buộc và tự chọn theo quy định trong chương trình giáo dục THCS, THPT

do bộ trưởng bộ giáo dục ban hành”

Trường PTDTNT tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2 590 của Bộ GD& ĐT , quyđịnh ban hành kèm theo Quyết định số 2 590 Điều 2, Điều 5, Điều 13 : “Mục tiêu đào tạo củatrường PTDT Nội Trú là chuẩn bị cho học sinh sau khi học tập hết cấp ra trường có thể thíchứng nhanh chóng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”

Điều 2 luật Giáo dục ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Namphát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, có thẩm mỹ và nghề nghiệp, trungthành với lý tưởng độc lập và Chủ Nghĩa Xã Hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”

II Cơ sở thực tiễn

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,khoa học và hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

Tổ Khoa Học Tự Nhiên – Trường PTDTNT Tây Nguyên 5

Trang 6

Hoạt động giáo dục phải được thực hiện trên nguyên lý: Học đi đôi với hành, giáo dụckết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp vớigiáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Đặc thù của trường PTDTNT Tây Nguyên là ngôi trường nuôi dạy con em của đồngbào các dân tộc tây nguyên ở các vùng miền khác nhau Do ảnh hưởng của phong tục tập quán

và đa số các em ít được giao tiếp nên thường rụt rè nhút nhát Mặt khác trình độ dân trí khôngđồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình thường trông chờ vào các chế độ của nhànước, ít quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, hầu như phó mặc cho nhàtrường Từ năm học 2008-2009 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhà trườngđược phép tuyển thêm diện bán công Phần lớn các gia đình cho con em vào học ở diện nàyđều bận công việc không có thời gian quan tâm, quản lý các em, nên đưa vào trường để nhàtrường quản lý về học tập và rèn luyện Vì vậy, việc tìm ra phương pháp quản lý, dạy và họcphù hợp với đối tượng để các em phát triển ngày một toàn diện hơn là hết sức cấp thiết

Nội dung một số phương pháp cần bàn luận khi nghiên cứu

1 Các nguyên tắc ứng sử sư phạm

2 Xây dưng nội quy lớp học

3 Quản lý học sinh trong giờ học

4 Quản lý học sinh ngoài giờ học

5 Quản lý học sinh trong các kỳ nghỉ

6 Quan hệ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội

CH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NG II: CÁC BI N PHÁP TH C HI N ỆN PHÁP THỰC HIỆN ỰC HIỆN ỆN PHÁP THỰC HIỆN

I N m đ ắm được các nguyên tắc ứng xử sư phạm ược các nguyên tắc ứng xử sư phạm c các nguyên t c ng x s ph m ắm được các nguyên tắc ứng xử sư phạm ứu ử sư phạm ư ạm

Muốn trở thành một nhà sư phạm khéo léo, tinh tế trong ứng xử, thành công trong việcgiáo dục học sinh, bạn cần phải hiểu biết và tôn trọng các nguyên tắc sư phạm :

1 Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh Hiểu rõ hoàncảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, sở thích, thói quen của từng em để có biện phápgiáo dục phù hợp

Trang 7

2 Luôn giữ được sự bình tĩnh trước mỗi tình huống sư phạm Tìm hiểu cặn kẽ, thấuđáo nguyên nhân của mỗi tình huống để có cách xử lý đúng đắn, hợp tình hợp lý “Hiểu người

để dẫn đạo người”

3 Luôn có ý thức tôn trọng học sinh, kể cả những học sinh có sai phạm Hãy biết tựkiềm chế để không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm học trò Ở tuổi này, lòng tựtrọng của các em dễ súc động, chỉ một lời nói nhục mạ sẽ làm tan nát tâm hồn con trẻ

4 Luôn đặt mình vào địa vị của học sinh, vào hoàn cảnh của các em Hãy rút ngắn

“khoảng cách thế hệ” để gần gũi và cảm thông chân thành, bao dung và độ lượng

5 Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời Trong khi khen cũng không quên chỉ

ra những thiếu sót của học sinh để các em khắc phục và không ngừng tiến bộ

6 Luôn thể hiện niềm tin vào sự hướng thiện của các em Ngay cả khi các em mắc sailầm, cũng phải tìm ra những ưu điểm, những mặt tích cực chứ không nên phê phán nặng nề

Đó chính là chỗ dựa, là nguồn khích lệ cho học sinh có động lực phát triển

7 Góp ý học sinh về những thiếu sót cụ thể, việc làm cụ thể, với một thái độ chânthành và giàu lòng yêu thương

8 Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy với học trò.Theo quy luật phản hồi tâm lý, tình cảm của thầy trước sau cũng được đáp lại bằng tình cảmcủa học trò như G.Piêt từng nói “Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim” Lòng nhân

ái, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục, cảm hoá học trò

9 Trong mỗi tình huống sư phạm, người GV cần phải bình tĩnh xem lại bản thân mình.Nếu nhận ra sự thiếu sót, sai lầm của mình hãy dũng cảm thừa nhận Như thế học sinh chẳngnhững tôn trọng thầy mà còn rất cảm phục thầy

II Xây d ng cách th c qu n lý l p: K t h p gi a giáo viên ch ựng cách thức quản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ứu ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ết hợp giữa giáo viên chủ ợng nghiên cứu ữa giáo viên chủ ủ

nhi m- ph huynh- h c sinh ệm- phụ huynh- học sinh ục Lục ọc sinh

1 Xây dựng phương pháp quản lý lớp

Trang 8

Hợp tác, giúp đỡ

2 Xây dựng sơ đồ tự quản của lớp dưới sự giám sát của giáo viên

3 Xây dựng nội qui lớp học

Để lớp học được đi vào nề nếp, ổn định Giáo viên cần xây dựng một bản nội qui lớp chitiết, đưa ra các thang điểm cộng, trừ phù hợp, để các thành viên trong lớp có thể thi đua mộtcách lành mạnh.( Bản nội qui ở phần phụ lục )

Giáo viên chủ nhiệm

Trang 9

III Qu n lý h c sinh trong gi h c ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh ờ học ọc sinh

Đối tượng học sinh được tuyển vào trường DTNT theo diện chính sách là người đồngbào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, vùng ưu tiên, đối với diện học sinh bán công thì hầunhư các em bị mất gốc nhiều, năng lực bất cập so với yêu cầu trình độ của cấp bậc học Đểkhắc phục điều này, nhà trường đã tổ chức dạy học phụ đạo, dãn tiết rất nhiều bởi nội dungchương trình sách giáo khoa dùng chung cho các trường đối với học sinh DTNT là qúa khó,quá cao Nếu nhà trường không tổ chức dạy học phụ đạo, dãn tiết cho học sinh thì các em khó

có thể lĩnh hội được đủ lượng kiến thức cơ bản SGK

Khi đó trong mỗi tiết học người chịu trách nhiệm chính là giáo viên đứng lớp, ngườigiáo viên cần phải tạo không khí thoải mái cho lớp học vừa phải đạt được mục tiêu bài dạy Làmột giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với các giáo viên bộ môn để nâng cao chất lượng giáodục chung của lớp Do vậy cần phải có một số biện pháp để duy trì tốt tiết dạy của mình

1 Không đ ý đ n nh ng sai ph m nh c a h c sinh ể ý đến những sai phạm nhỏ của học sinh ết hợp giữa giáo viên chủ ữa giáo viên chủ ạm vi nghiên cứu ỏ của học sinh ủ ọc sinh

Việc không để ý tới những hành vi sai phạm nhỏ có thể là một cách hữu hiệu hơn đểđạt được những hành vi ứng xử trong lớp học tốt hơn Nếu việc nhỏ giáo viên cũng can thiệpvào có thể làm cho vấn đề trở nên rắc rối hơn

2 X lý vi c l p l i các l i nh c a h c sinh mà không nh h ử lý việc lặp lại các lỗi nhỏ của học sinh mà không ảnh hưởng ệm- phụ huynh- học sinh ặp lại các lỗi nhỏ của học sinh mà không ảnh hưởng ạm vi nghiên cứu ỗi nhỏ của học sinh mà không ảnh hưởng ỏ của học sinh ủ ọc sinh ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ưởng ng

đ n h c sinh khác ết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh

Cử chỉ thân mật : Những vi phạm nhỏ cũng có thể được bỏ qua hoặc ngăn chặn bằngcách di chuyển tới chỗ học sinh vi phạm

Nhắc nhở bắng mắt Tức là nhìn thẳng vào học sinh vi phạm tạo ra sự nhắc nhở bằngmắt, sự xuất hiện của mắt, điệu bộ, sẽ giúp hướng lại sự tập trung, chú ý của học sinh vào bàigiảng

Gõ nhẹ : Với học sinh vi phạm ở trong tầm tay có thể gõ nhẹ vào bàn

Mời trả lời câu hỏi: Gọi học sinh không chú ý bài giảng trả lời câu hỏi

3 X lý nh ng vi ph m th ử lý việc lặp lại các lỗi nhỏ của học sinh mà không ảnh hưởng ữa giáo viên chủ ạm vi nghiên cứu ườ học ng xuyên xu t hi n ất hiện ệm- phụ huynh- học sinh

Can thiệp tại chỗ: Giáo viên chỉ rõ đích danh học sinh, xác định hành động sai trái vàchỉ ra cho học sinh thấy việc sai trái của mình

Tổ Khoa Học Tự Nhiên – Trường PTDTNT Tây Nguyên 9

Trang 10

Trao đổi riêng:( Dành cho những học sinh có những sai phạm kéo dài với giáo viên) Giáoviên gặp riêng học sinh để trao đổi, nhắc nhở.

IV Qu n lý h c sinh ngoài gi h c ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh ờ học ọc sinh

1 Qu n lý h c sinh trong gi t h c ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh ờ học ựng cách thức quản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh

Theo qui dịnh của trường, học sinh phải lên lớp học tập trung từ 19h đến 21h30’ với sựquản lý của ban quản sinh Tuy nhiên, chỉ 2 cán bộ quản sinh khó có thể quản lý triệt để, vìvậy giáo viên cũng cần phối hợp để quản lý các em được tốt hơn

a Đối với ban cán sự lớp: Phân công cụ thể trách nhiệm cho ban cán sự lớp.

Lớp trưởng chịu trách nhiệm chính trước giáo viên chủ nhiệm (GVCN) Giao quyềnhạn cho lớp trưởng có thể dùng các biện pháp kỷ luật đối với những học sinh vi phạm như: Bắtđứng tại chỗ, mời lên ban quản sinh…

Lớp phó học tập chịu trách nhiệm về việc học tập của các bạn Cứ đầu giờ nhắc các bạnngày mai cần học thuộc, làm bài tập môn nào, hoặc những gì GV giao về nhà Kết hợp với cán

sự bộ môn để giúp các bạn giải đáp những kiến thức, bài tập khó

Các tổ trưởng quản lý các thành viên trong tổ: Nhắc nhở, kiểm tra việc học tập của cácbạn Kết hợp với lớp trưởng để đưa ra biện pháp kỉ luật phù hơp với những học sinh vi phạm,theo quy định của GVCN

b Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Việc lựa chọn ban cán sự lớp là hết sức quan trọng, vì đây là đội ngũ chính giúp GVCNquản lý mọi hoạt động của lớp, khi không có giáo viên quản lý trực tiếp

GVCN cũng cần phải bám lớp, như thường xuyên kiểm tra đột xuất giờ tự học của các

em từ 2 đến 3 lần/ 1 tuần, để kịp thời uốn nắn

Thường xuyên trao đổi về tình hình học sinh với phụ huynh, để phối hợp cùng giáo dục

1 Qu n lý h c sinh trong sinh ho t t p th ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh ạm vi nghiên cứu ập thể ể ý đến những sai phạm nhỏ của học sinh

Ngoài giờ học nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dụcthể thao …Đây là những hoạt động vui chơi bổ ích không thể thiếu đối với các em vì nó giúpcác em hoà nhập hơn với bạn bè và thêm động lực cũng như quyết tâm trong học tập- rènluyện

Trang 11

Tham gia các phong trào của trường: Giáo viên triển khai kế hoạch, giao cho lớp phóvăn thể phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia GVCN chốt danh sách.

Phương châm quản lí: Đề cao tinh thần đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể.(Hướngphân công nhiệm vụ: Phân công đều cho tất cả các thành viên Giáo viên theo dõi quá trìnhquản lí của ban cán sự lớp (BCSL) để có những điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả

Tham gia các hoạt động ngoại khoá: Hàng năm nhà trường tổ chức các hoạt đông ngoạikhoá cho học sinh như : Vui để học, tham quan các di tích lịch sử, tham quan thiên nhiên …dưới sự quản lý trực tiếp của thầy cô giáo Đây là cơ hội để các em tham quan thế giới bênngoài, nâng cao kiến thức giúp các em phát triển toàn diện

V Qu n lý h c sinh trong các kỳ ngh ản lý lớp: Kết hợp giữa giáo viên chủ ọc sinh ỉ

Trong các kỳ nghỉ dài ngày của học sinh như: nghỉ tết, nghỉ hè… rất cần có sự kết hợpchặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình – Học sinh để đảm bảo khi các em quay lại trường có đủsức khoẻ để tiếp tục học tập và rèn luyện

Nhà trường: Yêu cầu cam kết về các nội quy, quy định khi gia đình đưa con em về nghỉ dài

ngày

Gia đình : Kí vào bản cam kết, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Học sinh: Thực hiện đúng nội qui, qui định của bản cam kết

VI Quan hệ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà trường luôn gắn liền với yêu cầu tồn tại và phát triểncủa đời sống xã hội Vì vậy công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quantrọng đối với chất lượng giáo dục Điều 93 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: “Nhà trường

có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lý giáodục ”.Vì vậy chúng ta cần làm tốt những công việc sau :

- Động viên khuyến khích học sinh đến trường, thường xuyên có liên hệ và phối hợp vớigia đình, chính quyền địa phương quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡngkiến thức và kỹ năng cho học sinh yếu kém

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức , đoàn thể như : Hội khuyến học, Đoàn khối, xã,phường , Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục họcsinh trong và ngoài nhà trường

Tổ Khoa Học Tự Nhiên – Trường PTDTNT Tây Nguyên 11

Ngày đăng: 29/03/2014, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w