Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đồng Nai thuộc khu vực miền Đông nam bộ và vùng KTTĐPN Nằm ởcửa ngõ phía Bắc đồng thời là một trung tâm công nghiệp và đô thị của vùng,tỉnh có vị trí, vai trò rất quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, giao lưuthương mại và an ninh quốc phòng của vùng KTTĐPN Thời kỳ vừa qua, sựnghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh có những bước tiến mạnh mẽ, tạođược bước ngoặt trong thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế và đóng góp tích cựcvào quá trình phát triển chung của vùng và cả nước
Điểm nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh là sự hình thànhcủa các KCN Đây là nhân tố có vai trò rất tích cực, góp phần quan trọng đưaĐồng Nai từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp (tỷ trọng GDPcông nghiệp tăng từ 15,6% năm 1985 lên 57,7% năm 2007) Trong nhữngnăm qua, các KCN Đồng Nai đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, đã tạo việc làm cho một lượng lớn lao động Hàng năm, rấtnhiều lao động ở các tỉnh khác tìm đến các KCN Đồng Nai như một miền đấthứa Tuy nhiên, có một nghịch lý đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay, đó
là hiện tượng thiếu lao động ở các KCN Trong khi tình trạng thất nghiệp vẫncòn tồn tại thì các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai lại rất khó khăn trongviệc tìm kiếm lao động đáp ứng được nhu cầu của mình dù cho cơ cấu laođộng cần tuyển không quá phức tạp Nhân sự có chất lượng đã khó kiếm,nhưng ngay cả lao động phổ thông vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cũngrất khó tuyển Điều này đã gây ra những khó khăn rất lớn cho các doanhnghiệp, cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai Mâu thuẫnnày cần phải được nhanh chóng giải quyết Chính tính thời sự của vấn đề, sựcấp thiết phải tìm ra các giải pháp đã đưa em đến quyết định chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh
Trang 2Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp củamình.
Cơ cấu của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này gồm 3 phần chính:
Chương 1: Vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai.Chương 2: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các KCNcủa tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các KCNcủa tỉnh Đồng Nai
Vấn đề nghiên cứu thì rộng nhưng do trình độ và khả năng có hạn nênbản Chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự đónggóp của thầy cô và các bạn cho bản Chuyên đề này thêm hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướngdẫn: TS Phan Thị Nhiệm và sự giúp đỡ tận tình của cô Liên-trưởng phòngĐông nam bộ, cùng các cán bộ đang làm việc tại Vụ Kinh tế địa phương vàLãnh thổ-Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang 3CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI
1.1 Lý luận chung về KCN.
Theo điều 2, Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao (banhành kèm theo nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ)
ta có khái niệm: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.”
Trang 41.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
1.2.1 Các nhân tố vĩ mô.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành côngnghiệp Đồng Nai Tuy nhiên, các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triểncủa ngành công nghiệp Đồng Nai có thể được xem xét trên hai tác động chính
đó là tác động có tính 2 mặt (thuận lợi và khó khăn) của các nhân tố kinh tế
xã hội trong nước và những nhân tố tác động có tính hai chiều (thời cơ vàthách thức) của bối cảnh quốc tế đến phát triển công nghiệp của Đồng Naithời gian tới
1.2.1.1 Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước.
Kinh tế
Nhân tố này thể hiện qua các yếu tố chính sau:
- Tăng trưởng kinh tế: Đây là một nhân tố rất quan trọng vì nó tác động trực
tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để các ngành có thể mở rộng quy
mô sản xuất Trong kinh tế thì khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéotheo sức mua giảm sút, hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được, nhiều mặt hàng
sẽ tồn kho…Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng sản xuấtcủa các ngành trong những năm tiếp theo Do vậy duy trì được mức tăngtrưởng kinh tế liên tục và ổn định là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho cácngành sản xuất tiếp tục phát triển
Giai đoạn 1991-1995 là thời kỳ nền kinh tế nước ta thực hiện đường lốiđổi mới, sau một thời gian tăng trưởng khá cao, bình quân trong giai đoạn1991-1995 là 8,1%, của Đồng Nai là 13,9%, từ năm 1996-2000, đã xuất hiệnnhững dấu hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Trang 5cả nước liên tục giảm xút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền
tệ khu vực Đồng Nai cũng nằm trong bối cảnh chung đó: từ năm 1996 đếnnăm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm từ 17,1% xuống 10,4%;các ngành kinh tế của Đồng Nai đều có mức tăng giảm dần trong các nămnày, trong đó công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm sút mạnh từ 33,4% năm
1996 xuống còn 17,02% năm 2000
Bảng 1.1- TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1996-2000
(Nguồn: Sở công nghiệp Đồng Nai)
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 1996 1997 1998 1999 2000
gGDP Đồng Nai 17,1 13,7 9,6 9,4 10,4
gCông nghiệp Đồng Nai 33,4 21,46 15,8 14,7 17,02
Bước sang giai đoạn 2001-2005, kinh tế Việt Nam luôn giữ được tốc độcao và ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai giai đoạn này là12,8%, trong đó ngành công nghiệp Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng bìnhquân là 16%
- Tài chính tín dụng và thị trường: là những yếu tố rất nhạy cảm, tác động
mạnh đến khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, của doanh nghiệp như: lãisuất tín dụng, tỷ giá hối đoái, tình hình lạm phát, giảm phát, thị trường tiêuthụ cũng như thị trường tài chính tiền tệ
Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay thì yếu tố lãi suất tín dụng
là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí giá thành sản phẩm
và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm Do vậy lãi suất cần phảiđược xác định phù hợp và ổn định sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành
Trang 6và kích thích các ngành sản xuất phát triển và ngược lại Xem xét hiệu quảsản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp Đồng Nai trong năm 2003cho thấy, chỉ số lợi nhuận/vốn kinh doanh của các ngành và của toàn ngànhcông nghiệp đạt 6,1%, thấp hơn cả lãi xuất huy động vốn (7-8%) Với mức lãisuất còn cao và biến động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triểncủa các doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến phát triển củangành công nghiệp trong thời gian tới.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng trong môi trườngkinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác dụng trực tiếp đến hoạt động xuấtnhập khẩu, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán Thời gian qua, ngân hàngNhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, theo đó hàng ngày ngânhàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng của đồng Việt Nam so với đồng USD (thay cho việc công bố
tỷ giá chính thức trước đây) Bên cạnh đó hạ thấp tỷ lệ kết hối để tạo thế chủđộng hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh…Những thay đổi nàylàm cho tỷ giá ở Việt Nam được hình thành một cách khách quan hơn, phảnánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế,tạo điều kiện để hội nhập tốt hơn với cộng đồng quốc tế và khu vực Đối vớiĐồng Nai, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khá lớn (khoảng 11,8 tỷ USDnăm 2007) do đó việc thay đổi tỷ giá hối đoái và tỷ lệ kết hối ảnh hưởng rấtlớn đến các doanh nghiệp
Bên cạnh những yếu tố trên thì yếu tố lạm phát, giảm phát cũng ảnhhưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm và tiêu dùng của toàn xã hội Điềunày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụsản phẩm háng hoá, nó đi ngược lại với việc tăng trưởng kinh tế đó là tăngnhu cầu và sức mua, thúc đẩy sản xuất phát triển Như vậy, để khuyến khích
Trang 7sản xuất phát triển, mức độ lạm phát cần phải gia tăng ở mức độ phù hợp vàtrong khuôn khổ có thể chấp nhận được.
Một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó
là xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, từ thị trường hàng hóa dịch vụđến thị trường tài chính tiền tệ Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quátrình chuyển đổi, cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, các khuônkhổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh Thời gian qua, nhà nước cũng đã quan tâmtriển khai nghiên cứu vấn đề này như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thươngmại, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương, ra đời thị trường chứngkhoán…Do vậy để phát huy nội lực tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển ổnđịnh và bền vững, trong thời gian tới việc tạo điều kiện để các loại hình thịtrường cùng phát triển như phát triển mạnh thị trường hàng hoá dịch vụ, laođộng, đất đai…sẽ có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế cả nước nói chung,công nghiệp Đồng Nai nói riêng
Chính trị-xã hội.
Lợi thế so với một số nước trong khu vực đó là môi trường chính trị ổnđịnh, an ninh xã hội tốt Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộcđổi mới với rất nhiều cố gắng nhằm lành mạnh hoá các vấn đề kinh tế-xã hội,tạo niềm tin trong nhân dân và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư Bên cạnh
đó, Đảng và Chính phủ luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu những khó khăn, vướngmắc của các doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, liên tục hoàn thiệncác chính sách cũ, bổ sung nhiều chính sách mới nhằm tạo môi trường ngàycàng thông thoáng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động Điềunày có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong cả nước nóichung và các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai nói riêng
Trang 8 Chính sách, luật pháp.
Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, là tiền đề trong việcthúc đẩy kinh tế phát triển Với đường lối đổi mới, mở của của Đảng và Nhànước trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có nhiềuthuận lợi để phát triển sản xuất Hàng loạt các chính sách ra đời, ngày cànggóp phần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp trong và ngoàinước đầu tư phát triển
Cơ quan lập pháp của Nhà nước đã liên tục nghiên cứu ban hành, bổsung, sửa đổi các văn bản pháp luật Bộ Luật dân sự, luật Đầu tư nước ngoàiđược sửa đổi; luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại, luậtdoanh nghiệp…ra đời đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho các quan hệ dân
sự, kinh tế và kinh doanh, tạo nên khí thế mới trong sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên, việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của Nhànước còn thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán, khiến cho các chủ trương, chínhsách mới đi và cuộc sống chậm Bên cạnh đó hệ thống pháp luật ở Việt Namchưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn kịp thời và thường xuyên phải sửađổi do vậy thường gây nên những lúng túng khi thực hiện Trong khi đó, cácquốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam lại có hệ thống luật pháp rấthoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể và phức tạp, nhất là Nhật Bản, Mỹ và khối EU.Đây là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi gianhập các thị trường khu vực và thế giới
Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp Đồng Nai nói chung và cácKCN Đồng Nai nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Đóng gópvào những thành tựu đó là cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” Với quan điểm
“xem khó khăn của nhà đầu tư như khó khăn của chính mình”, Ban Quản lýKCN đã chủ động, tích cực cải tiến phương thức, lề lối làm việc, tiến hành
Trang 9đồng bộ các biện pháp, từ việc hình thành và hoạt động của bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn đãnâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ, tăng cường hiệu lực chỉ đạo điều hành, rútngắn thời gian so với quy định Cụ thể như: thời gian cấp giấy phép xuất nhậpkhẩu từ 15 ngày theo quy định của Bộ Thương mại được rút ngắn còn trungbình 3 ngày, trong đó 70% số giấy phép được cấp trong 1 ngày, 27% trong 2ngày; cấp giấy phép đầu tư từ 15 ngày theo quy định, 2/3 hồ sơ được rút ngắncòn 7 ngày, 50% được giải quyết từ 3 - 5 ngày; cấp chứng chỉ C/O FormĐồng Nai trong 2 giờ…Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộmột số khó khăn vướng mắc đang được xem xét, nghiên cứu và tìm biện phápkhắc phục
Điều kiện tự nhiên, xã hội.
Đồng Nai là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam bộ, có vị trí quan trọngtrong vùng KTTĐPN, có thành phố tập trung nhiều KCN lớn loại nhất nước.Đây là đầu mối nhiều tuyến giao thông quốc gia có tiềm năng phát triển côngnghiệp và đang là địa điểm thu hút mạnh các nhà đầu tư Nằm trong VùngKTTĐPN, là trung tâm kinh tế của cả nước có rất nhiều tiềm năng kinh tế đểphát triển kinh tế Với diện tích 5.862 km2, có khí hậu ôn hoà lại nằm gầnthành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, côngnghiệp và ở giữa vùng tài nguyên phong phú về nông sản, cảng công nghiệp,rừng, khoáng sản, hải sản và dầu khí, gần thị trường của 9 tỉnh đồng bằngsông Cửu Long, 8 tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh Nam Trung bộ, NamTây nguyên Giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc đi lại, chuyên trở hànghoá trong cả nước Cơ sở hạ tầng của Đồng Nai khá tốt, nhất là hệ thống cácKCN, mạng lưới thông tin liên lạc của các cơ sở dịch vụ bưu chính-viễnthông
Trang 10Nguồn nhân lực dồi dào Năm 2006, Đồng Nai có dân số là 2.362.554triệu người, trong đó có khoảng 1.2 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếmkhoảng 50% dân số Cơ cấu nguồn nhân lực chuyển dịch theo xu hướng giảmdần ở khu vực I, tăng dần ở khu vực II và III Tỷ trọng nguồn nhân lực trongkhu vực I còn quá lớn, tỷ trọng lao động trong khu vực II và III còn quá nhỏ,
tỷ lệ lao động kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật đến trên đại học) còn thấp Sovới những năm trước đây thì lực lượng lao động công nghiệp ở Đồng Nai hiệnnay đã có những bước trưởng thành đáng kể cả về số lượng và chất lượng.Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước thì tỷ lệ tay nghềthấp của nguồn nhân lực đang là trở lực đối với sự nghiệp CNH-HĐH Đòihỏi các cấp, các ngành phải tăng cường mở rộng các trường dạy nghề, khuyếnkhích học tập trong các tầng lớp dân cư và mở cửa thu hút lao động có taynghề từ nguồn tăng cơ học Mặt khác, do sự phát triển nhanh chóng của nhiềungành công nghiệp cùng với lượng dân tự do cư trú quá đông, tăng dân số cơhọc, mật độ sử dụng các phương tiện chuyển chở, đi lại cao…nên nảy sinhnhiều vấn đề xã hội phức tạp như môi trường, nhà ở công nhân và một số tệnạn khác
1.2.1.2 Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế.
Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã làm cho cácnước xích lại gần nhau hơn Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung cácnguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ vớihơn 160 quốc gia về ngoại giao, với trên 100 quốc gia về quan hệ buôn bán.Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tiến trình khu vực hoá ngày càng diễn ra sâurộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế :AFTA, APEC, WTO Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơhội thuân lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường,mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát
Trang 11điểm của nền kinh tế còn rất thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trongthương trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế,nhưng là nước đi sau nên ngành công nghiệp có thể vận dụng được nhiềuthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước, cóthể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp hơn từ cácnước công nghệ tiên tiến Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI, Việt Nam
đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến trong các
xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực như dầu khí,hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông
Từ phân tích trên cho thấy bối cảnh quốc tế hiện nay sẽ tác động trựctiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai Với kim ngạch xuấtnhập khẩu trên 5 tỷ USD hàng năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50%doanh thu sản xuất công nghiệp toàn ngành, do đó những tác động về bốicảnh quốc tế đối với kinh tế nước ta sẽ có tác động trực tiếp và ảnh hưởng tolớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai trong thời gian tới
1.2.2 Các nhân tố vi mô.
Các nhân tố thuộc tầm vi mô, tức là xem xét ở giác độ ngành và cácdoanh nghiệp Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnhtranh của ngành và mỗi loại sản phẩm Đó là những kỹ năng tổ chức, quản lý
của nhà kinh doanh Đối với một doanh nghiệp công nghiệp các kỹ năng này
lại càng cần thiết Bộ phận quản lý quản lý trong doanh nghiệp cần phải cókhả năng tổ chức quản lý tốt ở tất cả các khâu từ tiền sản xuất đến sau sảnxuất
- Trong giai đoạn tiền sản xuất, người sản xuất cần chú trọng việc thiết
kế sản phẩm, lựa chọn và mua thiết bị công nghệ phù hợp, có kỹ năng quản lý
Trang 12và định mức chi phí nguyên vật liệu, dự trữ tốt Đây là giai đoạn định hình
loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất như thế nào
- Trong quá trình sản xuất, người chủ doanh nghiệp cần quan tâm đếnviệc sử dụng lao động như thế nào để có thể phát huy được năng lực, tráchnhiệm của họ, có những động viên kịp thời giúp người lao động gắn bó hơnvới doanh nghiệp; chú ý sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm, hợp lý; vàphải quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, có các nỗ lực để không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
- Không chỉ chú trọng ở giai đoạn sản xuất, trên thực tế ngày càng cónhiều doanh nghiệp quan tâm hơn đến giai đoạn sau sản xuất Sự cạnh tranhtrong thị trường vốn đã rất khốc liệt và ngày càng khó khăn hơn đối với cácdoanh nghiệp trong nước khi chúng ta đã là thành viên của WTO Mở của hộinhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗlực hơn nữa trong việc đem sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp đến vớingười tiêu dùng Các khâu sau sản xuất như: mẫu mã, bao gói sản phẩm, giaonhận kịp thời, đúng hạn, vấn đề dịch vụ và thời gian bảo hành cho sản phẩm,tiếp thị thị trường…Trong số đó, đặc biệt quan trọng là yếu tố về thị trường,giá cả, chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bánhàng, các yếu tố này cần được doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để đưa ra đượccác chiến lược cạnh tranh hiệu quả
1.3 Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
1.3.1 Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế.
Trang 13Trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khánhanh Thời kỳ 1996-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,4% cao gấp1,5 lần mức bình quân (8,2%) của thời kỳ 1986-2005
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,8% caogấp 1,14 lần mức tăng bình quân chung (11,2%) của vùng KTTĐPN và gấp1,7 lần mức tăng bình quân (7,5%) của cả nước (Xem hình 1.1)
Hình 1.1- TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP BÌNH QUÂN GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai)
ĐVT: %
Từ 1995 đến nay (2007), qui mô GDP của nền kinh tế tính theo giá sosánh (giá 94) tăng lên gấp hơn 4,25 lần, từ 5.936 tỷ đồng (1995) lên 25.255,7
tỷ đồng (2007)
Bảng 1.2- MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP CỦA ĐỒNG NAI
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Trang 14CHỈ TIÊU KINH TẾ Đơn vị Thựchiện
2006
2007 So sánh(%)
ƯTH2007 /TH2006
Kế hoạch Ước thựchiện
Tổng giá trị gia tăng-GDP (giá 94) Tỷ đồng 21.941 25.214 25.255 115,1
- GTGT ngành công nghiệp-xây dựng Tỷ đồng 13.739 16.064 16.062 116.9
- GTGT ngành nông nghiệp Tỷ đồng 3.182 3.310 3.346 105,2
GDP bình quân đầu người (giá 94) 1.000 đ 9.287 10.484 10.501 113,1
Qua bảng trên ta thấy, năm 2007, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ướctăng 15,1% so với năm 2006, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh uỷ và Hội đồngnhân dân tỉnh đề ra (mục tiêu: tăng 15%), gần gấp đôi so với bình quân chung
cả nước, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua Trong đó:Ngành công nghiệp-xây dựng tăng 16,9%; ngành dịch vụ tăng 16,5%; ngànhnông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,2% Quy mô GDP theo giá so sánh là25.255 tỷ đồng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh là 10,501 triệuđồng, tăng 13,1% so với năm 2006
1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá nhanh và đạt được bước tiếnquan trọng theo hướng CNH Thời kỳ 1996-2005, tốc độ tăng trưởng của khuvực công nghiệp đạt bình quân 17,6%; nông nghiệp 4,3%; dịch vụ 10,3%.Riêng trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp đạt16%; nông nghiệp 4,6%; dịch vụ 12,1%
Năm 2007, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP: công nghiệp-xâydựng 57,7%; dịch vụ 30,2%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 12,1% Nhưvậy, sau 12 năm (1995-2007) tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lênđược 19,7% trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ31,8% (1995) xuống 12,1% Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đã chiếm trên 50
Trang 15% tổng giá trị sản phẩm theo đúng định hướng phát triển của một tỉnh côngnghiệp Điều này được thể hiện qua 2 biểu đồ sau:
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh đối với khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do được đẩy mạnh thu hút đầu tư Từ
1996 đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăngtrưởng cao, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 20,7%; khu vực kinh tế trongnước trên địa bàn tăng trưởng chậm hơn, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân9,1% Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP tănglên rất nhanh, từ 12,9% (1995) lên 37% (2005)
1.3.3 Xuất-nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng nhanh và ởmức bình quân xấp xỉ nhau 30,1% và 31% trong thời kỳ 1996-2005 Trong đógiai đoạn 2001-2005, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng khá nhanh bình quân22,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, bình quân đạt 16,5%/năm
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 11,8 tỷ USD, đạt105,8% kế hoạch, tăng 27,6% so với thực hiện năm 2006
Trang 16Bảng 1.3- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU Ở ĐỒNG NAI NĂM 2007
Kim ngạch Xuất khẩu
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
DN TW: doanh nghiệp trung ương.
DN ĐP: doanh nghiệp địa phương
DN có VĐT NN: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, hạt điều nhân, mậtong, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc; thịtrường xuất khẩu chủ yếu tập trung ở một số nước Châu Á, Châu Âu và Hoa
Kỳ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hạt điều thô, phân bón, hoá chất côngnghiệp, máy móc thiết bị cho sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất
1.3.4 Thu chi ngân sách.
Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng thubình quân trong thời kỳ 1996-2005 đạt 21,6%/năm, trong đó giai đoạn 2001-
2005 đạt 22,5%/năm (cả nước tăng 18,3%/năm) Tổng thu ngân sách cả giaiđoạn 2001-2005 là 26.808 tỷ đồng Năm 2007, Tổng thu ngân sách đạt9.917,555 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 10,4% so với năm 2006
Bảng 1.4- THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Trang 17(Tỷ đồng)
So sánh (%) 2007/kế hoạch 2007/2006
- Thu từ hoạt động Xuất nhập khẩu 3.380,051 105 110,1
Chi Ngân sách hàng năm tăng bình quân 18,6% trong cả thời kỳ
1996-2005, đạt 65.493 tỷ đồng; giai đoạn 2001-2005 mức chi ngân sách hàng nămtăng bình quân 19,4% Thu ngân sách hàng năm tăng đều và nhanh tạo điềukiện để chi phát triển kinh tế-xã hội, trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản vàchi sự nghiệp giáo dục-y tế-văn hoá-xã hội tăng bình quân 30,2% và 20,5%trong giai đoạn 2001-2005 Năm 2007, tổng chi ngân sách địa phương là3.700,0 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2006
Bảng 1.5- CHI NGÂN SÁCH CỦA ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
2007
(Tỷ đồng)
So sánh (%) 2007/kế hoạch 2007/2006
1 Tổng chi ngân sách địa phương 3.700,0 102 118
1.1 Chi trong cân đối ngân sách 3.355,8 102 107,1
- Chi trả nợ vay đầu tư cơ sở hạ tầng 21,055 100 100
- Chi lập hoặc bổ sung quỹ dự trữ tài chính 2,910 100 100
1.2 Chi quản lý qua ngân sách 344,2 100
1.3.5 Phát triển các ngành kinh tế
Công nghiệp phát triển với nhịp độ cao Thời kỳ 1996-2005 giá trị sảnxuất tăng bình quân 19,3%/năm là động lực chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch
Trang 18nhanh cơ cấu kinh tế và đô thị hoá của tỉnh; trong thời kỳ này, khu vực côngnghiệp đã tạo thêm được 258,8 nghìn chỗ làm mới, đóng góp không nhỏ vàotốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Năm 2007 giá trị sản xuất côngnghiệp-xây dựng ước đạt 63.538,6 tỷ đồng (giá 94), đạt 103,3% kế hoạch,tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006
Bảng 1.6- SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
2007
(Tỷ đồng)
So sánh (%) 2007/kế hoạch 2007/2006 Giá trị sản xuất CÔNG NGHIệP-XD
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 44.830,7 109 124,8
Phát huy được tiềm năng thế mạnh, sản xuất nông nghiệp tiếp tục pháttriển nhanh và vững chắc, góp phần tích cực cải thiện đời sống nông dân Từnăm 1996 đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bìnhquân 5,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất thuần nông nghiệptăng bình quân 5,7%/năm
Năm 2007, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt6.629,3 tỷ đồng (giá 94), đạt 99,5% kế hoạch, tăng 5,4% so với thực hiện năm
2006
Bảng 1.7- SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN CỦA ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Trang 19(Tỷ đồng) 2007/kế hoạch 2007/2006
Giá trị sản xuất NLTS (giá 94) 6.629,3 99,5 105,4 100
- Giá trị sản xuất nông nghiệp 6.133,3 99,9 105,3 92,5
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp 69,7 105,8 106,9 1,1
Khu vực dịch vụ có tốc độ phát triển ngày càng tăng, giai đoạn
2001-2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm dịch vụ gấp 1,5 lần so với giai đoạn1996-2000 Trong vòng 10 năm (1996-2005) khu vực dịch vụ đã tạo thêmđược 115,1 nghìn chỗ làm mới, cùng với công nghiệp đẩy nhanh tốc độchuyển dịch cơ cấu lao động Từ 1995 đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá vàdịch vụ hàng năm tăng lên gấp 5,9 lần với nhịp tăng bình quân 19,3% Năm
2007, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựngsắp xếp một số chợ Hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn tỉnhđáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân Tổng mức bán lẻ năm 2007 ước đạt26.421 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 25,3% so với năm 2006; giá trịtăng thêm ngành dịch vụ tăng 16,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết
1.3.6 Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp
Cùng với quá trình hoàn thiện và đổi mới chung của cả nước về phápluật và cơ chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư và phát triển doanhnghiệp ở tỉnh ngày càng năng động và được cải thiện thông thoáng Đặc biệtvới chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thủ tục hànhchính “một của tại chỗ” cùng với chính sách phát triển KCN hợp lý đã tácđộng tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp trênđịa bàn trong thời gian qua
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 vào Đồng Nai đạt kỷ lục vớikhoảng 2,67 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với năm 2006 và vượt kế hoạch năm
2007 gấp hai lần Điểm mới trong thu hút FDI năm 2007 là có sự chuyển biến
Trang 20khá lớn về cơ cấu ngành nghề và chất lượng dự án Nếu như các năm trướcFDI của Đồng Nai tập trung cho ngành công nghiệp chiếm trên 90% tổng vốnđầu tư thì năm 2007 các dự án thuộc ngành dịch vụ đã chiếm hơn nửa tổngvốn thu hút mới Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đã có sự chuyển dịchmạnh sang lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao Các dự án thuộc các ngành giacông như may mặc, giày thể thao… sử dụng nhiều lao động đã giảm mạnh.Mặt khác, không chỉ đầu tư nước ngoài mà thu hút vốn đầu tư trong nước củaĐồng Nai cũng tăng mạnh Năm 2007, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tưcho 53 dự án với tổng vốn đầu tư trên 16.700 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần sovới kế hoạch đề ra Trong đó có nhiều dự án lớn và tập trung vào lĩnh vực đầu
tư cơ sở hạ tầng như nhà máy phát điện khí Nhơn Trạch, nhà máy đóng tàuVinashin, nhiều dự án xây dựng khu dân cư đô thị Việc thu hút các nhà đầu
tư trong nước tăng cao cho thấy môi trường đầu tư ở Đồng Nai ngày càng hấpdẫn Đây chính là nội lực góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn ổn định
1.3.7 Phát triển các lĩnh vực xã hội.
Sự nghiệp phát triển văn hoá-xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.Mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, trong vòng 10 năm (1996-2005)thu nhập bình quân đầu người/tháng đã tăng lên gấp 3,2 lần, đặc biệt vớinhóm dân cư có thu nhập thấp nhất chiếm 20% dân số có thu nhập bình quânđầu người/tháng tăng lên gấp 3,4 lần
Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về lĩnh vực vănhóa xã hội được thực hiện tốt, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: tỉnhđược công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998,hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2004; đến cuối năm 2007:
tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các cấp đạt cao (từ 90% trở lên); tỷ lệ xã,phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học đạt 56,7% (mục tiêu là56%); Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đến cuối năm 2007 đạt
Trang 2170%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 98%; trạm y tế
có bác sĩ phục vụ ổn định đạt 55%; hạ tỷ lệ hộ nghèo còn 6,83% (theo chuẩnmực của tỉnh), vượt mục tiêu Nghị Quyết (mục tiêu: 7,5%);…
1.3.8 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, nâng cấp, mở rộngngày càng nhiều Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.592,3 km đường bê tôngnhựa và láng nhựa; 80,5 km đường bê tông xi măng; 2.121,3 km đường cấpphối sỏi đỏ; 2.287,3 km đường đất; 121,3 km đường cấp phối đá Nâng cấp và
mở rộng mạng lưới điện phủ kín toàn tỉnh đến 100% số xã, cuối năm 2007 tỷ
lệ hộ dùng điện đạt 97%, số máy điện thoại đạt 55,1 máy/100 dân, thuê baointernet đạt 9,66 máy/100 dân…Tiến hành xây dựng một số khu dân cư gắnliền với các KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN tập trung Đầu tư xâydựng, sắp xếp một số chợ; hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàntỉnh đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân Ngoài ra đã chú trọng đầu tưchiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Nhà nước, tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế
1.3.9 Đầu tư phát triển.
Giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huyđộng được 46.579 tỷ đồng (cao gấp 2,5 lần trong giai đoạn 1996-2000), tốc độtăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt bình quân 21,8% (cao gấp 1,2 lần
so với cả nước), tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển so với GDP trong cả giaiđoạn 5 năm đạt ở mức cao 42,8% (cả nước 37,5%)
Tổng vốn đầu tư thực tế triển khai năm 2007 là 20.278 tỷ đồng, tăng29,9% so thực hiện năm 2006 Trong đó: vốn do các đơn vị địa phương đầu tưtrên địa bàn là 8.134,8 tỷ đồng, chiếm 40,1%; vốn do các đơn vị trung ươngđầu tư tại địa phương là 1.323,9 tỷ đồng, chiếm 6,5%; vốn do các đơn vị đầu
Trang 22tư nước ngoài là 10.448,2 tỷ đồng, chiếm 51,5% trong tổng vốn đầu tư thựchiện; còn lại nguồn vốn khác là 371,1 tỷ đồng.
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Huy động tích cực vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã có tác động đẩynhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đồng thời tạođiều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong tỉnh thời
kỳ vừa qua
1.4 Giới thiệu về các KCN của tỉnh Đồng Nai
Tính đến ngày 30/09/2007, Đồng Nai đã được phê duyệt 24 KCN vớitổng diện tích là 6,496 ha, diện tích dùng cho thuê là 4,412.03 ha, đã cho thuêđược 3,064 ha, đạt tỷ lệ 69.45% diện tích đất dành cho thuê Một số KCN đãcho thuê hết đất như: KCN Biên Hòa II, Loteco, KCN Nhơn Trạch III (giaiđoạn 1), KCN Biên Hòa I, KCN Tam Phước, KCN Định Quán Tổng số vốnđầu tư hạ tầng lũy kế là 247,9 triệu USD Sau đây là danh sách các khu côngnghiệp đã được phê duyệt:
Trang 231.5 Vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai.
1.5.1 Vai trò của các KCN ở Đồng Nai
Phát triển các KCN là đột phá quan trọng nhất về kinh tế nói chung vàcông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian vừa qua CácKCN được xây dựng đã phát huy được vai trò là nhân tố tác động tích cực đến
mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, thu hút lao động và đóng góp quantrọng vào tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hoá ở tỉnhđồng thời thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến
Trang 24đầu tư sản xuất, nhờ đó số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên nhanhchóng trong đó phần lớn các doanh nghiệp đều đang hoạt động khá tốt
1.5.1.1 Đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai.
Đến đầu năm 2005, các KCN tỉnh Đồng Nai đã thu hút được 600 dự áncủa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư đến từ 26 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký hơn 7,1 tỉ USD Trong số này, cácdoanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chiếm tới 83% Các KCN tỉnh ĐồngNai thu hút khoảng 80% dự án đầu tư nước ngoài và chiếm khoảng 90% tổngkim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hoạt động của các doanh nghiệp trongcác KCN tỉnh góp phần giải quyết việc làm cho gần 200.000 người
Năm 2006, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 81 dự án đầu tưvới tổng vốn đầu tư đăng ký là 398,5 triệu USD Ban quản lý các KCN ĐồngNai trong năm đã điều chỉnh giấy phép đầu tư cho 235 dự án trong đó có 117lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn là 599 triệu USD Như vậy, tính tổng các
dự án đầu tư mới và tăng vốn, tổng vốn đầu tư trong năm 2006 đạt gần 1 tỷUSD, đứng thứ 2 trên cả nước xét về vốn đầu tư thu hút vào các KCN, vượt
kế hoạch 2006 đề ra và tăng 43% về vốn đầu tư thu hút so với năm 2005 Tínhđến thời điểm 12/2006 đã có 33 quốc gia đầu tư vào tỉnh Đồng Nai với tổng
số dự án là 697, tổng vốn đầu tư là 7.245.477.664 USD
Đến cuối năm 2007, các KCN Đồng Nai đã thu hút 92 dự án FDI mớivới tổng vốn đầu tư là 675,64 triệu USD, quy mô vốn bình quân mỗi dự án là7,34 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn tăng là1.000,1 triệu USD; tổng vốn cấp mới và điều chỉnh là 1.675,75 triệu USD.Tính chung, tại 24 KCN của tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận 961 dự án đầu tư, vớitổng số vốn đầu tư đăng ký là 10.423,95 triệu USD Trong đó 231 dự án trong
Trang 25nước với vốn đăng ký tương đương 842,74 triệu USD; 44 dự án liên doanhvới vốn đầu tư đăng ký 805,3 triệu USD; 686 dự án 100% vốn nước ngoài vớivốn đầu tư đăng ký 8.775,91 triệu USD Hiện có 688 dự án đang triển khaihoạt động với vốn đăng ký 8.381 triệu USD chiếm tỷ lệ 80,4% so với tổngvốn đăng ký; 66 dự án đang xây dựng với vốn đầu tư đăng ký 458 triệu USD;chiếm 4,39% tổng vốn đầu tư đăng ký ; 207 dự án chưa triển khai xây dựngvới số vốn đăng ký 1.574,95 triệu USD; chiếm 15,21% tổng vốn đăng ký.
1.5.1.2 Đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
Trong giai đoạn 1991 - 2000, Đồng Nai vẫn liên tục giữ được tốc độphát triển kinh tế bình quân 12,9% năm Đến giai đoạn 2001 - 2007, tốc độtăng trưởng kinh tế (GDP) luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnhĐảng bộ đề ra: năm 2001 tăng 11,2%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng12,9%, năm 2004 tăng 13,56%, năm 2005 tăng 14%, năm 2006 tăng 14% vànăm 2007 tăng 15,1% Trong giai đoạn 2001-2005, công nghiệp duy trì đượctốc độ phát triển nhanh với giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân18,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 22,4% so với thựchiện năm 2006
Đạt được thành tựu phát triển như trên là nhờ có đóng góp rất to lớncủa các KCN Trong các năm qua, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra sản lượnghàng hóa xuất khẩu rất lớn và đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh Tổngdoanh thu hàng hóa của các doanh nghiệp KCN hàng năm tăng đều đặn: năm
2001 đạt trên 2 tỷ USD đến năm 2005 đạt 4,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu
từ năm 1998 đã đạt trên 1 tỷ USD và đến năm 2005 đã vượt lên đạt gần 2 tỷUSD Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN đãđạt hơn 5 tỷ USD; doanh thu đạt hơn 4,4 tỷ USD, đóng góp vào ngân sáchnhà nước khoảng 135 triệu USD
Trang 261.5.1.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp:
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Kinh tế củaĐồng Nai từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo chiếm trên 50%GDP, qua từng năm cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào cácKCN, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, Đồng Nai đã từngbước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng các ngành côngnghiệp và xây dựng Năm 1995, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP là38,7%, ngành dịch vụ là 29,5%, ngành nông nghiệp là 31,8% thì đến nay(2007) tỉnh đã hình thành cơ cấu kinh tế mới: Công nghiệp - Dịch vụ - Nôngnghiệp, với tỷ trọng tương ứng 57,7%, 30,2%, 12,1% Sự ra đời của các KCNcũng đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành côngnghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh, tăng tỷtrọng khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng nhẹ tỷ trọng khuvực công nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng giá trị sản xuất của ngành côngnghiệp; năm 1995, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh là 52,9%, khuvực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 39,3%, khu vực công nghiệpngoài quốc doanh là 7,9% thì đến năm 2007, các con số tương ứng là 16,8%,70,6%, 12,6%
1.5.1.4 Góp phần đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.
Phát triển KCN cũng đã góp phần quan trọng vào công nghiệp hóanông thôn Với hơn 10.000 ha đất nông nghiệp được quy hoạch xây dựngKCN, các KCN Đồng Nai đã tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu từ nôngnghiệp sang công nghiệp nhanh và rõ nét Nhơn Trạch được coi là điển hình
về công nghiệp hóa nông thôn qua hình thức phát triển KCN Với 8 KCNđang hoạt động và 1 KCN đang lập thủ tục thành lập, Nhơn Trạch đã chuyển
Trang 27mình từ một huyện thuần nông trở thành một thành phố công nghiệp với cáckhu đô thị, khu thương mại lớn, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định.Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ước năm 2007 đạt 6.873 tỷđồng, tăng 20,2% so năm 2006 Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp củahuyện tiếp xếp thứ 2 sau thành phố Biên Hoà và chiếm tỷ trọng 10,82% sotoàn ngành công nghiệp.
Quá trình công nghiệp hóa nông thôn thông qua vai trò của KCN cũng
đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai thực hiện ở cáchuyện miền núi như: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ Với sự hỗ trợcủa nguồn vốn ngân sách, cộng với một số chính sách ưu đãi đặc thù, quátrình phát triển của KCN miền núi bước đầu đã có kết quả tốt, tiếp tục gópphần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa nông thôn trên địa bàn
Từ năm 1996 đến nay dân số đô thị tăng bình quân trên 2,3% trong đógiai đoạn 2001-2005 tăng 1,8%
1.5.1.5 Giải quyết việc làm và đào tạo lao động.
Các KCN Đồng Nai cũng là nơi giải quyết việc làm cho người laođộng, không chỉ lao động địa phương mà cả lao động từ các tỉnh khác trong
cả nước Năm 2006, các KCN Đồng Nai đã thu hút khoảng 270.000 lao động,trong đó có hơn 3000 chuyên gia và lao động người nước ngoài Tính đếncuối năm 2007, tổng số lao động trong 24 KCN Đồng Nai khoảng 301.133người, trong đó lao động người nước ngoài là 3.839 người Ngoài số lao độngtrực tiếp trong các doanh nghiệp KCN, các KCN cũng tạo thêm việc làm giántiếp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ, góp phầnchuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp Trong vòng 10 năm(1995-2005), lao động phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động tăng từ 46% lên54,3%; giai đoạn 2001-2005, trung bình mỗi năm lao động phi nông nghiệptăng thêm được 2,6% trong cơ cấu lao động
Trang 28Cùng với sự phát triển các KCN, đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhànước qua thực tiễn đã nâng tầm quản lý lên một mức phù hợp về: ngoại ngữ,chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp,… đáp ứng yêu cầu đổi mới năngđộng từ các doanh nghiệp.
Các KCN cũng là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thànhtựu phát triển của khoa học - công nghệ, kinh nghiệm và trình độ tổ chứcquản lý của quốc tế vào quá trình sản xuất Do đó, đây cũng chính là nơingười lao động được đào tạo để tiếp thu tốt nhất công nghệ sản xuất hiện đại,công nghệ quản trị tiên tiến Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có
kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bảnlĩnh làm việc, giúp người lao động thích ứng với một nền công nghiệp tiêntiến, hiện đại Đội ngũ lao động này chính là động lực góp phần thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
Quá trình phát triển các KCN Đồng Nai cũng chính là quá trình thựchiện phân công lại lao động xã hội nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tậptrung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sứccạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế
1.5.1.6 Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, HĐH cách thức quản lý sản xuất.
KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng vớinhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng Đây chính là điểm đến lý tưởngcủa các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài Một số công nghệ tiêntiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanhnghiệp đã được áp dụng tại các KCN Đây cũng là những nhân tố quan trọnggóp phần để Đồng Nai thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Cùng với dòng vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trongKCN, các nhà đầu tư còn đưa vào những dây chuyền sản xuất với công nghệ
Trang 29tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như:công ty TNHH Schaeffler với tổng vốn đầu tư là 116,7 triệu USD, ngànhnghề sản xuất các loại thép hợp kim, thép không gỉ và các loại thép hình;công ty TNHH Y.S.P với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD, ngành nghề sản xuấtdược phẩm, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, dụng cụ y khoa…; công ty THNNOlympus với tổng vốn đầu tư là 43 triệu USD sản xuất và lắp ráp ống kính,các loại thấu kính, phụ kiện dùng trong máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bịđiện tử khác
1.5.2 Những tồn tại trong việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua
Việc quy hoạch phát triển các KCN chưa thực sự hợp lý, chưa tính tớikhả năng thu hút đầu tư và dự báo xu hướng đầu tư trên các địa bàn thuộctỉnh Các KCN tập trung quá đông tại một số địa bàn như thành phố BiênHoà, huyện Long Thành và Nhơn Trạch dẫn tới tình trạng quá tải nhu cầu vềlao động, nhà ở và dịch vụ cho người lao động Trong khi một số huyện cóđiều kiện kinh tế-xã hội khó khăn cần được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp như huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu nhưng chưathực sự được chú trọng phát triển các KCN Tính bình quân đến nay tỷ lệ lấpđầy các KCN trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 63% Nếu so sánh với các địaphương khác thì kết quả đó là khả quan, tuy nhiên các KCN có tỷ lệ lấp đầyđất công nghiệp giữa các KCN là không đồng đều Một số KCN có tỷ lệ lấpđầy đất công nghiệp tốt như: KCN Biên Hoà I, II (100%), Loteco (100%),Nhơn Trạch III (100%), Tam Phước (100%), Định Quán (100%), Gò Dầu(98,68%), trong khi đó một số KCN có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp chưa caonhư: KCN Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Nhơn Trạch VI, An Phước, Tân Phúhiện chưa có đơn vị thuê; KCN Long Thành (45,15%), Xuân Lộc (46,07%),Thạch Phú (47,59%)
Trang 30Mặc dù công tác bảo vệ môi trường và xử lý nước thải đã từng bướcđược chú trọng, việc đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng KCN và doanhnghiệp KCN trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn về xử lý chấtthải rắn chưa được thực hiện triệt để, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữacác cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các quyđịnh về bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp KCN viphạm các quy định về bảo vệ môi trường Nhiều doanh nghiệp trong KCNchưa tự giác thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chỉ thực hiệnchống chế khi có các cơ quan chuyên ngành thanh tra, kiểm tra Trong năm
2006, các đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường của Bộ tài nguyên và Môitrường và Sở tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai đã phát hiện 94 doanhnghiệp KCN vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau Thựctrạng trên dẫn tới hậu quả là khu vực sông Đồng Nai và Thị Vải đã bị ô nhiễmnghiêm trọng bởi chất thải từ các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới môi trườngxung quanh và nguồn nước sinh hoạt của dân cư khu vực này
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các KCN còn chưa thựchiện tốt, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài ở một số nơi, ảnh hưởng đến tiến
độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN và giao đất cho các doanh nghiệpKCN Công tác bồi thường, giải toả ở các KCN Sông Mây, Tam Phước,Amata, Hố Nai, Long Thành, Nhơn Trạch-Nhơn Phú và Nhơn Trạch VI đượcthực hiện chậm, chưa kiên quyết Việc xây dựng các khu tái định cư tại cácKCN Hố Nai, Amata, Sông Mây chậm tiến độ ảnh hưởng đến công tác giaođất cho các nhà đầu tư
Việc xây dựng các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào tại một số KCNvẫn chưa được thực hiện đồng bộ để kết nối với các hạng mục bên trong cácKCN
Trang 31CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN CỦA TỈNH
Đồng Nai là tỉnh có quy mô dân số lớn đứng thứ 6 trong cả nước chỉsau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây với dân
số trung bình năm 2007 khoảng 2.405.112 người Mật độ dân số của Tỉnhnăm 2007 là 408 người/Km2 Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 760.015người, chiếm 31,6% tổng dân số; Nông thôn là: 1.645.097 người, chiếm68,4% tổng dân số
+ Phân theo giới tính: Nam là: 1.183.316 người, chiếm 49,2% tổng dânsố; Nữ là: 1.221.796 người, chiếm 50,8% tổng dân số
Tỷ lệ giảm sinh năm 2007 là 0,04 ‰
Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là: 1,19%
Dân cư tập trung đông tại các khu vực thành phố Biên Hoà, thị xã LongKhánh, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom; tại các khu vực thuộc cáchuyện như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch dân cư ít hơn, cá biệtnhư huyện Vĩnh Cửu do chủ yếu là đất rừng và đất lòng hồ Thuỷ điện Trị Annên mật độ dân cư rất thưa
Trang 32Tháp tuổi dân số của Đồng Nai khá trẻ cộng với quá trình phát triểnnhanh chóng của các KCN trên địa bàn tạo sức hút mạnh di dân cơ học đếntỉnh, trong vòng 12 năm trở lại đây dân số của tỉnh tăng rất nhanh; Quy môdân số năm 2007 gấp khoảng 1,3 lần năm 1995.
2.1.2 Lao động
2.1.2.1 Lao động trong toàn tỉnh Đồng Nai
Tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn so với quy mô dân số dotrong thời kỳ vừa qua di dân đến tỉnh phần lớn là trong độ tuổi lao động Năm
2006, Đồng Nai có dân số là 2.362.554 triệu người, trong đó có khoảng 1.2triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 50% dân số Trong đó:+ Ngành Nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 416.228 người;
+ Ngành Thuỷ sản: 11.123 người
+ Công nghiệp khai thác: 5.368 người
+ Công nghiệp chế biến: 311.929 người
+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: 5.342 người
+ Khoa học và Công nghệ: 166 người
+ Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản: 3.503 người
+ Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng: 15.483 người
+ Giáo dục và Đào tạo: 34.579 người
+ Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội: 9.064 người
+ Văn hoá - thể thao: 2.588 người
+ Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội: 4.913 người
Trang 33+ Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: 14.798 người.
+ Hoạt động làm thuê hộ gia đình: 3.229 người
Công tác giải quyết việc làm được thực hiện tốt, năm 2007 đã tạo việclàm cho khoảng 85.380 lao động (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra), trong đó laođộng nữ là 51.228 người
Năm 2007, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 54.200lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghềđạt 36% (trong đó lao động nữ: 21,6%) Lao động của tỉnh phần lớn đã tốtnghiệp phổ thông nhưng đa phần chưa qua đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, tỷ
lệ lao động qua đào tạo còn thấp Chất lượng lao động vì vậy còn thấp nhất làtrong nông nghiệp và một số ngành công nghiệp như: dệt may, da dày, chếbiến nông lâm sản Song do lao động phần lớn ở độ tuổi trẻ, sung sức vì vậynếu được tổ chức đào tạo tốt sẽ nhanh chóng nâng cao chất lượng trở thànhnguồn lao động có đủ sức đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất theohướng CNH-HĐH trong thời kỳ tới
2.1.2.2 Lao động trong khu vực công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã thu hút mạnh mẽ đầu
tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp Đồng Nai phát triểnnhanh chóng Đội ngũ công nhân Đồng Nai phát triển mạnh về số lượng vàchất lượng cả ba khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với quá trình phát triển đất nước và phát triểncác ngành nghề khác tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng đông Chỉtính từ năm 1991 đến nay, tác động của chủ trương thu hút mạnh mẽ đầu tưcủa khu vực kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, với sự rađời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Nước ngoài, tỉnh Đồng Nai đãsớm nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh thuhút tốt vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế, đặc biệt
Trang 34là phát triển công nghiệp, từ đó tăng số lượng công nhân Đồng Nai với chấtlượng ngày càng cao hơn trong các khu vực kinh tế, được thể hiện cụ thể quaquá trình hình thành và phát triển như sau:
Số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế
Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 338.420 lao động công nghiệp, chiếm30,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Trong đó,lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 230.400 người, chiếm 68,08%;lao động khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp) là 108.020 người chiếm 31,92%
Cùng với sự tăng trưởng quy mô nền kinh tế, số lượng công nhân tăngtrưởng nhanh theo xu hướng giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước Nếu nhưtốc độ tăng trưởng số lượng công nhân giai đoạn 1986-1990 chỉ có 5,5%, chủyếu khối kinh tế trong nước, đã tăng lên đến 14,76% ở giai đoạn 1991-1995,chính là nhờ kết quả thực hiện đường lối đổi mới kinh tế Giai đoạn 1996-
2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực Đông Nam Á,tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 13,66% và tăng nhanh vào giai đoạn 2001-2005 đạtđến 19,11%
Bảng 1.8- LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
25.806
328 5.568 17.384 2.526
46.476
813 8.899 19.425 17.339
80.750
900 17.500 26.450 35.900
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê Đồng Nai
Trang 35Bảng 1.9- TỶ TRỌNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở TỈNH ĐỒNG NAI
33,09
0,43 7,13 22,29 3,24
27,64
0,48 5,29 11,55 10,32
23,86
0,27 5,17 7,81 10,61
8,96 - - - -
10,30
16,33 8,13 1,87 37,86
14,81
2,57 18,42 8,02 19,95
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê Đồng Nai
Qua b ảng ta nhận thấy:
- Số lượng công nhân tăng trưởng nhanh trong khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài, khu vực kinh tế trong nước tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn, chủyếu tăng trưởng ở thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, thành phầnkinh tế tập thể, kinh tế cá thể tăng thấp còn kinh tế nhà nước không tăng màcòn giảm sút
- Công nhân khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành từnăm 1992 với 400 người làm việc trong 4 dự án đầu tư nước ngoài Cùng vớităng nhanh thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành các KCN tập trung đã thuhút lao động trẻ từ mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh miền Bắc, duyên hảimiền Trung, các tỉnh miền Tây Nam bộ hội tụ về Đồng Nai kiếm việc làm nên
số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũngtăng lên nhanh chóng, năm 1995 có 23.027 người, năm 2001 có 93.510 người
và đạt 230.400 người vào năm 2005 Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990
Trang 36-1995 là 282,96%/năm; giai đoạn 1996 – 2000 đạt 26,31% năm, giai đoạn2001-2005 đạt 25,28% năm.
Công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước tăng 5,44% năm giai đoạn 1990 1995; giai đoạn 1996 - 2000 do quá trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhànước theo hướng cổ phần hóa thu hút vốn đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, tănghiệu quả hoạt động, phù hợp với tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường,lao động của khu vực kinh tế nhà nước giảm sút 0,59% năm, và giai đoạn
-2001 – 2005 tiếp tục giảm sút 0,79%
- Kinh tế tập thể tuy được giữ vững về số lượng nhưng quy mô, tỷ trọng laođộng tham gia khu vực kinh tế này còn nhỏ bé, chiếm chưa đến 0,5% tổng laođộng, giai đoạn 1996 - 2000 tăng trưởng 16,33% do ít nhiều ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, nhưng giai đoạn 2001 – 2005 khuvực kinh tế này cũng không thu hút thêm nhiều lao động, tốc độ tăng trưởnglao động cũng chỉ đạt 2,57% năm
- Khu vực kinh tế tư nhân, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã thu hútđầu tư phát triển nhanh khu vực kinh tế dân doanh làm tăng số lượng côngnhân trong khu vực kinh tế này Số lượng công nhân tăng trưởng nhanh đạt8,13% giai đoạn 1996 – 2000 và đạt 18,42% vào giai đoạn 2001-2005
- Khu vực kinh tế cá thể do chuyển đổi thành lập doanh nghiệp tư nhân, công
ty theo Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nên sốlượng công nhân trong khu vực này chỉ tăng 1,87% giai đoạn 1996 - 2000,tăng 8,02% giai đoạn 2001 - 2005
- Khu vực kinh tế hỗn hợp tỏ ra hoạt động có hiệu quả, thu hút thêm nhiều laođộng nên số lượng lao động tham gia khu vực này tăng trưởng nhanh giaiđoạn 1996 - 2000 đạt 37,86%, tuy giảm sút nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng
là 19,95% giai đoạn 2001 – 2005, cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động chungcủa nền kinh tế (19,11%)
Trang 37 Cơ cấu công nhân trong một số ngành sản xuất vật chất
Xét theo cơ cấu ngành sản xuất vật chất, số lượng công nhân ngành sảnxuất công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên Trong thờigian 1986-2000, số lượng công nhân ngành công nghiệp chế biến chiếm72,50% vào năm 2000 tổng số lao động ngành sản xuất vật chất, đã tăngnhanh thời kỳ 2001-2005, chiếm 76,54% năm 2005 Lao động trong cácngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, ngành xây dựng, ngành vận tải khobãi, thông tin bưu điện, mặc dù tăng về số lượng nhưng tốc độ tăng trưởngchậm hơn ngành công nghiệp nên giảm tỷ trọng lao động trong tổng số laođộng ngành sản xuất vật chất Lao động ngành sản xuất, phân phối điện, từchỗ chiếm tỷ trọng 1,25% vào năm 1990, giảm còn 0,99% vào năm 1995,1,05% năm 2000, chỉ còn 0,88% năm 2005 Lao động trong ngành xây dựngchiếm 13,84% năm 1990, còn 15,33% năm 1995, 15,13% vào năm 2000 vàchiếm 13,19% vào năm 2005 Lao động trong ngành vận tải kho bãi, thông tinbưu điện, từ chỗ chiếm 11,06% năm 1990, tăng lên 11,13% năm 1995,11,32% năm 2000, giảm xuống còn 9,42% vào năm 2005 (xem bảng sau)
Bảng 1.10 - CƠ CẤU CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT VẬT CHẤT QUA CÁC THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2005
100,00 72,55 0,99 15,33 11,13
100,00 72,50 1,05 15,13 11,32
100,00 76,54 0,88 13,19 9,42
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê Đồng Nai