Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Luận văn tốt nghiệpMỤC LỤCVũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A Luận văn tốt nghiệpDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTKCN Khu công nghiệpKCX Khu chế xuấtKCNC Khu công nghệ caoBQL Ban quản lýCNH- HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáUBND Uỷ ban nhân dânGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGO Giá trị sản xuấtVũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A Luận văn tốt nghiệpDANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂUVũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A Luận văn tốt nghiệpMỞ ĐẦUTrong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có vai trò hết sức quan trọng không những để nâng cao khả năng thu hút đầu tư từ ngoài nước mà còn nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực công nghiệp năng động có trình độ công nghệ cao, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Mô hình khu công nghiệp và cụm công nghiệp có nhiều dạng khác nhau như khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Chúng đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và bước đầu được vận dụng ở Việt Nam và ở Hà Nội. Từ sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có 11 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao và 34 cụm công nghiệp. Việc phát triển hài hoà các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội phù hợp với những chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô là điều hết sức quan trọng.Với nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề liên quan đến quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.Bố cục của bài luận văn tốt nghiệp:Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương:Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển khu công nghiệp.Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A1 Luận văn tốt nghiệpChương 2: Thực trạng phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.Chương 3: Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.Bài luận văn còn có phần phụ lục các số liệu cần thiết và danh mục các tài liệu tham khảo.Mặc dù có nhiều cố gắng song do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô góp ý để bài viết của tôi hoàn thiện hơn nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Tiến Dũng. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các chú và các anh chị trong Phòng Thống kê Công nghiệp, Cục Thống kê Hà Nội – nơi tôi thực tập.Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A2 Luận văn tốt nghiệpCHƯƠNG 1NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP1.1. Lý luận về khu công nghiệp1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệpTheo quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, hiện nay có 3 khái niệm do Nhà nước quy định về khu công nghiệp, xuất phát từ đặc điểm sản xuất quản lý của chúng.• Khu công nghiệp (industrial zone, industrial park, industrial estate) là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho các sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.Từ định nghĩa về KCN cho phép rút ra một số kết luận sau:- KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình.- Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiêp.- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiẹp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN. Trong đó KCN có doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A3 Luận văn tốt nghiệpcủa cả khu trong suốt thời gian tồn tại KCN.- Nguồn nhân lực chủ yếu là người lao động trong nước và tại chỗ.- Được sự quản lý trực tiếp của Chính phủ từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát.• Khu chế xuất (the Export processing zone) là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tại đây Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.• Khu công nghệ cao ( High- Technology park) là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp khu chế xuất.Qua đó ta thấy 3 khái niệm về KCN, KCX, KCNC trong Nghị định 36/CP có liên quan đến nhau, trong đó khái niệm về KCN là chủ đạo và phổ biến, còn 2 khái niệm kia là sự phát triển với những đặc trưng riêng. Kỹ thuật cao nhìn chung là loại kỹ thuật đòi hỏi sự tập trung rất cao về tri thức và kỹ năng hoàn hảo. Về ý nghĩa kỹ thuật cao phải đáp ứng các yêu cầu: hiệu quả cao, độ tăng giá trị cao và thâm nhập cuộc sống ở mức độ cao. Khi áp dụng kỹ thuật cao cho loại hình công nghệ nào thì loại hình ấy có thể gọi là công nghệ kỹ thuật cao. Hiện nay người ta thống nhất các loại hình cần ưu tiên áp dụng kỹ thuật cao là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và điện tử, công nghệ chế tạo máy và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới, công Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A4 Luận văn tốt nghiệpnghệ năng lượng mới, công nghệ hải dương và kỹ thuật du hành vũ trụ. Ba loại hình công nghệ đầu hiện đang được chú trọng ở Việt Nam.Trong khu công nghệ cao có thể có nhà ở, công trình thương mại dịch vụ cao, nghỉ ngơi, giải trí.Khu công nghệ cao là một khu công nghệ đặc biệt, số lượng hạn chế. Hiện nay Việt Nam mới đang triển khai 2 khu công nghệ cao tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Trong thực tế hiện nay xuất hiện thêm một số khái niệm hay mô hình công nghiệp mới như KCN địa phương, KCN nông thôn. Đây là các KCN phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nước với hoạt động không chỉ đơn thuần là sản xuất mà còn gắn liền với các hoạt động khác như thương mại, dịch vụ, nhà ở.Khu công nghiệp về cơ bản là một khu chức năng của đô thị. Hiện nay mô hình quản lý phát triển khu công nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là mô hình về Công ty đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp.• Cụm công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập, có quy mô nhỏ hơn khu công nghiệp. Các cụm công nghiệp thường có quy mô nhỏ, diện tích chỉ khoảng 10-15ha, có thể không có tường rào phân cách. Điều hành hoạt động cụm công nghiệp là các công ty hoặc cấp hành chính tỉnh, huyện, xã. Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng không nhiều và đôi khi rất đơn giản.1.1.2. Phân loại khu công nghiệpỞ Việt Nam, khu công nghiệp thường được phân loại như sau:- Phân loại theo đặc điểm quản lý: Có 3 loại KCN: + KCN tập trung: Là KCN có thể đa ngành, chuyên ngành hoặc là những KCN có quy mô và diện tích khác nhau được hình thành với các điều kiện Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A5 Luận văn tốt nghiệpkhác nhau.+KCX: Là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cấp giấy phép thành lập.+KCNC: Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ phát triển công nghệ cao bao gồm: nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ, đào tạo các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập.- Phân loại theo loại hình công nghiệp: +KCN chuyên ngành: được hình thành từ các xí nghiệp công nghiệp cùng 1 ngành hoặc 1 số ngành khác nhau nhưng cùng sản xuất ra 1 loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như hoá chất – hoá dầu, điện tử – tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí. ở Việt Nam có hoá chất Việt Trì, lọc dầu Dung Quất.+KCN đa ngành: gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành nghề công nghiệp khác nhau. Các KCN hiện nay phần lớn là các KCN đa ngành phù hợp theo cơ cấu phát triển kinh tế và công nghiệp của khu vực.- Phân loại theo mức độ độc hại: Đây là hình thức phân loại hay được đề cập tới vì nó quyết định việc bố trí của KCN so với khu dân cư cũng như các biện pháp để đảm bảo điều kiện về môi trường. Mức độ vệ sinh công nghiệp của KCN phụ thuộc chủ yếu vào loại hình công nghiệp bố trí trong KCN. [1]- Phân loại theo quy mô: + KCN có quy mô nhỏ: thường có diện tích đến 100ha.+ KCN có quy mô trung bình: 100 – 300ha.+ KCN có quy mô lớn hơn 300ha.Các phân loại này phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước và chủ yếu Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A6 [...]... Luận văn tốt nghiệp trường Đặc biệt Hà Nội có một nền công nghiệp đa ngành được hình thành và phát triển rất sớm 2.2.Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.2.1.Bối cảnh ra đời KCN và cụm công nghiệp ở Hà Nội Trong những năm đầu hoà bình lập lại, Hà Nội đã hình thành và xây dựng một số khu, cụm công nghiệp như: KCN Thượng Đình (bao gồm nhà máy cao... 3-5% Khu vực các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thường chiếm 21-24% diện tích khu công nghiệp Hệ số phủ đầy diện tích khu công nghiệp: Đây là tiêu chí rất quan trọng thể hiện sự thành công hay thất bại của khu công nghiệp Hệ số phủ đầy khu công nghiệp được xác định bằng diện tích đất công nghiệp đã cho các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thuê trên tổng diện tích đất công nghiệp. .. ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói chung Như vậy, để giải quyết những bất cập của những quy hoạch cũ trong việc phát triển sản xuất công nghiệp, đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã đựơc hình thành trên địa bàn Hà Nội 2.2.2.Sự phát triển KCN và cụm công nghiệp thời kỳ trước năm 1993 Các. .. phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp gồm có các bộ phận sau: khu vực các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường chiếm 55-62% diện tích khu công nghiệp Khu vực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thường chiếm 5-7% Khu vực các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất công nghiệp thường chiếm 3-5% Khu vực trung tâm điều hành, công trình công cộng, dịch... điểm kinh tế thì phát triển khu công nghiệp theo các mục tiêu sau: với mục tiêu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì hình thành khu công nghiệp có quy mô từ 100-300 ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Với mục tiêu nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong thành phố, đô thị lớn tập trung vào khu công nghiệp thì hình thành khu công nghiệp có quy mô... phát triển khu công nghiệp đều khắp cả nước Tạo cho mỗi vung miền, mỗi địa phương đều có khu công nghiệp, điểm công nghiệp để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, tăng trưởng nhanh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các cùng trọng điểm để làm cơ sở thúc đẩy các vùng lân cận phát triển theo 1.3.2.Bố trí khu công nghiệp. .. tạo các nhà máy cũ trong khu công nghiệp - Đối với khu công nghiệp mới quy hoạch xây dựng cần đầu tư đồng bộ từ đầu các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài khu công nghiệp để phát huy nhanh hiệu quả đầu tư - Phát triển các hình thức khu công nghiệp đa dạng phong phú, có những cơ chế mềm cho từng khu công nghiệp để nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư trong nước và nước ngoài Xây dựng một số khu công nghiệp. .. việc phát triển các vùng công nghiệp, phân bố lại lực lượng sản xuất Hơn nữa, một số khu, cụm công nghiệp xây dựng trong quá khứ nằm khu vực nội đô Sự phát triển các làng nghề truyền thống, và đặc biệt phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân đã đòi hỏi Hà Nội phải nhanh chóng tạo ra những khu công nghiệp theo mô hình và nội dung mới nhằm giải quyết những bất cập và đáp ứng những nhu cầu phát triển. .. quan hệ giữa phát triển công nghiệp và thành phố Công nghiệp ngày nay đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển các điểm dân cư Trong các nước công nghiệp phát triển, các xí nghiệp có thể chiếm từ 30- 60% đất xây dựng và ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành bố cục quy hoạch kiến trúc của thành phố Do vậy việc bố trí và tổ chức quy hoạch tổng thể các xí nghiệp công nghiệp có ảnh... kỳ sau năm 1993 Việc hình thành xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất là một trong những nội dung cơ bản của quyết sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong tiến trình này, từ năm 1995, Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất tại Thủ đô Qua . trình hình thành và phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tôi chọn đề tài Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội làm đề. cao và 34 cụm công nghiệp. Việc phát triển hài hoà các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội phù hợp với những chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế