Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

68 708 3
Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

Luận văn tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tàiViệt TrìThành phố thuộc tỉnh Phú Thọ, đây là thành phố mới đựơc thành lập ngày 04 tháng 06 năm 1962 trên cơ sở khu công nghiệp Việt Trì. Tuy nhiên, Thành phố Việt Trì đã có những vượt bậc đáng kể. Sau 42 năm thành lập, năm 2004 Thành phố Việt Trì đã được công nhận là đô thị loại II (theo quyết định số 180/2004/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 14/10/2004), điều này chứng tỏ Thành phố Việt Trì có tốc độ đô thị hoá tương đối cao. Nhưng vấn đề lao động và việc làm của thành phố Việt Trì còn nhiều bất cập. Lao động chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp tỷ trọng lao động trong nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiêu chuẩn của đô thị loại II. Hơn nữa tỷ lệ thất nghiệp của Việt trì cũng đang ở mức báo động cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Đặc biệt là năm 2008 với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Trì tăng lên đáng kể. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì” nhằm tìm hiểu thực trạng việc làm của thành phố và đưa ra một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp cho Thành phố Việt Trì.2. Phạm vi nghiên cứuĐề tài này được nghiên cứu trong phạm vi của Thành phố Việt Trìtrong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2008.Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 1 Luận văn tốt nghiệp3. Vấn đề cần nghiên cứu Các câu hỏi cần nghiên cứu: 3.1. Quá trình đô thị hoá tại Việt Trì có ảnh hưởng như thế nào đến việc làm• Dân số, lao động của Việt Trì thay đổi như thế nào?• Bao nhiêu người được giải quyết việc làm, bao nhiêu người chưa có việc, tỷ lệ thất nghiệp? 3.2 Cần giải quyết vấn đề việc làm như thế nào?Để giải quyết vấn đề trên đề tài nghiên cứu gồm 4 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển việc làm của thành phố Việt Trì Chương 3: Một số giải pháp phát triển việc làm cho Thành phố Việt Trì Chương 4: Một số kiến nghị4. Nguồn tài liệu Các báo cáo của phòng lao động thương binh xã hội thành phố Việt Trì.Niên giám thống kê thành phố Việt trì. Giáo trình: Kinh tế đô thị, quản lý đô thị, Bách khoa toàn thư.Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 2 Luận văn tốt nghiệpCHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬNI.Những lý luận về lao động và nguồn lao động 1.1. Lao động 1.1.1. Khái niệm lao độngLao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước(1). Lao động đô thị chủ yếu lao động phi nông nghiệp, phần lớn lao động đô thị và thu nhập của họ có nguồn gốc từ các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 1.2.2. Vai trò của lao động đối với phát triển kinh tếQuá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, sức lao động là năng lực lao động của con người là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó phát động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế. Lao động được coi là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nếu không có lao động đồng nghĩa với việc sẽ không tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Như vậy, con người sẽ không thể có những phát minh sáng chế khoa học, không tạo ra của cải vật chất do vậy xã hội sẽ không thể tồn tại được. Ở khía cạnh khác thì lao động là một bộ phận của dân số, là người hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Do dó, có thể coi lao động là yếu tố khởi nguồn của sự sống, sự phát triển xã1 PGS. TS Trần Xuân Cầu, PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008), Kinh tế nguồn nhân lựcSinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 3 Luận văn tốt nghiệphội con người và là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội vừa là đối tượng phục vụ của các hoạt động kinh tế - xã hội. Vai trò của nguồn lao động ngày nay được xem như một yếu tố quan trọng nhất. Tổ chức UNESCO đã nhấn mạnh: “Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và mục đích của sự phát triển”(2). Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “ Phát triển vì lợi ích của con người và coi con người là động lực của sự phát triển”. Như vậy, lao động còn là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì càng khẳng định vai trò của lao động đối với nền kinh tế. Vì ở các nước đang phát triển kinh tế chưa phát triển mạnh, vốn ít, nguồn lao động lại dồi dào nên ở các nước đang phát triển chủ yếu phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động.Qua các phân tích trên khẳng định lao động có vai trò rất lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó vừa là động lực vừa là tiền đề cho sự phát triển. 1.2. Xu thế biến đổi nguồn lao động trong quá trình đô thị hoá 1.2.1. Khái niệm nguồn lao độngNguồn lao động bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Theo định nghĩa này thì những người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (ngoại trừ những người già, tàn tật) đều thuộc nguồn lao động. Trên thực tế nguồn lao động ngoài những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động còn có những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế đang tham gia vào hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân.Nguồn lao động đô thị có thể được hiểu theo hai phương diện:2 UNESCO, Hiểu để hành động, 1977 tr 89Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 4 Luận văn tốt nghiệp+) Thứ nhất: Nguồn lao động đô thị là một bộ phận của dân số đô thị bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia vào các ngành trong đô thị. +) Quan điểm thứ hai cho rằng: Nguồn lao động đô thị là tất cả những người có khả năng lao động tham gia hoặc có khả năng tham gia lao động trên địa bàn đô thị. Theo cách hiểu này thì nguồn lao động đô thị bao gồm cả những người ở địa phương khác di cư đến đô thị để tìm việc làm. 1.2.2. Xu thế biến đổi của nguồn lao động trong quá trình đô thị hóa Xu hướng biến động của nguồn lao động gắn liến với quá trình đô thị hoá, nguồn lao động thường biến động theo các xu hướng sau:+) Số lượng nguồn lao động đô thị ngày càng tăng cao do xu hướng di cư đến các vùng đô thị để tìm việc.+) Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở thể lực, trí lực, kỹ năng kiến thức, trình độ chuyên môn cũng được nâng cao. Do đòi hỏi của quá trình đô thị hóa đó là cần những lao động có trình độ chuyên môn cao, bắt buộc người lao động phải nâng cao trình độ của mình để đáp ứng yêu cầu đó.+) Cơ cấu nguồn lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ nguồn lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ nguồn lao động trong ngành nông nghiệp. Hay nói cách khác, số lao động làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao và số người lao trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần.Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 5 Luận văn tốt nghiệpII. Việc làm 2.1. Khái niệm về việc làmKhái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chính xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc làm, cụ thể là:Theo các nhà kinh tế học thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.Việc làm cũng được hiểu theo nghĩa là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật ( theo tổ chức lao động quốc tế ILO). Còn theo bộ luật lao động của nước ta, khái niệm việc làm được xác định là:” Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”Như vậy việc làm được thể hiện dưới dạng sau:- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hay bằng hiện vật cho công việc đó.-Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hay một phần.- Làm công việc cho gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó.Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 6 Luận văn tốt nghiệpNhư vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật cấm và hoạt động đó phải có ích tạo ra thu nhập cho người lao động và các thành viên trong gia đình.Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu về lao động. Về lý thuyết cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê (sử dụng) để tiến hành hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.2.2. Thất nghiệp 2.2.1. Thiếu việc làmThiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp trá hình hay bán thất nghiệp là những người vẫn có việc làm nhưng mức độ làm việc ít hơn mức họ mong muốn. Thiếu việc làm được hiểu theo hai nghĩa: Hoặc là người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc thiếu việc làm cũng có thể là làm những công việc mà thu nhập quá thấp không đủ để đảm bảo cho cuộc sống của họ. 2.2.2. Thất nghiệpTheo khái niệm của tổ chức lao động Quốc tế, thất nghiệp (theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc nhưng hiện tại không có việc làm và đang tích cực tìm việc hoặc chờ đợi việc. Người lao động có thể đang trong độ tuổi lao động hoặc đã hết tuổi lao động lao động nhưng còn khả năng làm việc họ trở thành thất nghiệp khi bị mất việc làm và chưa tìm được việc làm do nhiều nguyên nhân. Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 7 Luận văn tốt nghiệpNgười lao động có thể mất việc khi nền kinh tế đô thị bị thu hẹp, cầu lao động giảm hoặc khi các ngành áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới mà người lao động không đáp ứng được, thất nghiệp còn do nguyên nhân cơ cấu đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động không phù hợp.Theo quan điểm nêu trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp” nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.Thất ngiệp tự nhiên: Trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong đô thị nói riêng luôn tồn tại một lượng thất nghiệp nhất định gọi là thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp tự nhiên là lượng thất nghiệp trong điều kiện thị trường lao động chung của nền kinh tế đô thị đã được cân bằng. Vì vậy, các nhà quản lý luôn tìm các giải pháp nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên chứ không thể đưa về mức bằng không. 2.3. Các chính sách tác động đến việc làm 2.3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lựcPhát triển nguồn nhân lực là chính sách nhằm nâng cao trình độ giáo dục cũng như chuyên môn về kỹ thuật cho người lao động. Chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm có chính sách phát triển giáo dục cơ bản và chính sách phát triển đào tạo và dạy nghề. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản, nâng cao trình độ văn hóa cho người dân với mục tiêu phổ cập trung học phổ thông, đây là tiền đề cho việc đào tạo nghề sau này. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nguồn nhân lực là tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề cao phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, giúp cho người lao động tiếp cận sâu hơn với việc làm, tạo cơ hội để tìm được Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 8 Luận văn tốt nghiệpcông việc tốt hơn phù hợp với năng lực của mình. Có thể nói đây là chính sách quan trọng nhất ảnh hưởng lớn nhất đến công việc của người lao động. 2.3.2. Chính sách phát triển thị trường lao độngThị trường lao động là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lao động nói đúng hơn là mua bán sức lao động, là nơi gặp nhau của cung và cầu lao động. Vì vậy, chính sách phát triển thị trường lao động sẽ tác động đến cung và cầu lao động trên thị trường lao động. Việc xây dựng các cơ chế chính sách, pháp luật về lao động, phát triển mạnh các hệ thống dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn cung lao động. Trong chính sách phát thiển thị trường lao động ban hành các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh doanh đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động để nhằm kích thích cầu về lao động tạo ra một khối lượng lớn việc làm đáp ứng nguồn cung lao động trên thị trường. Ngoài ra, trong chính sách phát triển thị trường lao động còn có nội dung phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận với việc làm hơn, có cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình. 2.3.3. Chính sách về môi trường và điều kiện lao độngTrong quá trình lao động, môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng việc làm và lựa chọn làm việc của người dân. Nếu như trước kia người lao động không chú trọng đến chất lượng việc làm mà chỉ quan tâm đến số lượng việc làm, thì giờ đây mọi người khi đi tìm việc đều quan tâm đến môi trường và điều kiện làm việc của công việc đó. Xu hướng của người lao động là tìm những công việc có môi trường và điều kiện làm việc tốt đảm bảo an toàn cho người lao động. Vì vậy, chính sách về môi trường và điều kiện lao động với mục đích cải thiện môi trường làm việc cũng Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 9 Luận văn tốt nghiệpnhư nâng cao điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động. Chính sách này sẽ tác động rất mạnh đến tâm lý làm việc cũng như chất lượng làm việc của người lao động. 2.3.4. Chính sách việc làmChính sách việc làm là những chính sách về tạo việc làm và các chính sách liên quan đến người lao động như: chính sách tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra, còn có chính sách hỗ trợ cho người thất nghiệp, trợ cấp cho người mất việc….Các chính sách về việc làm là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu việc làm theo hướng tiến bộ, hiện đại hơn, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành công việc được giao.III. Sự tác động của đô thị hóa đến việc làm 3.1. Đô thịquá trình đô thị hoá 3.1.1. Khái niệm đô thịđô thị hoá3.1.1.1.Khái niệm đô thịCó nhiều khái niện khác nhau về đô thị:Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp(3)Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị(4).3 Từ điển bách khoa toàn thư, NXB Hà Nội, 19954 Giáo trinh quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà NộiSinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 10 [...]... đô thị Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 Luận văn tốt nghiệp 16 3.2 Đô thị hóa tác động đến việc làm và sự cần thiết phải phát triển việc làm 3.2.1: Đô thị hóa tác động đến việc làm Đô thị hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Quá trình đô thị hoá diễn ra thường xuyên và tốc độ ngày càng nhanh ở nước ta hiện nay Nó có tác động rất lớn đến việc làmđô thị, có cả tác động tích... còn được gọi là mức độ đô thị hoá, nếu tính theo cách sau còn được gọi là tốc độ đô thị hoá Dù hiểu theo cách nào thì quá trình đô thị hoá đều gắn liền với quá trình hoạt động và mở rộng các thành phố, quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta Đô thị hoá làm tăng mật độ dân cư, tập trung sức người vào việc phát triển kinh tế vùng, làm thay đổi nông thôn... Hà thị Lý_ Đô thị 47 Luận văn tốt nghiệp 25 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ I Tổng quan về Thành phố Việt Trì 1.1 Giới thiệu chung về Thành phố Việt Trìthành phố của Tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 80km về hướng Tây bắc, thành lập từ năm 1960 và là một trong số những Thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam Nằm ở ngã ba sông Hồng nên Thành phố Việt Trì rất có... hướng phát triển của quá trình đô thị hoá Biểu hiện của quá trình đô thị hoáquá trình tập trung dân cư làm cho quy mô dân số cũng như mật độ dân cư tăng cao; nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng; đầu tư, phát triển kinh tế, thành lập các khu công nghiệp; làm tăng vai trò trung tâm của đô thị đó… Đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh và tiếp tục phát triển theo xu hướng sau: Thứ nhất: Hình thành. .. trình độ văn hoá, tay nghề cao dẫn đến sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm và sức ép về việc làm càng lớn hơn Nói tóm lại, quá trình đô thị hoá tuy có những tác động tích cực nhưng không tránh khỏi nhưng tác động tiêu cực, nó làm cho vấn đề việc làm ngày càng căng thẳng 3.2.2 Sự cần thiết phải phát triển việc làm Trong các đô thị vấn đề về việc làm cần được quan tâm thường xuyên bởi vì quá trình. .. cực Quá trình đô thị hoá luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của một quốc gia Vì vậy, đi liền với quá trình đô thị hoá là sự thành lập của các khu công nghiệp mới, xuất hiện các ngành sản xuất mới đồng thời là sự mở rộng của các doanh nghiệp sẵn có Từ đó, tạo thêm được một khối lượng việc làm rất lớn giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong đô thị. .. đô thị hóa là một biểu hiện của phát triển kinh tế - xã hội Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá được hiểu được hiểu là quá trình di cư từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với biểu hiện bên ngoài là sự gia tăng tỷ lệ dân số đô thị, sự nâng cao về mức độ trang bị Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 Luận văn tốt nghiệp 14 yếu tố kỹ thuật đô thị Hiểu theo một cách khái quát hơn, đô thị hóaquá trình. .. này làm cho giảm sự quá tải cho các trung tâm đô thị lớn, mở rộng quy mô ra các vùng xung quanh Thứ ba: Đô thị hoá sẽ phát triển theo hướng nâng cao hạ tầng nông thôn, chuyển một phần nông thôn thành thành thị Từ đó sẽ nâng cao mức sống của người dân ở các vùng nông thôn Thứ tư: Song song với việc phát triển đô thị theo chiều sâu là phát triển đô thị theo chiều rộng bằng việc mở rộng phạm vi đô thị. .. thì việc xếp loại đô thị cụ thể căn cứ chủ yếu vào chỉ tiêu chức năng của đô thị, nhưng phải xem xét triển vọng của đô thị có điều kiện cần thiết để đạt được chỉ tiêu còn thấp không Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47 Luận văn tốt nghiệp 12 Dựa vào các căn cứ để phân loại đô thị nêu trên thì Việt Nam được chia thành 5 loại đô thị: 1 Đô thị loại I: Là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. .. đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng liên tỉnh Là trung tâm công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao, là trung tâm du lịch văn hóa, thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam Nói chung Việt Trìthành phố có rất nhiều tiềm năng phát triển Vì vậy, Thành phố Việt Trì đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ được công nhận là đô thị loại I II Phân tích thực trạng lao động, việc làm . tài Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì nhằm tìm hiểu thực trạng việc làm của thành phố và đưa ra một số giải. phải phát triển việc làm 3.2.1: Đô thị hóa tác động đến việc làm ô thị hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đô thị

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tình hình dân số. dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Việt Trì. - Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

Bảng 2.1.

Tình hình dân số. dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Việt Trì Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tình hình thất nghiệp của thành phô Việt Trì - Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

Bảng 2.2.

Tình hình thất nghiệp của thành phô Việt Trì Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của thành phố (2005 – 2010) - Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

Bảng 2.3.

Cơ cấu lao động của thành phố (2005 – 2010) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kết quả đạt được của công tác giải quyết việc làm - Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Việt trì

Bảng 2.4.

Kết quả đạt được của công tác giải quyết việc làm Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan