Giải pháp phát triển việc làm trong quá trình đô thị hóa tại Thành phố Việt Trì

MỤC LỤC

Đô thị hóa tác động đến việc làm và sự cần thiết phải phát triển việc làm

Đô thị hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đô thị hoá diễn ra thường xuyên và tốc độ ngày càng nhanh ở nước ta hiện nay. Nó có tác động rất lớn đến việc làm ở đô thị, có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. a) Tác động tích cực. Quá trình đô thị hoá luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của một quốc gia. Vì vậy, đi liền với quá trình đô thị hoá là sự thành lập của các khu công nghiệp mới, xuất hiện các ngành sản xuất mới đồng thời là sự mở rộng của các doanh nghiệp sẵn có. Từ đó, tạo thêm được một khối lượng việc làm rất lớn giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong đô thị. Hơn nữa, quá trình đô thị hoá làm cho đời sống của người dân được nâng cao, chất lượng nguồn lao động cũng như trình độ của người dõn được nõng lờn rừ rệt. Đõy là điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm được những công việc phù hợp với trình độ cũng như công việc có thu nhập như mong muốn. b)Tác động tiêu cực. Bên cạnh những tác động tiêu cực thì quá trình đô thị hoá cũng có những tác động xấu đến việc làm đô thị, đó là:. Quá trình đô thị hoá làm biến đổi nông thôn thành đô thị, lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ cao. Hơn nữa, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47. giảm tỷ trong ngành nông nghiệp, và trong thời gian ngắn số lao động nông nghiệp trước kia không đáp ứng được yêu cầu đó nên tạm thời khó tìm được việc làm. Đô thị hoá làm quy mô dân số đô thị tăng cao, bùng nổ dân số cộng với di dân từ nông thôn ra thành thị tạo ra sức ép rất lớn về việc làm cho đô thị. Đồng thời đô thị lại là trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội, là nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn cả do vậy các khu công nghiệp thương mại, ngân hàng, cơ quan lãnh đạo… đều tập trung ở đô thị. Quá trinh đô thị hóa nhờ đó mà thu hút được một lượng lớn lao động có trình độ văn hoá, tay nghề cao dẫn đến sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm và sức ép về việc làm càng lớn hơn. Nói tóm lại, quá trình đô thị hoá tuy có những tác động tích cực nhưng không tránh khỏi nhưng tác động tiêu cực, nó làm cho vấn đề việc làm ngày càng căng thẳng. Sự cần thiết phải phát triển việc làm. Trong các đô thị vấn đề về việc làm cần được quan tâm thường xuyên bởi vì quá trình đô thị hoá diễn ra thường xuyên và với tốc độ ngày càng nhanh. Như đã phân tích ở trên, quá trình đô thị hoá có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao thêm vào đó là lượng dân di cư khá lớn từ nông thôn đến đô thị làm cho nhu cầu về việc làm ngày càng tăng. Trong khi nền kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm cho người lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng nhanh. Hơn nữa, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến người lao động cũng như ảnh hưởng đến xã hội cụ thể:. +) Thiếu việc làm, thất nghiệp làm giảm phát triển kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phảm quốc nội (GDP) thấp - các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. +) Thiếu việc làm hay không có việc làm đồng nghĩa với việc tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, thất nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến sự nghèo đói và thất nghiệp còn làm cho các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.

Một số kinh nghiệm phát triển việc làm cho người lao động 4.1. Chính sách lao động của Singapore

Trung quốc

Ðể đối phó tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tìm mọi cách tạo thêm việc làm; chú trọng làm tốt công tác ổn định việc làm cho công nhân, giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, tái tạo việc làm cho người thất nghiệp, sắp xếp việc làm cho lao động nông dân vào thành phố làm việc và quân nhân phục viên, chuyển ngành; yêu cầu các bộ, ngành có liên quan tích cực áp dụng các biện pháp để giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp ổn định việc làm; đề xuất tiếp tục tăng cường hỗ trợ về mặt chính sách như miễn giảm thuế,. Chính phủ Trung Quốc còn chủ trương đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục, lấy chất lượng làm trung tâm, nâng cao trình độ, chất lượng giáo dục ở bậc Cao đẳng, Đại học và nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài cho đất nước, khuyến khích mô hình phát triển giáo dục theo xu hướng xã hội hóa, nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội cho công tác giáo dục.

Chính sách của Thái Lan

Bên cạnh đó, Trung Quốc rất chú trọng phát triển sâu rộng, toàn diện mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề tới tất cả các làng, xã trong toàn quốc, đi sâu cải cách cơ chế quản lý giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở của sự hợp tác giữa Nhà nước, nhà trường, xã hội và gia đình. Ngoài ra, chính sách xuất khẩu lao động của Thái Lan cũng phần nào giải quyết được vấn đề lao động và thu nhập cho số lao động dư thừa, lao động không có tay nghề, qua đó tăng thêm lợi ích cho nền kinh tế nói chung, góp phần vào giải quyết sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Phân tích thực trạng lao động, việc làm ở thành phố Việt Trì 2.1.T ình hình dân số, nguồn lao động

Các nước có lao động của thành phố sang làm việc là: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông và một số nước khác …Hiện nay trên địa bàn thành phố có 8 doanh nghiệp được cấp phép (giới thiệu) tuyển dụng người đi XKLĐ và hoạt động có hiệu quả. Thành phố phối hợp với các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tư vấn, đăng ký tuyển chọn trực tiếp lao động, sau khi người lao động được sơ tuyển được giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ, và nâng cao tay nghề trước khi sang nước ngoài làm việc. Ngoài ra còn phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng NN và PTNN, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vay vốn cho người đi XKLĐ. Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành nhanh các thủ tục XKLĐ. Tình hình đời sống, thu nhập của lao động sang các nước làm việc tương đối khá và ổn định. Tuy nhiên trên thị trường XKLĐ còn gặp nhiều khó khăn đó là:. +) Chưa có đầy đủ thông tin, hoặc có những thông tin sai lệch về nước đến làm việc và ở một số nước lao động bị kết thúc hợp đồng về nước trước thời hạn do không thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã gây ra tâm lý không tốt cho người lao động. +) Sự thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, thói quen làm việc, kỷ luật lao động cũng như việc chưa thành thạo ngoại ngữ tại nước đến làm việc của người lao động gây ra rất nhiều khó khăn cho người lao động khi đến nước đó làm việc. +) Sự phối hợp của các công ty tham gia tuyển chọ lao động trên địa bàn Thành phố không thường xuyên, việc trao đổi thông tin hoặc trực tiếp trả lời, giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của người lao động không kịp thời nên phần nào ảnh hưởng đến công tác XKLĐ. +) Việc hỗ trợ vay vốn cho người lao động không được đảm bảo vì nhiều lý do: Không thể giải ngân kịp, người lao động không đủ điều kiện của ngân hàng để vay vốn…. Đây là vấn đề mà toàn bộ các doanh nghiệp trong cả nước quan tâm nhưng đối với Việt Trì đây là vấn đề quan tâm hàng đầu để nhằm thu hút lao động có trình độ cao, lý do vì một lượng lao động có trình độ cao ở Việt Trì đều ra ngoài học và làm việc (hiện tượng chảy máu chất xám). Quá trình cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động đã làm giảm đáng kể tỷ lệ xảy ra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao lý do là vì:. +) Do trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động thấp dẫn đến khả năng xảy ra tai nạn lao động cao. +) Trong các dự án đầu tư nguồn vốn bị hạn chế nên tỷ lệ phần trăm vốn dành cho cải thiện môi trường lao động luôn ở mức thấp. +) Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và lỏng lẻo, chưa có những quy định cụ thể về đảm bảo môi trường lao động và điều kiện làm việc cho người lao động đối với các dự án đầu tư cũng như đối với cơ sở sản xuất đang hoạt động. Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát còn yếu chưa thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. +) Chính sách đa dạng hoá việc làm theo đó là chính sách đa dạng hoá các nguồn vốn và chủ thể tạo việc làm. +) Chính sách tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp mới thành lập đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi người dân tự tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình. +) Chính sách chuyển đổi cơ cấu làm việc: Nhà nước trực tiếp đầu tư hoặc có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực nào đó nhằm tạo ra cơ cấu làm việc phù hợp. Tác động của chính sách vĩ mô đến việc làm ở Thành phố Việt Trì là tạo thêm được nhiều việc làm mới cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu việc làm, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội cải thiện đời sống của người lao động. *) Chính sách cụ thể.

Bảng 2.1: Tình hình dân số. dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Việt Trì.
Bảng 2.1: Tình hình dân số. dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Việt Trì.

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

    Do tỷ lệ dân cư ở khu vực nông thôn và lao động làm trong ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhưng chưa được khai thác, chưa được tổ chức một cách hiệu quả. Công việc của người nông dân mang tính thời vụ và mang tính tự phát, manh mún nên hiệu quả sản xuất không cao, đặc biệt trình độ học vấn của họ không cao nên việc đào tạo nghề chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Đây là vấn đề nan giải khi giải quyết việc làm cho người lao động trong khu vực nông thôn. Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Ở một số doanh nghiệp thu nhập của người lao động vẫn ở mức thấp không đảm bảo được nhu cầu của cuộc sống, các chế độ đối với người lao động chưa đảm bảo. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM. Mục tiêu tổng quát. Đảm bảo việc làm có thu nhập và ổn định cuộc sống cho những người đang làm việc, giảm tối đa số người thất nghiệp, thiếu việc làm. Phải kết hợp giữa giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông - Lâm nghiệp: Thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với GQVL. Mục tiêu cụ thể. Thúc đẩy phát triển kinh tế. Biện pháp tốt nhất để giải quyết việc làm cho người lao động đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là giải pháp quan trọng và lâu dài để tạo thêm việc làm mới, ổn định việc làm cho các công nhân đang làm việc. Các biện pháp cụ thể để tạo việc làm cho người lao động:. +) Nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đó và cải tạo điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp. +) Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. +) Có các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, liên doanh với các công ty nước ngoài và lập chi nhánh ở việt nam nhằm tạo thêm rất nhiều việc làm cho lao động Việt Nam. +) Nhà nước điều chỉnh các chính sách về thuế, hỗ trợ về vốn, cho vay với lãi suất thấp để thành lập các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mới. Tuy nhiên, phải có sự quản lý chặt chẽ viêc thành lập của các doanh nghiệp này. Phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực, trước hết cần phát triển thể lực của người lao động thông qua những chương trình dinh dưỡng. Chú trọng dinh dưỡng trẻ em, coi trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai; quan tâm đến sức khỏe của người lao động. Hiện nay trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động đã được cải thiện rất nhiều tuy nhiên vẫn ở trình độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy, cần đâu tư hơn nữa cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản có hiểu biết ban đầu về kỹ thuật. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phấn đấu đến năm 2010 đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Làm tốt công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông đảm bảo tỷ lệ phân luồng học sinh THCS và THPT vào các trường trung học chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và Cao đẳng. Chú trọng phát triển và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời mở rộng quy mô đào tạo của các trường cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp đặc biệt là trung tâm dạy nghề cho người lao động nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục đảm bảo yêu cầu đổi mới và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng chuẩn hoá,. hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2010 tất cả các trường tiểu học, THCS và 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng tay nghề của đội ngũ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Đây là lực lưọng chiếm tỷ lệ lao động lớn của Thành phố, xong lực lượng lao động này lại do các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp quản lý và tuyển dụng vì vậy Thành phố phải chủ động phối hợp với các đơn vị này và với các trường dạy nghề để lên kế hoạch đào tạo mới cũng như đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay nghề kỹ năng, kỹ thuật cho người lao động. Thường xuyên trao đổi với các trưòng dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm và XKLĐ trên địa bàn về định hướng cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển ngành nghề của địa phương để thống nhất những ngành, nghề, nhu cầu về lao động trên những ngành nghề nhằm đưa ra những kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của thành phố. Đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam cũng như của Thành phố Việt Trì. Các cán bộ, người lao động phải thường xuyên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề của mình để đáp ứng sự đổi mới của công nghệ trong các cơ quan, doanh nghiệp. Có chính sách đưa sinh viên, người lao động sang nước ngoài học tập để học hỏi kinh nghiệm, trình độ của nước ngoài. Đa dạng hoá các hình thức du học có thể thông qua trường học, qua doanh nghiệp hoặc cũng có thể tự đi du học tuy nhiên nhà nước hay các doanh nghiệp có người ra nước ngoài học tập phải có biện pháp để sau khi học họ sẽ quay về nước làm việc. *) Phát triển nguồn lực và tạo việc làm cho khu vực nông thôn Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47. Năm là, Nhà nước bảo đảm nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho toàn hệ thống (cả công lập và tư thục); đa dạng hóa hình thức, phương thức đào tạo giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn; chuẩn hóa giáo viên dạy nghề và xây dựng một số khoa sư phạm trong các trường cao đẳng nghề thuộc các vùng nông thôn để đào tạo giáo viên dạy nghề. Sáu là, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về dạy nghề và thị trường lao động; hình thành các trung tâm cấp vùng, cấp tỉnh để định hướng dạy nghề cho nông dân; tạo điều kiện để lao động nông thôn tiếp xúc với thông tin thị trường lao động. Bảy là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo lao động nông thôn để tìm nguồn tài trợ, nguồn vốn phục vụ các hoạt động phát triển nhân lực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài trong phát triển nhân lực nông thôn; tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn cho đi lao động xuất khẩu. Tư vấn việc làm cho người lao động là hoạt động rất cần thiết nó giúp cho người lao động tiếp cận với việc làm nhiều hơn, và thông qua việc tư vấn việc làm người lao động sẽ có nhiều thông tin hơn về công việc để đưa ra việc lựa chọn phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và lĩnh vực mong muốn việc làm của mình. Hiện nay, có rất ít trung tâm tư vấn ở Việt Trì và chủ yếu là của nhà nước, gần như đại bộ phận người lao động chưa tiếp cận được với dịch vụ này. Vì vậy, cần khuyến khích, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho tư nhân mở các trung tâm tư vấn và kinh doanh trong dịch vụ tư vấn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nhà nước phải đứng ra quản lý các trung tâm tư vấn đề đảm bảo lợi ích cho người lao động. Yêu cầu đối với các trung tâm tư vấn hiện nay là phải nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn để đáp ứng nhu cầu người lao động cần tư vấn bằng cách tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường lao động và phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có nhu cầu tuyển lao động. Các trung tâm tư vấn việc làm việc làm ngoài việc tư vấn cho người lao động cần tìm việc làm mới cũng có thể tư vấn cho những người đã có việc làm để họ tìm các công việc khác phù hợp với khả năng của mình, với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề chi phí tư vấn luôn là rào cản đối với người lao động đến với dịch vụ tư vấn. Cần đảm bảo sự cạnh tranh giữa các trung tâm nhằm làm giảm chi phí tư vấn. Ngoài ra, Thành phố cũng phải hỗ trợ cho những người lao động đến với dịch vụ tư vấn, tổ chức các buổi tư vấn miễn phí cho người lao động. Đa dạng hoá các loại hình tư vấn như tư vấn qua các kênh truyền hình, báo chí hay tư vấn qua mạng internet. Đặc biệt với trình độ khoa học ngày càng phát triển mạng lưới internet ngày càng phổ biến thì việc tư vấn việc làm Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47. thông qua internet là rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của số đông người lao động. Xây dựng các trương trình quốc gia dưới hình thức XKLĐ. Việc mở rộng và phát triển thị trường lao động cần được tiến hành một cách toàn diện trên cả địa bàn tỉnh, trong nước và nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị có chức năng dịch vụ cung ứng lao động trên địa bàn trong các thành phần kinh tế; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các đơn vị này để thực sự là cầu nối giữa cung và cầu lao động, là địa chỉ tin cậy để người lao động tìm được việc làm, người sử dụng lao động tuyển được lao động theo yêu cầu. Đặc biệt coi trọng việc khai thác thị trường lao động ngoài nước để hướng tới mục tiêu đưa được nhiều lao động của tỉnh đi làm việc tại nước ngoài. XKLĐ ra nước ngoài làm việc cũng là một biện pháp tạo ra một lượng lớn việc làm cho người lao động, nó làm giảm đáng kể nhu cầu về việc làm ở trong nước. XKLĐ không chỉ giúp nhu cầu việc làm của người lao động đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ mà nó còn là nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Người lao động được đưa sang nước ngoài làm việc qua các trung tâm, công ty XKLĐ, các công ty này phải được nhà nước cấp giấy phép cho phép hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các trung tâm và công ty XKLĐ vẫn còn hoạt động riêng lẻ với quy mô nhỏ, vì vậy cần có biện pháp để liên kết các trung tâm này với nhau nhằm hỗ trợ giúp đỡ, bổ xung cho nhau để cùng phát triển. Ngoài ra, xây dựng các chương trình XKLĐ mang tầm cỡ quốc gia, thành lập hội liên hiệp giữa các nước có XKLĐ với nhau và xây dựng các quy định, quy chế khi XKLĐ dể đảm bảo lợi ích cho người lao động, đảm bảo Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47. công việc cho người lao động khi xuất khẩu sang các nước đó, cần tránh tình trạng khi người lao động sang đến nơi lại không có việc làm. Cần đa dạng hoá các ngành nghề suất khẩu: Xây dựng, may mặc, đặc biệt là phụ nữ làm công việc gia đình… để tăng số lượng lao động xuất khẩu ra nước ngoài. Tuyên truyền về XKLĐ đến từng khu dân cư và người lao động, phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động của tỉnh, trung ương. Chủ động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, hạn chế tối đa số lao động trốn ra làm ngoài, vi phạm hợp đồng lao động. Nhà nước có những chính sách hỗ trợ cho người lao động trong vấn đề về kinh phí như hỗ trợ về vốn, cho vay tín dụng với lãi suất thấp đồng thời có sự hướng dẫn chi tiết cho họ về thủ tục làm hồ sơ XKLĐ. Tuy nhiên khi đưa lao động sang nước ngoài làm việc cần chú ý: Người lao động phải được đào tạo về ngoại ngữ để có thể tự giao tiếp với người nước ngoài về công việc mình đang làm và phải được đào tạo về tay nghề nhất định để mau chóng nắm bắt được những thao tác, khoa học công nghệ tại nơi làm việc. Ngoài ra trước khi đi làm việc ở nước ngoài người lao động cũng cần được giáo dục về phong tục, tập quán, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật của nước mà họ đến làm việc. Hoàn thiện cơ chế chính sách về tạo việc làm. Hiện nay, các chính sách về việc làm còn chưa đồng bộ và có nhiều chính sách vẫn còn bất cập cụ thể chính sách về an toàn lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hộ cho người lao động, chính sách về tiền lương…. Vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế các chính sách này bổ sung thêm Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47. những điều khoản mới nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho người lao động. Đó sẽ là động lực cho người lao động làm việc tốt hơn có trách nhiệm hơn, nâng cao hiệu quả công việc. Đây cũng chính là biện pháp để thu hút lực lượng lao động có trình độ cao về thành phố làm việc, đặc biệt tạo điều kiên cho bộ phân sinh viên đã ra ngoài học quay trở về làm việc cho thành phố. +) Về chính sách đảm bảo an toàn cho người lao động cần cải thiện môi trường và điều kiện làm việc để giảm đến mức tối thiểu các tai nạn xảy ra trong quá trình lao động. +) Chính sách về mức bảo hiểm xã hội, bảo hộ cho người lao động và đặc biệt là chính sách về mức lương trả cho người lao động phải hợp lý, trong nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát tăng cao cần phải tăng mức lưong tối thiểu lên để đảm bảo mức sống cho người lao động. +) Trong các tổ chức, các công ty, doanh nghiệp cần có chính sách khen thưởng cho những lao động giỏi và những lao động lâu năm để khuyến khích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Một số giải pháp khác. Do quá trình đô thị hoá đã làm cho các làng nghề của thành phố bị mai một và mất dần khiến cho một lượng lớn lao động trong làng nghề bị mất việc làm, bộ phận lao động này chủ yếu là ở khu vực nông thôn. Vì vậy rất khó có thể tìm được công việc mới. Việc khôi phục lại các làng nghề là rất cấn thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu về việc làm của người lao động trong làng đồng thời thu hút được các lao động từ nơi khác đến. Vì vậy, tăng nguồn lực đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển làng nghề truyền thống đã có và đào tạo giới thiệu, thành lập các làng nghề mới. Tiếp tục khuyến khích phát triển nâng cao chất lượng ngành nghề trong nông nghiệp như: Ươm tơ, sản xuất rau an toàn, sản xuất nấm, vùng chuyên canh nuôi thả cá… Đây cũng Sinh viên: Hà thị Lý_ Đô thị 47. là giải pháp giải quyết việc làm cho lao động mang tính thời vụ, làm tăng tỷ lệ sử dụng thời gian trong khu vực nông thôn. Khuyến khích thúc đẩy các làng nghề phát triển, xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển nghề, thành lập các hội làng nghề, quy hoạch phát triển du lịch làng nghề, xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề. +) Mở rộng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của làng nghề sang các tỉnh trong nước, cũng như nước ngoài xung quanh nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm thu hút vốn đầu tư vào làng nghề.