HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 25 - 57)

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội 2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản. Hà Nội có diện tích là 3346 km2. Năm 2008, dân số của Hà Nội khoảng 6, 3 triệu người.

Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, khoảng 0,5km/km2. Nước sông Hồng và sông Đuống chất lượng tương đối tốt, nhưng các sông khác bị ảnh hưởng nhiều của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Khoáng sản khá phong phú và đa dạng với 40 loại như than đá, quặng kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng.

2.1.2.Hạ tầng cơ sở

Hà Nội có hệ thống hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước. Hà Nội vừa là cửa ngõ và cũng là đầu mối của tất cả các loại hình giao thông như đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Hà Nội có đường Quốc lộ 1 Bắc Nam đi qua, Quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn. Hà Nội có 2 cảng sông chính là cảng Khuyến Lương và cảng Phà Đen cho phép tàu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng. Sân bay quốc tế Nội Bài với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa / ngày, mỗi năm phục vụ 1, 5 triệu lượt khách.

Ngoài ra Hà Nội có mạng lưới điện đã được nâng cấp bảo đảm nguồn cung cấp ổn định liên tục. Hơn nữa, mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Hà Nội có nguồn cung cấp nước dồi dào và ổn định từ sông Cầu và sông Đuống. Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng tương đối dồi dào và chất lượng tương đối tốt, đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

2.1.3.Nhân lực

Hà Nội là một trong những thành phố có các cơ sở giáo dục và đào tạo phát triển nhất Việt Nam. Hiện tại, Hà Nội là nơi có 41 trường dạy nghề, 43 trường đại học cao đẳng với trên 30000 sinh viên, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 3 trường quốc tế và 112 viện nghiên cứu. Điều này cho thấy, Hà Nội đang có một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đứng đầu cả nước, chiếm trên 62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ trên đại học của cả nước, với hơn 6050 người có trình độ trên đại học, 20000 người tốt nghiệp đại học, 110000 trung cấp kỹ thuật và lượng công nhân kỹ thuật chiếm 43% lực lượng lao động xã hội. Hơn nữa, người dân Hà Nội có trình độ dân trí và tay nghề hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Những điều trên chỉ ra rằng các nhà đầu tư vào Hà Nội sẽ được hưởng những thuận lợi về nguồn nhân lực có kỹ năng cao, giá thuê lao động rẻ.

2.1.4.Kinh tế xã hội

Hà Nội là đầu não chính trị hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Bởi vậy Hà Nội là nơi hội tụ của rất nhiều các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế với các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra rất sôi động. Với số dân cư đông và có thu nhập khá cao, Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng. Ngoài ra, Hà Nội là trung tâm bán buôn hàng hoá rất lớn cho các tỉnh phía Bắc cũng như thị trường Nam Trung Quốc và nước Lào. Hà Nội đã và đang có được những thành tựu

nổi bật như có sự tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong nhiều năm. So với cả nước, Hà Nội chiếm 1% lãnh thổ, 7,5% dân số nhưng chiếm 12,6% GDP và hàng năm đóng góp 12% tổng thu ngân sách nhà nước.

Bảng 2.1.Tổng sản phẩm nội địa theo giá thực tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm GDP Nông - Lâm - Thuỷ sản Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 2005 76006 1232 30738 44036 2006 90929 1287 37310 52332 2007 107743 1421 44187 62135

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Sự tăng trưởng kinh tế cao của Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước. Sự phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế đến lượt nó thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực.

Riêng lĩnh vực công nghiệp đã có bước tiến vượt bậc. Tính đến 31/12/2007 Hà Nội có 209 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, 3734 doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước, 250 doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng trên 326 nghìn lao động. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp liên tục ở mức rất cao.

Việc xem xét các điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội của Hà Nội với tư cách là thủ đô của cả nước, cho phép rút ra một số nét đặc thù của thành phố. Đó là: Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kết cấu hạ tầng và giao dịch quốc tế, là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và của đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ. Hà Nội có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào nhất trong cả nước, có lợi thế về kết cấu hạ tầng, về giao thông, về thị

trường. Đặc biệt Hà Nội có một nền công nghiệp đa ngành được hình thành và phát triển rất sớm.

2.2.Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

2.2.1.Bối cảnh ra đời KCN và cụm công nghiệp ở Hà Nội

Trong những năm đầu hoà bình lập lại, Hà Nội đã hình thành và xây dựng một số khu, cụm công nghiệp như: KCN Thượng Đình (bao gồm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá), khu – cụm công nghiệp Gia Lâm - Đức Giang – Cầu Đuống, khu- cụm công nghiệp Trương Định - Đuôi Cá…Tuy nhiên, sự ra đời của các khu, cụm công nghiệp này được thực hiện trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và nhằm phục vụ cho yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ kinh tế – xã hội lúc bấy giờ. Do đó, việc quy hoạch, xác định chức năng, mục đích và nhiệm vụ cho các cụm công nghiệp này còn thiếu tính tổng thể, thiếu tính liên kết kỹ thuật giữa các ngành, đặc biệt là chưa mang tầm nhìn dài hạn. Nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các KCN và cụm công nghiệp với những nội dung mới phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và phương thức sản xuất hiện đại.

Xác định rõ xu hướng tất yếu của sự hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá, từng bước vượt qua những khó khăn thách thức, từng bước mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Một trong những thành công nổi bật trong lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với xu hướng này, năm 1991, KCX đầu tiên của Việt Nam ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

định: “Quy hoạch các vùng, trứơc hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, khu kinh tế đặc biệt, KCN tập trung.” Để thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố công nghiệp, nhà nước Việt Nam quyết định chủ trương phát triển các KCN tập trung theo quy hoạch. Phát triển KCN nhằm đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng về công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo thêm việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh sự tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư để phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Đồng thời phát triển KCN cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ phát triển, tạo đà cho việc phát triển các vùng công nghiệp, phân bố lại lực lượng sản xuất.

Hơn nữa, một số khu, cụm công nghiệp xây dựng trong quá khứ nằm khu vực nội đô. Sự phát triển các làng nghề truyền thống, và đặc biệt phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân đã đòi hỏi Hà Nội phải nhanh chóng tạo ra những khu công nghiệp theo mô hình và nội dung mới nhằm giải quyết những bất cập và đáp ứng những nhu cầu phát triển mới của ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói chung.

Như vậy, để giải quyết những bất cập của những quy hoạch cũ trong việc phát triển sản xuất công nghiệp, đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã đựơc hình thành trên địa bàn Hà Nội.

2.2.2.Sự phát triển KCN và cụm công nghiệp thời kỳ trước năm 1993

Các dạng mô hình KCN và cụm công nghiệp được hình thành vào những năm 60 và 70 của thập kỷ trước, có tiếp thu các cơ sở sản xuất công tư hợp danh, một số nhà máy, xí nghiệp do Pháp để lại và bước đầu tạo lập một số ngành công nghiệp mới trong thời kỳ khôi phục kinh tế. Theo báo cáo của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội thì có 9 KCN, cụm công nghiệp cũ đã được

hình thành trên địa bàn Hà Nội những năm cuối thập kỷ 50 cho đến thập kỷ 80 với tổng diện tích đất đai lên tới 320ha, chiếm 44,3% tổng số các doanh nghiệp quốc doanh (cả trung ương và địa phương), thu hút 39% lao động công nghiệp của toàn thành phố, sử dụng 43,1% tổng tài sản cố định của công nghiệp quốc doanh trên địa bàn Hà Nội. Đó là:

 Khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy – Mai Động: - Diện tích: 81ha

- Địa điểm xây dựng: Nằm ở Đông Nam thành phố, gần với cảng Hà Nội và cảng Khuyến Lương, Quốc lộ 1A, gần đường sắt Quốc gia thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, tổ chức hệ thống kho tàng bến bãi cho khu công nghiệp. Tuy vậy, các xí nghiệp công nghiệp phân bố trên trục đường Minh Khai nên việc vận chuyển hành khách cho khu công nghiệp sẽ dẫn đến việc ách tắc giao thông.

- KCN nằm xen kẽ trong dân cư, bố trí xí nghiệp tuỳ tiện với các ngành cơ khí, dệt sợi, da giầy, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm.Trong đó ngành chủ đạo là sợi, dệt, may mặc chiếm 80% giá trị sản lượng và 61% lao động. [2]

 Khu công nghiệp Trương Định - Đuôi Cá: - Diện tích: 32ha

- Nhóm ngành gồm: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, sành sứ thuỷ tinh và chế biến gỗ. Ngành chủ đạo: chế biến lương thực 73% giá trị sản lượng và 32% lao động. Cơ khí 26% giá trị sản lượng công nghiệp và 32% lao động. [3]

- Xây dựng từ lâu nằm xen với khu dân cư, giao thông ở khu vực này hẹp, ách tắc. Cơ sở hạ tầng kém, mức độ ô nhiễm cao.

 Khu công nghiệp Văn Điển – Pháp Vân: - Diện tích: 39ha

- Nhóm ngành gồm: cơ khí, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, chế biến gỗ. Ngành chủ đạo: Hoá chất phân bón 53% giá trị sản lượng và 33% lao động. Cơ khí 38% giá trị sản lượng và 15% lao động. [4]

- Các xí nghiệp công nghiệp xây dựng từ lâu, thiết kế xây dựng theo công nghệ lạc hậu cũ kỹ, công suất chỉ đạt 50%. Tuy không xen kẽ trong dân cư nhưng bố trí phân tán, gây ô nhiễm môi trường cao.

 Khu công nghiệp Thượng Đình – Nguyễn Trãi: - Diện tích: 76ha

- Nhóm ngành: Cơ khí, hoá chất, cao su, chế biến thực phẩm, dệt, may, sành sứ thuỷ tinh, da giầy. Ngành chủ đao: Cơ khí 15% giá trị sản lượng và 13% lao động. Hoá chất 18% giá trị sản lượng và 14% lao động. Thực phẩm 46% giá trị sản lượng và 10% lao động.

- Một số xí nghiệp nằm xen kẽ với khu ở gây ách tắc giao thông trên trục đường 6. Ô nhiễm môi trường cao và thiết bị quá lạc hậu.

 Khu công nghiệp Cầu Diễn – Mai Dịch: - Diện tích: 27ha

- Nhóm ngành gồm: cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ. Ngành chủ đạo: Chế biến thực phẩm 55% giá trị sản lượng và 55% lao động. Hoá chất 18,7% giá trị sản lượng và 15% lao động. [5]

- Các xí nghiệp công nghiệp bố trí phân tán, xen kẽ dân cư, tuy mới xây dựng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cao.

 Khu công nghiệp Gia Lâm – Yên Viên: - Diện tích: 38ha

- Nhóm ngành gồm: Cơ khí, vật liệu xây dựng, hoá chất, sành sứ thuỷ tinh, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, lâm sản, da giầy, công nghiệp may. Ngành chủ đạo: Cơ khí 38% giá trị sản lượng công nghiệp và

34% lao động. Chế biến gỗ 22% giá trị sản lượng và 16% lao động. [6]

- Các xí nghiệp công nghiệp xây dựng từ lâu, bố trí phân tán và gây ô nhiễm môi trường cao.

 Khu công nghiệp Đông Anh: - Diện tích: 68ha

- Nhóm ngành gồm: Luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, in, Ngành chủ đạo: Cơ khí 76% sản lượng công nghiệp và 63% lao động. Vật liệu xây dựng 18% sản lượng công nghiệp và 28% lao động. [7]

- Bố trí rải rác phân tán, hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh.

 Khu công nghiệp Chèm: - Diện tích: 14ha

- Nhóm ngành gồm: Vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, dệt. Ngành chủ đạo: Vật liệu xây dựng 72% giá trị sản lượng và 57% lao động. Bao bì 15% giá trị sản lượng và 27% lao động. [8]

- Các xí nghiệp xây dựng phân tán. Thiết bị công nghệ lạc hậu.

 Khu công nghiệp Cầu Bươu: - Diện tích: 4ha

- Nhóm ngành gồm: Hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng. Ngành chủ đạo: Hoá chất 57% giá trị sản lượng và 21% lao động. Cơ khí 36% giá trị sản lượng và 50% lao động. [9]

- Công nghiệp lạc hậu, bố trí phân tán, thiết bị cũ kỹ.

Các khu công nghiệp nêu trên được xây dựng cách đây từ 20 đến trên 45 năm nên vẫn theo mô hình cũ. Cách gọi đối với chúng có thể là khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cũng có thể là sự đan xen giữa khu – cụm công nghiệp, bởi vì thực chất chúng nằm xen kẽ, rải rác, phân tán cả với dân cư và các cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội khác, không chú trọng hệ thống cơ sở hạ

tầng, không có tổ chức quản lý theo từng khu một cách chặt chẽ, không có sự hỗ trợ lẫn nhau và trước đây hầu hết là doanh nghiệp Nhà nước.

Như vây, các khu, cụm công nghiệp này đã hình thành với những xí nghiệp công nghiệp phân bố trong đô thị cũ, số lượng khá lớn và được xây dựng trên một hạ tầng kỹ thuật yếu kém và không đồng bộ. Các xí nghiệp do nhiều đơn vị riêng rẽ tập hợp trong một khu vực mà không có sự hợp tác chuyên môn hoá sản xuất. Hầu hết các xí nghiệp có quy mô nhỏ, thiết bị hầu hết đã lạc hậu, cơ sở hạ tầng xuống cấp và sử dụng nhiều lao động có tay nghề thấp. Hiện tại, những khu, cụm công nghiệp này có mức độ độc hại, ô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 25 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w