CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 31 - 34)

DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN CỦA TỈNH

ĐỒNG NAI

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh ĐồngNai 2.1.1. Dân số 2.1.1. Dân số

Đồng Nai là vùng đất có lịch sử khai phá và phát triển lâu đời, cộng đồng dân cư hiện có trên 30 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm 91,5%, còn lại là dân tộc Hoa và các dân tộc khác chiếm 8,5%.

Đồng Nai là tỉnh có quy mô dân số lớn đứng thứ 6 trong cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây với dân số trung bình năm 2007 khoảng 2.405.112 người. Mật độ dân số của Tỉnh năm 2007 là 408 người/Km2. Trong đó:

+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 760.015 người, chiếm 31,6% tổng dân số; Nông thôn là: 1.645.097 người, chiếm 68,4% tổng dân số.

+ Phân theo giới tính: Nam là: 1.183.316 người, chiếm 49,2% tổng dân số; Nữ là: 1.221.796 người, chiếm 50,8% tổng dân số.

Tỷ lệ giảm sinh năm 2007 là 0,04 ‰.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là: 1,19%.

Dân cư tập trung đông tại các khu vực thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom; tại các khu vực thuộc các huyện như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch dân cư ít hơn, cá biệt như huyện Vĩnh Cửu do chủ yếu là đất rừng và đất lòng hồ Thuỷ điện Trị An nên mật độ dân cư rất thưa.

Tháp tuổi dân số của Đồng Nai khá trẻ cộng với quá trình phát triển nhanh chóng của các KCN trên địa bàn tạo sức hút mạnh di dân cơ học đến tỉnh, trong vòng 12 năm trở lại đây dân số của tỉnh tăng rất nhanh; Quy mô dân số năm 2007 gấp khoảng 1,3 lần năm 1995.

2.1.2. Lao động

2.1.2.1. Lao động trong toàn tỉnh Đồng Nai

Tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn so với quy mô dân số do trong thời kỳ vừa qua di dân đến tỉnh phần lớn là trong độ tuổi lao động. Năm 2006, Đồng Nai có dân số là 2.362.554 triệu người, trong đó có khoảng 1.2 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 50% dân số. Trong đó: + Ngành Nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 416.228 người;

+ Ngành Thuỷ sản: 11.123 người + Công nghiệp khai thác: 5.368 người.

+ Công nghiệp chế biến: 311.929 người.

+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: 5.342 người. + Xây dựng: 60.011 người.

+ Thương nghiệp và sửa chữa xe động cơ: 137.865 người. + Khách sạn, nhà hàng: 31.031 người.

+ Vận tải, thông tin: 42.064 người. + Tài chính, tín dụng: 2.892 người. + Khoa học và Công nghệ: 166 người.

+ Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản: 3.503 người. + Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng: 15.483 người. + Giáo dục và Đào tạo: 34.579 người.

+ Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội: 9.064 người. + Văn hoá - thể thao: 2.588 người.

+ Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: 14.798 người. + Hoạt động làm thuê hộ gia đình: 3.229 người.

Công tác giải quyết việc làm được thực hiện tốt, năm 2007 đã tạo việc làm cho khoảng 85.380 lao động (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra), trong đó lao động nữ là 51.228 người.

Năm 2007, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 54.200 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36% (trong đó lao động nữ: 21,6%). Lao động của tỉnh phần lớn đã tốt nghiệp phổ thông nhưng đa phần chưa qua đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Chất lượng lao động vì vậy còn thấp nhất là trong nông nghiệp và một số ngành công nghiệp như: dệt may, da dày, chế biến nông lâm sản. Song do lao động phần lớn ở độ tuổi trẻ, sung sức vì vậy nếu được tổ chức đào tạo tốt sẽ nhanh chóng nâng cao chất lượng trở thành nguồn lao động có đủ sức đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng CNH-HĐH trong thời kỳ tới.

2.1.2.2. Lao động trong khu vực công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp Đồng Nai phát triển nhanh chóng. Đội ngũ công nhân Đồng Nai phát triển mạnh về số lượng và chất lượng cả ba khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với quá trình phát triển đất nước và phát triển các ngành nghề khác tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng đông. Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, tác động của chủ trương thu hút mạnh mẽ đầu tư của khu vực kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Nước ngoài, tỉnh Đồng Nai đã sớm nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh thu hút tốt vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế, đặc biệt

là phát triển công nghiệp, từ đó tăng số lượng công nhân Đồng Nai với chất lượng ngày càng cao hơn trong các khu vực kinh tế, được thể hiện cụ thể qua quá trình hình thành và phát triển như sau:

Số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế

Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 338.420 lao động công nghiệp, chiếm 30,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 230.400 người, chiếm 68,08%;

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 31 - 34)