người lao động được đào tạo để tiếp thu tốt nhất công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ quản trị tiên tiến. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc, giúp người lao động thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đội ngũ lao động này chính là động lực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Quá trình phát triển các KCN Đồng Nai cũng chính là quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế.
1.5.1.6. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, HĐH cách thức quản lý sản xuất. sản xuất.
KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp đã được áp dụng tại các KCN. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để Đồng Nai thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với dòng vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như:
công ty TNHH Schaeffler với tổng vốn đầu tư là 116,7 triệu USD, ngành nghề sản xuất các loại thép hợp kim, thép không gỉ và các loại thép hình; công ty TNHH Y.S.P với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD, ngành nghề sản xuất dược phẩm, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, dụng cụ y khoa…; công ty THNN Olympus với tổng vốn đầu tư là 43 triệu USD sản xuất và lắp ráp ống kính, các loại thấu kính, phụ kiện dùng trong máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử khác.
1.5.2. Những tồn tại trong việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua.