Xuất chính sách đối với lao động nhập cư tại các KCN:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 68 - 72)

- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NA

3.3.7. xuất chính sách đối với lao động nhập cư tại các KCN:

Để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các KCN và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Một số các đề xuất liên quan đến chính sách đối với lao động nhập cư như sau:

- Chính sách về hộ khẩu: Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các KCN phải được ưu tiên. Khi doanh nghiệp có xác nhận đang làm việc tại cơ sở mình trên

địa phương thuộc quyền quản lý và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6-12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức. Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4.

- Chính sách về nhà ở: Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Vì thế, cần tạo nhiều cơ hội để người lao động nhập cư có thể thuê được nhà với giá rẻ, giá ưu đãi. Khó khăn nhất trong việc xây nhà cho thuê giá rẻ là đất đai và vốn đầu tư ban đầu. Để thực hiện chính sách nhà ở chính quyền sở tại có thể kết hợp với các KCN để xây dựng nhà ở bán kiên cố cho người lao động nhập cư. Với chính sách cho thuê nhà ở tập trung cũng sẽ tạo điều kiện đảm bảo an ninh hơn cho người lao động nhập cư.

- Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội:

Các chính sách tạo ra công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm tổng hợp các chính sách, như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội…. Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa.

- Các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp: Ngoài những chính sách chung đối với người lao động, các doanh nghiệp trong các KCN cần có những chính sách hỗ trợ thêm người lao động nhập cư, như hỗ trợ đào tạo, đi lại, bố trí sắp xếp lao động, trợ cấp cho lao động ngoại tỉnh khi ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.

Lao động nhập cư vào các KCN là một tất yếu và ngày càng tăng trong những năm tới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc thu hút lao động nhập cư vào các KCN đòi hỏi phải giải quyết tốt các chính sách liên quan như đã trình bày trên và phải có những điều tra, nghiên cứu chuyên sâu hơn đối tượng này.

KẾT LUẬN

Đã hơn 1 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Một năm mới chỉ là khởi đầu cho việc Việt Nam hội nhập và tiếp cận với “luật chơi” của một thị trường toàn cầu không ranh giới. Trong điều kiện ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tuy mở ra nhiều thời cơ song bên cạnh đó cũng là những thách thức to lớn đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Đóng vai trò là một cực tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐPN, Đồng Nai cần phát huy điều kiện xuất phát điểm phát triển đã có, kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài, chủ động nắm bắt thời cơ hội nhập để phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao hơn nữa vai trò động lực và đóng góp của tỉnh vào phát triển kinh tế-xã hội của vùng KTTĐPN và quá trình thực hiện CNH- HĐH của cả nước.

Trong định hướng ưu tiên phát triển của mình từ nay đến 2020, Đồng Nai tiếp tục coi phát triển các KCN là hướng quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Bài toán nguồn nhân lực cho các KCN trước mắt đang cần được tháo gỡ. Làm thế nào để khớp nối số người được đào tạo tương đối lớn và liên tục tăng hàng năm với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về lao động qua đào tạo, nhất là lao động trình độ cao đang là mối quan tâm của các nhà quản lý.

Trong Chuyên đề này, em đã nêu ra một số giải pháp dựa trên những gì tìm hiểu được trong quá trình thực tập. Hy vọng rằng đó sẽ là những đóng góp tuy nhỏ bé nhưng có ích, góp phần tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại trong các KCN của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cũng là những khó khăn đang hiện hữu trong các KCN ở một số tỉnh khác của nước ta nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 68 - 72)