Đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 25 - 26)

Trong giai đoạn 1991 - 2000, Đồng Nai vẫn liên tục giữ được tốc độ phát triển kinh tế bình quân 12,9% năm. Đến giai đoạn 2001 - 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra: năm 2001 tăng 11,2%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng 12,9%, năm 2004 tăng 13,56%, năm 2005 tăng 14%, năm 2006 tăng 14% và năm 2007 tăng 15,1%. Trong giai đoạn 2001-2005, công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển nhanh với giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006.

Đạt được thành tựu phát triển như trên là nhờ có đóng góp rất to lớn của các KCN. Trong các năm qua, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra sản lượng hàng hóa xuất khẩu rất lớn và đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Tổng doanh thu hàng hóa của các doanh nghiệp KCN hàng năm tăng đều đặn: năm 2001 đạt trên 2 tỷ USD đến năm 2005 đạt 4,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu từ năm 1998 đã đạt trên 1 tỷ USD và đến năm 2005 đã vượt lên đạt gần 2 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN đã đạt hơn 5 tỷ USD; doanh thu đạt hơn 4,4 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 135 triệu USD.

1.5.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp:

KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Kinh tế của Đồng Nai từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo chiếm trên 50% GDP, qua từng năm cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, Đồng Nai đã từng bước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 1995, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP là 38,7%, ngành dịch vụ là 29,5%, ngành nông nghiệp là 31,8% thì đến nay (2007) tỉnh đã hình thành cơ cấu kinh tế mới: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng 57,7%, 30,2%, 12,1%. Sự ra đời của các KCN cũng đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng nhẹ tỷ trọng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; năm 1995, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh là 52,9%, khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 39,3%, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là 7,9% thì đến năm 2007, các con số tương ứng là 16,8%, 70,6%, 12,6%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 25 - 26)