Đặc điểm của lao động nhập cư trong các KCN của tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 46)

- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện

2.3.1.2. Đặc điểm của lao động nhập cư trong các KCN của tỉnh Đồng Nai.

của người Việt Nam nhìn chung còn thấp kém, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu cường độ làm việc của xã hội công nghiệp hiện đại và các chuẩn quốc tế.

Đội ngũ công nhân Đồng Nai chưa quen với tác phong công nghiệp, còn phân tán, thiếu chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, lúng túng khi tiếp cận với công nghệ hiện đại, ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc theo nhóm còn thấp. Việc có tỷ lệ khá cao người lao động đang làm việc tự ý bỏ hợp đồng để tìm kiếm công việc khác đã và đang làm đau đầu các nhà quản lý; sự kiện rất nhiều người lao động làm việc tại các KCN về quê ăn tết rồi bỏ việc diễn ra thường xuyên hàng năm trong mấy năm gần đây là một minh chứng, làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về lao động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng giao hàng.

Mặc dù còn những điểm hạn chế, yếu kém trên, song nhìn chung lao động công nghiệp Đồng Nai có khả năng tiếp thu nhanh, thông minh, cần cù, khéo tay và đang tích cực học tập, rèn luyện.

2.3.1.2. Đặc điểm của lao động nhập cư trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. Nai.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 24 KCN, sử dụng 301.133 lao động. Trong đó lao động lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm khoảng 70% hay khoảng 200.000 lao động nhập cư làm việc trong các KCN.

- Lao động nhập cư chủ yếu từ nông thôn, nhất là từ Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm này cho thấy, họ phần lớn là nông dân, chưa quen cuộc sống đô thị và nếp sống công nghiệp. - Lao động nhập cư đa số là thanh niên, còn trẻ, độ tuổi từ 20 đến 35 là chủ yếu, chiếm hơn 70% số lao động nhập cư. Lao động thanh niên có những đặc trưng riêng, nhu cầu riêng, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về giao tiếp xã hội rất lớn.

- Trong số lao động nhập cư lao động nữ chiếm tỷ trọng đáng kể (gần 60%). Sở dĩ tỷ trọng lao động nữ cao vì KCN hiện nay chủ yếu là dệt, may, giày da, … thích hợp với lao động nữ; mặt khác, ở nông thôn lao động nam đang khan hiếm hơn và cần thiết hơn. Lao động nhập cư là nữ lại trẻ là yếu tố vừa thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các KCN nhưng cũng có những bất lợi vì họ đang trong tuổi sinh đẻ, nhu cầu kết hôn, thành lập gia đình riêng và nhà ở tăng lên, hơn nữa, họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các tệ nạn xã hội. - Trình độ văn hóa của đa số lao động nhập cư còn thấp. Theo điều tra, gần 60% lao động nhập cư trong các KCN và KCX của tỉnh mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Trình độ văn hóa thấp dẫn đến nhận thức về xã hội của họ cũng thấp; họ chưa quen với tác phong công nghiệp, chưa biết bảo vệ quyền lợi, các chế độ chính sách chính đáng của mình cũng như chưa biết thực hiện các nhiệm vụ, các quy định, trách nhiệm của mình phù hợp với pháp luật. Chẳng hạn, do thiếu hiểu biết về luật lao động, họ có thể tự đình công, lãn công để phản đối chủ mà không cần theo một thủ tục trình tự quy định của pháp luật. - Họ là những người sống xa quê, tạm thời. Khác với người lao động bản địa, họ thường không có nhà, không có gia đình, không có người thân. Họ đến với mục đích duy nhất là kiếm thu nhập để nuôi sống bản thân và gửi tiền về nuôi gia đình. Vì thế, họ có thể cam chịu cuộc sống hiện tại của bản thân miễn là có thu nhập cao. Yếu tố thu nhập trở thành yếu tố quan trọng nhất thu hút và

giữ chân họ. Tuy nhiên, do trình độ thấp, lao động chủ yếu là giản đơn, thủ công nên thu nhập của họ thường thấp.

Mặc dù thu nhập của lao động nhập cư thấp, nhưng họ vẫn ở lại. Qua khảo sát thực tế, hơn 80% lao động nhập cư vẫn cho rằng so với thu nhập ở quê, thu nhập của họ tại các KCN vẫn cao hơn, thậm chí 10% cho rằng cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w