1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex

73 610 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 551,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa Quá trình đó giúp ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đưa đấtnước ngày càng hoà nhập vào tiến trình phát triển của nền kinh tế thếgiới Đặc biệt khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Việc phát triển sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường,nâng cao khảnăng cạnh tranh trong thị trường trong nước cũng như trên thế giới đóng mộtvai trò quan trọng trong việc giúp nước ta dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo,lạc hậu Mặt khác, giúp chúng ta tạo lập được nhiều mối quan hệ giao lưu,buôn bán với nhiều nước, tiếp thu, học hỏi những thành tựu khoa học – côngnghệ – kỹ thuật tiên tiến nhất góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước pháttriển.Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,trong môi trường cạnh tranh gaygắt, mỗi doanh nghiệp đều có những mục đích kinh doanh khác nhau để đápứng nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp Xong mục tiêu lợi nhuận làquan trọng nhất, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thương trường và đạt hiệu quả kinhdoanh, mỗi doanh nghiệp phải biết tự đổi mới mình,hoàn thiện mình

Hiện nay, khi mà thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì môi trườngcạnh tranh nội địa ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn Các doanhnghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà cònphải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước mình.Nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đã hình thành và phát triển như: EU,WTO, APEC, ASEAN đã thu hút sự tham gia của nhiều nước trong đó cóViệt Nam Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp ViệtNam ,bởi các doanh nghiệp nước ta có ưu thế về nguồn lao động,nguyênliệu nhưng các doanh ngiệp nước ngoài có ưu thế hơn ta về vốn, công nghệ,

Trang 2

trình độ tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn Trong những năm qua, chúng

ta đã phải nhập rất nhiều hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nguyênvật liệu cho quá trình sản xuất với giá cả rất đắt Chính vì vậy một số doanhnghiệp đã không đủ sức đứng vững trên thị trường, lâm vào tình trạng phásản, giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước Ngược lại, cũng cónhững doanh nghiệp vươn lên giành lấy thị trường bằng những nỗ lực kinhdoanh, định hướng kinh doanh đúng đắn, không những kinh doanh có hiệuquả mà chất lượng kinh doanh càng được nâng cao

Trong bối cảnh đó,Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) đã ýthức được rất rõ vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.Chính vì vậy, một mặt Tổng Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, khaithác mở rộng thị trường, mặt khác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụcho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tới mức tối đavới tiêu chí chiếm lĩnh thị trường xăng dầu.Với mong muốn sử dụng nhữngkiến thức học tập trong nhà trường,cùng những hiểu biết của mình về TổngCông Ty Xăng dầu Việt Nam trong thời gian thực tập tại tổng công ty em xinchọn đề tài:

“Kinh doang xăng dầu nội địa của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam PETROLIMEX” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Hoàng Minh Đường đã giúp đỡ emhoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Trang 3

1.Kinh doanh xăng dầu và kinh doanh xăng dầu nội địa

1.1 Lý luận chung về hoạt động kinh doanh xăngdầu và kinh doanh xăng dầu nội địa

a Hoạt động kinh doanh

*Khái niệm chung về hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một,hay một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư,từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cungứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.Tiến hành bất kìhoạt động kinh doanh nào đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, conngười và đưa họ vào quá trình sản xuất để sinh lợi cho doanh nghiệp

b.Nội dung của hoạt động kinh doanh

*.Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hóa và dịch vụ

để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh

Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường về mặt hàng doanhnghiệp sẽ kinh doanh phải dựa trên cơ sở doanh nghiệp có đủ trình độ chuyênmôn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm được khả năng nguồn hàng đã biết và

có khả năng khai thác, đặt hàng,mua hàng để đáp ứng cho nhu cầu của kháchhàng tốt hơn cách đáp ứng nhu cầu hiện tại

*.Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh

Bất kì một hoạt động kinh doanh nào cũng phải huy động các nguồn vốn,tài sản,con người và công nghệ đưa chúng vào hoạt động để tạo ra sản phẩm

Trang 4

hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xã hội, thu được lợi nhuậncho doanh nghiệp.Việc huy động nguồn lực là điều kiện không thể thiếu đượccủa hoạt động kinh doanh nhưng việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, cóhiệu quả và kết quả mới là hoạt động quyết định kinh doanh.Việc quyết địnhphương hướng, kế hoạch sử dụng nguồn lực do tập thể hội đồng quản trịdoanh nghiệp có trách nhiệm,song về cơ bản phải do tài năng của giám đốc và

hệ thống tham mưu chức năng giúp giám đốc,cũng như sự phát huy khả năngcủa mọi thành viên trong doanh nghiệp,vấn đề kỉ luật,kỷ cương trong doanhnghiệp

*.Tổ chức hoạt động nghiệp vụ mua bán,dự trữ,bảo quản,vận chuyển,xúctiến thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ khác hàng

Tổ chức mạng lưới bán hàng và phân phối hàng hóa cho mạng lưới bánhàng cơ hữu và đại lý bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng bậc nhấtbởi vì chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thu hồi được vốn,mới cónguồn trang trải chi phí lưu thông và mới có lãi để tái đầu tư mở rộng và pháttriển kinh doanh.Để thực hiện nghiệp vụ mua bán hàng hóa,doanh nghiệp phải

tổ chức kho hàng để dự trữ hàng hóa và phải bảo quản ,bảo vệ tối đa số lượng

và chất lượng hàng hóa dựa trữ.Có như vậy doanh nghiệp mới có hàng hóa đủtiêu chuẩn chất lượng đưa vào lưu thông.Xúc tiến thương mại là hoạt độngnhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụthương mại.Các hoạt động xúc tiến thương mại gồm:bán hàng cá nhân,quảngcáo thương mại,hội chợ triển lãm,quan hệ công chúng,xúc tiến bán hàng,ứngdụng công nghệ thông tin như bán hàng qua điện thoại

*.Quản trị vốn,phí,hàng hóa và nhân sự trong hoạt động kinh doanhQuản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch sửdụng vốn hợp lý,cũng như bảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầukinh doanh hàng hóa-dịch vụ của doanh nghiệp,đồng thời nâng cao hiệu quả

Trang 5

sử dụng vốn,bảo toàn và phát triển được vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh,chấp hành đầy đủ các nguyên tắc và kỷ luật,sử dụng vốn tiết kiệm

Quản lý chi phí kinh doanh là phải có kế hoạch và mục tiêu chi phí,cóquy định rõ mức độ quyền hạn của các cấp trong nghiệp được duyệt chi và chiphí như thế nào là hợp lý,hợp lệ,tiết kiệm,quản lý chi phí kinh doanh là nắmbắt được nội dung của các khoản chi,nắm được các nguyên tắc,chế độ chitrả,thanh toán và mức độ của các khoản chi trong doanh thu,lợi nhuận

Quản lý hàng hóa trong kinh doanh nhằm giúp cho khách hàng đến vớidoanh nghiệp với chất lượng tốt nhất.Để dự trữ,bảo quản hàng hóa,các doanhnghiệp phải có các cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng theo đòi hỏi kỹ thuật củamặt hàng như nhà kho,các phương tiện chứa đựng

Quản lý nhân sự là quản trị những hoạt đông liên quan đến nhân sựnhư:việc tạo lập,duy trì,sử dụng và phát triển có hiệu quả yếu tố con ngườinhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốtnhất.Quản trị nhân sự là một mặt của công tác quản trị doanh nghiệp là quátrình hoạch định,tuyển dụng,tổ chức sắp xếp,đào tạo và phát triển,đãi ngộnhân sự và phân quyền,giao quyền,tạo dựng ê kíp,cũng như đánh giá nhân sự

c.Đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là thành tích hoạt động sản xuất kinhdoanh mà doanh nghiệp đạt được trong một giai đoạn nhất định Kết quả cóthể là đại lượng định lượng được như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu,lợi nhuận,… Kết quả cũng có thể là đại lượng chỉ phản ánh chất lượng, mangtính chất định tính như: chất lượng sản phẩm, danh tiếng và uy tín của doanhnghiệp

Các kết quả kinh doanh phải được xem xét bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau

- Doanh thu:

Trang 6

Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản áng mục đích kinh doanhcũng như kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa to lớntrong việc đánh giá quá trình và quy mô sản xuất kinh doanh và quản lýdoanh nghiệp Đây là cơ sở dể phân tích các chỉ tiêu khác có liên quan, nó còn

là căn cứ đáng tin cậy cho các cấp lãnh đạo đề ra những quyết định tối ưutrong việc sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và xác định chínhxác kết quả tài chính của doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng: là chỉ tiêu phản ánh giá trị thực hiện do hoạt độngsản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụcho khách hàng Giá trị của hàng hoá được thỏa thuận ghi trong hợp đồngkinh tế về mua bán và cung cấp hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được ghi tronghoá đơn bán hàng hoặc trên các chứng từ khác có liên quan đến hoạt động bánhàng hoặc thoả thuận giữa người mua và người bán về giá bán hàng hoá.Doanh thu bán hàng thuần: Được xác định như sau:

Trong đó:

Thuế doanh thu phải nộp được tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu chịu thuế:

Thuế suất doanh thu được quy định cho từng ngành cụ thể:

Thuế xuất khẩu: là khoản thuế được tính trên doanh thu bán hàng xuấtkhẩu được qui định riêng cho từng mặt hàng cụ thể

Thuế doanh thu

phải nộp Doanh thu tính thuế Thuế suất thuế doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu

Trang 7

Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế đánh vào các mặt hàng chịu thuế đặcbiệt Hiện nay, có ba mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đó là: thuốc là,rượu, bia.

- Lợi nhuận:

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinhdoanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động củadoanh nghiệp Từ góc độ của doanh nghiệp thì lợi nhuận là khoản tiền chênhlệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó.Lãi nhuần được xác định như sau:

Lãi nhuần = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp

Lãi gộp được xác định:

Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng

Giá thanh toán cho người bán là giá được ghi trên hoá đơn do người muahàng đem về cùng với hàng mua sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảmgiá

Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí bảo hiểm, bốc

dỡ vận chuyển, tiền thuê kho bến bãi, hao hụt định mức trong khâu mua, khoản

lệ phí phải nộp trong khâu mua, tiền lương và bảo hiểm của cán bộ chuyên tráchmua (nếu có)

Chi phí bán hàng: phản ánh các khoản phí thực tế phát sinh trong quátrình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, bao gồm các chi phí quản lý, đónggói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm hàng hoá Chi phí bán hàngbao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi

doanh thu tính thuế

Thuế suất thuế doanh thu Thuế doanh thu

phải nộp

Trang 8

phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các khoản chi phí quản lý kinhdoanh bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồdùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế và các khoản lệ phí,chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

- Chi phí kinh doanh:

Chi phí là đại lượng quan trọng để xác định hiệu quả kinh doanh Chi phíkinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinhdoanh nhất định để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hànghoá Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất phải chịu chi phí

về nguyên vật liệu, lao động cần thiết để cho quá trình sản xuất, các chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Các khoản chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp Các khoản chi phí này gọi là chi phí ngoài sảnxuất, là các phí tổn phát sinh trong kỳ Các khoản chi phí sản xuất là cáckhoản chi phí sản phẩm Để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán,chi phí thường được phân thành hai loại:

Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự biến động tănghay giảm theo sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ, lao vụ Chi phí cố định gồm có: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chiphí quản lý chung, chi phí về thuế vốn, thuế trước bạ, thuế môn bài, các loại phíbảo hiểm tài sản, tiền thuê tài sản

Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí kinh doanh có sự biến động tănghoặc giảm tương ứng với sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sảnphẩm, hàng hoá, lao vụ Chi phí này luôn biến đổi ở các kỳ kinh doanh vớinhau Chi phí biến đổi gồm có: chi phí tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu để sản

Trang 9

xuất sản phẩm, chi phí về tiền lương cho bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng

và bộ phận quản lý chung theo khối lượng kinh doanh, chi phí thuế doanh thu,thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

* Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp:

Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộquá trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp Hiệu quả tổng hợp đượcxác định thông qua việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinhdoanh và chi phí sản xuất

Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập vàtổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Lợi nhuận đượcxác định như sau:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh Nhà quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là điều kiện tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp Càng tạo ra nhiều lợi nhuận, doanh nghiệpcàng phát triển vững mạnh, đời sống người lao động càng được nâng cao

Doanh thu thuần

Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt độngsản xuất kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp càng được đánh giá cao và ngượclại Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp giảm thì ta có thể kết luận

là chi phí đã tăng lên Chi phí ở đây được hiểu là chi phí mua nguyên vật liệuphục vụ sản xuất hay giá vốn hàng bán

Trang 10

- Doanh lợi sản xuất:

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuậnDoanh lợi sản xuất =

Doanh thuChỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ đem lại cho doanh nghiệpbao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu doanh lợi này càng cao thì lợi nhuận tạo racàng nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

Do hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phứctạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh nêndoanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng có hiệu quả các yếu tố

cơ bản như vốn,trang thiết bị, lao động… Để đánh giá một cách toàn diện vềhiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường kếthợp sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để đánh giá từng mặt hoạt động cụ thể.Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

bộ phận không phải là mối quan hệ cùng chiều Trong kỳ chỉ tiêu hiệu quả tổnghợp tăng lên thì có thể những chỉ tiêu bộ phận có thể tăng lên, cũng có thểkhông đổi hoặc giảm

* Hiệu quả sử dụng vốn:

Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì trước tiênphải có vốn, vốn là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất,

là tiền đề, là phương tiện cho quá trình hoạt động kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp, nó phản ánh mặt hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn Đốivới hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn vận động hầu hết các quá trìnhnghiệp vụ Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, ta

Trang 11

lần lượt tính từng chỉ tiêu.Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu tronghiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản mặt hoạt động kinh doanh trêngóc độ vốn Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn vận động hầuhết các quá trình nghiệp vụ Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định vàvốn lưu động, ta lần lượt tính từng chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn sản xuất:

Lợi nhuậnDoanh lợi vốn =

Tổng vốn sử dụngChỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh, chobiết một đồng vốn bỏ vào kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.Doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước

về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trongnhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hếtthời gian sử dụng Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố địnhphải được hiểu trên hai khía cạnh

Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm vớichất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất đểtăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớnhơn tốc độ tăng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định thamgia sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

cố định được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệuquả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

Trang 12

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết địnhtrong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nó được xác định thông quamối quan hệ giữa kết quả thu được và lượng vốn bỏ ra

Lợi nhuận

Doanh lợi vốn lưu động =

Vốn lưu độngChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh sẽ thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Mức doanh lợi vốn cànglớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, thể hiện khả năng phản ánh sự cố gắngcủa doanh nghiệp trong việc hợp lý hoá hoạt động kinh doanh của mình vàđảm bảo tiết kiệm chi phí

* Hiệu quả sử dụng lao động:

Dựa vào phần lý luận về hiệu quả kinh tế ở trên, ta có thể hiểu sử dụnglao động trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ giữacác đại lượng kết quả của hoạt động kinh doanh và đại lượng chi phí lao độngsống để đạt được kết quả đó Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêuquan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị trong doanhnghiệp Đánh giá hiệu quả lao động trong các doanh nghiệp là rất cần thiết,giúp doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời khắc phục những tồntại trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra Đánhgiá hiệu quả sử dụng lao động không thể nói chung mà phải thông qua hệthống chỉ tiêu đánh giá, bao gồm:

Trang 13

- Năng suất lao động:

Chỉ tiêu này thường được biểu hiện dưới hai dạng: Chỉ tiêu hiện vật vàchỉ tiêu giá trị

Chỉ tiêu hiện vật:

Số lượng sản phẩm Số sản phẩm sản xuất trong kỳ

bình quân một nhân viên Số nhân viên bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu giá trị:

Doanh thu bình quân Doanh thu bán hàng trong kỳ

một nhân viên trong kỳ Số nhân viên bình quân trong kỳ

- Lợi nhuận bình quân một nhân viên:

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận của doanh nghiệp

một nhân viên Số nhân viên bình quân của DN

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo rađược bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định

Chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một nhân viên càngcao thì hiệu quả sử dụng lao động càng tốt Việc phân tích, đánh giá hai chỉtiêu này giúp doanh nghiệp có thể khống chế số lượng lao động ở mức hợp lý,vừa đảm bảo sử dụng tốt về số lượng thời gian và chất lượng lao động, vừagóp phần vào việc tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.Đội ngũlao động giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh có hiệu quả của doanhnghiệp Chất lượng sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tráchnhiệm, tinh thần hợp tác của mọi thành viên trong doanh nghiệp Để phát huyđược mọi tiềm năng trong lao động, sử dụng lao động có hiệu quả đòi hỏiphải quản lý lao động một cách khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc,đúng năng lực trình độ

Trang 14

Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng củabất kỳ công ty , doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường Vấn đề đặt ra làphải phân biệt giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, từ đó cóhướng nghiên cứu phù hợp.Để đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp đòi hỏi phải có

sự nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, chính xác thực trạng kinh doanh ở công ty,doanh nghiệp đó

1.2 Đặc điểm kinh doanh doanh xăng dầu và kinh doanh xăng dầu nội địa

1.2.1 Đặc điểm

Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sựphát triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước Nhà nước Việt Nam thựchiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lýquyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhậpkhẩu Trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốcdân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối; trong

đó, Petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60%.Như vậy, Petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa Vị tríquan trọng này do Nhà nước xác lập tương ứng với vai trủ chủ đạo củaPetrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh tế- xã hội, bảođảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa vàphục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex được thực hiện chủ yếudưới các hình thức: Mua buôn, bán lẻ và bán qua hệ thống đại lý, tổng đại lý;bán xăng dầu ra nước ngoài gồm tái xuất và chuyển khẩu.Với chính sách pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tại thịtrường nội địa đang phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham

Trang 15

gia bán buôn, bán lẻ xăng dầu dưới hình thức đại lý, tổng đại lý Petrolimexcùng với các đại lý, tổng đại lý- các đối tác của mình thực hiện kinh doanhbình đẳng, hai bên cùng có lợi trên cơ sở chấp hành nghiêm túc luật pháp vàcác quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Các doanhnghiệp này thực sự là đội ngũ bạn hàng tin cậy đó và đang sát cánh vớiPetrolimex phát triển ngày càng vững mạnh Petrolimex đánh giá cao, coitrọng các đại lý, tổng đại lý của mình và chủ trương tiếp tục phát triển mốiquan hệ với các doanh nghiệp này một cách chặt chẽ, toàn diện, bền vững vàlâu dài.

Đối với nhóm khách hàng là các cơ sở kinh tế trọng yếu trong nền kinh

tế quốc dân sử dụng nhiều diesel và nhiên liệu đốt , hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế-

xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước; Petrolimex chủ trương dành chonhóm khách hàng này những ưu đãi nhất định về nguồn, giá cả,.Đối với kháchhàng tiêu dùng mặt hàng chính sách, Petrolimex phối hợp chặt chẽ với cáctỉnh miền núi bảo đảm cung ứng đầy đủ về số lượng, tiến độ, đúng địa chỉ vàcác chính sách khác theo đúng chỉ đạo của Nhà nước.

1.2.2 Vai trò của kinh doanh xăng dầu và kinh doanh xăng dầu nội địa

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và có tính chiến lược đối với sự pháttriển của đất nước,là mặt hàng độc quyền của nhà nước.Nhà nước Việt Namthực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông quaquản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạnngạch xuất nhập khẩu.Kinh doanh xăng dầu có tác động đến mọi mặt của nềnkinh tế, nhất là những ngành công nghiệp mang tính chiến lược của đất nướcnhư công nghiệp ôtô, giao thông vận tải,hàng không

Kinh doanh xăng dầu nội địa là hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra ởtrong nước đáp ứng nhuu cầu nền kinh tế trong nước và sinh hoạt của đời

Trang 16

sống nhân dân do vậy xăng dầu là mặt hàng không thể thiếu trong nền kinh tếcũng như trong đời sống của nhân dân

I.Nội dung của kinh doanh xăng dầu nội địa

1.Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗidoanh nghiệp trong mọi hoạt sản xuất kinh doanh.Nghiên cứu thị trườngnhằm trả lời các câu hỏi:Sản xuất những sản phẩm gỡ? sản xuất như thế nào?sản phẩm bán cho ai?

Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứư xác định khả năngtiêu thụ những loại hàng hóa trên một địa bàn nhất định trong một khoảngthời gian nhất định trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãnnhu cầu của thị trường,giúp doanh nghiệp biết được xu hướng,sự biến đổinhưu cầu của khách hàng,sự phản ứng của họ với sản phẩm của doanh nghiệpthấy được sự biến động của thu nhập giá cả ,từ đó có các biện pháp điều chỉnhcho phù hợp.Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí

2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng kế hoạch kinh doanh,tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọngđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhmột cách liên tục,nhịp nhàng theo kế hoạch đã định Là căn cứ để xây dựng

kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất -kỹ tài chính doanh nghiệp

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phản ánh nội dung cơ bản như: khối lượngtiêu thụ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu

thụ

Để lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng các phương phápnhư phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ

cố định

Trang 17

3.Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán

Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quátrình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông.Muốn cho quá trình lưu thônghànhg hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chútrọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như:tiếp nhận,phân loại sản phẩm,nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa

4.Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,theo

đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùngcuối cùng.để hoạt động tiêu thụ được hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụmột cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm,cácđiều kiện vận chuyển,bảo quản,sử dụng

Doanh nghiệp có hai kênh tiêu thụ đó là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp

- kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán thẳng sảnphẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không thông qua khâu trunggian nào.Giảm được chí phí lưu thông,thời gian sản phẩm đến tay người tiêudùng nhanh hơn,doanh nghiệp có điều tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng

- Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức doanh nghiệp mà doanhnghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu thụ cuối cùng có qua khâutrung gian.Giúp doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng hàng lớn hàng hóatrong thời gian ngắn nhất,từđó thu hồi vốn nhanh,tiết kiệm chi phí bảo quảnhao hụt

5.Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho hoạt động bán hàng

Xúc tiến là hoạt động Marketing tới khách hàng tiềm năng của doanhnghiệp.Các thông tin bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm,vềphương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi tiêu thụ

Trang 18

sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như các tin tức về khách hàng, qua đódoanh nghiệp tìm ra phương thức thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm

và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Nó có ý nghĩaquan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp

Yểm trợ các hoạt động bán hàng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy,tạo điều kiệnthuận lợi để thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

6.Tổ chức hoạt động bán hàng

Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinhdoanh.Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật ,tác động đếntâm lý người mua nhằm đạt được mục tiêu bán được hàng.Để bán được hàngcác doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như:chấtlượng,mẫu mã,giá cả và phải biết lựa chọn hình thức bán hàng phù hợpnhư:bán hàng trực tiếp,bán hàng gián tiếp,bán trả góp

7.Phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động bán hàng

Sau mỗi chu kì kinh doanh,doanh nghiệp phải phân tích đánh giá hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thịtrường tiêu thụ ,hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,các nguyênnhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ nhằm có các biện pháp thích hợp đểthúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.Đánh giá dựa trên các khía cạnh sau: tìnhhình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng,trị giá,thị trường và giá cảcác mặt hàng tiêu thụ

III.Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa 1.Môi trường vĩ mô

* Nhân tố về kinh tế:

Trang 19

Các nhân tố kinh tế là các nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố kinh tế bao gồm tốc độtăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, mứcthu nhập cá nhân,… Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhanh sẽ làm phátsinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của nền kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hộikinh doanh cho các doanh nghiệp Tỷ lệ lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinhlợi, đến vốn đầu tư Khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điềukiện tăng trưởng kinh tế cao, mức lạm phát được kiềm chế, lãi suất và tỷ giáhối đoái ổn định,… thì hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp sẽ cao Nếu như lãi suất và tỷ giá không ổn định, tỷ lệ thất nghiệpcao, thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, ảnhhưởng tới hiệu quả kinh tế.

* Nhân tố về chính trị và luật pháp:

Sự ổn định về thể chế chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sáchlớn, hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ là điều kiện, là cơ sở để kinhdoanh ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao Sự ổn định về chính trị sẽkhuyến khích đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đầu

tư kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết một vấn đề cơ bản là vốn kinhdoanh, nguồn vốn được đảm bảo thì doanh nghiệp mới có khả năng kinhdoanh có hiệu quả.Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước Nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ mô, các văn bảnpháp lý Nhà nước thường sử dụng các công cụ về Thuế, chính sách tài trợ,quy định pháp luật… Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhànước, là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước Các doanh nghiệp cónghĩa vụ phải nộp thuế, bao gồm thuế doanh thu, thuế lợi tức,… Chính vì vậy

Trang 20

thuế suất cao hay thấp và sự thay đổi của biểu thuế suất sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Khi muốn khuyến khích pháttriển một ngành kinh tế nào đó, Nhà nước sẽ có những chính sách thích hợp,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành đó phát triển Dovậy, nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề được Nhànước khuyến khích sẽ gặp nhiều thuận lợi Ngược lại, nếu ở một ngành Nhànước hạn chế phát triển thì các doanh nghiệp của ngành đó khi hoạt động sẽrất khó khăn, hiệu quả kinh tế đạt được sẽ thấp.

* Nhân tố về văn hóa - xã hội:

Để hoàn thành quá trình kinh tế sản xuất, doanh nghiệp phải thực hiệntiêu thụ sản phẩm sản xuất ra Chính vì vậy mọi hoạt động của doanh nghiệpđều nhằm hướng tới khách hàng Do đó các phong tục tập quán, thái độ tiêudùng của khách hàng tại các vùng địa lý khác nhau sẽ ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nắm bắt được các yếu tố này doanhnghiệp mới có thể điều chỉnh hoạt động nhằm đẩy mạnhh tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá Doanh nghiệp cũng phải quan tâm tới cơ cấu dân số, tỷ lệ kết hôn,trình độ văn hoá,… Một xã hội ổn định, tỷ lệ tội phạm thấp là một môi rườngkinh doanh an toàn, các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư mở rộng pháttriển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế

* Nhân tố về kỹ thuật công nghệ:

Quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chịu sự tác độngcủa những tiến bộ khoa học kỹ thuật Trong điều kiện hiện nay, trình độ côngnghệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới có sự chênh lệch rõ rệt, lànsóng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng gia tăng, khoa học kỹthuật phát triển với tốc độ chóng mặt, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nângcao trình độ của mình, đồng thời cũng đặt doanh nghiệp vào tình trạng cạnhtranh gay gắt Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất hàng

Trang 21

hoá dịch vụ của các doanh nghiệp đạt được năng suất và chất lượng cao, đảmbảo đáp ứng được mọi yêu cầu Do vậy, doanh nghiệp luôn phải quan tâm tớichính sách khoa học và công nghệ, phải đầu tư vốn cho khoa học và côngnghệ, cho nghiên cứu và phát triển, cho chuyển giao công nghệ mới… Hiệuquả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng đổi mới máymóc, thiết bị và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sảnxuất kinh doanh.

2.Môi trường tác ngiệp

* Khách hàng:

Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ màdoanh nghiệp sản xuất ra Tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp sẽđạt được doanh thu bán hàng Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quantrọng để doanh nghiệp trang trải những chi phí sản xuất đã bỏ ra Do vậy,khách hàng là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinhdoanh

Việc quyết định giá bán sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm Giá bán mà doanh nghiệp xác địnhphải phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mặt bằng giá trên thịtrường và được khách hàng chấp nhận Giá bán cao chưa chắc đã là giá tốtnhất, phải xác định giá bán sao cho lợi nhuận là lớn nhất mới là giá bán tối

ưu Xác định được giá bán tối ưu là một quá trình phức tạp và có ảnh hưởnglớn hơn hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại

và phát triển Việc tăng giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu sự tácđộng của khách hàng Khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm của doanh nghiệp

sẽ làm tăng lợi nhuận Tuy nhiên, khách hàng mua sản phẩm của một ngànhnào đó thì họ có thể làm giảm lợi nhuận của ngành đó bằng cách yêu cầu chất

Trang 22

lượng sản phẩm cao hơn hoặc yêu cầu dịch vụ nhiều hơn, khách hàng rất cókhả năng gây sức ép đối với doanh nghiệp, nhất là khi họ có đầy đủ thông tin

về nhu cầu, giá cả hàng hoá trên thị trường và quá trình sản xuất của doanhnghiệp Do đó, doanh nghiệp luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của kháchhàng và hạn chế tối đa khả năng gây sức ép của khách hàng Có như vậydoanh nghiệp mới tăng được lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế cao

* Nhà cung cấp:

Doanh nghiệp thương mại chỉ hoạt động được khi được cung cấp hàng hoá

và các phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh Như vậy, nhà cungcấp có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpdiễn ra thường xuyên, liên tục, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp này phảiđược cung cấp đầy đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng vật tư theo đúngtiến độ Nếu vì lý do nào đó khiến cho doanh nghiệp không được cung cấpđầy đủ vật tư sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt hại về chi phí do bị phạt hợpđồng khi không hoàn thành đúng tiến độ sản xuất Do vậy, các doanh nghiệpluôn xây dựng mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với các nhà cung cấp vật tư đểtránh tình trạng gây áp lực

Giá cả vật tư có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh khi giá cảvật tư quá cao Giá thành sản xuất tăng lên trong khi doanh nghiệp ít có khảnăng nâng giá bán sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà cung cấp vật

tư có thể nâng giá khi độc quyền cung cấp vật tư hoặc khi doanh nghiệpkhông có nguồn cung cấp nào khác, không có sản phẩm thay thế Các nhà

Trang 23

cung cấp yếu tố sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp trongtrường hợp doanh nghiệp đó không có khả năng trang trải các chi phí tăngthêm trong đầu vào được cung cấp.

* Môi trường cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gaygắt trên mọi phương diện, đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trongngành, của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nướcngoài Trong cùng một ngành kinh doanh, cường độ cạnh tranh tăng lên khimột hoặc nhiều hãng thấy có cơ hội để củng cố vị trí trên thị trường hoặcnhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác Cường độ cạnhtranh được biểu hiện dưới dạng chính sách hạ giá sản phẩm, chiến dịch quảngcáo, tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm … Số lượngcác doanh nghiệp đang cạnh tranh trong ngành là vấn đề mà các doanh nghiệpluôn quan tâm Các ngành mà có một hoặc một vài doanh nghiệp thống lĩnhthì cường độ cạnh tranh ít hơn Nếu ngành chỉ bao gồm một số doanh nghiệpnhưng lại có qui mô và thế lực ngang nhau thì cường độ cạnh tranh sẽ cao đểgiành vị trí thống lĩnh Cường độ cạnh tranh cũng trở nên căng thẳng trongcác ngành có một số lượng lớn doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài rất khác nhau về nguồn gốc, phong cách kinh doanh Do vậy,các ngành kinh doanh có đối thủ cạnh tranh nước ngoài thường phải đối đầuvới sự cạnh tranh đặc biệt

Sự cạnh tranh sẽ làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệptrong thời gian ngắn trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp thườngphải tăng chi phí do giảm giá sản phẩm hay đầu tư cho quảng cáo… Nhiềudoanh nghiệp chấp nhận lỗ trong thời kỳ này để giành thắng lợi Giai đoạnnày dài hay ngắn phụ thuộc vào cường độ cạnh tranh trong ngành cao haythấp Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nào có đủ năng lực, đủ sức đứng

Trang 24

vững thì sẽ giành thắng lợi, hiệu quả kinh tế sẽ tăng dần lên theo thời gian

hoạt động kinh doanh trên thị trường.Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước khuyến

khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, theo đúng khuôn khổ phápluật Tuy nhiên, ở một số ngành, tình trạng độc quyền vẫn tồn tại hoặc mứccạnh tranh mới ở thời kỳ sơ khai

3 Nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp:

* Trình độ tổ chức quản lý và trình độ lao động:

Lực lượng lao động là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh, và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp Do đó, yếu tốcon người luôn phải đặt lên hàng đầu Con người là trung tâm của mọi sự pháttriển, là tác giả của mọi thành quả, trong đó có việc nâng cao hiệu quả kinh tếcủa hoạt động kinh doanh.Ban giám đốc là cán bộ quản lý cao cấp nhất trongdoanh nghiệp Vai trò của người lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinhdoanh là rất quan trọng, thể hiện sự kết hợp một cách tối ưu và hài hoà cácyếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó sẽ tạo được kết quả kinhdoanh cao, giảm được các chi phí không cần thiết Vai trò của người lãnh đạoquản lý còn thể hiện ở việc quyết định chiến lược kinh doanh cho doanhnghiệp và tổ chức thực hiện chúng Có thể nói, mọi sự thành bại của doanhnghiệp đều do người lãnh đạo tạo ra

Với vai trò quan trọng như vậy nên khả năng, trình độ hiểu biết củacác thành viên trong Ban giám đốc có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp Một ban giám đốc có trình độ vàkinh nghiệm sẽ tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học, hiệu quả

Sự năng động, sáng tạo của cán bộ quản lý cấp cao sẽ giúp doanh nghiệpnắm bắt, tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trường Người quản lý giỏi làngười biết chớp thời cơ và quyết đoán trong mọi trường hợp Ban giám đốcđầy đủ phẩm chất như vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu

Trang 25

quả Ngược lại, một Ban giám đốc không đủ năng lực và nhất là không cóđạo đức sẽ không đủ khả năng lãnh đạo doanh nghiệp, thậm chí đẩy doanhnghiệp tới chỗ phá sản, giải thể.

* Nguồn lực vật chất, kỹ thuật và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học:

Trong mọi nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm, baogiờ cũng cần phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu sản xuất và vốn Tài sản

cố định là những tư liệu lao động được tham gia một cách trực tiếp hoặc giántiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp như: máy móc, thiết bị, nhàxưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sángchế, chi phí cải tạo đất… Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị đạt trình độ kỹthuật cao, công nghệ hiện đại theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là

cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc đổi mới tài sản cố địnhtrong các doanh nghiệp trở thành vấn đề sống còn Các doanh nghiệp thuộcnhiều thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách, đọ sức trên thịtrường hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập ngoại Trong cuộc cạnh tranh

đó, tất yếu sẽ không thể có chỗ đứng cho những doanh nghiệp mà hàng hóacủa họ kém phẩm chất, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giábán cao một cách không phù hợp Vì thế, một trong những lối thoát có tínhthen chốt của các doanh nghiệp này là phải đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiếnquy trình công nghệ Đổi mới tài sản cố định là cách duy nhất để có đượcnăng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hạ từ đó có đủ sức cạnh tranhtrên thị trường Đổi mới tài sản cố định còn là một nhân tố quan trọng để hạthấp chi phí sản xuất như: hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí sửa chữa,tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương… Tronh kinh doanh, việctăng cường đổi mới trang thiết bị được coi là một lợi thế để chiếm lĩnh khôngchỉ thị trường hàng hoá mà cả thị trường Những ý nghĩa nêu trên đã khẳng

Trang 26

định được tầm quan trọng của việc đổi mới trang thiết bị là một đòi hỏi tấtyếu khách quan mang tính quy luật trong nền sản xuất hàng hoá và trong đIềukiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

* Trình độ quản lý và tổ chức tiêu thụ hàng hoá:

Trong hoạt động kinh doanh, dự trữ là khâu cần thiết khách quan để đảmbảo cho hàng hoá được bán ra thường xuyên, liên tục, giúp doanh nghiệp chủđộng trong hoạt động kinh doanh, quá trình kinh doanh không bị đứt đoạn,không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh Song dự trữ có ảnh hưởng trực tiếp đếnchi phí, do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Vấn

đề đặt ra là phải xác định được mức dự trữ sản phẩm, hàng hoá tối ưu Cầnphải dự trữ ở mức hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ, đảm bảo cung cấp hàng hoákịp thời khi có nhu cầu đồng thời tiết kiêm chi phí, trên cơ sở đó nâng caohiệu quả sử dụng vốn Ngược lại, dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí vốnkinh doanh Nếu lượng dự trữ quá lớn sẽ gây tồn đọng vốn, tăng chi phí vàlàm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu dự trữ thiếu

sẽ không đảm bảo lượng hàng hoá bán ra, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận và làmđứt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Mức dự trữ hợp lý là luôn đảm bảo đủ hàng bán ra, kịp cả về số lượng vàchất lượng, cơ cấu chủng loại mặt hàng Đồng thời không để tình trạng ứđọng hàng, chậm luân chuyển, ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn, làmtăng chi phí lưu thông và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Yêu cầu đặt ra đối với việc dự trữ hàng hoá là phải đảm bảo toàn vẹn giátrị sử dụng của hàng hoá, không để giảm chất lượng hàng hoá Nếu yêu cầunày không được thực hiện tốt sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá bán

ra, làm giảm uy tín của doanh nghiệp Đồng thời, doanh nghiệp cũng tìm cáchtối thiểu hoá chi phí hao hụt bảo quản để tránh tăng chi phí lưu thông

Trang 27

Thực tế kinh doanh trên thị trường, giá cả không ổn định, các doanhnghiệp phải dự đoán được hướng tăng giảm của nhu cầu thị trường, đồng thờitiên lượng sự biến động giá cả trong thời gian tới đối với từng loại mặt hàng

để có kế hoạch dự trữ phù hợp, đúng thời cơ Có thể nói rằng đây là một nghệthuật kinh doanh Nếu dự đoán đúng thời cơ thì hiệu quả kinh tế của doanhnghiệp sẽ cao và ngược lại Trong thực tiễn nền kinh tế thị trường hiện nayhầu hết các doanh nghiệp chỉ dự trữ vùa phải để đảm bảo hầng hoá bán ra rồilại quay vòng vốn, tiết kiệm thời gian và giảm chi p hí

* Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin:

Một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trườngcần phải nắm thật rõ ràng và chính xác về thị trường mình đang kinh doanh,mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất và tiêu thụ, vấn đề chính sách củaNhà nước… Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống cung cấp và

xử lý thông tin thật tốt Có như vậy, hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp mới dần cải thiện và ngày một tăng lên

Thật vậy, trong một doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tincần được đảm bảo thông suốt, nhanh chóng và đáng tin cậy Một nhà quản trịcủa doanh nghiệp cần phải trao đổi thông tin với nhiều đối tượng khác nhau.Nếu quá trình này không được thực hiện có hiệu quả thì doanh nghiệp khó cóthể hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Thông thường nhà quản trịnhận thông tin từ cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới Ngược lại nhà quản trịphải thông báo cho họ biết những kế hoạch, dự kiến sẽ thực hiện trong tươnglai Hệ thống hoạt động tốt sẽ giúp cả hai bên nắm được đầy đủ thông tin vềthông tin cần phải làm, dẫn đến hiệu quả công việc cao, năng suất làm việctốt… Nếu không nắm vững thông tin sẽ bị tuột ra khỏi vòng quay của quátrình sản xuất kinh doanh và kết quả tất yếu là làm giảm hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp

Trang 28

Trong suốt quá trình kinh doanh, việc thu thập và xử lý thông tin nhanhchóng và chính xác sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh Bởimỗi một doanh nghiệp là một guồng máy, nếu được những thông tin tổng hợpkịp thời sẽ làm cho việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp được trôichảy, khả năng cung ứng cũng như bán hàng được nâng cao, góp phần vàoviệc tăng doanh số, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Cơ chế thị trường có những khó khăn riêng, nếu doanh nghiệp nắm bắt

và vận dụng thích hợp sự vận động của hàng hoá mình kinh doanh, nắm chắcnhững thông tin về nhu cầu của thị trường để tiêu thụ hàng hoá một cách linhhoạt, chủ động Đồng thời, kết hợp tốt các mối quan hệ với sản xuất, tài chínhngân hàng, giá cả thị trường,… thì doanh nghiệp có thể tránh được những rủi

ro trong kinh doanh, qua đó phấn đấu đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

Trang 29

CHƯƠNGII THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU

CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

I.Tổng quan về tổng công ty xăng dầu việt nam petrolimex

1.Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là tổ chức kinh doanh thương mại xăngdầu và các sản phẩm hóa dầu tại khâu hạ nguồn lớn nhất ở Việt Nam Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hiện có 43 Công ty thành viên, 25 Chi nhánh

và 09 Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước; Có 20Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty; Có 03 Công ty Liêndoanh với nước ngoài Ngoài ra, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có 01 Chinhánh tại Singapore Tổng công ty có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đạiphục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu Mọi hoạt độngquản lý, điều hành kinh doanh trong nội bộ ngành đều được thực hiện thông qua

hệ thống mạng Petronet kết hợp với mạng Internet

Ngoài trung tâm hóa nghiệm của toàn Tổng công ty đặt tại số 1 KhâmThiên, Hà nội, Petrolimex cũng có các phòng hóa nghiệm hiện đại đặt tại cáckho xăng dầu, cảng để kiểm tra chất lượng xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu từkhi nhập khẩu đến khi bán cho khách hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc gia vàquốc tế Hàng năm Tổng công ty đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các chương trìnhđầu tư phát triển mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra năng lựcsản xuất mới và khả năng cạnh tranh; đầu tư vào các công trình trọng điểm tạođiều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh như: mua thêm tàu viễn dương chở dầu,chở gas, nâng cấp và xây dựng hệ thống cầu cảng, đầu tư mới và mở rộng cải tạo

hệ thống kho xăng dầu, nâng cấp tuyến ống, phát triển thêm cửa hàng xăng dầu

và cửa hàng kinh doanh dầu mỡ nhờn, gas hoá lỏng,…

Trang 30

Petrolimex luôn chú trọng tìm hướng phát triển mới, mở rộng các loạihình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh Petrolimex đang bước đầu thử sứctrong kinh doanh kho xăng dầu ngoại quan, kinh doanh bất động sản, kinhdoanh trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, tham gia thị trường chứngkhoán…

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công

ty Xăng dầu mỡ, được thành lập ngày 12/01/1956 và được được thành lập lạitheo Quyết định số 224/TTg ngày 17/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ Đếnngày 12/01/2006, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam tròn nửa thế kỷ hìnhthành, xây dựng và phát triển

Với vị thế là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt,

có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimexluôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thịtrường xăng dầu, sản phẩm hoá dầu phục vụ đắc lực công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước

1.1.Các gian đoạn phát triển

Giai đoạn 1956 - 1975:

Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăngdầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và chốngchiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; Cung cấp đầy đủ, kịp thờixăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Với

thành tích xuất sắc trong giai đoạn này, đến nay Nhà nước đó phong tặng 8

đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân, một cá nhân Anh hùng lao động và công nhận

31 CBCNV là liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ

Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi

Trang 31

phục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu

và tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cungcấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sốngnhân dân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng

CNXH trên phạm vi cả nước Trong giai đoạn này Nhà nước đó tặng thưởng

Huân chương độc lập hạng nhì cho Tổng công ty, phong tặng một cá nhândanh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân chương lao động cho các tập thể,

cá nhân

Giai đoạn 1986- đến nay: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện

chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhànước, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường có địnhhướng XHCN, từng bước xây dựng Tổng Công Ty trở thành hãng xăng dầuquốc gia mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực vàthế giới Trong giai đoạn này Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lậphạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng

02 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 05 chiến

sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho các tâp thể,

cá nhân

Trang 32

1.2.Hệ thống tổ chức,chức năng nhiệm vụ của cỏc phũng ban trực thuộc Tổng cụng ty xăng dầu (petrolimex)

Hệ thống tổ chức:

Tổng cụng ty Xăng dầu Việt Nam hiện cú 41 Cụng ty xăng dầu thànhviờn, 25 Chi nhỏnh và 09 Xớ nghiệp trực thuộc cỏc Cụng ty thành viờn 100%vốn Nhà nước Phõn bố theo địa lý như sau:

Cỏc cụng ty xăng dầu Miền Bắc

Công đoàn tổng

công ty

Ban tổng giám đốc

Phòng ban và văn phòng đại diện tại tp HCM

Trang 33

Các công ty xăng dầu Miền Trung

Các công ty xăng dầu Miền Nam

Có 21 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty; Có 03Công ty Liên doanh với nước ngoài

Các công ty Cổ Phần

Các công ty Liên Doanh

I Các Công Ty Kinh Doanh Xăng Dầu

04.8271400 04.8272432

2 Cty xăng dầu B12 Phường Bãi cháy - TP Hạ long – Quảng Ninh 033.846360 033.846349

3 Cty xăng dầu Khu vựcIII

Phường Sở dầu - Q

Hồng bàng - TP Hải phòng

031.850632 031.850333

4 Cty xăng dầu Hà Sơn Bình 151 Trần Phú – Thị xã Hà đông – Hà tây 034.826290 034.825208

5 Cty xăng dầu Tây bắc

8 Cty xăng dầu Cao bằng Phường Sông bằng – Thị xã Cao bằng 026.852402 026.853061

9 Cty xăng dầu Yên bái Phường Yên ninh – 029.862836 029.851005

Trang 34

TX Yên bái – Tỉnh Yên bái

10 Cty xăng dầu Tuyên quang Phường Minh xuân – Thị xã Tuyên quang 027.822443 027.821083

11 Cty xăng dầu Bắc thái Km 62 QL3 Hà nội – Thái nguyên 0280.845118 0280.845170

12 Cty xăng dầu Phú thọ 2470 Đại lộ Hùng vương, P Vân cơ, TP

Việt trì, tỉnh Phú thọ

0210.95234 1

0210.95235 2

13 Cty xăng dầu Bắc sơn

Đường Châu xuyên -

P Lê Lợi - Thị xãBắc giang

0240.85547

14 Cty xăng dầu Hà NamNinh 143 Trần Nhân Tông –Thành phố Nam định 0350.848696 0350.849444

15 Cty xăng dầu Thái bình

38 Trưng Trắc, P Lê Hồng Phong, TP Thái bình

037.961785 037.961292

17 Cty xăng dầu Nghệ tĩnh

Số 4 Nguyễn Sỹ Sách – TP Vinh – tỉnh Nghệ

0511.82287 4

2 Cty xăng dầu Quảng bình

053.852974 053.851276

Trang 35

4 Cty xăng dầu Thừa Thiên Huế Số 40 Hùng Vương – Thành phố Huế 054.822204 054.825110

5 Cty xăng dầu Quảng

ngãi

Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Quảng ngãi

055.822544 055.822803

6 Cty xăng dầu Bình định 85 Trần Hưng Đạo – Thành phố Quy nhơn 056.893153 056.893236

7 Cty xăng dầu Phú

khánh

10B Nguyễn Thiện Thuật Thành phố Nha trang

Cty xăng dầu Khu vực

II 15 Lê Duẩn – Quận I –TP Hồ Chí Minh 08.8292081

2 Cty xăng dầu Nam

Tây Nguyên

6 Nguyễn Tất Thành,TP Buôn Ma Thuột, Daklak

063.822274

4 Cty xăng dầu Bà rịa – Vũng tàu 190 – 192 Lê Lợi – Thành phố Vũng tàu 064.832043

5 Cty xăng dầu Sông bé Đường CM tháng 8 – TX Thủ Dầu Một –

Tỉnh Bình dương

0650.82289 5

6 Cty xăng dầu Đồng tháp

105B Lý Thường Kiệt – TX Cao lãnh - Đồng tháp

067.851037

7 Cty xăng dầu Đồng nai

40 Quốc lộ 1 – TP

Biên hòa – Tỉnh Đồng nai

061.819374

8 Cty xăng dầu Long an 151 Quốc lộ 1 – TX 072.826158

Trang 36

10 Cty xăng dầu Bến tre 369B Phường 8 – TX Bến tre – Tỉnh Bến tre 075.812027

11 Cty xăng dầu Tây

ninh

13D2 Đường CM tháng 8 – khu phố 3 – P.3 – Thị xã Tây ninh

066.824083

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

23928625676164 27771910548853 32457685934521 2 Bỏn buụn trực tiếp10736422193587 12895263192058 19875436091212 - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
23928625676164 27771910548853 32457685934521 2 Bỏn buụn trực tiếp10736422193587 12895263192058 19875436091212 (Trang 46)
Biếu số 02: Bảng thống kê doanhthu bán dầu từ năm 2005-2007 - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
i ếu số 02: Bảng thống kê doanhthu bán dầu từ năm 2005-2007 (Trang 46)
Biếu số 02: Bảng thống kê doanh thu bán dầu từ năm 2005-2007 - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
i ếu số 02: Bảng thống kê doanh thu bán dầu từ năm 2005-2007 (Trang 46)
Qua bảng trên cho ta thấy: Tổng doanhthu bán dầu qua 3 năm không ngừng tăng lên (tốc độ tăng trởng qua các năm đều dơng) - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
ua bảng trên cho ta thấy: Tổng doanhthu bán dầu qua 3 năm không ngừng tăng lên (tốc độ tăng trởng qua các năm đều dơng) (Trang 47)
Bảng 03: Doanh thu/ đồng chi phí - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 03 Doanh thu/ đồng chi phí (Trang 47)
Bảng 04: Doanh lợi theo chi phí. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 04 Doanh lợi theo chi phí (Trang 48)
Bảng 04: Doanh lợi theo chi phí. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 04 Doanh lợi theo chi phí (Trang 48)
Bảng 05: Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 05 Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn (Trang 50)
Bảng 05: Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 05 Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn (Trang 50)
Bảng 06: Sức sản xuất của vốn lu động - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 06 Sức sản xuất của vốn lu động (Trang 51)
Bảng 06: Sức sản xuất của vốn lu động - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 06 Sức sản xuất của vốn lu động (Trang 51)
Bảng 08: Hệ số đảm nhiệm Vốn lu động. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 08 Hệ số đảm nhiệm Vốn lu động (Trang 54)
Bảng 09: Doanh thu, lao động và năng suất lao động bình quân  trong kú. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 09 Doanh thu, lao động và năng suất lao động bình quân trong kú (Trang 54)
Bảng 08: Hệ số đảm nhiệm Vốn lu động. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 08 Hệ số đảm nhiệm Vốn lu động (Trang 54)
Dựa trên số liệu bảng biểu trên ta thấy năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu của Công ty năm sau có xu hớng cao hơn năm trớc, hay nói cách  khác, giá trị lao động mà một ngời tạo tra trong một năm có xu hớng ngày càng  cao (năm 2007 tăng 22085 - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
a trên số liệu bảng biểu trên ta thấy năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu của Công ty năm sau có xu hớng cao hơn năm trớc, hay nói cách khác, giá trị lao động mà một ngời tạo tra trong một năm có xu hớng ngày càng cao (năm 2007 tăng 22085 (Trang 55)
Bảng 10: Tổng chi phí lơng từ năm 2005-2007. - Kinh doanh xăng dầu nội địa của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Bảng 10 Tổng chi phí lơng từ năm 2005-2007 (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w