1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

59 781 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 549,5 KB

Nội dung

Đối vớiViệt Nam, lực lượng lao động là một thành phần rất giàu tiềm năng, nguồn lao động dồidào, giá cả nhân công thấp song bên cạnh đó vẫn tồn tại những khuyết điểm cần khắcphục như sức

Trang 1

Lời nói đầu

Lao động, bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếuđược trong quá trình sản xuất Các đề tài về lao động luôn là những đề tài được nghiêncứu chi tiết trong kinh tế phát triển Lao động chính là bộ mặt của sự phát triển cho mộtquốc gia, lực lượng lao động nói lên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của quốcgia đó Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tốquyết định nhất, và là yếu tố đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất

Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển,và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội thì vai trò của lao động là hết sức to lớn, đóng vai trò quyết định đến kết quả của sựnghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến lên chủ nghĩa xã hội Nhận biệt được

sự quan trọng của lực lượng lao động đối với nước ta, cùng với kiến thức có được của

chuyên ngành kinh tế phát triển em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” Lao động là bộ mặt của một

quốc gia, và lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lao động, lực lượng laođộng là lực lượng chính, quyết định sự thành bại trong các mục tiêu quốc gia Đối vớiViệt Nam, lực lượng lao động là một thành phần rất giàu tiềm năng, nguồn lao động dồidào, giá cả nhân công thấp song bên cạnh đó vẫn tồn tại những khuyết điểm cần khắcphục như sức khỏe còn chưa đảm bảo, thái độ làm việc chưa cao, trình độ tay nghề thấp

Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để phát triển và khắc phục những khó khăn của lựclượng lao động Việt Nam hiện nay là rất cần thiết Nội dung đề tài sẽ nghiên cứu về thựctrạng khó khăn của nguồn cung lao động nước ta hiện nay và những giải pháp cho nhữngkhó khăn này trong giai đoạn 2010 - 2020

Đây là một đề tài có tính thực tế rất cao, bởi trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay thìviệc phát triển lực lượng lao động là rất cần thiết, chỉ có lực lượng lao động mới là lựclượng chính để đưa đất nước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội

I) Lý Thuyết về lao động và nguồn cung lao động

1 Một số khái niệm về lao động và nguồn cung lao động

1.1 Khái niệm về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhắm biến đổi các vật chất tự

nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Trong quá trình sản xuất,

Trang 2

con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sảnphẩm phục vụ cho lợi ích con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hộiloài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội Nó là nhân tố quyết địnhcủa bất cứ quá trình sản xuất nào Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xãhội quy tụ lại ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trungtâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Vì vậy để xã hội có thể phát triển một cáchtoàn diện thì việc tập trung vào con người, mà trong đó yếu tố lao động là quan trongnhất là một việc hết sức cần thiết và tất yếu.

1.2 Khái niệm về thị trường lao động

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là nhữngngười sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó

Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thịtrường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình traođổi trên TTLĐ là việc làm được trả công.Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữamột bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xácđịnh số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng

Về mặt lý thuyết, thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng laođộng thực hiện các giao dịch, thoả thuận về giá cả sức lao động Tại đây, người lao động(bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, cóquan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại Sự tác động lẫn nhau của 2 chủ thểnày quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu

về loại hàng hoá này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thịtrường của bên mua) Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung thìngười bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức laođộng vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán) Bên cạnh đó, cũng như bất kỳmọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác,trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường này

Tuy nhiên trên thực tế, do các thông tin thống kê về cung và cầu trên thị trườnglao động ở nước ta cho đến nay chưa được thu thập, xử lý và lưu giữ đầy đủ, nên việctheo dõi phân tích thực trạng và động thái phát triển của loại thị trường này sẽ là việc làmkhông đơn giản

Trang 3

Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,quy luật độc quyền…

1.3 Khái niệm về nguồn cung lao động

Cung lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luậtnhà nước có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động, những người ngoài

độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học,cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác Nguồn cung này có thể từ những ngườiđang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và, nó được bổ sung thườngxuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động Ở Việt Nam tổng cục thống kê quyđịnh nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi nữ từ 15-

55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làm việc Cung về lao động phụ thuộc vào quimô,cơ cấu dân số của một nước, chất lượng của nguồn lao động (Trình độ văn hóa, cơcấu ngành nghề, sức khỏe… phong tục, tập quán xã hội của một nước và chính sách pháttriển nguồn nhân lực của nước đó.)

Cũng giống như các yếu tố khác của xã hội, nguồn cung lao động cũng có tính haimặt đó là số lượng và chất lượng của cung lao đông

Cung lao động về giác độ số lượng bao gồm : Dân số đủ 15 tuổi trở lên và có việclàm, những người ngoài độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân

Cung lao động về giác độ chất lượng cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn taynghề ( trí lực ), sức khỏe (thể lực ) và ý thức kỷ luật của người lao động

1.4 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển xã hội.

Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triểnkinh tế-xã hội Ngay cả khi khoa học công nghệ đạt được trình độ phát triển cao, chi phốimọi lĩnh vực đời sống, thì cũng không thể thay thế vai trò nguồn lực lao động, nhân tốcủa sự sáng tạo và sử dụng công nghệ

Lao động chính là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồnlực khác Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết cácquốc gia đều khẳng định các nguồn lựuc chủ yếu là lao động , tài nguyên, vốn, khoa học,

Trang 4

công nghệ Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động chính

là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại Không dựatrên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kĩ thuật,kinh nghiệm quản lý… thì không thể sử dụng các nguồn lực khác, thậm chí là lãng phí,làm cạn kiệt và huỷ hoại chúng Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào trongquá trình sản xuất Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lựclao đọng trong hàng hoá, dịch vụ Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tốcấu thành mức tăng trưởng của kinh tế Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao độngtham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội, tạo cầu cho nền kinh té Điểm khácbiệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, vừatạo cầu cho nền kinh tế Bên cạnh nhận thức vai trò của nguồn nhân lực lao động với pháttrỉen kinh tế, cần thấy rõ ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế đối với nguồn laođộng Lượng của cải vật chất do nền kinh tế tạo ra là cơ sở để phát triển nguồn lực laođộng Một quốc gia có năng suất lao động cao, của cải nhiều, ngân sách dồi dào sẽ cónhững điều kiện về vật chất, tài chính để nâng cao dinh dưỡng, phát triển văn hoá, giáodục, chăm sóc y tế…nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Mặt khác, việc phát triểnkinh tế làm xuất hiện ngành nghề mới, công việc mới… đòi hỏi nguồn lực lao động phảikhông ngừng hoàn thiện

Đối với Việt Nam thì nguồn cung lao động là lực lượng không thể thiếu trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong hoàn cảnh hiện naykhi mà công nghệ chưa phát triển đến mức cao nhất, tài nguyên khoáng sản nhiều songkhông được khai thác một cách hợp lý thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt trongmọi lĩnh vực hoạt động phát triển đất nước Từ sau đồi mới nguồn lao động chính là nhân

tố chính đưa đất nước lên một tầm cao mới, sự sáng tạo và sử dụng các tư liệu sản xuấtmột cách hợp lý của con người đã đưa Việt Nam vươn tới trường quốc tế chỉ trong vònghơn 20 năm

2 Đặc điểm của nguồn cung lao động ở Viêt Nam hiện nay.

2.1 Số lượng tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đảm bảo.

Trang 5

Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang pháttriển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng laođộng Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2% trở lên.

Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc tăng dân số Theo số liệu điều tradân số 1-4-1999 dân sô Việt Nam là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người

là lực lượng lao đông chiếm 51% dân sô Dự báo ở nước ta mỗi năm trung bình tăngthêm hơn một triệu lao động, đến năm 2010 thì số người lao động sẽ là khoảng 52 triệungười, và con số này sẽ là 64.2 triệu người vào năm 2020, vì vậy sức ép về vấn đề giảiquyết bài toán lao động sẽ gây nên một áp lực không nhỏ

Bảng 1 dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian (Theo số liệu tổng cục thống kê)

Tuy nhiên, không chỉ giải quyết bài toán về việc làm, mà hiện nay Việt Nam cũng đangphải đối mặt với một thực trang đó là nguồn lao động thì dồi dao, song trình độ lao động

và tay nghề chuyên môn của người lao động lại rất thấp

Đã một thời Việt Nam "tự hào" có nguồn nhân lực đông, giá rẻ Quả thực cho đến nay, sovới nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là nơi có giá rẻ về sử dụng lao động Lợi thế

về giá rẻ lao động đang từng bước thu hẹp Thậm chí một số chuyên gia kinh tế đã lêntiếng cảnh báo: Tiếp tục duy trì lao động giá rẻ như hiện nay, đến một lúc nào đó lợi thế

sẽ biến thành bất lợi, thậm chí là cản trở sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như hộinhập, mở cửa

Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (25%), năm 2006 là (31.9%) Theo chỉtiêu đã được hoạch định, đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% Chỉ số nàyhiện thời mới có gần 30% Từ nay đến 2010 rất khó nâng thêm hơn 10% Mặt khác, cơ

Trang 6

cấu đào tạo lao động của Việt Nam thể hiện sự "không giống ai" so với thế giới Bêncạnh việc chú trọng đúng mức đào tạo đại học và cao đẳng, nhiều nước trên thế giới đặcbiệt quan tâm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề Việt Nam thì gần nhưngược lại Chỉ số đào tạo bình quân của thế giới: 1 đại học, cao đẳng/4 trung cấp chuyênnghiệp/10 đào tạo nghề, trong khi của Việt Nam là 1/0,98/3,02, gây ra tình trạng "thiếuthợ nhiều hơn thiếu thầy" Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lýthuyết nhiều hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, caođẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu Ngay cả giáo

sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực Cán bộ khoa học, kỹ thuật ở

cơ sở, ở thực tiễn thì ít Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng, Trình độ kỹ thuật - côngnghệ còn thấp

BẢNG 1 : So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châu Á

Số

TT Tên nước, lãnh thổ

Mức độ sẵn

có lao độngsản xuất chấtlượng cao

Mức độ sẵn

có các cán bộhành chínhchất lượngcao

Mức độ sẵn

có cán bộquản lý chấtlượng cao

Sự thànhthạo tiếngAnh

Sự thànhthạo côngnghệ cao

Trang 7

11 Việt Nam 3,25 3,50 2,75 2,62 2,50

.số liệu theo tổng cục thống kê

Chỉ số năng suất lao động trên đây tự nó chứng tỏ khoảng cách không nhỏ giữa cácnước trong khu vực và chỉ ra Việt Nam đang đứng ở tốp cuối, thua xa nhiều nước trongkhu vực

Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho sức cạnh tranh của lực lượng lao độngnước ta thấp Theo tổ chức Beri, khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động nước tachấm theo thang điểm 100 như sau:

- 45 điểm về khung pháp lý;

- 20 điểm về năng suất lao động;

- 40 điểm về thái độ lao động;

- 16 điểm về kỹ năng lao động;

- 32 điểm về chất lượng lao động

Tình trạng trên không chỉ làm cho việc xuất khẩu lao động của ta khó khăn khiphải cạnh tranh với lao động của Philippin, Thái Lan… mà còn làm cho việc thu hút laođộng vào các khu công nghiệp, khu chế xuất khó khăn hơn

Ở một góc nhìn khác ta thấy nguy cơ thất nghiệp của người lao động còn bắtnguồn từ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của đội ngũ doanh nhân nước ta hạnchế Như chúng ta đã biết, doanh nhân là đội ngũ giữ vị trí trọng yếu trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Thế nhưng, trình độ năng lực của đội ngũ doanh nhân Việt Namhiện còn thấp kém Theo cuộc điều tra của Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch

và đầu tư) thực hiện ở 60.000 doanh nghiệp của 30 tỉnh, thành phía Bắc thì có tới 55,63%

số chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở xuống, trong đó43,3% chủ doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp Số chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ chỉ

Trang 8

đạt 0,66%, thạc sỹ 2,33%, đại học 37,82%, cao đẳng 3,56%, trung học chuyên nghiệp12,33%, còn lại 43,33% ở trình độ thấp hơn.

2.2 Phần lớn lao động ở nông thôn.

Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp vàhậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp Năm 2009,dân số nông thôn Việt Nam có 62.27 triệu người, chiếm 72.4% tổng dân số cả nước Tuynhiên, vấn đề là ở chỗ lao động nông thôn chiếm 3/4 lao động cả nước nhưng lại tậptrung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng

là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa vàcông nghiệp hóa Kết quả là nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa laođộng và thiếu việc làm Thu nhập của lao động ở khu vực nông thôn vì thế mà thấp vàthất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao Đây chính là lý do khiến tỷ lệ nghèo tập trungchủ yếu ở khu vực nông thôn

Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn,nếu so sánh với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nôngthôn vẫn chiếm quá bán, khoảng 50.5% Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tathấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyển biến, giảm từ 82.3% năm 1996xuống còn 74.2% năm 2009, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước cùng khu vực nhưng,

nó đã thể hiện được sự nỗ lực của cả một nền kinh tế

2.3 Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng.

Việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải xem xét qua các hình thức biểu hiệncủa thất nghiệp – thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình

Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động

trong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng(*)

Nông

thôn

Trang 9

Số liệu theo tổng cục thống kê

Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển đã tácđộng lớn đến vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tình trạngthất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị

Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sức quan trọng đốivới việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế

độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một gánh nặng choviệc cải thiện cơ hội tìm việc làm và điều kiện sống Vấn đề giải quyết việc làm ở nước tađược xem là vấn đề kinh tế – xã hội rất tổng hợp và phức tạp Chiến lược ổn định và pháttriển xã hội đến năm 2009 của Việt Nam đã khẳng đinh, “ Giải quyết việc làm, sử dụngtối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là mộttiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ” Trên phạm vi rộng, giảiquyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng cóhiệu quả nguồn nhân lực Còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vàođối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nângcao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập

3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung lao động ở Việt Nam.

3.1 Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động Sự biến động dân số là kết

quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơcấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động

3.2 Tỷ lệ tham gia lao động: Theo khái niệm lực lượng lao động nêu ở trên thì chỉ tiêu "

tỉ lệ tham gia lưc lượng lao động " nói chung được hiểu là tỉ số phần trăm giữa số người

Trang 10

đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên dân số đủ 15 tuổi trở lên Tỷ lệ này đượctính bằng:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ số người trong độ tuổi thuộc LLLĐ

tuổi lao động ådân số trong độ tuổi lao độn

3 3 Một số yêu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay.

a Giáo dục và trình độ lao động

Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng caokiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời

Giáo dục phổ thông ( giáo dục cơ bản ) nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để pháttriển năng lực cá nhân Giáo dục nghề và giáo dục đại học vừa giúp người học có kiếnthức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng và chuyên môn Với mỗi trình độđào tạo nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì.Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào

Vai trò của giao dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được phân tích quanội dung sau

Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp

con người sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế dài hạn

Thứ hai, giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với

năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững

Vai trò của giáo dục thường được các nhà kinh tế đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỷ suất lợinhuận cho giáo dục” Về lý thuyết, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư giáo dục cũng giống nhưlợi nhuận đầu tư vào bất kỳ một dự án nào khác Đó là tỷ lệ phầm trăm của lợi nhuận từđầu tư ở một mức độ giáo dục nhất định với tổng các chi phí khác So sánh chỉ số nàygiữa các cấp giáo dục có thể giúp cho việc đánh giá lợi ích kinh tế của đầu tư giáo dục ởcấp nào hiệu quả hơn

Trang 11

Kết quả nghiên cứu của các nước cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cấp tiểu học

là cao hơn các cấp khác Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận chung của thế giới ( đầu thập niên90) ở cấp tiểu học là 18.4%, ở cấp trung học là 13.2%, đại học là 10.9% Các số liệutương ứng của Việt Nam là 10.8%, 3.8%, 3.0% Như vậy có thể thấy rằng giáo dục tiểuhọc và giáo dục cơ bản có hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Dovây chính sách giáo dục của các nước đang phát triển cũng tập trung nhiều và ưu tiênnhiên hơn cho giáo dục tiểu học

Thứ ba, giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân, đặc

biệt là phụ nữ có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng.Chẳng hạn tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống, tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên, cùng vớihọc vấn của cha mẹ, đặc biệt là của người mẹ vì biết sin hoạt vệ sinh hơn, hay biết cách

sử dụng những thức ăn giầu chât dinh dưỡng hơn Với ý nghĩa trên giáo dục còn gópphần vào việc bổ sung cho các dịch vụ y tế( giảm nhu cầu về những dịch vụ y tế)

b, Sức khỏe người lao động

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội vàkhông phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật

Sức khỏe có tác động tới chất lượng của lao động cả hiện tài và tương lai Người laođộng có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việcnâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao trong khi làm việc

Sức khoẻ là một vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số nóichung và chất lượng lao động nói riêng, nó là một trong chiến lược phát triển con người

ở mỗi quốc gia trên Thế giới Khi nói tới sức khoẻ bao gồm 2 khía cạnh : sức khoẻ tinhthần và thể lực con người, chúng ta thường nói “ Có sức khoẻ là có tất cả”, Bởi sức khoẻgiúp con người làm việc tốt và chủ động tham gia vào các hoạt động đời sống kinh tế xãhội, cộng đồng Vì vậy, muốn phát triển đất nước, trước hết phải quan tâm tới yếu tố này,lấy con người làm trung tâm Do tầm quan trong của sức khỏe là rất lớn do đó phải tậptrung về vấn đề này ngay từ đầu Nhà nước cần có các chính sách đặc biệt dành cho trẻnhỏ và bà mẹ để có thể đảm bảo được một nguồn lao động dồi dào và chất lượng ngay từnhỏ

c Yếu tố trách nhiệm và tác phong công nghiệp

Trang 12

Về ý thức trách nhiệm đó là thể hiện trong mối quan hệ với nhiệm vụ được giao, với

công việc phải làm Khi được giao việc gì, bất kỳ to, hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải dồn

hết tâm huyết làm đến nơi, đến chốn, tự giác làm Nếu làm việc theo lối cẩu thả, dễ làm,

khó bỏ, làm cho qua chuyện, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm Ý

thức trách nhiệm còn thể hiện không thụ động, trông chờ, ỷ lại; phải chủ động trong cộng

việc được giao

Tác phong công nghiệp đó là là cách ứng xử, cách làm việc, cách giao tiếp trong

công nghiệp Đó là sự thể hiện của một cá nhân hay tập thể tới công việc làm được giao,

nó biểu hiện tính trách nhiệm với công việc, có thể nói đó là một yếu tố quan trọng không

kém so với hai yếu tố ở trên Hiện nay tác phong làm việc của người Việt Nam vẫn còn

chưa tốt Nó được thể hiện qua sự chậm trễ hay thiếu nhiệt tinh với công việc Ngày nay

khi đất nước đang phát triển thì việc nâng cao tính kỷ luật và tác phong làm việc là cần

thiết Việt Nam nên học tập những nước có phong cách làm việc hiệu quả như Mỹ, Nhật

Bản Để có thể đạt được điều này không phải là đơn giản với nước ta, cần phải có những

biện pháp thích hợp cả về khen thưởng và kỷ luật để có thể đạt được hiệu quả tốt

II- Thực trạng nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay

* Tổng quan về cơ cấu nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009

1 Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế:

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có tiến bộ, song còn khó khăn

và chậm chạp Đến nay đại bộ phận lực lượng lao động vẫn tập trung trong ngành nông

-lâm - ngư nghiệp

BẢNG 3 : Cơ cấu lao động theo nhóm ngành

Trang 13

Dịch vụ 15,8 17,3 21,8 22,2 23,3 23,3 23,9 24,5 25,3 26,1 26,7

Đơn vị: %

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2009

Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008

65.1

13.1 21.8

63.5

14.4 22.2

61.9

15.4 23.3

60.2

16.4 23.3

58.7

17.4 23.9

57.2

18.3 24.5

55.7

19.1 25.3

53.9

20 26.1

52.5

20.08 26.7

Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2008

nông nghiệp công nghiệp dịch vụ Tính đến năm 2008 tỷ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 52,5%,

trong ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ là 20,8% và 26.7% trong tổng số

lao động có việc làm của cả nước Tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp

cao phản ảnh mức đột thu hút lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa thực

sự đủ mạnh để có thể làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu lao động xã hội

Trang 14

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ lệlao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp; năm 2000: tỷ lệ lao động có việc làm trongkhu vực nông-lâm-ngư nghiệp 65,1%, công nghiệp-xây dựng 13,1% và dịch vụ là 21,8%

tỷ lệ này tương ứng năm 2008 là 52,5%; 20,8% ; 26,7%

Trong tổng số lao động tăng thêm từ năm 1990 đến 2008 (15.624,9 nghìn người )Nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản đã thu hút thêm 2.148,7 nghìn người, chiếm13,8 % tổng số tăng

Nhóm nghành công nghiệp – xây dựng đã thu hút thêm được 6.079,8 nghìn người, chiếm38,9% tổng số tăng

Nhóm nghành dịch vụ đã thu hút thêm 7.396,4 nghìn người, chiếm 47,3% tổng số tăngNhóm nghành dịch vụ đã thu hút thêm được nhiều nhất, tiếp đến là công nghiệp xây dựng

và cuối cùng là nông, lâm nghiệp và thủy sản Do năng suất lao động của nhóm nghànhcông nghiệp – xây dựng (62.924 nghìn đồng/người) và của nhóm nghành dịch vụ( 46.849 nghìn đồng/ người) cao hơn nhóm nghành nông, lâm nghiệp và thủy sản (13.764nghìn đồng / người)

Trong 3 khu vực kinh tế lớn (nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) thì khuvực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 khu vực kia và cao hơn tốc

độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nên tỷ trọng đã tăng nhanh Tỷ trọng khu vực côngnghiệp - xây dựng trong GDP vượt mục tiêu 39-40% cho năm 2005 Trong khi đó tốc độtăng trưởng của khu vực dịch vụ nhìn chung còn rất chậm, đặc biệt một số ngành dịch vụquan trọng (ngân hàng - tài chính, khoa học công nghệ) đang chiếm tỷ trọng thấp và lại

có xu hướng giảm Khối công nghiệp - xây dựng tuy có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳnkhu vực nông - lâm - ngư nghiệp song sức hút lao động lại không tăng tương ứng Đó là

hệ quả của tình trạng phần lớn những ngành được tập trung đầu tư đạt tốc độ tăng trưởngcao là những ngành cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động và những ngành thay thếnhập khẩu Những năm qua, cơ cấu ngành đạt được những bước tiến nhất định, dù chỉ ởtrên phương diện tỷ trọng, trong khi đó cơ cấu lao động chuyển dịch quá chậm, đến mức

có thể nói là không có chuyển dịch Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - nôngthôn giảm không đáng kể trong khi số lao động tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng; tỷ trọnglao động công nghiệp hầu như không tăng Còn khu vực dịch vụ, tuy có tạo thêm khánhiều việc làm mới nhờ sự phát triển bùng nổ của khu vực tư nhân sau khi Luật Doanh

Trang 15

nghiệp có hiệu lực ban hành song cũng không có khả năng xoay chuyển tình hình mộtcách nhanh chóng và căn bản Điều đó làm tăng thêm áp lực việc làm - thất nghiệp vốn

đã cực kỳ gay gắt Do tác động kìm hãm của xu hướng đầu tư kích cầu những năm quanhằm vào khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều vốnthay vì sử dụng nhiều lao động, Chương trình điều chỉnh cơ cấu thực hiện trong nhữngnăm qua đã không tạo được bước chuyển đáng kể nào trong việc giải quyết vấn đề việclàm Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành về mặt số lượng đã có những bước tiến nhấtđịnh, nhưng lại hầu như không tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động - một cơ cấu

mà cho đến nay đã thấy rõ là không đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2005

2 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế :

BẢNG 5: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế

Nguồn:Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê

Năm 2007 lao động trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 9%, laođộng khu vực ngoài nhà nước chiếm trên 87%, lao động khu vực có vốn đầu tư nướcngoài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, là 3,49% Chứng tỏ khu vực ngoài nhà nước trở thành khuvực chủ yếu thu hút lao động của cả nước, đồng thời là khu vực chủ yếu giải quyết việclàm cho số lao động tăng thêm Bên cạnh đó tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ

Tuy số lượng việc làm mới được tạo ra nhiều hơn và có xu hướng tăng hơn nhữngnăm trước nhưng nhìn tổng thể vẫn còn nhiều bất cập Tính ổn định về việc làm chưa cao,thu nhập bình quân của người lao động ở nhiều ngành nghề còn thấp, chưa đảm bảo mứcsống tối thiểu

3 Cơ cấu lao động theo các loại hình doanh nghiệp

BẢNG 6 : Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp

Đơn vị %

Trang 16

Nguồn:Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê

Trong các loại hình doanh nghiệp, tổng số lao động tính đến năm 2007 la 6.715,2nghìn người tăng 89,9% so với năm 2000, bình quân 1 năm tăng 11,9% - cao gấp nhiềulần tốc độ tăng 2,3% / năm của toàn nền kinh tế quốc dân trong khoảng thời gian tươngứng.Về số tuyệt đối, tổng số làm việc trong các doanh nghiệp tăng 3.178,2 nghìn người,trong đó:

Doanh nghiệp nhà nước giảm 188,6 nghìn người

Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 2.329 nghìn người, chiếm 73,3% trong tổng số tăng( tập thể giảm 33 nghìn người, tư nhân tăng 262,9 nghìn người, hợp danh tăng 1.223nghìn người, cổ phần tăng 875,7 nghìn người)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.037,8 nghìn người, chiếm 32,7% tổng sốtăng

Như vậy, cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp đã chuyển dịch theo hướng: tỷtrọng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng lao động làmtrong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên nhanh, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài tăng khá Theo đó, ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làmcho người lao động

Trong các khu vực thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo nhiều việc làm nhất.Năm 2005, lao động trong khu vực này chiếm 88,8% tổng số việc làm trong nền kinh tế;sau đó là khu vực kinh tế nhà nước chiếm 9,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoàichiếm 1,6% (xem bảng 3)

Trang 17

4 Cơ cấu theo vùng thành thị và nông thôn:

Xu hướng thay đổi lao động thành thị và nông thôn nước ta trong thời gian qua thểhiện cả về tuyệt đối và tương đối

BẢNG 7 : Chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực thành thị & nông thôn

Năm

Lao động độ tuổi 15 – 19

Sốlượng(nghìnngười)

Tăng/giảm

TB năm

Tỷ lệ(%)

Số lượng(nghìnngười)

Tăng/giảm

TB năm

Tỷ lệ(%)

Theo bảng trên, lao động ở khu vực thành thị, trong vòng 9,5 năm (1979 – 1989)tăng thêm 2,507 triệu, tốc độ tăng trung bình năm là 5,16% Trong 10 năm tiếp theo(1989 – 1999) tăng gần 4 triệu, tốc độ tăng bình quân là 5,24%, cao hơn thời kỳ trước.Ngược lại, ở khu vực nông thôn, lượng lao động dịch chuyển theo xu hướng giảm nhẹ,bình quân năm 2,93% (1979 – 1989) và 2,01% (1989 – 1999) Vì thế, tỷ lệ lao động ởkhu vực thành thị tăng lên Năm 2009, quy mô lực lượng lao động nước ta là 44,385 triệungười, trong đó ở thành thị là 11,071 triệu, chiếm 24,94% và ở nông thôn chiếm 75,06%.Tác động đến xu hướng đó là do yếu tố dân số học, trong đó có di dân do công nghiệphóa, đô thị hóa Sự chuyển dịch đó tạo ra áp lực cung lao động tăng lên ở khu vực thànhthị trong khi cầu lao động còn hẹp mà lại yêu cầu chất lượng cao hơn

5 Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ :

Sự phân bố lao động chủ yếu tập trung ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằngsông Cửu Long và Đông Nam Bộ - 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chưa thu hút đượclao động

Trang 18

Sự phân bổ lực lượng lao động giữa các vùng chưa tương xứng với tiềm năng của cácvùng đó, do đó chưa khai thác được lợi thế của các vùng kinh tế đó Chẳng hạn: 2 vùngTây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có diện tích đất tự nhiên lớn, có thể phát triển và sảnxuất những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, cây ăn quả…) nhưnglao động ở 2 lĩnh vực này chỉ chiếm 8,8% (xét về mặt lượng, về mặt chất lại còn là vấn

đề bức xúc hơn) Vì vậy, sự phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp nhiều khó khăntrong đó có khó khăn lớn thiếu nguồn nhân lực có trình độ để chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrên cơ sở lợi thế của vùng

BẢNG 8 : Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008)

Số lao động (nghìnngười)

Nguồn: Kết qủa điều tra lao động việc làm ngày 1/7/2008,

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Năm 2008, theo 8 vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông CửuLong là 2 vùng có lực lượng lao động đồng đều chiếm hơn 22% lực lượng lao động cảnước; thấp nhất là các vùng Tây Bắc ( 3%), tiếp đến là Tây Nguyên ( 5,8%), Duyên HảiNam Trung bộ ( 8,2%) Lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ đang có xu hướng tănglực lượng lao động của vùng Đông Nam bộ ( vùng này, tăng từ 14.22% năm 2004 lên14.77% lực lượng lao động cả nước năm 2008) và giảm lực lượng lao động ở các vùngBắc Trung Bộ (từ 12,06% năm 2004 xuống còn 11.8% năm 2005) và vùng đồng bằngsông Hồng trong tổng số lực lượng lao động cả nước ( từ 23.47% năm 2004 xuống còn22,75% năm 2008)

** Thực trạng chung về nguồn lao động Việt Nam

1 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm

a- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm

Trang 19

BẢNG 9: Tỷ lệ tham gia LLLĐ

Đơn vị tính %

Năm

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam là 79,4% năm 1996, cao hơn tỷ lệ này của nữ 7,0%

Sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và nữ tăng cao hơn vào năm 2005(8,5%), khi tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam giảm xuống 74% và tỷ lệ này của nữ giảmxuống 65,5% Trong suốt thời gian này, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam giảm khoảng5,4%, từ 79,4% năm 1996 xuống 74% năm 2005, trong khi đó tỷ lệ tham gia LLLĐ của

nữ giảm 7,1%, từ 72,6% xuống 65,5%

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và nữ ở khu vực nông thôn cao hơn so với các tỷ lệnày ở khu vực thành thị Cụ thể là tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam ở khu vực nông thôn là81,6% năm 1996, cao hơn 10% so với tỷ lệ này của khu vực thành thị cùng thời điểm đó

Sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam ở khu vực thành thị và nông thôn daođộng trong khoảng 10%, từ năm 1996 đến năm 2005

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ ở khu vực thành thị nói chung giảm trungbình khoảng 5%: Nam giảm từ 71,8% xuống 66,8%; nữ từ 60,3% xuống 54,7% và của cảkhu vực thành thị giảm từ 65,7% xuống 60,5% Năm 1996, tỷ lệ tham gia LLLĐ của cảnam và nữ ở khu vực thành thị là 65,7%, thấp hơn 13% so với khu vực nông thôn Năm

Trang 20

2005, tỷ lệ tham gia LLLĐ của khu vực thành thị giảm xuống 60,5%, trong khi đó tỷ lệnày ở khu vực nông thôn giảm xuống 73,1%, thấp hơn khoảng 12% so năm 1996.

Do khu vực thành thị có cơ hội học hành tốt hơn nên số lượng lao động làm công

ăn lương gia tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Độ tuổi tối thiểu tham giaLLLĐ và về hưu ở thành thị cũng được quy định chặt chẽ hơn đã làm ảnh hưởng đến tỷ

lệ tham gia LLLĐ ở khu vực này Trong khi đó, sự gia tăng của lao động tự làm việctrong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp hộ gia đình và các hoạt động kinh tế phichính thức ở khu vực nông thôn, cùng với sự gia tăng của lao động làm các công việc sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ trong gia đình nhưng không hưởng tiền lương, tiền công làmcho tỷ lệ tham gia LLLĐ ở khu vực nông thôn duy trì ở mức tương đối cao

2 Tỷ lệ người trẻ tuổi trong lao động còn thấp

BẢNG 10 Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên

Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm 1996 đến 2004

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ ở nhóm tuổi 15-19, 20-24 và tỷ lệ tham giaLLLĐ của nhóm tuổi 55-59, 60-64 giảm dần từ năm 1996 đến 2005 làm cho đường cunglao động trong những năm gần đây có chiều hướng đi xuống Khả năng có nhiều cơ hộihọc tập, sự gia tăng của lao động làm công ăn lương, và độ tuổi về hưu được quy địnhchặt chẽ hơn là những nhân tố tạo ra xu hướng giảm xuống của tỷ lệ tham gia LLLĐtrong nhóm tuổi này

Từ năm 1996 đến 2005, tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ trong cả nước tăng

từ nhóm tuổi 15-19 đến 30-34, và sau đó có xu hướng giảm đi ở các nhóm tuổi tiếp theo

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam đạt mức cao nhất là 97-98% và của nữ là 90% ở nhómtuổi 30-34

Trang 21

Do nhóm tuổi từ 15-19 phần lớn đang ở thời kỳ học tập nên tỷ lệ tham gia LLLĐ ởnhóm tuổi này thấp hơn nhiều so với nhóm tuổi 20-24 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và

nữ ở nhóm tuổi 15-19 giảm từ 52,7% và 58,4% năm 1996 xuống 35,8% và 35,1% năm

2005 do sự gia tăng cơ hội học hành của những người trong độ tuổi này Sự gia tăng cơhội học hành cũng làm giảm khoảng 11% tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ trongnhóm tuổi 20-24 trên cả nước từ năm 1996 đến năm 2005

Trong nhóm tuổi lao động chính là 25-54, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam duy trì ởmức độ cao, từ 87% đến 97%, trong khi đó tỷ lệ này của nữ chỉ vào khoảng từ 75% đến90% Với tỷ lệ tham gia LLLĐ cao như vậy sẽ khó có cơ hội gia tăng thêm tỷ lệ tham giaLLLĐ trong nhóm tuổi này

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi trên 60 giảm đáng kể Năm 2005, tỷ lệ củanam và nữ giảm xuống còn 79,88% và 57,37% trong nhóm tuổi 55-59 và 49,68% và35,23% trong nhóm tuổi 60-64 Việc rút khỏi thị trường lao động của người đến tuổi vềhưu và người già đã làm giảm tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi trên 65 xuống 16,74%đối với nam và 10,24% đối với nữ

3 Nguồn lao động ở nông thôn giàu tiềm năng nhưng chưa được quan tâm đúng mức và sử dụng hợp lý.

Nông thôn Việt Nam là nơi cung cấp một số lượng lớn người lao động, hàng năm tỷ

lệ ngươi dân nông thôn lên thành phố sinh sống và lập nghiệp là rất lớn, điều này đã tạo

ra được nhưng tích cực nhât định trong việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn,song bên cạnh đó những mặt trái của việc di dân lên thành phố vẫn còn tồn tại Đa sốnhững người dân lên thành phố chỉ là những người có trình độ thấp, không được qua đàotạo, và phần lớn chỉ được sử dụng trong những công việc đòi hỏi sức khỏe của tay chân

và cơ bắp Cách thức làm việc không khoa học, cùng với những hạn chế về trình độ đãkhiến cho hiệu quả công việc của những người lao động chưa cao và nó được biểu hiện ởnăng suất lao động và kết quả công việc

Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ khôngbiết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trunghọc phổ thông là 11,18% Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thểthấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ

nữ thấp hơn nam giới Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người

Trang 22

nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăngnày là 11% Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội nhữngkiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Với chất lượng của NNL nông thôn ViệtNam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm.

Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổikhông đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn, trong lúc đó thunhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động, nhất là những lao động kỹthuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm từ6,91% xuống còn 5,94% Trong số 8 vùng nông thôn, những vùng có trình độ học vấnthấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùngTây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41%

NSLĐ nông nghiệp thấp còn vì lao động ở đây chủ yếu vẫn là lao động thủ công.Khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất thì quá trình cơ giới hoá (CGH) diễn ra chậm, nếunăm 1990 tỷ lệ cơ giới hoá là 21%, năm 1995 là 26% và năm 2007 là khoảng 30% Một

số khâu khác như vận chuyển, ra hạt, bơm tát nước tỷ lệ CGH có sự cải thiện, như khâu

ra hạt hiện đã được CGH 80% Tuy nhiên, việc CGH trong nông nghiệp gặp những khó

khăn nhất định, thứ nhất, quy mô ruộng đất vốn nhỏ lẻ, với bình quân ruộng đất ở đồng

bằng sông Hồng chỉ có 544m2, và miền Trung là 611m2, lại manh mún tạo việc sử dụng

máy móc cơ khí khó khăn và chi phí cao Thứ hai, do chăn nuôi gia súc như trâu bò nhiều lên làm cho nhu cầu sức kéo giảm Thứ ba, yêu cầu hiện đại hoá mâu thuẫn với tình trạng

lao động dư thừa, nếu 1 ha đất làm thủ công cần 300 ngày công lao động sống, khi là máychỉ còn sử dụng 50 ngày công

Phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủtrương lớn của nước ta, nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn nhân lực một cáchhiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển Do vậy, các chính sách phát triển nôngthôn cần được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết hợp hài hoà và hợp lý giữa phát triểnkinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường một cách hài hoà

Giải pháp cấp bách và là ưu tiên số một hiện nay là đào tạo nghề cho lao đông nôngthôn, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhật kiên thức để đáp ứng nhu cầu phát triển

Trang 23

thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển bản thân còn nhiềukhiếm khuyết Ở họ dạy nghề thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào giảng dạy.

Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ýthức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt Số lao độngqua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp vàđẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động Quy mô đào tạo dạy nghề trong những năm quatăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hàng năm tăng 20% Quy mô tuyển sinh dạy nghềtrong 3 năm - từ năm 2006 đến 2008 là 4,3 triệu người (năm 2008 là 1,54 triệu người),trong đó lao động nông thôn chiếm 52% Tuy nhiên, các ngành nghề nông - lâm - ngưnghiệp chỉ chiếm 5% số học sinh Số lao động nông thôn được học nghề ngắn hạn và sơcấp nghề bằng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 81/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2006-2008

là 990.000 người Nhiều địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chứcđoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triểncác nghề truyền thống Bình quân hàng năm, các làng nghề đã đào tạo được thêm việclàm cho khoảng 250.000 lao động Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn trong 3 năm từ năm 2006-2008 đã tuyển sinh được 120.322 người,trong đó quy mô tuyển sinh năm 2008 là 48.000 học sinh, lao động nông thôn chiếm trên85%

Không thể phủ nhận được những thành quả của công tác đào tạo nghề cho lao độngnông thôn mang lại Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là thời gian qua, sốlượng và chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là dạy nghề nông nghiệpcho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó, năng lực hệ thốngcác trường đào tạo và dạy nghề còn nhiều hạn chế Mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chungtuy đã phát triển nhưng lại tập trung chủ yếu ở vùng đô thị Ở khu vực nông thôn và miềnnúi, vùng sâu vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít Đến nay, cả nước còn 253 huyệnchưa có trung tâm dạy nghề; 31% phòng học và 20,7% số nhà xưởng thực hành của các

cơ sở dạy nghề là nhà cấp 4, nhà tạm, tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo do địaphương quản lý, các tỉnh khó khăn, huyện nghèo Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho laođộng nông thôn còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, chất

Trang 24

lượng còn hạn chế Hiện nay, có 42 trung tâm dạy nghề không có giáo viên cơ hữu; 39trung tâm dạy nghề chỉ có 1 giáo viên cơ hữu; 100 trung tâm có từ 2-3 giáo viên cơ hữu.Ngoài ra, các cán bộ quản lý dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình

độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý

4 Một số thực trạng khác về chất lượng của nguồn cung lao động Việt Nam.

a Thực trạng chất lượng lao động theo trình độ học vấn và tay nghề

Ta có bảng số liệu số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật (thời điểm 31/12 hàng năm)

Bảng 11: số liệu số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật

Số liệu theo tổng cục thống kê

Qua những số liệu trên ta thấy học sinh tốt nghiệp cuả các trường tăng mạnh nhưnglại có xu hướng giảm trong những năm gần đây đặc biệt là những trường trung học vàcông nhân kỹ thuật (công nhân kỹ thuật năm 2004 tốt nghiệp là 7466, năm 2005 tăngmạnh lên gần gấp đôi là 14,580, năm 2007 giảm xuống còn là 6,067) Một phần do yếukém trong khâu đào tạo chất lượng của các trường và sự phân bổ chưa hợp lý của nhànước cho giáo dục thời kỳ đó Điều đó một phần cho thấy rằng chất lượng học sinh đầu

ra đang được quan tâm để tăng chất lượng lao động trong tương lai Nhưng một điều

Trang 25

nghịch lý là sinh viên tốt nghiệp đại học qua các năm lại chiếm số lượng cao hơn sinhviên ở các trường cao đẳng dậy nghề (năm 2006 tốt nghiệp đại học là 9,068 thì CNKT tốtnghiệp là12,967 năm 2007 tốt nghiệp đại học là 8,795, tốt nghiệp CNKT là 60,067) Nhưvậy đã xẩy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ nghiêm trọng trong sản xuất.Thực tế sảnxuất ở các khu công nghiệp ,các khu chế xuất hay các doanh nghiệp liên doanh với nướcngoài cho thấy rằng trình độ lành nghề của công nhân tốt nghiệp cũng chưa đáp ứng đượcngay yêu cầu của sản xuất ,nhiều chủ doanh nghiệp ngay sau khi tuyển dụng lại phải tiếptục bỏ tiền ra đào tạo công nhân Như vậy thì con số về quy mụ đào tạo chưa thực sựphản ánh được những thay đổi trong hoạt động của các trường dạy nghề ,cần thiết phảixem xét đến cả chất lượng của đào tạo ,chất lượng học sinh sau khi tốt nghiệp

Theo điều tra của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước

có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, THCS là 14,7%, THPT là 76,6%, THCN và cao đẳng là13,8%, đại học là 13,24%

Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân laođộng còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứngyêu cầu Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mùchữ Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao cònngười lao động lại thiếu việc làm Mục tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2010 phải xoá mùchữ cho công nhân lao động, phổ cập giáo dục tiểu học cho công nhân lao động vùng sâu,vùng xa, tiến tới phổ cập trung học cơ sở cho công nhân lao động cả nước Các khu côngnghiệp, thành phố lớn phấn đấu 95% công nhân lao động có trình dộ học vấn trung họcphổ thông trở lên, giảm tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo xuống còn 10% vào 2010

Theo báo cáo tổng kết của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình

độ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp công nhân lao động hiện nay trong cả nước còn kháchênh lệch, ở các vùng miền khu vực kinh tế Tây Nguyên có tới 8,5% công nhân laođộng có trình độ tiểu học, còn bậc trung học phổ thông, ở Hà Nội là 76,4%, Tp.HCM là35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tây Nguyên 49,8% Thậm chí nhiều khu công nghiệp ở TâyNguyên vẫn còn nhiều công nhân lao động còn mù chữ và nhiều nơi công nhân lao độngcòn tái mù chữ

Trang 26

Mặt khác, do người sử dụng lao động yêu cầu tuyển chọn công nhân có trình độ từtrung học cơ sở, nhưng thực tế họ mới học hết tiểu học và dở dang trung học cơ sở Trình

độ học vấn thấp kéo theo trình độ chuyên môn của công nhân lao động còn thấp Hà Nội

tỷ lệ công nhân lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 8,8%, Quảng Ninh là 14,5%,Điện Biên 16,27%, Tây Nguyên là 63,3%, Đồng Nai 37,9% Tp.HCM là 52,5% Côngnhân lao dộng có trình độ đại học ở Hà Nội là 34,5%, Tp.HCM là 35,1%, Quảng Ninh là37% trong khi Tây Nguyên chỉ đạt tới 6,7% Trình độ công nhân thấp nhưng việc đầu tư

và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân không được coi trọng Theo khảo sátnghiên cứu của Ban tuyên giáo cho thấy, việc đầu tư kinh phí nâng cao trình độ chuyênmôn cho công nhân lao động hàng năm được thực hiện chủ yếu tại các doanh nghiệpquốc doanh còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có kinh phi cho lĩnhvực này Trong khi đó công nhân lao động có tay nghề bậc 1, 2, 3 là 16,9%; bậc 4, 5 là18,5% và bậc 6,7 chỉ có 7,6% Đặc biệt, do có những bất cập trong danh mục bậc thợ,tiêu chuẩn bậc thợ và những hạn chế trong công tác nâng bậc hàng năm tại các doanhnghiêp, nhiều công nhân lao động không được xếp bậc thợ Qua khảo sát, có tới trên 30%công nhân lao động không biết hiện mình được xếp bậc mấy.Một trong những nguyênnhân học vấn chuyên môn, kỹ thuật của công nhân lao động thấp là do các doanh nghiệp

ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập nên số công nhân lao độngđược đào tạo, nâng cao không nhiều.Hiện nay mới chỉ có 13,2% công nhân lao độngđược nâng cao trình độ học vấn phổ thông và 23,1% công nhân lao động được bồi dưỡngnâng cao bậc thợ, trong khi chúng ta còn gần 24% công nhân lao động có trình độ tiểuhọc và trung học cơ sở, 32,3% công nhận lao động chưa qua đào tạo và 16,9% công nhânlao động mới có tay nghề bậc 1,3 Bên cạnh đó, nguyên nhân do mục tiêu phổ cập giáodục tiểu học, trung học cơ sở mới chỉ được chú trọng tới vùng nông thôn, miền núi, chưachú trọng tới đào tạo công nhân lao động Việc quản lý văn bằng, chứng chỉ tại trung tâmgiáo dục thường xuyên còn hạn chế Cơ sở dạy nghề còn nhỏ lẻ, phân tán, thiết bị lạc hậunội dung chương trình dạy chưa kịp đổi mới Nhiều trường đào tạo công nhân chỉ có 35%giáo viên có trình độ đại học và trên đại học Trang thiết bị cũ không còn phù hợp với đổimới công nghệ nhưng trên thực tế học sinh ra trường không làm được việc ngay, thậm chí

có nơi phải đào tạo lại.Bên cạnh đó, người sử dụng chưa quan tâm đúng mức đến việcnâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân lao động, vì vậy Nhà nước cần sớm

Trang 27

ban hành bộ giáo trình chuẩn và danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ để việc tổ chứcđào tạo và cách đánh giá thợ chính xác thống nhất Quy định buộc doanh nghiệp phải cókinh phí đào tạo và đào tạo lại tránh tình trạng “ăn sẵn”.

b Thực trạng về sức khỏe của lao động việt nam hiện nay.

Sức khỏe luôn là một vấn đề được mọi xã hội quan tâm, đặc biệt là ở Việt nam, thìvấn đề này luôn là một vấn đề nóng Nhận xét về sức khỏe người Việt Nam nói chung vànhững người trong độ tuổi lao động nói riêng thì Việt Nam là một quốc gia mà dân số cóthể lực lực kém, xét về thể hình cũng như thể lực thì Việt Nam luôn bị xếp ở vị trí thấp.Hầu hết người Việt Nam có chiều cao ở mức trung bình so với thế giới và thể lực không

đủ đảm bảo để làm một số công việc thuộc về ngành công nghiệp nặng Theo như số liệucủa Viện dinh dưỡng Việt Nam thì chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 165cm

và nữ giới là 155cm, chiều cao này chỉ cao hơn Lào, Campuchia và còn kém Nhật Bản10cm, có thể thấy đây là một thiệt thòi lớn cho những người Việt Nam có nhu cầu tìmviệc làm

Tình hình sức khỏe của những người trong độ tuổi lao động của người Việt Namcũng không được đảm bảo Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động của người Việt Nam

là ở khu vực nông nghiệp, với những điều kiện hiện tại của nông thôn Việt Nam thì điềukiện và chế độ dinh dưỡng của những nhóm người này không được đảm bảo Nhữngcông việc thuộc về ngành nông nghiệp và công nghiệp khai thác luôn đòi hỏi sức laođộng lớn tuy nhiên về điều kiện dinh dưỡng lại không đủ đáp ứng cho những lao độngchủ yếu dùng sức khỏe của cơ thể và tay chân

Một yếu tố rất quan trọng của nguồn cung lao động ở Việt Nam đó là trẻ em và lựclượng cận kề độ tuổi lao động, đây là một lực lượng có yếu tố quyết định đến tương laicủa một quốc gia, vì vậy để tăng “chất” cho cung lao động ở Việt Nam thì vấn để bảođảm sức khỏe cho trẻ em và vị thành niên là một công việc tất yếu Bên cạnh việc giáodục văn hóa để đảm bảo đào tạo ra những lao động có tay nghề cao, trình độ tốt có tưcách đạo đức thì việc bảo đảm sức khỏe cho trẻ nhỏ và thanh niên cũng phải được lưutâm đến Tuy nhiên, thực trang sức khỏe trẻ nhỏ của Việt Nam đang rất lo ngại, theo đánhgiá được Viện Dinh dưỡng đưa ra ngày 17/1/2008, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở

Trang 28

trẻ em Việt Nam xếp vào loại cao nhất thế giới Cho dù đã đạt được một số tiến bộ, suydinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn đang là mối quan tâm của toàn xã hội Tuy Việt Nam

đã giảm được 1/3 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cân, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫnchiếm ở 1/3 số trẻ em Việt Nam, đặc biệt là về chiều cao của trẻ em nông thôn và các dântộc thiểu số Các bệnh thiếu vi chất cơ bản - sắt, vitamin A, kẽm và iốt vẫn còn tác độngrất lớn đến tình trạng tử vong và sống còn, đến tăng trưởng và phát triển nhận thức ở bà

mẹ và trẻ em

Tuy nhiên với những chính sách của nhà nước nhằm tạo ra một lực lượng lao độngmới có sức khỏe tốt thì Việt Nam cũng đạt được những thành tựu trong việc nâng cao sứckhỏe cho trẻ nhỏ và người lao động Từ 1980 đến 2001, mỗi năm Việt Nam giảm đượckhoảng 1,2% số trẻ suy dinh dưỡng; riêng trong giai đoạn từ 1995 đến nay, con số này là2,16% Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2001 chỉ còn 32%, trong đó 26% là suy dinhdưỡng độ 1 Hiện đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ (tính cả Hà Nội và TPHCM) là hai khu vực có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp nhất cả nước Đông Nam bộ có25% trẻ em bị suy dinh dưỡng, con số mà toàn quốc chỉ đạt được vào năm 2005

Bên cạnh sức khỏe và thể hình thì độ tuổi của người lao động cũng nói lên chất lượng củanguồn lao động Nếu một quốc gia mà số người trong độ tuổi lao động thấp hoặc sốngười ở ngoài độ tuổi có thể lực tốt nhất thì cũng không thể đảm bảo được chất lượnglao động tốt

Bảng12: số liệu về tỷ lệ lao động ở các độ tuổi

2005

tỷtrọng(%) 2006

tỷtrọng(%) 2007

tỷtrọng(%)

Trang 29

Số liệu theo tổng cục thống kê

Dân số tăng cho nên tỷ lệ dân số trẻ tuổi cũng tăng đáng kể Số người trong độ tuổitham gia vao lao động năm 2005 chiếm 66,20%dân số, năm 2006 là 66.68%, năm 2007 là67,31% Từ đây ta thấy được rằng Việt Nam có lực lượng lao động lớn để cung cấp chothị trường lao động và mỗi năm chúng ta bổ sung gần một triệu lao động với lượng cunglao động lớn như vậy thì chắc chắn sẽ có một lượng không có việc làm vì mức tăng việclàm sẽ không đáp ứng đủ so với mức tăng của lao động

c Thực trạng về chất lượng lao động theo ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

Chất lượng lao động được đánh giá không chỉ định lượng theo trình độ học vấnchuyên môn kỹ thuật và sức khỏe mà còn được đánh giá thông qua cách nhìn nhận, đánhgiá của các doanh nghiệp là nơi tiếp nhận, sát hạch lao động trước khi vào làm việc chínhthức Qua một khảo sát của Tổng cục Dạy nghề, yêu cầu về kỹ năng của người lao độngđược đánh giá như sau:

Các kết quả trên cho thấy đối với lao động kỹ thuật có bằng, yêu cầu đầu tiên đượcđông đảo các doanh nghiệp cho ý kiến tập trung nhất (81%) và là quan trọng nhất, đó là

“kỹ năng kỹ thuật liên quan tới công việc”

Yêu cầu của các doanh nghiệp đối với lao động ở các trình độ khác nhau tuy có khác

về thứ tự các yêu cầu nhưng nhìn chung đều tập trung vào các yêu cầu về: Kỹ năng kỹthuật liên quan tới công việc; Tinh thần phối hợp, hiệp đồng tốt trong nhóm; Kỹ năngthực hành liên quan tới công nghệ, Có tinh thần học hỏi; Lịch sử bản thân và gia đình tốt;

ý thức kỷ luật lao động;

Các đánh giá cho thấy, lao động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp còn có nhữnghạn chế sau:

Ngày đăng: 14/12/2012, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châ uÁ - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 1 So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châ uÁ (Trang 6)
BẢNG 1 : So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châu Á - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 1 So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châu Á (Trang 6)
Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng(*) - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Bảng 2 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng(*) (Trang 8)
3.1 Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động dân số là kết - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
3.1 Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động dân số là kết (Trang 9)
BẢNG 3: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành Đơn vị: % - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 3 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành Đơn vị: % (Trang 12)
BẢNG 3 :  Cơ cấu lao động theo nhóm ngành - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 3 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành (Trang 12)
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008 65.113.121.8 63.514.422.2 61.915.423.3 60.216.423.3 58.717.423.9 57.218.324.5 55.719.125.3 53.92026.1 52.5 20.0826.7 0%20%40%60%80%100%% - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Bảng 4 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008 65.113.121.8 63.514.422.2 61.915.423.3 60.216.423.3 58.717.423.9 57.218.324.5 55.719.125.3 53.92026.1 52.5 20.0826.7 0%20%40%60%80%100%% (Trang 13)
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008 - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Bảng 4 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008 (Trang 13)
3. Cơ cấu lao động theo các loại hình doanh nghiệp - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
3. Cơ cấu lao động theo các loại hình doanh nghiệp (Trang 15)
BẢNG 5: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: % - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 5 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: % (Trang 15)
BẢNG 6 : Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 6 Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp (Trang 15)
BẢNG 5: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 5 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế (Trang 15)
Theo bảng trên, lao động ở khu vực thành thị, trong vòng 9,5 năm (1979 – 1989) tăng thêm 2,507 triệu, tốc độ tăng trung bình năm là 5,16% - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
heo bảng trên, lao động ở khu vực thành thị, trong vòng 9,5 năm (1979 – 1989) tăng thêm 2,507 triệu, tốc độ tăng trung bình năm là 5,16% (Trang 17)
BẢNG 8: Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008) Số lao động (nghìn  người) - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 8 Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008) Số lao động (nghìn người) (Trang 18)
BẢNG 8 : Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008) - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 8 Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008) (Trang 18)
BẢNG 9:  Tỷ  lệ  tham  gia  LLLĐ - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 9 Tỷ lệ tham gia LLLĐ (Trang 18)
BẢNG 10. Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 10. Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên (Trang 20)
BẢNG 10. Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
BẢNG 10. Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên (Trang 20)
Bảng 11: số liệu số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên - Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Bảng 11 số liệu số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w