Xây dựng các đường lối hợp lý cho việc sử dụng nguồn nhân lự cở nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46 - 47)

III. Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn

3.Xây dựng các đường lối hợp lý cho việc sử dụng nguồn nhân lự cở nông thôn

a, Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý

Xây dụng một cơ cấu kinh tế hợp lý chẳng những có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế cả nước mà còn có ý nghĩa đối với việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động xã hội, trong đó có lao động nông thôn. Trong điều kiện nước ta lao động nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, thì việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông thôn càng phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác để hình thành cơ cấu phân công lao động mới nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Mở rộng và phát triển các ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông , thương mại và dịch vụ… là để mở rộng địa bàn sản xuất, thu hút mọi người có khả năng lao động trong nông thôn.

Việc phân phối sức lao động giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân khác phải đảm bảo cho nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng một cơ cấu lao động hợp lý đủ cho nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng chủ nghĩa xã hội. Việc rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang các ngành kinh tế khác là tùy thuộc và nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế của đất nước phải gắn liền với việc phát triển kinh tế đối ngoại. Trong khi đó ở nhiều địa phương hiện nay cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang năng tính tự cung tự cấp, trong đó trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( ở các địa phương này tỷ trọng trong chăn nuôi thường không quá 20% giá trị sản xuất nông nghiệp).Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng trên sẽ tạo điều kiện khai thác đầy đủ hơn các nguồn lực phát triển của từng địa phương, trong đó có nguồn lực lao

động trong các vùng kinh tế cũng cần được quan tâm,. Thực hiện việc phân bổ lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ lao động với các nguồn tài nguyên và tư liêu sẵn có trong từng vùng khác nhau trên phạm vi cả nước để khai thác có hiệu quả tiềm năng đó, tạo ra nhiều ngành mới , nhiều vùng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp, làm cho nền kinh tế cả nước phát triển một cách đồng đều.

Thực hiện việc phân bổ lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ lao động với các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất trong việc sử dụng nguồn nhân lực trong nội bộ địa phương mình. Đồng thời phải chú ý điều chỉnh sức lao động giữa các vùng hợp lý hơn. Để thực hiện được việc đó thì yêu cầu trước hết đối với từng tỉnh, từng vùng phải nắm chắc nhân lực và nhu cầu lao động. Dân số là cơ sở của nguồn nhân lực. Vì vậy, kế hoạch hóa nguồn nhân lực phải gắn liền với kế hoạch hóa dân số. Trong khi dân số tăng lên khá nhanh, thu nhập quốc dân bình quân đầu người còn thấp, vì vậy phải thực hiện kế hoạch hóa dân số và coi đó là cuộc vận động lớn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46 - 47)