Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 42 - 46)

III. Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn

2.Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đặt nền tảng trên chủ trương, chính sách phù hợp với các bước phát triển của nền kinh tế, xây dựng kế hoạch và thực hiện các mục tiêu đúng với kế hoạch đã được đề ra. Việc đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó tạo ra con người có đủ trình độ, khả năng phù hợp với một công việc nhất định được xã hội phân công, giao phó. Các cơ sở giáo dục, đào tạo là nơi thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho xã hội những con người có đủ phẩm chất, trình độ nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, trong đó các trường đại học, cao đẳng nắm vai trò đào tạo con người ở trình độ cao có thể hoàn thành một công việc

theo yêu cầu, đồng thời nghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện công việc hiệu quả hơn.

Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo dù ở cấp độ nào cơ sở giáo dục, đào tạo cũng giữ một vai trò quan trọng vì nó cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế, mà sự phát triển kinh tế xảy ra ở mọi bộ phận, mọi khâu của nền kinh tế đó từ mức độ thấp đến cao. Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà trường trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp? Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là đào tạo những chuyên ngành hẹp nào để đáp ứng đúng với nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, chuyên môn sâu nào để đi vào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để xác định nhiệm vụ đào tạo cơ sở giáo dục, đào tạo tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, của vùng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực- vì rằng học sinh, sinh viên tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ nơi nào có nhu cầu chứ không phải chỉ ở địa phương nơi được đào tạo và cũng vì khi hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm có thể đến với người lao động bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu- khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân,…Như vậy đào tạo phải đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội, đáp ứng đúng với yêu cầu cụ thể của nguồn nhân lực, nghĩa là liên quan đến số lượng và chất lượng.

-Tìm hiểu nhu cầu nhân lực:

Để chuẩn bị cho việc tuyển sinh trước tiên và tối cần thiết các cơ sở giáo dục, đào tạo phải biết rõ nhu cầu trước mắt và trong tương lai về nguồn nhân lực, đặc biệt là ngành nghề nào có thể phát triển lâu dài ở địa phương, trong cả nước. Như vậy công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu về ngành nghề, trình độ, số lượng nguồn nhân lực là điều không thể bỏ qua. Việc sử dụng kết quả điều tra, thống kê của các cơ quan chức năng của tỉnh tạo điều kiện cho nhà trường có cái nhìn đúng và xa về nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Những năm qua trường Đại học Tiền Giang đã nhiều lần liên hệ mời các doanh nghiệp đến giao lưu với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên với thời gian ngắn ngũi, thường là trong một buổi các doanh nghiệp chỉ làm được việc giới thiệu sơ nét về tổ chức, hoạt động và rất ít khi về nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, nhất là yêu cầu cụ thể về nghề nghiệp đối với ứng viên dự tuyển. Muốn hiểu rõ yêu cầu tuyển dụng, để tìm việc làm học sinh, sinh viên phải theo dõi các thông báo tuyển dụng, hoặc phải đến liên hệ trực tiếp, hoặc nhờ giới thiệu. Nói chung người sử dụng lao động chưa phổ biến trước kế hoạch tuyển dụng lâu dài và người

học chưa biết trước sau này khi tốt nghiệp mình sẽ vào làm việc ở đâu và cụ thể sẽ làm gì.Thực tế cơ hội tuyển dụng từ các buổi giao lưu còn rất khiêm tốn.

- Đảm bảo chất lượng đào tạo:

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả gắn liền hoạt động nhà trường với hoạt động cơ quan, doanh nghiệp theo hướng liên kết đào tạo sẽ đạt kết quả cao nhất.Học sinh, sinh viên ra trường tùy theo ngành nghề được đào tạo có thể tìm được việc làm nhanh và phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc ngược lại. Trong một số các ngành được đào tạo hiện nay, ngành sư phạm và sau đó là ngành kinh tế dễ được chấp nhận tuyển dụng và không phải qua đào tạo lại, trong khi các ngành thuộc lãnh vực kỹ thuật, công nghệ lại có yêu cầu về tuyển dụng nghiêm ngặt hơn vì nó đòi hỏi những con người thực hiện được một công đoạn nào đó hoặc cã một quy trình sản xuất.Ở một vài ngành đào tạo sinh viên có cơ hội đến các công ty , xí nghiệp để tham quan, thực tập nghề nghiệp. Điều này làm cho sinh viên hiểu biết được phần nào về công việc mình có thể sẽ làm trong tương lai, có ý tưởng để chọn nơi làm việc phù hợp với ngành học và nguyện vọng cá nhân. Các giảng viên cũng có cơ hội tiếp xúc với các cán bộ kỹ thuật, lãnh đạo công ty để nắm bắt yêu cầu về chuyên môn, nhu cầu về nhân sự từ đó chỉnh sửa chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế.Tuy nhiên trong những năm qua nhà trường chưa thực hiện gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để cùng thiết kế chương trình đào tạo, ít nhất là về vấn đề thực hành. Bộ môn là nơi đầu tiên thiết kế chương trình dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo của các trường khác. Tổ xây dựng chương trình xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Bộ và tình hình của địa phương, không qua góp ý của doanh nghiệp hay điều tra các yêu cầu có liên quan đến chuyên môn của doanh nghiệp. Do không nắm được yêu cầu cụ thể nên chương trình đào tạo mang tính dàn trãi, đãm bảo sinh viên khi ra trường có thể xin được việc làm ở bất cứ công ty nào thuộc lãnh vực được đào tạo, nhưng ngược lại không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chuyên môn hẹp do công ty bố trí. Do đó người tuyển dụng vào phụ trách công việc chuyên môn phải mất một thời gian để làm quen với công việc hoặc phải qua đào tạo lại.

Việc đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải nhắm vào nhu cầu về nhân lực. Người học sau khi tốt nghiệp phải được sử dụng đúng chổ và ngược lại người sử dụng phải được đáp ứng theo yêu cầu sử dụng. Mục tiêu đào tạo phải được xác định đúng, chương trình

rộng rãi.Thời gian qua chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành chưa thực sự dựa trên các kết quả thăm dò nhu cầu của xã hội, việc xây dựng chương trình chưa đạt đến mức phù hợp với thực tiễn xã hội. Tuyển sinh ngành nào có tính thuận lợi cho công tác đào tạo, ít tốn kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyện vọng của người học chứ không phải theo nhu cầu nhân lực của xã hội, theo mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Do không có sự phù hợp giữa đào tạo với nhu cầu nên việc bố trí việc làm có khó khăn và phần nào người lao động phải chịu làm việc trái với ngành nghề.

Đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 là kế hoạch đào tạo mang tính chất lâu dài, do đó công tác làm kế hoạch là phức tạp, đòi hỏi sự chi ly và sự chính xác. Ở địa phương, cơ quan chức năng dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cho địa phương, cho vùng. Để có thể xây dựng được kế hoạch tương đối hoàn chỉnh cần có sự góp ý chỉnh sửa từ phía các cơ quan có liên quan, các cơ sở giáo dục, đào tạo. Dựa trên kế hoạch của địa phương và kết quả điều tra về nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp các cơ sở đào tạo lập kế hoạch cho từng giai đoạn và từng năm. Kế hoạch này thể hiện sự thống nhất giữa cơ quan chức năng nhà nước và các doanh nghiệp từ ngắn cho đến dài hạn, có ảnh hưởng tác động qua lại giữa kế hoạch tổng thể của nhà nước và kế hoạch của doanh nghiệp. Nhà nước đưa ra phương hướng phát triển chung để doanh nghiệp có phương hướng phát triển phù hợp, và ngược lại từ kế hoạch phát triển của doanh nghiệp nhà nước hoàn chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn. Trường học là nơi nắm bắt kế hoạch phát triển của nhà nước và của cả doanh nghiệp để đề ra mục tiêu, kế hoạch , phương thức đào tạo hợp lý. Khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn nhân lực lãnh đạo và nguồn nhân lực làm chuyên môn, do đó kế hoạch đào tạo phải đáp ứng đầy đủ cả hai nguồn nhân lực này. Kế hoạch đào tạo phải được xây dựng dựa trên cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện kỹ thuật hiện có và khả năng sẽ có trong tương lai, nghĩa là kế hoạch đào tạo nhân lực đi đôi với kế hoạch phát triển về cơ sở vật chất, kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực nội tại của nhà trường. Trong đào tạo chú ý đến cả hai mặt số lượng và chất lượng, với chất lượng là quan trọng hàng đầu. Sản phẩm đào tạo có chất lượng được sử dụng đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng, không mất chi phí đào tạo lại, tạo uy tín cho thương hiệu của nhà trường. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại, nhà trường áp dụng hình thức đào tạo theo hướng liên thông vừa có tính giai đoạn vừa có tính lâu dài; nhà trường chủ động tìm cơ hội liên kết với các

doanh nghiệp để hoàn thiện chương trình đào tạo, tìm các nguồn đào tạo theo đơn đặt hàng, thực hiện nhiệm vụ một cách năng động, uyển chuyển và hiệu quả cao.

Nói chung, muốn thực hiện phát triển kinh tế nhất thiết phải có những điều kiện cần thiết phục vụ cho phát triển, trong đó có nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phải được đồng xây dựng bởi cơ quan chức năng nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, trong đó cơ quan chức năng nắm vai trò chủ đạo xây dựng kế hoạch lâu dài, nhà trường đóng góp bằng kế hoạch ngắn hạn và cụ thể, doanh nghiệp đóng góp qua góp ý, thỏa thuận hoặc cam kết sử dụng nhân lực trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 42 - 46)