Luận văn : Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động VN giai đoạn 2010 - 2020
Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hà Lời nói đầu Lao động, bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Các đề tài về lao động luôn là những đề tài được nghiên cứu chi tiết trong kinh tế phát triển. Lao động chính là bộ mặt của sự phát triển cho một quốc gia, lực lượng lao động nói lên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của quốc gia đó. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, và là yếu tố đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển,và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vai trò của lao động là hết sức to lớn, đóng vai trò quyết định đến kết quả của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhận biệt được sự quan trọng của lực lượng lao động đối với nước ta, cùng với kiến thức có được của chuyên ngành kinh tế phát triển em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Lao động là bộ mặt của một quốc gia, và lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lao động, lực lượng lao động là lực lượng chính, quyết định sự thành bại trong các mục tiêu quốc gia. Đối với Việt Nam, lực lượng lao động là một thành phần rất giàu tiềm năng, nguồn lao động dồi dào, giá cả nhân công thấp song bên cạnh đó vẫn tồn tại những khuyết điểm cần khắc phục như sức khỏe còn chưa đảm bảo, thái độ làm việc chưa cao, trình độ tay nghề thấp. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để phát triển và khắc phục những khó khăn của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Nội dung đề tài sẽ nghiên cứu về thực trạng khó khăn của nguồn cung lao động nước ta hiện nay và những giải pháp cho những khó khăn này trong giai đoạn 2010 - 2020. Đây là một đề tài có tính thực tế rất cao, bởi trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay thì việc phát triển lực lượng lao động là rất cần thiết, chỉ có lực lượng lao động mới là lực lượng chính để đưa đất nước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế những đường lối chính sách, cũng như sự quan tâm của nhà nước tới lực lượng lao động vẫn chưa thể giúp người lao động có được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy qua đề tài này, em hi vọng có thể đưa ra những biện pháp để phát triển nguồn lực lao động của Việt Nam hiệu quả hơn trong tương lai. Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 1 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh HàI) Lý Thuyết về lao động và nguồn cung lao động .1. Một số khái niệm về lao động và nguồn cung lao động1.1 Khái niệm về lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhắm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy để xã hội có thể phát triển một cách toàn diện thì việc tập trung vào con người, mà trong đó yếu tố lao động là quan trong nhất là một việc hết sức cần thiết và tất yếu.1.2 Khái niệm về thị trường lao động. Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị trường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao đổi trên TTLĐ là việc làm được trả công.Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng.Về mặt lý thuyết, thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các giao dịch, thoả thuận về giá cả sức lao động. Tại đây, người lao động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của 2 chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hoá này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thị trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung thì người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán). Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 2 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hàmọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường này. Tuy nhiên trên thực tế, do các thông tin thống kê về cung và cầu trên thị trường lao động ở nước ta cho đến nay chưa được thu thập, xử lý và lưu giữ đầy đủ, nên việc theo dõi phân tích thực trạng và động thái phát triển của loại thị trường này sẽ là việc làm không đơn giản. Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền…1.3 Khái niệm về nguồn cung lao động Cung lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhà nước có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động, những người ngoài độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung này có thể từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và, nó được bổ sung thường xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động. Ở Việt Nam tổng cục thống kê quy định nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi nữ từ 15-55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làm việc. Cung về lao động phụ thuộc vào qui mô,cơ cấu dân số của một nước, chất lượng của nguồn lao động (Trình độ văn hóa, cơ cấu ngành nghề, sức khỏe… phong tục, tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nguồn nhân lực của nước đó.) Cũng giống như các yếu tố khác của xã hội, nguồn cung lao động cũng có tính hai mặt đó là số lượng và chất lượng của cung lao đông. Cung lao động về giác độ số lượng bao gồm : Dân số đủ 15 tuổi trở lên và có việc làm, những người ngoài độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Cung lao động về giác độ chất lượng cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn tay nghề ( trí lực ), sức khỏe (thể lực ) và ý thức kỷ luật của người lao động.1.4 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển xã hội.Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 3 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hà Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế-xã hội. Ngay cả khi khoa học công nghệ đạt được trình độ phát triển cao, chi phối mọi lĩnh vực đời sống, thì cũng không thể thay thế vai trò nguồn lực lao động, nhân tố của sự sáng tạo và sử dụng công nghệ Lao động chính là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lựuc chủ yếu là lao động , tài nguyên, vốn, khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động chính là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý… thì không thể sử dụng các nguồn lực khác, thậm chí là lãng phí, làm cạn kiệt và huỷ hoại chúng. Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao đọng trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của kinh tế. Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội, tạo cầu cho nền kinh té. Điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, vừa tạo cầu cho nền kinh tế. Bên cạnh nhận thức vai trò của nguồn nhân lực lao động với phát trỉen kinh tế, cần thấy rõ ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế đối với nguồn lao động. Lượng của cải vật chất do nền kinh tế tạo ra là cơ sở để phát triển nguồn lực lao động. Một quốc gia có năng suất lao động cao, của cải nhiều, ngân sách dồi dào sẽ có những điều kiện về vật chất, tài chính để nâng cao dinh dưỡng, phát triển văn hoá, giáo dục, chăm sóc y tế…nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mặt khác, việc phát triển kinh tế làm xuất hiện ngành nghề mới, công việc mới… đòi hỏi nguồn lực lao động phải không ngừng hoàn thiện. Đối với Việt Nam thì nguồn cung lao động là lực lượng không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà công nghệ chưa phát triển đến mức cao nhất, tài nguyên khoáng sản nhiều song không được khai thác một cách hợp lý thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực hoạt động phát triển đất nước. Từ sau đồi mới nguồn lao động chính là nhân tố chính Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 4 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hàđưa đất nước lên một tầm cao mới, sự sáng tạo và sử dụng các tư liệu sản xuất một cách hợp lý của con người đã đưa Việt Nam vươn tới trường quốc tế chỉ trong vòng hơn 20 năm. 2. Đặc điểm của nguồn cung lao động ở Viêt Nam hiện nay.2.1 Số lượng tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động. Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2% trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc tăng dân số. Theo số liệu điều tra dân số 1-4-1999 dân sô Việt Nam là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao đông chiếm 51% dân sô. Dự báo ở nước ta mỗi năm trung bình tăng thêm hơn một triệu lao động, đến năm 2010 thì số người lao động sẽ là khoảng 52 triệu người, và con số này sẽ là 64.2 triệu người vào năm 2020, vì vậy sức ép về vấn đề giải quyết bài toán lao động sẽ gây nên một áp lực không nhỏ. Bảng 1 dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian. (Theo số liệu tổng cục thống kê) Tuy nhiên, không chỉ giải quyết bài toán về việc làm, mà hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thực trang đó là nguồn lao động thì dồi dao, song trình độ lao động và tay nghề chuyên môn của người lao động lại rất thấp. Đã một thời Việt Nam "tự hào" có nguồn nhân lực đông, giá rẻ. Quả thực cho đến nay, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là nơi có giá rẻ về sử dụng lao động. Lợi thế Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 5 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hàvề giá rẻ lao động đang từng bước thu hẹp. Thậm chí một số chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo: Tiếp tục duy trì lao động giá rẻ như hiện nay, đến một lúc nào đó lợi thế sẽ biến thành bất lợi, thậm chí là cản trở sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như hội nhập, mở cửa.Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (25%), năm 2006 là (31.9%). Theo chỉ tiêu đã được hoạch định, đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Chỉ số này hiện thời mới có gần 30%. Từ nay đến 2010 rất khó nâng thêm hơn 10%. Mặt khác, cơ cấu đào tạo lao động của Việt Nam thể hiện sự "không giống ai" so với thế giới. Bên cạnh việc chú trọng đúng mức đào tạo đại học và cao đẳng, nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Việt Nam thì gần như ngược lại. Chỉ số đào tạo bình quân của thế giới: 1 đại học, cao đẳng/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 đào tạo nghề, trong khi của Việt Nam là 1/0,98/3,02, gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy". Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết nhiều hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu. Ngay cả giáo sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực. Cán bộ khoa học, kỹ thuật ở cơ sở, ở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng, . Trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp.BẢNG 1 : So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châu ÁSố TTTên nước, lãnh thổMức độ sẵn có lao động sản xuất chất lượng caoMức độ sẵn có các cán bộ hành chính chất lượng caoMức độ sẵn có cán bộ quản lý chất lượng caoSự thành thạo tiếng AnhSự thành thạo công nghệ cao1 Hàn Quốc 7,00 8,00 7,50 4,00 7,002 Xingapo 6,83 5,67 6,33 8,33 7,833 Nhật Bản 8,00 7,50 7,00 3,50 7,504 Đài Loan 5,37 5,62 5,00 3,86 7,625 Ấn Độ 5,25 5,50 5,62 6,62 6,50Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 6 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hà6 Trung Quốc 7,12 6,19 4,12 3,62 4,377 Malaixia 4,50 7,00 4,50 4,00 5,508 Hồng Công 4,23 5,24 4,24 4,50 5,439 Philippin 5,80 6,20 5,60 5,40 5,0010 Thái Lan 4,00 3,37 2,36 2,82 3,2711 Việt Nam 3,25 3,50 2,75 2,62 2,5012 Inđônêxia 2,00 3,00 1,50 3,00 2,50.số liệu theo tổng cục thống kê Chỉ số năng suất lao động trên đây tự nó chứng tỏ khoảng cách không nhỏ giữa các nước trong khu vực và chỉ ra Việt Nam đang đứng ở tốp cuối, thua xa nhiều nước trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho sức cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta thấp. Theo tổ chức Beri, khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta chấm theo thang điểm 100 như sau:- 45 điểm về khung pháp lý;- 20 điểm về năng suất lao động;- 40 điểm về thái độ lao động;- 16 điểm về kỹ năng lao động;- 32 điểm về chất lượng lao động.Tình trạng trên không chỉ làm cho việc xuất khẩu lao động của ta khó khăn khi phải cạnh tranh với lao động của Philippin, Thái Lan… mà còn làm cho việc thu hút lao động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất khó khăn hơn.Ở một góc nhìn khác ta thấy nguy cơ thất nghiệp của người lao động còn bắt nguồn từ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của đội ngũ doanh nhân nước ta hạn chế. Như Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 7 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hàchúng ta đã biết, doanh nhân là đội ngũ giữ vị trí trọng yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng, trình độ năng lực của đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện còn thấp kém. Theo cuộc điều tra của Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và đầu tư) thực hiện ở 60.000 doanh nghiệp của 30 tỉnh, thành phía Bắc thì có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp. Số chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ chỉ đạt 0,66%, thạc sỹ 2,33%, đại học 37,82%, cao đẳng 3,56%, trung học chuyên nghiệp 12,33%, còn lại 43,33% ở trình độ thấp hơn.2.2 Phần lớn lao động ở nông thôn.Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Năm 2009, dân số nông thôn Việt Nam có 62.27 triệu người, chiếm 72.4% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ lao động nông thôn chiếm 3/4 lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kết quả là nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Thu nhập của lao động ở khu vực nông thôn vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn, nếu so sánh với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm quá bán, khoảng 50.5%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyển biến, giảm từ 82.3% năm 1996 xuống còn 74.2% năm 2009, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước cùng khu vực nhưng, nó đã thể hiện được sự nỗ lực của cả một nền kinh tế 2.3 Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng. Việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải xem xét qua các hình thức biểu hiện của thất nghiệp – thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 8 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hà Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao độngtrong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng(*)Đơn vị % Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làmChungThành thịNông thôn ChungThành thịNông thôn CẢ NƯỚC2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10Đồng bằng sông Hồng2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34Tây Nguyên1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65Đông Nam Bộ3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11Số liệu theo tổng cục thống kê Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển đã tác động lớn đến vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị. Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một gánh nặng cho việc cải thiện cơ hội tìm việc làm và điều kiện sống. Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta được xem là vấn đề kinh tế – xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát triển xã hội đến năm 2009 của Việt Nam đã khẳng đinh, “ Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ”. Trên phạm vi rộng, giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập.Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 9 Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hà3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung lao động ở Việt Nam.3.1 Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động.3.2 Tỷ lệ tham gia lao động: Theo khái niệm lực lượng lao động nêu ở trên thì chỉ tiêu " tỉ lệ tham gia lưc lượng lao động " nói chung được hiểu là tỉ số phần trăm giữa số người đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên dân số đủ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này được tính bằng:Tỷ lệ tham gia LLLĐ số người trong độ tuổi thuộc LLLĐ của dân số trong độ = * 100%tuổi lao động ∑dân số trong độ tuổi lao độn3. 3 Một số yêu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay.a. Giáo dục và trình độ lao động Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.Giáo dục phổ thông ( giáo dục cơ bản ) nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục nghề và giáo dục đại học vừa giúp người học có kiến thức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng và chuyên môn. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì. Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào. Vai trò của giao dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được phân tích qua nội dung sau.Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp con người sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 10 [...]... có những biện pháp thích hợp cả về khen thưởng và kỷ luật để có thể đạt được hiệu quả tốt II- Thực trạng nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay * Tổng quan về cơ cấu nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 200 0-2 009 1 Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có tiến bộ, song còn khó khăn và chậm chạp Đến nay đại bộ phận lực lượng lao động vẫn tập... nhiều lao động đã ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động Quy mô đào tạo dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hàng năm tăng. .. trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 52,5%, trong ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ là 20,8% và 26.7% trong tổng số lao động có việc làm của cả nước Tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp cao phản ảnh mức đột thu hút lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự đủ mạnh để có thể làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu lao động xã hội Cơ cấu lao động. .. Đề tài kinh tế phát triển GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thanh Hà III Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn 201 0- 2020 * Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam Bước sang năm 2010 và những năm kế tiếp, nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục phát triển Qua những cuộc khủng hoảng kinh tế cho thấy một vấn đề rất quan trọng để giải quyết khủng hoảng là vấn đề con người quản lý kinh tế, tài... tốt; ý thức kỷ luật lao động; Các đánh giá cho thấy, lao động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp còn có những hạn chế sau: - Thể lực còn yếu - Chấp hành kỷ luật công nghệ chưa nghiêm minh - Lao động sáng tạo còn hạn chế - Thiếu tác phong công nghiệp - Tính văn minh công nghiệp thấp Các tồn tại, khiếm khuyết của lao động trẻ nước ta là trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng lao động trong các doanh... Sự chuyển dịch đó tạo ra áp lực cung lao động tăng lên ở khu vực thành thị trong khi cầu lao động còn hẹp mà lại yêu cầu chất lượng cao hơn 5 Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ : Sự phân bố lao động chủ yếu tập trung ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ - 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chưa thu hút được lao động Sự phân bổ lực lượng lao động giữa các vùng chưa tương xứng... liệu theo tổng cục thống kê Dân số tăng cho nên tỷ lệ dân số trẻ tuổi cũng tăng đáng kể Số người trong độ tuổi tham gia vao lao động năm 2005 chiếm 66,20%dân số, năm 2006 là 66.68%, năm 2007 là 67,31% Từ đây ta thấy được rằng Việt Nam có lực lượng lao động lớn để cung cấp cho thị trường lao động và mỗi năm chúng ta bổ sung gần một triệu lao động với lượng cung lao động lớn như vậy thì chắc chắn sẽ có... 9533,6 30051,4 2004 40792,6 10140,7 30651,9 Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm 1996 đến 2004 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ ở nhóm tuổi 1 5-1 9, 2 0-2 4 và tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi 5 5-5 9, 6 0-6 4 giảm dần từ năm 1996 đến 2005 làm cho đường cung lao động trong những năm gần đây có chiều hướng đi xuống Khả năng có nhiều cơ hội học tập, sự gia tăng của lao động làm công ăn lương, và độ tuổi về hưu... ngoài Nguồn: Niên giám thống kê 200 7- Tổng cục thống kê Năm 2007 lao động trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 9%, lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm trên 87%, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, là 3,49% Chứng tỏ khu vực ngoài nhà nước trở thành khu vực chủ yếu thu hút lao động của cả nước, đồng thời là khu vực chủ yếu giải quyết việc làm cho số lao động tăng. .. phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù chữ Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếu việc làm Mục tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2010 phải xoá mù chữ cho công nhân lao động, phổ cập giáo dục tiểu học cho công nhân lao động vùng sâu, vùng xa, tiến . Thuyết về lao động và nguồn cung lao động .1. Một số khái niệm về lao động và nguồn cung lao động1 .1 Khái niệm về lao động Lao động là hoạt động có. nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 . Lao động là bộ mặt của một quốc gia, và lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lao động, lực