MỤC LỤC
Chẳng hạn: 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có diện tích đất tự nhiên lớn, có thể phát triển và sản xuất những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, cây ăn quả…) nhưng lao động ở 2 lĩnh vực này chỉ chiếm 8,8% (xét về mặt lượng, về mặt chất lại còn là vấn đề bức xúc hơn). Trong khi đó, sự gia tăng của lao động tự làm việc trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp hộ gia đình và các hoạt động kinh tế phi chính thức ở khu vực nông thôn, cùng với sự gia tăng của lao động làm các công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong gia đình nhưng không hưởng tiền lương, tiền công làm cho tỷ lệ tham gia LLLĐ ở khu vực nông thôn duy trì ở mức tương đối cao. Khả năng có nhiều cơ hội học tập, sự gia tăng của lao động làm công ăn lương, và độ tuổi về hưu được quy định chặt chẽ hơn là những nhân tố tạo ra xu hướng giảm xuống của tỷ lệ tham gia LLLĐ trong nhóm tuổi này.
Tuy nhiên, việc CGH trong nông nghiệp gặp những khó khăn nhất định, thứ nhất, quy mô ruộng đất vốn nhỏ lẻ, với bình quân ruộng đất ở đồng bằng sông Hồng chỉ có 544m2, và miền Trung là 611m2, lại manh mún tạo việc sử dụng máy móc cơ khí khó khăn và chi phí cao. Phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương lớn của nước ta, nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.
Như vậy đã xẩy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ nghiêm trọng trong sản xuất.Thực tế sản xuất ở các khu công nghiệp ,các khu chế xuất hay các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cho thấy rằng trình độ lành nghề của công nhân tốt nghiệp cũng chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của sản xuất ,nhiều chủ doanh nghiệp ngay sau khi tuyển dụng lại phải tiếp tục bỏ tiền ra đào tạo công nhân .Như vậy thì con số về quy mụ đào tạo chưa thực sự phản ánh được những thay. Qua khảo sát, có tới trên 30% công nhân lao động không biết hiện mình được xếp bậc mấy.Một trong những nguyên nhân học vấn chuyên môn, kỹ thuật của công nhân lao động thấp là do các doanh nghiệp ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập nên số công nhân lao động được đào tạo, nâng cao không nhiều.Hiện nay mới chỉ có 13,2% công nhân lao động được nâng cao trình độ học vấn phổ thông và 23,1% công nhân lao động được bồi dưỡng nâng cao bậc thợ, trong khi chúng ta còn gần 24% công nhân lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, 32,3% công nhận lao động chưa qua đào tạo và 16,9% công nhân lao động mới có tay nghề bậc 1,3. Vào những năm gần đây, khi chủ chương công nghiệp hóa hiện đại hóa được đạt ra thì mục tiêu lớn của mọi chính sách đề ra đó là thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, do đó số lượng lao động nhiều hay ít không phải là điều quyết định, bên cạnh đó việc bùng nổ dân số thế giới hiện nay đang là bài toán khó cho các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam trong việc giải quyết tạo chỗ ở và công ăn việc làm cho một số lượng lớn những người lao động.
Trước hết, về phía những người lao động thì việc thiếu trách nhiệm và sự nhiệt tình với công việc được giao là do thói quen được hình thành trong quá trình làm việc, do tiến trình công việc không đòi hỏi nhiều sự gấp gáp cũng như số lượng lao động lớn so với thực tế đòi hỏi do đó người lao động thường có thói quen ỷ lại và chờ đợi, bên cạnh đó với một nước mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao thì nền công nghiệp của nước ta chưa thể phát triển như các nước trên thế giới do đó nhịp độ chung của công việc chưa đòi hỏi người lao động phải tăng năng suất lao động của mình, nền công nghiệp dựa chủ yếu vào lao động tay chân cũng khiến cho người lao động không có được sự nhiệt tình cao nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Ngoài lý do chủ quan từ những người lao động thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động lớn đến tác phong công nghiệp cũng như sự nhiệt tình của người lao động, hiện nay các chính sách tiền lương cho người lao động chưa được thỏa đáng so với sức lực họ bỏ ra , đa số những người lao động tay chân chỉ đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu tối thiểu của mình, điều kiên lao động chưa được bảo đảm, nhiều lao động vẫn phải làm việc ở những nơi có điều kiện khó khăn và nguy hiểm ( các ngành công nghiệp về khai thác và thủy điện), sự quan tâm và quản lý của các doanh nghiệp và các công ty dành cho người lao động của mình còn ít, đó là những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nhiệt tình trong công việc và kém về ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay.
Qua nghiên cứu, những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam (trong đó, cú nguồn nhõn lực chất lượng cao) trong những năm tới là: Phải xỏc định rừ nguồn nhõn lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực hoặc là tài nguyên con người, nâng cao chất lượng con người và chất lượng sống của người Việt Nam, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực đến năm 2030 trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các đề tài, đề án khoa học về nguồn nhân lực, có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó, có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trong nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ, nhân lực trong các ngành, nghề, có chính sách sử dụng nguồn nhân lực cho đúng. Có chính sách đúng đắn đối với việc sử dụng nhân lực trí thức và trọng dụng nhân tài. Cải thiện mạnh mẽ chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là những vấn đề quan trọng nhằm tạo ra nhân lực chất lượng cao hiện nay. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn của nhân dân lên. Hiện nay, trình độ học vấn của nhân dân cả nước, bình quân mới chỉ lớp 6 /đầu người. 8) Cải thiện và tăng cường thông tin về Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 38. Phương hướng chung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam là có được đội ngũ nhân lực thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; có năng lực tự học, tự đào tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng biến đổi; thích ứng với trình độ phát triển Việt Nam năm 2020 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia mới tiên tiến, hiện đại (về tổ chức, cơ sở vật chất-kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình và phương pháp dạy, học) phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục và đào tạo, giữa các cấp bậc đào tạo từ dạy nghề đến sau đại học, giữa các nhóm ngành nghề đào tạo và liên thông hệ thống giáo dục quốc gia của Việt Nam với quốc tế .Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế.
Để xác định nhiệm vụ đào tạo cơ sở giỏo dục, đào tạo tỡm hiểu rừ nhu cầu của địa phương, của vựng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực- vì rằng học sinh, sinh viên tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ nơi nào có nhu cầu chứ không phải chỉ ở địa phương nơi được đào tạo và cũng vì khi hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm có thể đến với người lao động bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu- khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân,…Như vậy đào tạo phải đáp ứng Nguyễn Đức Long Kinh tế phát triển 48b 44. Trong khi đó ở nhiều địa phương hiện nay cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang năng tính tự cung tự cấp, trong đó trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( ở các địa phương này tỷ trọng trong chăn nuôi thường không quá 20% giá trị sản xuất nông nghiệp).Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng trên sẽ tạo điều kiện khai thác đầy đủ hơn các nguồn lực phát triển của từng địa phương, trong đó có nguồn lực lao động để phục vụ phát triển kinh tế địa phương.