Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành
MỤC LỤCCHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬN TẢI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 5 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì thì mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là làm sao kiếm được nhiều lợi nhuận càng tốt mà điều đó chỉ có thể đánh giá bằng hiệu quả kinh doanh.Hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự so sánh giữa những gì thu về với cái doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kinh doanh trên cơ sở giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế đó là sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào, và sản xuất cho ai? Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế tập trung hay nền kinh tế thị trường thì HQKD luôn được đặt lên hàng đầu, nó có tính chất quyết định sự tồn tại hay phá sản, sự hưng thịnh hay suy tàn của một doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Quá trình kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo ra các yếu tố tích cực góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế, từ đó tạo được khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó HQKD cũng tăng lên nhiều lần. Hơn nữa, việc kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần tích luỹ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Từ đây, doanh nghiệp có thể trang trải chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện thời, mặt khác nó đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, giữ vững uy tín và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Một điều quan trọng hơn là nâng cao được HQKD thì đồng thời cũng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao cạnh tranh đang là một điều đáng phải quan tâm khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế thế giới đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Và công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành cũng không tránh khỏi sự tác động của sự biến động này. Vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành, em quyết định lựa chọn đề tài là: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành”Đề tài này đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh doanh của quá trình sản xuất kinh doanh, xem xét quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tổng thể và giai đoạn gần đây nhất. Từ đó phân tích, đánh giá về HQKD trên các mặt mạnh và các mặt còn hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao HQKD của doanh nghiệp.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là có những biện pháp hữu hiệu giúp cho công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành nâng cao được hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Để công ty có thể phát triển ngày càng mở rộng kinh doanh hơn nữa, để tháo gỡ những khó khăn hiện công ty đang gặp phải trong khủng hoảng kinh tế. Và hơn thế nữa là từ đó công ty có thể nâng cao cạnh tranh để chống đỡ trong tình hình kinh tế hiện nay, để công đảm bảo được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là những hoạt động kinh doanh của công ty và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động trong nội bộ công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành và những biến động của ngành vận tải biển trong thời gian vừa qua. - Số liệu thu thập của đề tài là số liệu thứ cấp, được cập nhật từ các phòng ban của công ty, các kết quả, báo cáo từ phòng Kinh doanh, Phòng tài chính - kế toán, … của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành. - Phương pháp sử dụng đê phân tích các số liệu thu thập được là phương pháp phân tích thống kê.4. Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu như sau:PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG:CHƯƠNG 1: Những lý luận cơ bản về vận tải và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tảiCHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH vận tải sông biển Liên ThànhCHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành PHẦN KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu, thực tế tại doanh nghiệp có hạn và kinh nghiệm tìm hiểu còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai xót. Em rất mong được sự hướng dẫn và góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn đọc quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thừa Lộc đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Và nhân đây, em cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên trong toàn công ty TNHH vận tải sông biển Liên thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt được chuyên đề. NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬN TẢI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI1.1. Khái niệm , phân loại và vai trò của vận tải trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm và dặc trưng của vận tải biển 1.1.1.1. Khái niệm về vận tải Có nhiều khái niệm khác nhau về vận tải nhưng một khái niệm được đánh giá là chung nhất là : Vận tải là dùng phương tiện để chuyên chở sinh vật hay đồ vật trên một quãng đường tương đối dài. Và hơn thế nữa vận chuyển là làm di chuyển đồ vật đi xa khỏi nơi trước đây của nó bằng phương tiện hay sức kéo. Hai khái niệm vận tải và vận chuyển có ý nghĩa gần tương tự nhau. Đó là khái niệm chung về vận tải còn kinh doanh vận tải là lấy hoạt động vận tải làm mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận từ hoạt động này. 1.1.1.2. Đặc trưng của vận tải biển Theo phân loại của WTO thì vận tải là một ngành dịch vụ bao gồm các phân ngành : vận tải đường biển , vận tải đường thuỷ nội địa, vận tải đường hàng không, vận tải bằng khinh khí cầu, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường ống, dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải và các dịch vụ vận tải khác, mỗi phân ngành lại chia nhỏ thành nhiều tiểu ngành. Tuy nhiên ở Việt Nam mới có quy định về 6 phân ngành trong tổng số 9 phân ngành vận tải nói trên . Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới .Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.Ngành vận tải biển có những đặc điểm cụ thể là:- Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế và nội địa giữa các cảng biển khác nhau.- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên - Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển là rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển ( tầu biển ) không hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.- Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hay hay nhiều cảng với nhau trên đó tầu biển hoạt động chuyên chở hàng khách hoặc hàng hoá.- Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một số quốc gia có biển.- Phương tiện vận chuyển phương tiện vận tải chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại : tàu buôn và tàu quân sự Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. Tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn. Tàu quân sự là tàu biển được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho mục đích quân sự bảo vệ an ninh cho quốc gia. Khi lựa chọn hình thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thì giá thành chuyên chở là thấp do đó sẽ làm giảm chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó nếu muốn chuyên chở những hàng hóa có khối lượng lớn và khoảng cách xa thì vận tải đường biển luôn là sự lựa tối ưu cho của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm: vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên yếu tố thường xuyên không được đảm bảo, tốc độ tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác tầu biển còn bị hạn chế . Do vậy thực hiện chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Và hơn thế nữa, vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng 1.1.2. Vai trò của vận tải sông biển đối với nền kinh tế quốc dân Từ khi nền kinh tế hàng hoá ra đời cho đến nay, vận tải hàng hoá luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách khâu phân phối va lưu thông hàng hoá. Các nhà kinh tế đã ví rằng: “ Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các tuyến huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”. Vận tải hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần phát triển của xã hội. Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới. Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng có thể đáp ứng khống lượng vận tải lớn nhất. Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp.Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này đến châu lục khác. Vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải. Với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam có một tiềm năng về cảng biển hết sức to lớn. Hệ thống cảng biển bao gồm trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm.Các cảng lớn như cảng Hải Phòng, Sài Gòn đạt một mức kỷ lục. Nhưng, nhìn chung các cảng biển vẫn đang ở trong tình trạng kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh bởi các lý do : quy mô cảng nhỏ bé, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng nước sâu, cảng tàu container, những cảng tổng hợp quan trọng đều nằm sâu trong đất liền như Hải Phòng (30km), Sài Gòn (90km) luồng lạch hẹp lại sa bồi lớn không cho phép các tàu lớn ra vào cảng, mặt bằng chật hẹp, thiếu hệ thống đường bộ, đường sắt nối vào mạng lưới giao thông quốc gia.1.2. Bản chất, phân loại và vai trò của hiệu quả kinh doanh 1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh đối với vận tải 1.2.1.1.Quan niệm về hiệu quả kinh doanh đối với vận tải Hiệu quả kinh doanh là một mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp dù hoạt động lĩnh vực gì nào cũng luôn hướng tới. Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh, có thể tổng hợp các quan điểm đó dưới đây: Theo Adam Smith thì “ hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Với quan niệm này Adam Smith đã cho rằng hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa tương tự như doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đã coi chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả mà một doanh nghiệp đạt được. Quan điểm này không phù hợp và đánh giá đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh. Bởi lẽ hiệu quả kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào doanh thu mà nó còn bị ảnh hưởng lớn của yếu tố chi phí. Nếu doanh thu đạt được cao nhưng chi phí bỏ ra lại lớn hơn thì như vậy công ty đang hoạt động không có lãi và không một công ty nào có thể tiến hành hoạt động kinh doanh như vậy. Có quan điểm cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so với những chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại. Hay nói cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào”. ( Trích : Giáo trình Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại )Theo quan điểm này hiệu quả kinh doanh đã được đánh giá một cách tổng quát và hoàn thiện hơn khi đã phản ánh được cả hai chỉ tiêu là chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được. Quan điểm này đã tiến bộ hơn rất nhiều so với quan điểm của Adam Smith khi đã nêu được bản chất của hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu. Trong giáo trình Kinh tế thương mại của GS.TS. Đặng Đình Đào và GS.TS. Hoàng Đức Thân làm chủ biên thì cho rằng “ Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực thương maại thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động cào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại”. Quan điểm này được đánh giá là phản ánh rõ rang nhất bản chất của hiệu quả kinh doanh khi đã biểu hiện được mối tương quan giữa chi phí và kết quả thu được.Qua các quan điểm trên ta có thể kết luận rằng hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích của doanh nghiệp thu được trong hoạt động kinh doanh khi so sánh giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định.Cũng như các nghành kinh tế khác, hiệu quả kinh doanh trong ngành vận tải cũng được phản ánh thông qua mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và doanh thu mà doanh nghiệp đạt được. Và cụ thể hơn hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp vận tải được phản ánh rõ nhất trong số lượng vận tải mà công ty thực hiện Khi số lượng vận tải công ty đạt được trong một chu kỳ kinh doanh càng cao và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động đó mà thấp hơn thì công ty đó đang hoạt động có hiệu quả. 1.2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh đối với vận tải Hiệu quả kinh doanh trong vận tải phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động vận tải và trình độ sử dụng nguồn lực lao động, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, nguồn vốn nhằm đạt mục tiêu tối [...]... cứu của mỗi chủ thể và tuỳ thuộc vào các ngành hoạt động khác nhau Đứng trên góc của nhà kinh doanh vận tải thì hiệu quả kinh doanh cơ bản là: Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động vận chuyển của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh. .. Chỉ tiêu sức sinh lời của phương tiện vận tải Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển thì phương tiện vận tải là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp Doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sức sinh lời của phương tiện vận tải Do đó sức sinh lời của phương tiện vận tải cũng là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh Sức sinh lời của phương tiện vận tải ( SSLptvt ) SSLptvt... trong quá trình vận chuyển - Chi phí ngoài quá trình vận chuyển Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì cần phải xem xét cả hiệu quả của từng loại chi phí và đồng thời lại phải đánh giá tổng hợp các yếu tố chi phí đó Đây là yếu tố quan trọng để công ty có thể giảm các chi phí cá biệt nâng cao hiệu quả kinh doanh Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh là... hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải 1.3.1 Cơ sở vật chất của ngành Lĩnh vực vận tải là một lĩnh vực kinh doanh mà nó có sự liên quan cần thiết đến toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải và đặc biệt là đối với vận tải sông biển thì yếu tố cơ sở tình hình các cảng là một điều rất quan trọng Cảng biển là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng trong kinh tế xuất... từng giai đoạn… cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp Trình độ quản lý có thể hiểu là phương pháp quản lý của đội ngũ lãnh đạo và trình độ quản lý của chính đội ngũ cán bộ của công ty Một phương pháp quản lý khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành tốt từ đây mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Nếu như trình độ quản lý cũng như cơ chế quản lý không tốt sẽ dẫn đến việc... động lực để cho công ty phát triển ngày càng tốt hơn và hoạt động có hiệu quả hơn Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa có đối thủ cạnh tranh gây trở ngại cho doanh nghiệp vừa là động lực để mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp Thông thường khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ... công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh Nếu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt thì doanh nghiệp có cơ hội nắm bắt được những thời có, những đoạn thị trường đem lại hiệu quả cao luôn đi liền với những rủi ro Nói chung khi doanh nghiệp hiểu được vai trò quan trọng của cạnh tranh và xác định được năng lực cạnh tranh của công ty mình thì doanh nghiệp sẽ luôn có những định hướng đúng đắn để nâng cao hiệu. .. chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty sau mỗi kỳ kinh doanh Lợi nhuận là chênh lệch dương giữa tổng doanh thu bán hàng và chi phí kinh doanh của các công ty thương mại Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động... đạt cao thì Nhà Nước sẽ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Khi doanh nghiệp vận tải tiến hành hoạt động kinh doanh thì bản thân họ phải bỏ ra với một nguồn vật lực nhất định và do đó doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường một mức giá vận chuyển cố định cho trên một lượng hàng hoá vận chuyển nhất định Mọi doanh. .. quyền… Do vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định được cho mình một phương thức hoạt động kinh doanh riêng phù hợp với doanh nghiệp, phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động với hai thị trường đầu vào và đầu ra để hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất Như vậy, trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò đối với doanh nghiệp là : Thứ nhất : Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở . tại công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành, em quyết định lựa chọn đề tài là: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành Đề. về vận tải và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tảiCHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH vận tải sông biển Liên ThànhCHƯƠNG