1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA.DOC

71 1,2K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 432,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA

Trang 1

Chương I: Hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá 4

I Khái niệm hiệu quả kinh doanh 4

II Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1 Các chỉ tiêu chung 8

2 Chỉ tiêu cụ thể 9

2.1.Doanh thu 9

2.2.Lợi nhuận 10

2.3.Tỷ suất lợi nhuận 11

2.4 Hiệu quả sử dụng lao động 12

2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 13

2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 13

2.7 Nộp ngân sách nhà nước: 14

III Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14

1 Các nhân tố bên ngoài 14

2.Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp: 20

IV Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế thị trường 22

1 Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa 22

2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần hóa 24

3.Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hóa 25

4.Các yếu tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần 27

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 29

I Tổng quan về công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 29

1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty 29

2.Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm cung cấp 31

Trang 2

bón Thanh Hóa 47

1 Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2007-2009 47

2.Hiệu quả kinh doanh 49

3.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty 53

Chương III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 60

I Phân tích ma trận Swot của công ty 60

II Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa 63

1 Nâng cao năng lực quản lý 63

2.Củng cố chiến lược Marketing 66

3.Nâng cao công nghệ- kỹ thuật 67

4.Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn 68

Kết Luận 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nềnsản xuất hàng hóa Thị trường luôn mở ra cơ hội kinh doanh mới nhưng đồng thờicũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa cho các doanh nghiệp.Để có thể đứng vữngtrước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luônphải vận động,tìm tòi một hướng đi cho phù hợp.Việc đứng vứng này chỉ có thểkhẳng định bằng cách kinh doanh có hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế là một chỉ tiêu chất lượng tổnghợp Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra vàkết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề

cơ bản của nền kinh tế thị này : Sản xuất cái gì?sản xuất như thế nào?và sản xuấtcho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh làmột đòi hỏi tất yếu đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay

Vì vậy trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Secpentin và phân bónThanh Hóa,với những kiến thức đã tích lũy được cùng với sự quan tâm giúp đỡ tậntình của các cô chú tại công ty và đặc biệt là sự góp ý,hướng dẫn của thầy giáo –

PGs Nguyễn Tiến Dũng đã giúp em thực hiện đề tài : “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA”

Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau:

Chương I : Hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và

Phân bón Thanh hóa

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổphần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa

Trang 4

Chương I:

Hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá

I Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc nâng cao hiệu quả của hoạtđộng sản xuất kinh doanh luôn là một vấn đè được đặt lên hàng đầu Nó là yếu tốquyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trước sự cạnh tranhkhốc liệt của thị trường như hiện nay

Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?

Trước hết ta tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì và như thếnào thì được gọi là hiệu quả?

Hoạt động kinh doanh theo luật định, là việc thực hiện một, một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện trênthị trường nhằm mục đích sinh lời

Hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳnghạn:

Theo tính chất của hoạt động, chúng ta có hoạt động sản xuất( sản phẩm hoặcdịch vụ) và hoạt động thương mại

Theo bản chất kinh tế,chúng ta có các doanh nghiệp công nghiệp, thươngnghiệp, nông nghiệp, tài chính…

Bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sảnphẩm hoặc dịch vụ, đây được xem là nhiệm vụ hàng đầu nếu không muốn nói làduy nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh.Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

mà không tạo ra giá trị thì sẽ không có lý do để tồn tại Hay nói cách khác, tạo ra giátrị là nhiệm vụ sống của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 5

Thế còn hiệu quả là gì? Và thế nào là hiệu quả kinh doanh là gì?

Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả, người ta vẫn chưa có một kháiniệm thống nhất Bởi vì xét trên mỗi lĩnh vực khác nhau,với những góc độ xem xétkhác nhau thì người ta có những khái niệm khác nhau về hiệu quả,và thông thườngkhi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người ta gắn ngay tên của lĩnh vực

đó liền ngay sau hiệu quả Ở đây, chúng ta chỉ xem xét các vấn đề hiệu quả trên lĩnhvực kinh tế

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mụctiêu kinh tế tại một thời kì nào đó.Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thìchúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vidoanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về vàchi phí bỏ ra để được hiệu quả đó

Đối với một doanh nghiệp,vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được đặt lên hàngđầu.Nó là yếu tố đầu tiên và tiên quyết đến thành công hay sự tồn tại của một doanhnghiệp Tại sao lại có thể nói như vậy?

Theo em, hiệu quả kinh doanh của một hiện tượng( hoặc một quá trình )kinh tế

là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tàilực,vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định Nếu áp dụng cho phương diệndoanh nghiệp, tức là một doanh nghiệp có mức hiệu quả kinh doanh cao cũng cónghĩa là với cùng một mức nguồn lực như nhau Doanh nghiệp đó sẽ tạo ra đượcnhiều hàng hóa dịch vụ hơn các doanh nghiệp khác, như vậy mức lợi nhuận củadoanh nghiệp so với doanh nghiệp khác tinh theo cùng một mức nguồn lực sẽ caohơn Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp

Hay cũng có thể hiểu theo một cách khác: “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh làcác chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khaithác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanhnghiệp”

Trang 6

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế,nó phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất,kinh doanh đạt hiệu quảcao nhất với mức chi phí thấp nhất.Bên cạnh đó hiệu quả cũng phải gắn liền vớiviệc thực hiện mục tiêu của doanh nghiêp và được thể hiện qua công thức :

Hiệu quả kinh doanh(H)=

Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phíđầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên làviệc hoàn thành mục tiêu, nếu không hoàn thành mục tiêu thì không thể có hiệu quả

và để hoàn thành mục tiêu ta cần sử dụng nguồn lực như thế nào?

Trong thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt đượctrong các trường hợp sau:

Kết quả tăng, chi phí giảm

Kết quả tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăngcủa kết quả

Nói tóm lại, ở tầm vĩ mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt củaquá trình sản xuất kinh doanh như: Kết quả kinh doanh,trình độ sản xuất tổ chức,tổchức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào…Đồng thời nó yêucầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu

Có thể nói hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng hơnđối với sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng của toàn bộnền kinh tế nói chung và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh

tế của doanh nghiệp trong các thời kỳ Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi hơn nữa cácdoanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất củadoanh nghiệp

Đối với công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh hóa, hiệu quả kinhdoanh đạt được trước hết được biểu hiện qua sản lượng và chất lượng các loạiquăng, bột quăng, phân bón…Bên cạnh đó,còn phụ thuộc vào chi phí nguồn lực như

Trang 7

chi phí phương tiện vận tải, chi phí về bảo hành, bảo dưỡng, xăng dầu… và các chiphí khác ( chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…)

Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với một doanh nghiệp như thế nào?

Không một ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của hiệu quả kinh doanh đốivới doanh nghiệp

Sản xuất cái gì?Sản xuất như thế nào?Sản xuất cho ai? Sẽ không thành vấn đềđáng quan tâm nếu nguồn lực không bị hạn chế.Một doanh nghiệp có thể sản xuất

vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu , lao động một cách bừabãi cũng không sao nếu nguồn lực là vô tận.Nhưng thực tế, mọi nguồn lực trên tráiđất như đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản… là một phạm trù hữu hạn và ngàycàng khan hiếm do con người khai thác và sử dụng chúng.Bên cạnh đó là sự giatăng ngày càng nhanh của dân số thế giới khiến cho của cải đã khan hiếm lại càngkhan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó Khan hiếm cũng đồngnghĩa với việc đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinhtế,khan hiếm tăng lên dẫn đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ranghiêm túc và gay gắt.Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinhtế

Điều kiện đủ cho sự lựa chọn kinh tế là sự phát triển kĩ thuật sản xuất Kỹ thuậtsản xuất phát triển đem lại cho người làm kinh tế nhiều sự lựa chọn về sản phẩmhơn với cùng một giá trị nguồn lực nhất định.Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại chodoanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, lợi ích lớn nhất.Đây cũng là sự kết thúccho giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng và thay vào đó là giai đoạn pháttriển kinh tế theo chiều sâu.Nói một cách khái quát đó là do sự nâng cao hiệu quảkinh doanh

Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là nâng cao khả năng sử dụng cácnguồn lực có hạn trong sản xuất,đạt được sự lựa chọn tối ưu

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, trongcuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng

Trang 8

không ít doanh nghiệp đã thua lỗ,giải thể, phá sản Để có thể trụ lại trong cơ chế thịtrường,các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm chi phí sảnxuất, nâng cao uy tín…nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận.Trong nền kinh tế thịtrường như hiện nay,các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợinhuận càng cao càng tốt Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quảkinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiệnsống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.Trông bối cảnh toàn cầu hóa thương mại, và việc Việt Nam gia nhập WTO thì

cơ hội phát triển cho công ty Cổ Phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa lại càngnhiều.Nhưng cơ hội luôn đi đôi với những thách thức,thách thức ở đây chính là sựcạnh tranh Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ ngày càngkhốc liệt hơn.Điều đó bắt buộc công ty phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mìnhnếu như không muốn bị tụt hậu và bị đối thủ cạnh tranh loại khỏi thương trường

II Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu này được áp cho hầu hết các doanh nghiệp trong việc đánhgiá hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình của từng doanh nghiệp

mà có thể áp dụng một trong số các chỉ tiêu trong hệ thống sau

1 Các chỉ tiêu chung

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra có thể được đo bằng chỉ tiêu hiện vật như số lượng sản xuất sảnphẩm sản xuất ra tính theo đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hay có thể được tínhbằng đơn vị giá trị như tiền hoặc các đơn vị giá trị khác

Chi phí đầu vào cũng vậy, có thể được đo bằng chỉ tiêu hiện vật như số lượngnguyên vật liệu cần cho sản xuất, số lượng nguyên liệu để sản xuất Nhưng cũng cóthể được đo lường bằng đơn vị giá trị mà cụ thể là số tiền chi trả cho việc mua cácyếu tố đầu vào cho sản xuất…

Trang 9

Ý nghĩa: Hiệu quả kinh doanh phản ánh số kết quả đầu ra đạt được trên mộtđồng chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Điều này cũng cho thấy,cùng với một lượng chi phí cho sản xuất doanh nghiệp nào hiệu quả sản xuất caohơn sẽ cho nhiều kết quả đầu ra hơn.

Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ*Giá bán

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Doanh thu tăng góp phần làm chi lợi nhuận tăng

Theo công thức trên Doanh thu tăng trong 3 trường hợp:

- Sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán giữ nguyên hoặc giảm nhưng tỷ lệ giảm củagiá thấp hơn tỷ lệ tăng của sản lượng tiêu thụ Điều này chúng ta thường hay gặpkhi doanh nghiệp thực hiện chiến lược khuyến mãi giảm giá sản phẩm, điều nàykhiến cho lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên và doanh thu vẫn tăng

- Giá tăng, sản lượng tiêu thụ không đổi hoặc giảm nhưng tỷ lệ giảm của sảnlượng thấp hơn so với tỷ lệ tăng của giá Điều này chúng ta thường gặp khi một loàihàng hóa nào đó khủng hoảng về nguồn cung hoặc là độc quyền Ví dụ như xăngdầu và điện Trong một số thời gian về trước, do sự khan hiếm dầu mỏ kéo theo giádầu thô tăng lên nên giá xăng dầu tại Việt Nam tăng lên dù sản lượng tiêu thụ xemnhư là không đổi, điều này khiến doanh thu về xăng dầu tăng lên đáng kể

Trang 10

- Giá tăng, sản lượng tăng Điều này là điều ít gặp trong nền kinh tế thị trườngnhưng không có nghĩa là không xảy ra Hầu hết nó diễn ra trong các loại hàng hóađộc quyền ví dụ như điện, nước….

Tuy nhiên,nói như vậy không có nghĩa khi doanh thu tăng lên đã chứng tỏdoanh nghiệp làm ăn hiệu quả Doanh thu tăng nhiều khi do giá bán trên thị trườngtăng nhưng giá bán tăng có thể do một số tác động như lạm phát, đầu cơ…nhữngyếu tố này làm cho doanh thu tăng nhưng hoạt động kinh doanh được xem là khônghiệu quả

Hơn nữa khi doanh thu tăng lên do sản lượng tăng, nhưng cũng vì vậy kéotheo chi phí sản xuất cũng lên.Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất lớn hơn tốc độtăng của doanh thu điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.Điều nàycho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả

Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp phải có sự xem xétmột cách đồng bộ tất cả những vấn đề trên

2.2.Lợi nhuận

Trong kế toán,lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sảnxuất.Có sự khác nhau như vậy,bởi vì trong kế toán, họ chỉ quan tâm đến các chi phíbằng tiền, mà không kể các chi phí cơ hội như trong kinh tế học

Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận được sau quátrình đầu tư khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó.bao gồm cả chi phí cơhội.Hay chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

Lợi nhuận= Doanh thu – Chi phí

Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ chọn mức sảnlượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu khi bán thêmmột đơn vị sản phẩm bằng chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm.Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sảnxuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của

Trang 11

doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản như lao động, vật

tư, tài sản cố định

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốcdân và doanh nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngânsách nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúpcho nhà nước phát triển nền kinh tế- xã hội Mộ bộ phận lợi nhuận khác, được để lại

để doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nângcao đời sống người lao động

Theo công thức ta nhận thấy, lợi nhuận tăng trong 3 trường hợp

- Doanh thu tăng

Nếu xét trên phương diện thu được lợi nhuận từ việc tăng doanh thu do tổngsản lượng tiêu thụ tăng thì đây là một tín hiệu tốt và doanh nghiệp được đánh giá làkinh doanh có hiệu quả

Nhưng nếu xét trên phương diện lợi nhuận tăng từ việc tăng doanh thu do giábán thì chúng ta cung cần phái xem xét trong bối cảnh như thế nào? Lạm phát, đầucơ….Nếu việc tăng giá bán vì những lí do như lạm phát và đầu cơ thì hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự là chưa tốt mặc dù lợi nhuận vẫn tăng

2.3.Tỷ suất lợi nhuận

a Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

P1 = x 100%

Trang 12

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận từ một trăm đồng doanh thu bán hàng.

Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốncàng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại

Tuy nhiên, như trình bày ở trên, doanh thu trong một số trường hợp nó lạikhông đánh giá chính xác những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp.Do đó khi sử dụngchỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh cần phải xem xét tất cả các khía cạnhtrên

b.Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

c.Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh

2.4 Hiệu quả sử dụng lao động

a Năng suất lao động bình quân

Trang 13

Năng suất lao động bình quân = Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được của một lao động trong thời gian nhấtđịnh.

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngượclại

2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

a Sức sản xuất của tài sản cố định

Sức sản xuất của tài sản cố định = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản cố định bình quân mang lại mấy đơn

vị doanh thu thuần

Sức sản xuất của tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng

và ngược lại

b.Sức sinh lợi của tài sản cố định

Sức sinh lợi của tài sản cố định = Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân tài sản cố định mạng lạimấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế

Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngượclại

2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

a Sức sản xuất của vốn lưu động

Sức sản xuất của vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn

vị tổng doanh thu thuần

Sức sản cuất của vốn lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu độngcàng tăng và ngược lại

Trang 14

b.Sức sinh lợi của vốn lưu động

Sức sinh lợi của vốn lưu động = Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động cho biết 1 đơn vị lưu động bình quânđem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế

Sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng càng cao và ngược lại

2.7 Nộp ngân sách nhà nước:

Phần nộp ngân sách Nhà Nước được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp, và

nó là một khoản bắt buộc phải thực hiện đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trongnền kinh tế quốc dân.Khoản nộp ngân sách càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn

có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận

Đối với các công ty cổ phần, chỉ tiêu quan trọng nhất là những chỉ tiêu về hiệusuất lợi nhuận của doanh nghiệp

III Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1 Các nhân tố bên ngoài

a Môi trường kinh tế và xu hướng thị trường

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh và thành công của doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu mà các doanhnghiệp thường phân tích là : Khủng hoảng của nền kinh tế,tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát…

Các cuộc khủng hoảng kinh tế,suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Cuộc khủng hoảng kinh tếnăm 2008 khiến nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề và Việt Namcũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ Sự khan hiếm về đầu vào cũng như gặp khókhăn trong công đoạn tiêu thụ sản phẩm có những tác động không nhỏ đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 15

Trong những giai đoạn khác nhau, nền kinh tế cũng có tốc độ tăng trưởng khácnhau theo các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ có những ảnh hưởngnhất định đến chi tiêu, tiêu dùng.Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn tăng trưởng cao,khi đó cơ hội để kinh doanh càng lớn bởi vì nó thu hút được nhiều nhà đầu tư, tạođiều kiện mở rộng các hoạt động của doanh nghiệp.Nhưng khi nền kinh tế có tốc độtăng trưởng thấp cũng là biểu hiện của một nền kinh tế sa sút Khi đó, lượng tiêu thụhàng hóa giảm và ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như hiệu quả của doanhnghiệp.

Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tếcủa doanh nghiệp Bởi vì mức lãi suất có ảnh hưởng nhất định đến khả năng vayvốn của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu không có vốn Vìvậy, một doanh nghiệp khi kinh doanh sẽ cần phải vay vốn Tuy nhiên,khi lãi suấttrên thị trường tài chính có xu hướng tăng lên sẽ làm cho việc vay vốn của doanhnghiệp trở nên khó khăn hơn và chính việc tăng lãi suất là một yếu tố làm tăng chiphí của doanh nghiệp do chi phí trả lãi tăng Điều này khiến cho hiệu quả kinhdoanh giảm xuống

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt chodoanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng

Trên thực tế, nếu lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thểkhông làm chủ được.Do đó cũng gây tăng chi phí cho doanh nghiệp do ảnh hưởngđến tiền công và chi phí sản xuất

Công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa cũng là một doanh nghiệphoạt động trong nền kinh tế quốc dân nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh

tế trong nước thông qua các yếu tố của nền kinh tế

b Môi trường luật pháp, chính trị

Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớn hơnluôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện

sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả cao

Trang 16

Các chính sách chi tiêu của chính phủ cũng có ảnh hưởng không ít đến doanhnghiệp,nếu chính phủ chi tiêu nhiều cho cơ sở hạ tầng,giao thông vận tải sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho giao thương buôn bán, thúc đấy phát triển kinh tế, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thấtnghiệp… cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp

Tóm lại môi trường chính trị- luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động doanhnghiệp thông qua hệ thống công cụ, luật pháp,công cụ vĩ mô…

Đối với công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa cũng vậy,ảnhhưởng của các yếu tố trên hầu hết đều quan trọng nhưng có ảnh hưởng nhiều nhấtchính là những chính sách chi tiêu của chính phủ hay những chính sách luật về đầu

tư cũng quan trọng không kém

c Môi trường văn hóa , xã hội

Thái độ tiêu dùng,tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, tháp tuổi luôn là một ảnh hưởng rấtquan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp

Thái độ tiêu dùng của khách hàng là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nàocũng quan tâm Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng hóa mà doanh nghiệp

có thể tiêu thụ được do đó nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, tháp tuổi cũng vậy, với những hình thái khác nhauluôn cho ra những nhu cầu khác nhau về hàng hóa, sản phẩm, bắt buộc doanhnghiệp phải có những hoạt động kinh doanh hợp lí mới thu được hiệu quả cao nhất.Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vềmột đội ngũ lao động tri thức có năng suất lao động cao hơn, đồng thời cũng tháchthức các doanh nghiệp hơn nữa phải nâng cao chất lượng sản phẩm do yêu cầu củangười dân đối với sản phẩm của doanh nghiệp cũng tăng lên

Trang 17

Trên địa bàn huyện Nông Cống và tỉnh Thanh Hóa,các vấn đề về lao động trênđịa bàn luôn cần được quan tâm để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.Bên cạnh đócông ty cần phải nắm bắt và nghiên cứu sao cho phù hợp với sức mua, thói quentiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư.Những yếu tố này tác độngmột cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác Marketing và cuối cùng

là hiệu quả kinh doanh của công ty

d Nhân tố tự nhiên

Đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì các yếu tố tự nhiên đều

có ảnh hưởng nhất định.Các nhân tố tự nhiên ở đây bao gồm các nguồn lực tựnhiên,địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu…

Các nhân tố như thời tiết, khí hậu…có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình côngnghệ ,tiến độ thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệpkinh doanh các mặt hàng mang tính mùa vụ như may mặc, nông ,lâm,thủy sản…Với những điều kiện thời tiết, khí hậu nhất định thì doanh nghiệp phải có nhữngchính sách phù hợp với những điều kiện đó.Khi các nhân tố này mất ổn định sẽ tạo

ra sự bất ổn trong chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiênnhiên.Nhân tố tài nguyên thiên nhiên có những ảnh hưởng rất quan trọng.Một doanhnghiệp nằm trong vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên ,với trữ lượng lớn, chấtlượng tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khaithác và ngược lại

Đối với công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa, nhân tố tự nhiên

có ảnh hưởng khá lớn khi nó tác động trực tiếp vào đầu vào của công ty(khoángsản) và cả quá trình sản xuất của công ty( thời tiết,khí hậu…)

e Đối thủ cạnh tranh

Trang 18

Có thể nói một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì luônluôn có những đối thủ cạnh tranh Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp( cùng tiêuthụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp(Sản xuất và tiêu thụcác loại sản phẩm thay thế).

Khi doanh nghiệp đã có đối thủ cạnh tranh,thì việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh sẽ khó khăn hơn rất nhiều.Bởi vì doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quảkinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnhtốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu,tăng vòng quay của vốn,yêu cầu doanh nghiệp phải

tổ chức lại cơ cấu đội ngũ tối ưu hơn,hiệu quả hơn để tạo nên những lợi thế về giá

cả, mẫu mã, chất lượng…

Nói như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinhdoanh,tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp.Việc xuất hiện càng nhiều đốithủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khókhăn và sẽ bị giảm 1 cách tương đối

f Nhà cung cấp

Những nhà cung cấp có thể nói là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng bánđầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp qua đó làmgiảm khả năng kiểm soát của doanh nghiệp

Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường được thể hiện trong các tình huốngnhư:

- Nhà cung ứng mà doanh nghiệp cần chỉ có một số thậm chí một doanhnghiệp độc quyền cung ứng

- Sản phẩm của nhà cung ứng không có sản phẩm thay thế,doanh nghiệpkhông có người cung ứng nào khác

- Doanh nghiệp mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan trọngcủa nhà cung ứng

Trang 19

- Loại đầu vào,chẳng hạn vật tư của nhà cung ứng là quan trọng nhiều đối vớidoanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp tự khai thác vật liệu, sản xuất sản phẩm nên mức độ ảnhhưởng của các nhà cung ứng đối với công ty cổ phần Secpentin và phân bón làkhông lớn lắm.Tuy nhiên, ở mặt hàng xăng dầu,công ty vẫn phụ thuộc vào các nhàcung cấp dù chỉ kinh doanh ở mức độ nhỏ

Nếu như áp lực của khách hàng lớn sẽ làm doanh nghiệp phải đáp ứng tất ảcác nhu cầu của mình về giá bán cũng như tăng chất lượng sản phẩm.Tăng chấtlượng sản phẩm trong điều kiện giá bản phải hạ thấp là nguyên nhân vừa làm chochi phí sản xuất tăng lên đồng thời doanh thu cũng phải chịu áp lực lớn.Do đó dễdẫn đến nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngược lại, khi áp lực của khách hành kém đi thì doanh nghiệp cũng có nhiềuhơn cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn Áp lực của khách hàng thường được thểhiện như:

- Sự mất cân đối giữa nhà cung cấp và khách hàng, khi nhà cung cấp có sốlượng lớn trong khi đó chỉ một số ít người mua Điều này làm cho người mua cókhả năng chi phối các công ty cung cấp

- Khách hàng có nhu cầu lớn về sản phẩm Điều này giúp họ có ưu thế muanhất định dẫn đến việc mặc cả giá thành sản phẩm cho dù là không hợp lý

Khi khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả…của doanh nghiệp cung cấp thì áp lực của họ sẽ càng lớn

Trang 20

2.Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp:

a Nguồn nhân lực

Trong sản xuất kinh doanh,con người luôn là yếu tố hàng đầu để đảm bảothành công.Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra,Công nghệ kỹthuật dù hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức,trình độ kỹthuật,trình độ sử dụng máy móc của người lao động

Lực lượng lao động là lực lượng sáng tạo của doanh nghiệp.Họ có thể sáng tạo

ra các kỹ thuật,công nghệ mới phù hợp với doanh nghiệp,thời đại và đưa chúng vào

sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Chính lực lượng lao động đã sáng tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầungười tiêu dùng,tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm qua đó nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao động,trình độ sử dụngcác nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Trong công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa, lực lượng lao động

là thành phần chủ đạo đảm bảo thành công của doanh nghiệp Toàn bộ lực lượng laođộng: Đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên đều tham gia trực tiếp vào quá trình sảnxuất kinh doanh và mang ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty.b.Cơ cấu quản lý của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên

hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những tráchnhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chứcnăng quản trị doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp mộthướng đi đúng đắn.Trong một môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện

Trang 21

nay,chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sáng tạo của độingũ lao động, đến sự đảm bảo cân đối giữa các bộ phận của doanh nghiệp,qua đótác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Đội ngũ các nhà quản trị,đặc biệt là các quản trị cao cấp lãnh đạo doanhnghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất,ảnhhưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp.Kết quả vàhiệu quả hoạt động quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyênmôn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu quản lý của doanh nghiệp

Khả năng quay vòng vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.Nếu khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp càng cao,vòng quay càngnhỏ thì lượng vốn cho mỗi kỳ sản xuất sẽ nhiều hơn và sẽ vàng thuận lợi cho doanhnghiệp về vấn đề huy động vốn hơn

Trong môi trường kinh tế thị trường như hiện nay, kỹ thuật công nghệ trởthành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp

Kỹ thuật công nghệ tiến bộ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động từ đó góp phần tăng nhanh tốc độ phát

Trang 22

triển,đảm bảo sự ổn định bền vững trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môitrường sinh thái.Vì ảnh hưởng của công nghệ - kỹ thuật đối với mỗi ngành là khácnhau nên phải phân tích tác động nó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpthuộc ngành cụ thể nhất định nào.

IV Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế thị trường

1 Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ có 1 chủ sở hữuthành công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu

Đầu những năm 90,Việt Nam đã đề các chủ trương đa dạng hóa sỡ hữu doanhnghiệp nhà nước với những đặc điểm:

- chuyển từ doanh nghiệp đơn sở hữu ( 100% vốn nhà nước) sang công ty đa

sơ hữu( trong đó có Nhà nước) do đó sẽ chuyển mô hình tổ chức quản lý của Doanhnghiệp Nhà nước sang mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần, cơ cấu nàygồm : Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị,Giám đốc( Tổng giám đốc) và Ban kiểmsoát

- Không còn chế độ chủ quản, hoạt động bình đẳng với các chủ thể kinh tếkhác Công ty cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty cũngnhư các quy định khác của Nhà nước

- Hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ trong thu hútvốn và phân phối thu nhập, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở vốn góp về các hoạt độngsản xuất kinh doanh Cơ chế thu hút vốn linh hoạt, được phép phát hành chứngkhoán( cổ phiếu, trái phiếu), vốn được chuyển nhượng dễ dàng theo luật định

- Có sự phân định rõ ràng về quyền và trách nhiệm đối với tài sản( Doanhnghiệp nhà nước không có quyền đối với tài sản): Cổ động sở hữu vốn, công ty sởhữu tài sản và toàn quyền quyết định đối với tài sản từ việc mua, bán, cho thuê

Trang 23

- Hầu hết người lao động cũng là cổ đông.Họ vừa là người chủ cũng có thể làngười làm thuê.

Sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn để sản xuất,kinhdoanh

- Công ty cổ phần có thể tập trung được nhanh số vốn có quy mô lớn và hiệuquả cao.Bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp có thể tập trungđược lượng vốn lớn để đầu tư và phát triển doanh nghiệp.Đây có thể nói là ưu điểmlớn nhất của công ty cổ phần,khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác bởi vìcông ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép phát hành cả cổphiếu và trái phiếu để huy động vốn

- Công ty cổ phần hoạt động theo chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn Theo chế

độ này thì có sự phân biệt rõ ràng tài sản của công ty và phần vốn của cổđộng.Trách nhiệm tài chính của công ty giới hạn trong phạm vi tài sản của công ty

và phần vốn của cổ đông theo tỷ lệ đóng góp của mỗi người Điều này đã hạn chếđến mức thấp nhất những thiệt hại,rủi ro,thua lỗ

- Với những khả năng tập trung vốn tương đối lớn,các công ty cổ phần có thểtranh thủ khoa học kỹ thuật,công nghệ hiện đại,mạnh dạn đầu tư vào các ngànhnghề mới,có triển vọng đạt lợi nhuận cao làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế, từ đó tácđộng đến phân công lao động,xã hội.Cơ cấu đội ngũ công nhân cũng biến đổi khôngchỉ tăng về số lượng mà còn trình độ lành nghề,các chức năng của đội ngũ quản lýđiều hành cũng chuyên sâu và đa dạng hơn.Trong nội bộ công ty do phân định rõràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên tạo cho những người góp vốntham gia quản lý thật sự công ty và lựa chọn những giám đốc,những thành viên Hộiđồng quản trị có tài năng và tích cực,đủ sức đảm nhiệm chức trách,đảm bảo đượcquyền lợi,lợi ích cũng như trách nhiệm của các chủ sở hữu.Chính vì vậy công ty cổphần giúp đẩy nhanh quá trình phân công chuyên môn hóa,một trong những điềukiện nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 24

2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần hóa.

a Giá trị gia tăng/đầu vào

Nếu tốc độ tăng của giá trị gia tăng lớn hơn tốc độ tăng của đầu vào thì doanhnghiệp đạt hiệu quả kinh doanh Trong trường hợp tốc độ tăng của hai chỉ tiêu nàycàng chênh lệch thì hiệu quả đạt được càng cao

b.Về khả năng sinh lời

Là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cânbằng tài chính Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời giantham chiếu Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế

sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trênphương tiện Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản

Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợpcác tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ.Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách:

- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp đầu tư

- Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay

Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được tríchchia cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ (reserve) Nếu không tínhtới thuế và lãi, khả năng sinh lợi của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảmbảo vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn vàtrả lợi nhuận đầu tư vốn cho các cổ đông

Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinh vấn

đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi Nếu khả năng sinh lợi không đủlớn, doanh nghiệp sẽ không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều yếu tốsản xuất kinh doanh khác nhau Thặng dư khi đó sẽ không đủ để duy trì cân bằng tàichính

Trang 25

Cần chú ý là khả năng sinh lợi của tài sản chỉ là một phần vấn đề nảy sinh từkhả năng sinh của các nguồn vốn thực hiện Trên thực tế, rủi ro trong hoạt động củadoanh nghiệp do các cổ đông gánh chịu Lợi nhuận mà họ thu được không chỉ phụthuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản mà còn phụ thuộc vào chi phí đi vay Yêucầu về tỷ lệ sinh lợi tối thiểu phù hợp với khả năng bảo toàn vốn cho doanh nghiệp

và trả lợi nhuận đầu tư vốn sẽ kết nối trước hết chức năng tài chính với mọi quyếtđịnh sử dụng tiền (tức là việc tạo hoặc thay đổi cấu trúc tài sản)

Trong số các công ty cổ phần có thể chia làm hai nhóm:

- Nhóm có tỷ lệ sinh lời dương: Đại bộ phận nhóm này là các công ty được cổphần hóa từ các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả

- Nhóm có tỷ lệ sinh lời âm,là những công ty được cổ phần hóa từ các doanhnghiệp Nhà nược bị thua lỗ

Cho nên một số công ty cổ phần bị thua lỗ, nhưng vẫn chưa thể kết luận đượccông ty này làm ăn kém hiệu quả

3.Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hóa

Những chính sách ưu đãi của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệpđược cổ phần hóa dần đi vào ổn định và đạt những kết quả đáng kể

Đa số các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa đã hoạt động hiệu quả hơnsong cũng không còn ít những khó khăn, vướng mắc, sự yếu kém về năng lực trìnhđộ,lúng túng trong quản lý, điều hành và một số những hạn chế từ phía cơ chế chínhsách và luật pháp

Theo kết quả khảo sát điều tra có tới hơn 90% các công ty cổ phần đánh giárằng, tình hình tài chính của họ tốt hơn so với thời kỳ chưa cổ phần hóa.Trong đóhơn 10% các công ty cho rằng,tình hình tài chính đã tốt hơn rất nhiều so với trướckia và chỉ có khoảng 3% trong số các công ty được khảo sát cho rằng, tình hình tàichính có xu hướng xấu đi Tốc độ tăng trưởng tài sản ở các công ty cổ phần hàngnăm là gần 20%,do sự bỏ vốn đầu tư mới và lợi nhuận dùng để tái đầu tư

Trang 26

Về lao động,sau cổ phần hóa, vè cơ bản,người lao động không bị mất việclàm.Tại hơn 80% công ty cổ phần được điều tra,thì năng suất lao động tăng bìnhquân 16%/năm do tổ chức dây chuyền công nghệ, đồng thời có cơ chế khuyến khíchhợp lý Thu nhật của người lao động và cán bộ quản lý tăng rõ rệt: Tiền lương củangười lao động tăng bình quân 12%/ năm, cá biệt có doanh nghiệp sau 3 năm cổphần hóa thì tiền lương tăng 100% Người lao động, mà đa số là cổ đông, có độnglực làm việc tốt hơn, sự qua tâm của cán bộ quản lý cũng như người lao động đốivới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên rất nhiều.

Về trang thiết bị kỹ thuật, hơn 70% doanh nghiệp sau cổ phần có trình độ kỹthuật, công nghệ và trang thiết bị tăng lên rõ rệt, do đó đã tạo được sản phẩm cóchất lượng tôt, đáp ứng nhu cầu của thị trường- yếu tố cơ bản để tăng doanh thu vàlợi nhuận

Về doanh số, bình quân doanh số của các công ty sau cổ phần hóa đều tăng20% Mặc dù chỉ tiêu tăng doanh số chỉ là kết quả, chưa cho phép chúng ta đánh giá

về hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần, nhưng sau một thời gian ngắnchuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, với nhiều khó khăn bỡngỡ,các công ty cổ phần đã ổn định được tổ chức và đạt được tốc độ tăng doanh sốkhoảng 20%/ năm là một kết quả đáng ghi nhận, thậm chí ở một số công ty, sau khi

cổ phần hóa đã có mức tăng doanh số rất cao

Về giá trị gia tăng,chỉ tiêu này tại các công ty cổ phần có tốc độ tăng rấtnhanh, đạt con số bình quân 26%/ năm Kết quả này có được là do các công ty cổphần đã có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, tổ hức gọn nhẹ, trang thiết bị kỹ thuật côngnghệ được tăng cường,nên đã nâng cao được năng suất,tiết kiệm Công tác nghiêncứu thị trường, tiếp thị,quảng cáo càng tốt hơn

4.Các yếu tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần

Theo những kết quả trên cho thấy, sau khi cổ phần hóa, tình hình hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với các doanh nghiệpnhà nước Đạt được những nguyên nhân đó là do một số nguyên nhân sau:

Trang 27

Sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp giải tỏa được những kho khăn về vốn,tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh, phát huy được tiềmnăng,trí tuệ của người lao động.

Cổ phần hóa làm cho người lao động trở thành người chủ thực sự của doanhnghiệp cho nên nó tạo động lực cho người lao động, phát huy quyền làm chủ và tinhthần trách nhiệm của người lao động

Cổ phần hóa xóa bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước đối với Doanh nghiệp, buộcdoanh nghiệp phải năng động, làm ăn thực sự có lãi để có thể cạnh tranh trên thịtrường.Do đó tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như ngườilao động nâng cao chất lượng lao động, đổi mới phong cách quản lý và làm việc

Để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp củaNhà nước doanh nghiệp phải tự đánh giá đúng khả năng của mình để đưa ra cácquyết sách hợp lý và tự chịu trách nhiệm về quyết sách đó

Doanh nghiệp có thể được chủ động về vốn nên có thể thu hút vốn từ nhiềunguồn, đặc biệt trên thị trường chứng khoán một kênh huy động vốn thuận lợi vàquan trong của công ty cổ phần trong kinh tế thị trường

Tuy vậy, từ sự phân tích trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt dộng của các công

ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước còn chưa cao do nhưngnguyên nhân chủ yếu sau đây:

Đối vơi đất nước phát triển theo con đường kế hoạch hóa tập trung sau mộtthời gian dài như đất nước ta thì hình thức công ty cổ phần còn khá xa lạ đối vớihầu hết người dân, do đó hạn chế sự đầu tư từ phía xã hội do tâm lý sợ rủi ro Thịtrường tài chính đã có, nhưng hoạt dộng còn kém hiệu quả, chưa hấp dẫn và tạoniềm tin cho các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư

Hình thức công ty cổ phần mới được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp ởnước ta nên nhìn chung cơ chế chính sách, luật pháp liên quan đến công ty cổ phầncòn thiếu tính đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo mâu thuẫn nhau Mặc dù Nhà nước

Trang 28

đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhưng trên thực tế, vẫn cònnhững sự phân biệt đối xử nhất định( như cho vay dưới hình thức tín chấp, cung cấpthông tin, quan hệ với một số cơ quan chức năng: thuế, quản lý thị trường…)Chínhsách đối với người lao động sau cổ phần hóa cũng có nhiều tồn tại bất cập, như giảiquyết lao động dư thừa,bảo hiểm… chưa chú trọng đổi mới cơ cấu và nâng cao chấtlượng lao động.

Bên cạnh sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách thì hệ thống tư vấn,hộ trợdoanh nghiệp sau cổ phần hóa còn thiếu hoạt động chưa hiệu quả, do đó, các công

ty cổ phần còn thiếu nơi giải đáp những vướng mắc trong kinh doanh và quản lý

Cơ chế cũ được duy trì trong một thời gia khá dài nên còn đề năng tâm lý,thóiquen của các nhà quản lý cũng như người lao động Nhận thức của người lao động

và người chủ về công ty cổ phần và cơ chế hoạt động của nó còn hạn chế

Sau cổ phần hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật mặc dù đã có những thay đổi nhưng

về cơ bản, kỹ thuật vẫn còn lạc hậu Trình độ tay nghề của người lao động,kiến thức

và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu

Trang 29

Chương II:

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin

và Phân bón Thanh Hóa

I Tổng quan về công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa

1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty

- Tên công ty:Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa

- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty: (Ông) Nguyễn Tiến Cường

- Địa chỉ công ty: Xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống-tỉnh Thanh Hóa

- Công ty được đóng trên 2 địa bàn:

- Khu vực khai thác mỏ nằm trên địa bàn xã Tế Lợi- huyện Nông Cống- tỉnhThanh Hóa cạnh quốc lộ 45, cách thị trấn Nông Cống 3km về phía Nam

- Trụ sở chính của công ty và phân xưởng hóa chất nằm trên địa bàn xã HoàngGiang-huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái

- Tài khoản : 431.101.000001 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Nông Cống

- Vốn điều lệ : 3.811.300.000

(Ba tỷ tám trăm mười một triệu ba trăm ngàn đồng)

Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:

- Quyết định số 82/2004 QĐ –BCN ngày 24/08/2004 về việc cổ phần hóadoanh nghiệp và Quyết định số 134/2004 QĐ- BCN ngày 16/11/2004 của Bộ côngnghiệp về việc chuyển Công ty Secpentin và hóa chất Thanh Hóa thành Công ty cổphần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa

- Giấy phép kinh doanh số 2603000232 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh ThanhHóa cấp ngày 20/12/2004

Trang 30

Điểm lại hoạt động của Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa cóthể kể đến một số cột mốc tiêu biểu như sau:

Ngày 12/07/1975: Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa( tiền

thân là Mỏ Secpentin Thanh Hóa) được Tổng cục Hóa chất,nay là Tổng Công tyHóa chất Việt Nam ký quyết định thành lập vào ngày 12/07/1975, với nhiệm vụchính là khai thác và cung cấp quặng cho các nhà máy sản xuất phân lân nung chảy

Ngày 16/01/1976: Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên được thành lập Ngày 10/1981: Mỏ tiếp nhận thêm Xưởng nghiền Apatit Yên Thái, là cơ sở

đang được đầu tư xây dựng dở dang

Ngày 27/12/1992: Mỏ được Bộ trưởng Bộ công nghiệp ký quyết định số 643/

CNNG – TC về việc đổi tên thành xí nghiệp Secpentin và Hóa chất Thanh Hóa

Ngày 11/06/1996: Xí nghiệp Secpentin và Hóa chất Thanh Hóa được đổi tên

thành Công ty Secpentin và Hóa chất Thanh hóa theo quyết định số 1527/QDD –TCCB của Bộ trưởng Bộ công nghiệp

Những năm đầu mới thành lập, là đơn bị hạc toán phụ thuộc Sau này chuyểnsang là đơn vị hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cảumình Là một doanh nghiệp tồn tại từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chếthị trường.Thời gian đầu công ty gặp không ít khó khăn do cơ chế chính sách vàđiều kiện kinh tế của đất nước,nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt rất thấp, đờisống người lao động gặp khá nhiều khó khăn Nhưng sau này do thích ứng được với

cơ chế mới,tinh giảm bộ máy, nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ,đẩymạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao năngsuất,chất lượng sản phẩm,giá cả hợp lý và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu củakhách hang nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã tăng lên rất nhiều,tốc độ tăngtrưởng năm sau cao hơn năm trước;quy mô của công ty không ngừng được mởrộng,đời sống nhân dân được đảm bảo,đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhànước và tham gia tốt các chính sách xã hội của địa phương

Trang 31

Ngày 16/11/2004: Công ty hoạt động theo Quyết định số 82/2004 QĐ–BCN

ngày 24/08/2004 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp và Quyết định số 134/2004 BCN ngày 16/11/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty Secpentin vàhóa chất Thanh Hóa thành công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa.Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty hoàn toàn tự chủ hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình nên hiệu quả kinh doanh đạt cao hơn,lợi ích của cổ đông

QĐ-và người lao động luôn được hài hòa QĐ-và đảm bảo

Ngày 10/12/2004: Được Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp giấy phép kinh

doanh số 2603000232

Ngày 12/07/2005: Tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã vui mừng tổ

chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba

do Chủ tịch nước trao tặng

2.Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm cung cấp

- Khai thác quặng Secpentin cung cấp cho các Công ty sản xuất phân lân như:Công ty phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình,Nhàmáy Supe photphat Long Thành

- Sản xuất bột Secpentin làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợpNPK,phân vi sinh… tiêu thụ trên địa bàn toàn quốc

- Sản xuất phân bón NPK,phân vi sinh các loại phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp như: lúa,ngô,khoai; cây công nghiệp như cây mía,cây cao su tiêu thụ chủyếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận

- Kinh doanh xăng dầu

- Xây dựng dân dụng và san lấp mặt bằng

3.Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

a.Cơ cấu tổ chức

Trang 32

Công ty hoạt động theo hình thức tổ chức của công ty cổ phần và có sơ đồ cơcấu tổ chức như sau:

- Trụ sở chính của công ty: Đặt tại xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống- tỉnhThanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái Đây là trung tâm điều hành mọi hoạtđộng của công ty.Tại trụ sở chính có các phòng ban:

 Phòng tổ chức hành chính

 Phòng kinh tế

 Phòng thị trường

 Phòng kỹ thuật sản xuất

 Phòng phân xưởng khai thác

 Phòng phân xưởng hóa chất

- Phân xưởng khai thác : Đặt tại xã Tế Lợi- huyện Nông Cống- tỉnh ThanhHóa cạnh quốc lộ 45, cách thị trấn Nông Cống 3km về phía Nam

- Phân xưởng hóa chất : Đặt tại xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống- tỉnhThanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái

Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,dân chủ và tôn trọngpháp luật.Các cổ đông trong công ty cùng chia lợi nhuận cùng chịu lỗ tương ứngvới cổ phần góp vào công ty

Đại hội đồng cổ đông :Cơ quan quyết định cao nhất của công ty.Đại hội đồng

cổ đông bầu chủ tịch

Hội đồng quản trị : Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả quyền

nhân danh Công ty trừ nhửng thẫm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đôngđể lãnhđạo,quản lý

Ban kiểm soát : Kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của hội đồng quản trị và

Giám đốc điều hành công ty

Trang 33

Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật của công ty Giám đốc công ty

thực hiệm nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Pháp luật, chịu tráchnhiệm cá nhân trước hội đồng quản trị và pháp luật về toàn bộ hoạt động của công

ty Là người lãnh đạo quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty và cácphòng,phân xưởng và là người triệu tập và chủ trì các cuộc họp của công ty,tổ chứcchỉ đạo triển khai và chấp hành các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước.Giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty Ngoài cương vị phụ trách chung,Giám đốc chỉ đạo trực tiếpmột số lĩnh vực sau: Công tác tố chức cán bộ, lao động tiền lương,các chế độ chínhsách đối với người lao động và công tác xã hội với địa phương.Nghiên cứu,địnhhướng,chiến lược phát triển thị trường Công tác hạch toán kinh tế trong xây dựng

cơ bản Chỉ đạo trực tiếp phòng thị trường,phòng Kinh tế,phòng Tổ chức lao động.Thông qua đại hội người lao động hang năm giám đốc quyết định các biện pháp cảitiến lề lối làm việc để đảm bảo quản lý điều hành hoạt động của công ty có hiệuquả Chịu trách nhiệm về sử dụng tài sản của công ty,tiết kiệm chi phí,thực hiện cácquy định về công khai tài chính

Giám đốc có trách nhiệm phối hợp với công đoàn công ty tổ chức đại hộingười lao động mỗi năm 1 lần.Nội dung và trình tự theo quy định của pháp luật.Giám đốc có trách nhiệm lắng nghe ý kiến phản ánh,đóng góp của người laođộng,giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại- tố cáo của người lao động.Có lịchtiếp người lao động,tổ chức chỉ đạo công khai các thủ tục hành chính khi liên quantới người lao động

Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Đảng ủy,giám

đốc Công ty về công tác và tổ chức bộ máy quản lý,sản xuất,tổ chức cán bộ củacông ty

Bồi dưỡng,đào tạo,sắp xếp,bố trí lao động phù hopự với trình độ,năng lực vàđặc điểm sản xuất của đơn vị

Quản lý lao động,tiền lương và các chế độ,chính sách xã hội trong công ty

Trang 34

Quản lý hành chính,quản trị,lễ tân,khách tiết

Chăm lo bảo vệ sức khỏe hoc người lao động và công tác vệ sinh môi trường

Phòng kinh tế: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý

tài chính của công ty

Xây dựng kế hoạch sản xuất,xây dựng cơ bản hang năm Xây dựng kế hoạchquản lý và huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả Xây dựng và đôn đốc các hợp đồng kinh tế Quản lý nhập xuất hàng hóa vật tưhàng hóa phục vụ sản xuất

Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý kinh tế tài chính theo quy định củapháp luật và của công ty ban hành

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê,vật tư kho tang,quỹ,báo cáo quyết toán sảnxuất kinh doanh theo quý,năm…Theo quy định của luật doanh nghiệp

Thực hiện thanh quyết toán các chế độ với người lao động đầy đủ kịp thời vàđúng qui định

Theo dõi thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế giữa công ty với các đối táckịp thời đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính

Quản lý tiền mặt,két bạc,hàng hóa của công ty

Quản lý,kinh doanh xăng dầu đảm bảo có hiệu quả

Thực hiện việc đối chiếu công nợ hàng tháng của cán bộ thị trường và ngườilao động.Đề xuất các biện pháp thu hồi công nợ,hướng dẫn kiểm tra việc ghi chép ởcác phân xưởng Khai thác và Hóa chất

Phòng kinh tế cùng với phòng kỹ thuật sản xuất theo dõi, xem xét,quyết toánviệc thực hiện các định mức kỹ thuật ở hai phân xưởng

Quản lý,đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nghiêmtúc chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân

Trang 35

Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo công ty về công

tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

Tổ chức công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Chịutrách nhiệm trước giám đốc về kết quả tiêu thụ, thu hồi công nợ Thu mua, cung ứngquản lý vật tư, phụ tùng,máy móc,thiết bị sản xuất

Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kết quả tiêu thụ phân NPK và các sảnphẩm khác.Thanh tóan kịp thời việc mua bán vật tư,tiêu thụ sản phẩm

Tổ chức triển khai mạng lưới tiêu thụ các loại phân NPK và các loại sản phẩmkhác Xây dựng kế hoạch thị trường hàng tháng,quý,năm

Thực hiện chuyển giao công nghệ sử dụng phân NPK đến các hợp tác xã,nôngtrường,hộ nông dân trên địa bàn

Thực hiện đối chiếu công nợ hàng tháng,quý,năm với khách hàng và phòngkinh tế

Cung ứng và thu mua vật tư hàng hóa đảm bảo số lượng và chất lượng theoyêu cầu của lãnh đạo công ty

Phát hiện bổ sung và bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thị trường.Thực hiện các chế độ báo cáo theo yêu cầu của công ty

Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm tham mưu cho công ty về công

tác quản lý kỹ thuật sản xuất, xây dựng cơ bản, thiết bị an toàn và chất lượng sảnphẩm của công ty

Quản lý hệ thống máy móc,thiết bị hai khu vực

Điều hành sản xuất hàng ngày của công ty

Kiếm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi nhập,xuất kho

Lập kế hoạch bảo hộ lao động,biện pháp an toàn lao động

Xây dựng biện pháp,huấn luyện an toàn lao động,phòng chống cháy nổ

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4, Website của tổng công ty hóa chất Việt Nam : http://www.vinachem.com.vn/ Link
1, Giáo trình kế hoạch kinh doanh – NXB Thống Kê – ThS.Bùi Đức Tuân Khác
2, Giáo trình Marketing căn bản – NXB Đại học Kinh tế quốc dân– GS.TS Trần Minh Đạo Khác
3, Website của tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn Khác
5, Giáo trình kinh tế học tập 1 của A.Samerelson và W.Norhorus Khác
6, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – NXB Thống kê- PGS.TS.Phạm Thị Gái Khác
7,Giáo trình quản trị chiến lược – NXB Thống kê – PGS.TS. Lê Văn Tâm Khác
8,Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA.DOC
NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w