II. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu công ty cổ phần
1. Nâng cao năng lực quản lý
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là một quá trình
nhằm tạo ra sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề cùng chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhát với chi phí các nguồn lực ít nhất.
Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị lại từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào,quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động.
Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc,người ta có thể tự phát làm việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả,hoặc cũng có thẻ không đem lại kết quả. Nhưng nếu người biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt được kết quả sẽ chắc chắn hơn,đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc,nguyên vật liệu và những phí tổn khác.
Hiệu quả là sự tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí. Và hiệu quả sẽ tăng lên trong 2 trường hợp:
- Tăng kết quả với chi phí không đổi. - Giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên kết quả.
Muốn đạt dược hai điều đó đòi hỏi phải biết cách quản trị,không biết cách quản trị cũng có thể đạt được kết quả nhưng hiệu quả sẽ thấp.
Tổ chức doanh nghiệp là quá trình gắn kết,phân công và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc,nhằm thực hiện mục tiêu chung: trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công việc,phân bố các nguồn lực… Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thé nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của tổ chức.
Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút,lôi cuốn,động viên,thuyết phục… các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêu cầu công việc.
Kiểm tra kiểm soát trong quá trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thông thông tin quản trị,các chỉ tiêu chuẩn đo lường,đánh giá và thu thấp các thông tin nhằm xử lý,điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trong công ty.
• Trong tương lai, công ty cần tiếp tục kiện toàn bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ các phòng ban công ty theo đúng chức năng,nhiệm vụ để đáp ứng như cầu sản xuất kinh doanh.
• Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban Giám Đốc và các phòng ban chức năng
để nâng cao tính chủ động,sáng tạo trong lao động của từng bộ phân và từng cá nhân.
• Là một công ty sản xuất cho nên vấn đề công nghệ,kỹ thuật là một trong
những yếu tố dẫn đến thành công cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, đối với công nghệ không chỉ có chuyển giao và vận hành mà còn cần phải nghiên cưu công nghệ và phát triển chúng. Do đó, công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa nên bổ sung thêm chức năng nghiên cứu và phát triển.
• Thường xuyên sắp xếp lại lao động trong dây chuyền sản xuất, tiến hành
phân loại cán bộ công nhân viên định kỳ. Qua đó xem xét,ra quyết định tiếp tục ký hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với những người chưa đạt tiêu chuẩn,đồng thời bố trí công việc thích hợp với năng lực, chuyên môn cho những cán bộ công nhân viên đủ tiêu chuẩn.
• Lâp các hội đồng đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên để làm cơ sở ký tiếp các hợp đồng lao động cho những năm kế tiếp theo, đưa ra khỏi công ty các cán bộ không đủ trình độ,sức khỏe,ý thức kỷ luật kém.
• Xây dựng môi trường làm việc có tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp,văn minh,lịch sự.
• Đối với bộ phận lao động quản lý, đối tượng đào tạo là nhân viên các phòng, các kỹ thuật viên để nắm bắt được các kiến thức về kinh tế thị trường,khoa học,ngoại ngữ,bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới,các tiến bộ khoa học kỹ thuật…
• Kiểm tra, bổ sung kiến thức,huấn luyện an toàn vệ sinh cho người lao động.
• Hoàn thiện các chính sách tuyển dụng của công ty.
Nâng cao năng lực quản lý tiền lương :
• Cán bộ quản trị trong công ty cần phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương hoặc tiền thưởng cho người lao động,qua đó có sự điều chingr hợp lý nhằm nâng cao tính công bằng trong công tác tiền lương.
• Tiền lương trả đúng,công bằng hợp lý.Thực hiện các chế độ trả lượng phù
hợp với quy định của nhà nước hoặc do doanh nghiệp quy định nhưng phải áp dụng một cách hợp lý và năng động.
• Cần phân hạng rõ rang các cấp bậc trong công việc. Việc làm này có ý nghĩa to lơn trong công tác tiền lương và là cơ sỏ bố trí lao động đúng công việc, đúng trình độ,quy định mức lương theo trình tự phức tạp của công việc,tạo điều kiện trả lương theo chất lượng lao động.
Chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần:
• Thăm hỏi,động viên các trường hợp cán bộ công nhân viên ốm đau,tai nạn
hay có chuyện buồn…
• Tổ chức tốt việc phục vụ ăn ca, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm,chăm
sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kì cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
• Lên kế hoạch tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, thăm quan các di tích thắng cảnh trong nước và học tập tại nước ngoài. Tổ chức các phong trào thể thao,văn hóa,văn nghệ trong nội bộ công ty cũng như giao lưu với các đơn vị nước ngoài.
• Xây dựng các chế độ thưởng phạt phân minh.
Quản lý chất lượng sản phẩm
• Tăng cường công tác quản lý,chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra,giám sát sản xuất: Công tác thực hiện các định mức chỉ tiêu hao nguyên vật liệu,công tác vận hành,bảo dưỡng,sữa chữa thiết bị,công tác an toàn và bảo hộ lao động.
• Thường xuyên đánh giá tình hình thiết bị để chỉnh sữa,bổ sung các quy
chế,quy định về quản lý kỹ thuật,quản lý chất lượng,quản lý vận hành các thiết bị của công ty.
• Kiểm soát tốt chất lượng nguyên vật liệu trước khi sản xuất.
• Thực hiện đúng quy trình sản xuất
• Nâng cao năng lực bao quản thành phẩm tại kho.
2.Củng cố chiến lược Marketing
Mareketing có vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của sản phẩm.Do vậy, để tiêu thụ được nhiều hàng hóa,công ty cổ phần Secpentin và Phân
bón Thanh hóa cần phải có những hoạt động để thường xuyên củng cố chiến lược Marketing.
• Tăng cường nhân sự chuyên trách marketing
• Mở rộng quan hệ với các hiệp hội,ngành.
• Xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý.
• Theo dõi chặt chẽ thị trườn và điều chỉnh giá cả sản phẩm linh họa,phù hợp với tình hình thị trường và chi phí sản xuất.
• Nâng cao khả năng kiểm soát giá bán lẻ tại các thị trường,các cửa hàng,các nhà phân phối cấp 2 để đảm bảo giá bán đồng đều giữa các thị trường và các đối tượng khách hàng.
• Phát huy mối quan hệ với các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty.
• Có chính sách đặc biệt với các khu vực thị trường mới nhằm có nhiều khách hàng biết và lựa chọn sử dụng sản phẩm của công ty.
• Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất phù hợp.
• Bổ sung và điều chỉnh kịp thời chính sách hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ các vật dụng như bảng hiệu, quần áo, giá để hàng… cho các nhà phân phối và các đại lý.
• Phát triển mô hình bán hàng trực tiếp, mở thêm một số cửa hàng bán hàng
trực tiếp cho công ty.
3.Nâng cao công nghệ- kỹ thuật
• Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị nhằm giảm sự cố trong
quá trình sản xuất.
• Nghiên cứu, đầu tư cải tạo và sữa chữa thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất.
• Thường xuyên theo dõi thông tin thị trường, cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới nhất vào trong sản xuất kinh doanh.
• Tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo lao động, giới thiệu các công nghệ mới
vào trong công ty, huấn luyện nâng cao tay nghề sử dụng công nghệ cho các lao động.
• Đầu tư, xây dựng, mua mới và bảo dưỡng các trang thiết bị.
4.Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn
Huy động vốn
Khi gia nhập vào WTO, một trong những nhược điểm của các doanh nghiệp Việt Nam là khả năng tài chính còn yếu dẫn đến sự hạn chế trong năng lực cạnh tranh.Một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa có thể thực hiện một số giải pháp sau:
• Cố gắng duy trì tốt các mối quan hệ có với các tổ chức tín dụng, mở rộng đối tác tín dụng mới và thực hiện đúng cam kết theo các hợp đồng vay vốn như sử dụng đúng với mực đích,hiệu quả,trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.
• Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như : phát hành trái phiếu, cổ
phiếu…
Sử dụng vốn hiệu quả
Trong sản xuất kinh doanh, việc làm sao để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cũng quan trọng không kém việc huy động đủ nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
• Kịp thời xử lí vật tư,hàng hóa không cần dùng hoặc hiệu quả sử dụng thấp để thu hồi vốn.
• Làm tốt công tác thu hồi công nợ để bảo toàn vốn bằng một số giải pháp
như:
o Thành lập tổ chuyên trách và thu hồi công nợ.
o Lập kế hoạch thu hồi vốn hàng tuần,tháng,quý để kiểm tra đánh giá tình
hình thực hiện.
o Xây dựng hạn mức tín dụng,bảo lãnh thanh toán cho khách hàng.
o Tăng cường,kiểm tra,giám sát khối lượng hành hóa tồn kho tại các đơn
vị,cửa hàng đại lý..
Kết Luận
Đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa nói riêng khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường thị một trong những thách thức lớn nhất để chiến thắng trên thương trường cạnh tranh khốc liệt là phải làm sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.Nâng cao hiệu quả kinh doanh là chiếc chìa khóa mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội để tồn tại và phát triển. Vì thế đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là một sự đòi hỏi khách quan vô cùng cần thiết. Chuyên đề này ngoài việc nêu bật lên được sự cần hiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng đã trình bày một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, còn trên thực tế tùy vào tình hình của mỗi doanh nghiệp mà các chỉ tiêu được vận dung khác nhau và có khi chỉ sử dụng một vài chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đó.
Vận dụng hệ thông chỉ tiêu và dựa trên tình hình thực tế sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa,chuyên đề đã phân tích rõ thực trạng kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2009 cùng với nhưng nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn đó,để từ đó đưa ra một bảng phân tích SWOT nêu lên những điểm mạnh, yêu của doanh nghiệp cũng như những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập như hiện này. Để từ đó nêu lên nhưng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và phân bón Thanh Hóa và em hy vọng rằng những ý kiến đề xuất ấy sẽ được ban lãnh đạo công ty xem xét và áp dụng trong công ty để có thể nâng cao tính thực tế của bản luận văn.
Bài chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và những vấn đề bất cấp,em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các bạn,các cô chú trong công ty để bài chuyên đề được hoàn chỉnh thêm.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PGS : Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bản chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình kế hoạch kinh doanh – NXB Thống Kê – ThS.Bùi Đức Tuân
2, Giáo trình Marketing căn bản – NXB Đại học Kinh tế quốc dân– GS.TS Trần Minh Đạo
3, Website của tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn
4, Website của tổng công ty hóa chất Việt Nam : http://www.vinachem.com.vn/ 5, Giáo trình kinh tế học tập 1 của A.Samerelson và W.Norhorus
6, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – NXB Thống kê- PGS.TS.Phạm Thị Gái
7,Giáo trình quản trị chiến lược – NXB Thống kê – PGS.TS. Lê Văn Tâm
8,Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền.