1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn KIếm

51 798 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 422,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính tất yếu của đề tàiSau khi trải qua một giai đoạn đầy biến động và khó khăn do cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra, đã xuất hiện một số biến đổi tích cực của nền kinh tế thế giới vào giai đoạn cuối năm 2009, ngành Ngân hàng cũng đang trong xu thế phục hồi. Hoạt động giao thương sôi động trở lại khiến nhu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp trong nước gia tăng, theo đó ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đang phát triển như một xu thế tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) là một ngân hàng trẻ, sau 13 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành quả, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của VIB Bank Hoàn Kiếm rất phát triển, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VIB Bank Hoàn Kiếm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống VIB Bank.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

~~~~~~*~~~~~~

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đề tài: Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn KIếm

Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Thúy Hồng

Sinh viên thực hiện : Trần Văn Sơn

1

Trang 2

NĂM 2010

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên: Trần Văn Sơn

Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B

Khoa: Thương Mại và Kinh tế Quốc tế

Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Em xin cam đoan việc thực hiện đề tài “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn Kiếm” là do bản thân em nghiên cứu và

hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng Trong quátrình thực hiện em có tham khảo một số tài liệu luận văn tốt nghiệp và sách báoliên quan, nhưng tuyệt đối không sao chép, copy từ bất cứ cuốn tài liệu nào Nếu

có sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Sinh viên Trần Văn Sơn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng, các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và tập thể cán bộ chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa.

Sinh viên

Trần Văn Sơn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài

Sau khi trải qua một giai đoạn đầy biến động và khó khăn do cuộc khủnghoảng tín dụng gây ra, đã xuất hiện một số biến đổi tích cực của nền kinh tế thếgiới vào giai đoạn cuối năm 2009, ngành Ngân hàng cũng đang trong xu thế phụchồi Hoạt động giao thương sôi động trở lại khiến nhu cầu làm ăn với các công tynước ngoài của doanh nghiệp trong nước gia tăng, theo đó ngành ngân hàng nóichung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đang phát triển như một xu thế tấtyếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệptrong nước Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) là một ngân hàng trẻ, sau 13 năm hoạtđộng đã đạt được nhiều thành quả, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao hiệuquả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ kháchhàng Thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt độngchủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình Và trong những năm gần đây, hoạtđộng thanh toán quốc tế của VIB Bank Hoàn Kiếm rất phát triển, thị phần thanhtoán xuất nhập khẩu của VIB Bank Hoàn Kiếm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kimngạch thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống VIB Bank Tuy nhiên, trongmôi trường cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước, trước nhữngbiến đổi không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, áp lực từ các bộ luậtđược ban hành và sửa đổi liên tục khiến các cán bộ VIB Bank Hoàn Kiếm cần phảingày càng hoàn thiện, khắc phục những hạn chế để mở rộng hoạt động thanh toánquốc tế Đề tài báo cáo thực tập “Một số vấn đề thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng

Trang 5

VIB Bank Hoàn Kiếm” sẽ góp phần đưa thêm một góc nhìn chi tiết hơn về vấn đềnày.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanhtoán quốc tế của chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm, phân tích và đánh giá nhữngyếu tố thuận lợi, khó khăn và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạtđộng thanh toán quốc tế

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh VIB BankHoàn Kiếm

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từcủa chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm từ năm 2007 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, khái quát hóa và tổng hợp dựa trên số liệu thống kê của chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm giai đoạn 2007-2009

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; kết cấu báo cáo gồm 3 phần:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng quốc tế VIB Bank và chi nhánh

VIB Bank Hoàn Kiếm

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Bank Hoàn Kiếm

Trang 6

Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm

CHƯƠNG 1

Trang 7

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB BANK

VÀ CHI NHÁNH VIB BANK HOÀN KIẾM 1.1 Sơ lược về hệ thống ngân hàng VIB Bank Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam International Commercial Joint Stock

Bank

Địa chỉ: Tầng 8, 9, 10, Tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây

Hoạt động chính: Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên 3 lĩnh vực chủ yếu là

Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Dịch vụ Ngânhàng Định chế

Lịch sử thành lập: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là

Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cổ đông sáng lậpNgân hàng Quốc tế bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động thành đạt tạiViệt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trang 8

Ngân hàng Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tàichính tiền tệ Việt Nam Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều

lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành mộttrong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam Sau 12năm hoạt động, đến 31 tháng 12 năm 2008, vốn điều lệ của Ngân hang Quốc tế đạtmức 1,000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm 190% Đến thời điểmhiện tại, vốn điều lệ của Ngân hang Quốc tế là 3000 tỷ đồng Tổng tài sản đạt gần40,000 tỷ đồng

Đến thời điểm này, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có 115 đơn

vị kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, HảiDương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng,Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh…

và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc Với phươngchâm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!”

Với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, Ngân hàng Quốc tếkhông ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viênngân hàng và của các cổ đông

* Tầm nhìn và sứ mệnh của VIB:

- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp nhằmthỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng

- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân

và môi trường làm việc hiệu quả

- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổđông

Trang 9

- Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng.

1.2 Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Quốc tê (VIB) Hoàn Kiếm

Chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm có trụ sở tại 76 Phố Huế, QuậnHoàn Kiếm, Hà Nội là chi nhánh lớn trong mạng lưới 115 chi nhánh của ngân hàngVIB Bank Việt Nam

Trang 10

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm

Chức năng của một số phòng ban của VIB Bank Hoàn Kiếm:

- Ban giám đốc của chi nhánh gồm 3 người gồm: 1 giám đốc phụ tráchchung và 2 phó giám đốc phụ trách riêng từng phòng ban và những lĩnh vực cụ thể

- Phòng kinh doanh đối nội, gồm 3 nhóm: nhóm tín dụng quốc doanh,nhóm tín dụng ngoài quốc doanh, nhóm thống kê tổng hợp

- Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện hoạt động thanh toán với nướcngoài như mở L/C, thông báo L/C, bảo lãnh…, dịch vụ kiều hối, kinh doanh ngoại

tệ, thanh toán thẻ tín dụng, kinh doanh vàng bạc đá quý và các dịch vụ khác

Trang 11

- Phòng kế toán tài chính làm dịch vụ mở tài khoản, quản lý tài khoản,tiền gửi, thực hiện thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, hạch toán chi nhánh.

- Phòng nguồn vốn làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ khai thác, huy động cácnguồn tiền gửi

- Phòng ngân quỹ thực hiện hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu vàcác quỹ tiết kiệm, làm dịch vụ quản lý các chứng từ có giá

- Phòng kiểm soát nội bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt độngcủa chi nhánh về các mặt hoạt động của Ngân hàng, việc thực hiện các quy định,quy chế của nhà nước, của VIB Bank Việt Nam

- Phòng tổ chức hành chính làm công tác điều động, thực hiện quản lýnhân sự, hành chính, mua sắm tài sản, trang thiết bị

1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Bank Hoàn Kiếm trong năm qua.

Trang 12

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Hoàn Kiếm

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB Bank Hoàn Kiếm 2007 - 2009

Trong giai đoạn 2007-2009, hoạt động của chi nhánh đã đạt được những kếtquả khả quan với mức tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2007 về tổng thunhập tăng gấp 1.67 lần, về huy động vốn đạt 30%, về lợi nhuận trước thuế đạt45% Chỉ trong 3 năm, ngân hàng đã có bước tăng trưởng vượt bậc về vốn và lợinhuận Trong giai đoạn này, chi nhánh đã khắc phục được những khó khăn về huyđộng vốn và tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng, cùng với sự khởi sắc của toànngành ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, chi nhánh đangtừng bước phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1000 tỷ đồng bằng việc thựchiện các biện pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh và dịch vụ, thay đổi tư duy theohướng marketing, về chất lượng dịch vụ lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước

đo, về văn hóa làm việc định hướng theo hiệu quả với hệ thống đánh giá hiệu quảlàm việc mới

Thực hiện tốt những việc trên sẽ giúp cho chi nhánh khẳng định đượcthương hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực và trên thếgiới

Trang 13

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIB

BANK HOÀN KIẾM

Trang 14

2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế.

2.1.1.1 Khái niệm

Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thươngmại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước nàyđối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hainước quy định Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quyđịnh những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định vềchủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi

và hoặc chi trả tiền tệ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanhtoán quốc tế giữa các quốc gia

Ngày nay, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đều đặtkinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tấtyếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động TTQTngày càng được khẳng định TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyềnhoạt động kinh tế quốc dân TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bánhàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau TTQTgóp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trìnhsản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế Nếu hoạtđộng TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thônghàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn

Trong quan hệ TTQT giữa các quốc gia, các vấn đề có liên quan đến quyền

và nghĩa vụ của đôi bên được quy định thành những điều kiện TTQT Các điềukiện đó là:

Trang 15

- Điều kiện về địa điểm: ở nước người xuất khẩu hoặc người nhậpkhẩu, phụ thuộc vào hợp đồng các bên ký kết.

- Điều kiện về tiền tệ: quy định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán

và thanh toán hợp đồng và cách xử lý khi giá trị của đồng tiền đó biến động

- Điều kiện về thời gian: quy định về thời gian thanh toán, phụ thuộcvào thỏa thuận trong hợp đồng, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố như tìnhhình thị trường, đối tượng hàng hóa, mối quan hệ giữa các bên liên quan

- Điều kiện về phương thức thanh toán: là cách thức nhận trả tiền hàngtrong từng món giao dịch, mua bán giữa bên mua và bên bán Các phương thứcthanh toán có thể áp dụng là: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng…

Trong TTQT, người ta thường phân loại như sau:

+ Phương thức thanh toán chuyển tiền

+ Phương thức thanh toán nhờ thu

+ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

2.1.1.2 Vai trò của hoạt động TTQT đối với ngân hàng thương mại.

Trang 16

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tếngày càng phát triển, TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếucủa các NHTM Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếutrong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương Thực hiện tốt vaitrò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rấtnhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.

- TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngânhàng Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng củakhách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT Trên cơ sở đó giúpngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho Ngân hàng và tạo dựng niềm tincho khách hàng

- Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn làhoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng nhưkinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác

- Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, thuhút thêm khách hàng, tạo nên ưu thế cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thịtrường

- Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tíndụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thờiquản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT quangân hàng từ đó làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng

- TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngânhàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để thực hiện hoạt động TTQT một cách nhanhchóng, chính xác, chuyên nghiệp đồng thời phân tán rủi ro, mở rộng mạng lưới,

Trang 17

quy mô giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thịtrường.

- Hoạt động TTQT giúp ngân hàng nâng cao uy tín của mình trêntrường quốc tế, tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, trên cơ sở đógiúp ngân hàng tiếp cận được với các nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế

Tóm lại vai trò của hoạt động TTQT đối với bản thân ngân hàng thương mại

Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoạithương, trong hiệp định thương mại và trả tiền giữa các nước nói chung phụ thuộcvào các yếu tố sau: sự so sánh lực lượng của hai bên mua và bán, vị trí của đồngtiền đó trên thị trường quốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thếgiới…

2.1.2.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế

a Séc (Cheque):

Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ralệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên tờ séc,

Trang 18

hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất địnhbằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

Séc là một phương tiền TTQT được sử dụng trong thanh toán nội địa vàquốc tế về cả hàng hóa, dịch vụ và phi mậu dịch

b Hối phiếu (Bill of Exchange):

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phátcho một người khác, yêu cầu ngân hàng này khi nhận được nó phải trả vào mộtngày xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho người nào đó

Các loại hối phiếu:

- Căn cứ thời hạn trả tiền:

o Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhận được nó do người cầmhối phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ

o Hối phiếu có kì hạn: người trả tiền phải trả số tiền ghi trên tờ hốiphiếu sau một thời gian nhất định kể từ ngày người đó ký chấp nhận trả tiền trênhối phiếu hoặc kể từ ngày phát hành nó

- Căn cứ vào chứng từ đi kèm

o Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được chuyển đến chongười nhập khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa Loại này gồm: Hối phiếu kèmchứng từ trả tiền ngay và Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận

o Hối phiếu trơn: là hối phiếu được gửi đến người trả tiền mà khôngkèm chứng từ hàng hóa Trong TTQT, loại này thường dùng để thu tiền phạt, tiềnbồi thường, cước phí bảo hiểm, phí vận tải…

- Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu:

Trang 19

o Hối phiếu thương mại: loại này do người xuất khẩu lập để làm chứng

từ đòi tiền người nhập khẩu trong các nghiệp vụ thanh toán về hàng xuất khẩu haycung ứng dịch vụ Hối phiếu thường đi kèm chứng từ hàng hóa trong các hình thứcthanh toán bằng L/C hay ủy thác thu

o Hối phiếu ngân hàng: loại này do ngân hàng phát hành để đòi tiền mộtngười nào đó hoặc chỉ định một người nhất định trả số tiền ghi trên hối phiếu

- Căn cứ vào sự chuyển nhượng:

o Hối phiếu đích danh: là hối phiếu ghi rõ tên người hưởng, không kèmtheo điều khoản trả theo lệnh, không chuyển nhượng được

o Hối phiếu vô danh: là hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi và khichuyển nhượng không phải kí hậu

o Hối phiếu theo lệnh: trong hối phiếu này phải ghi rõ trả theo lệnh củangười hưởng lợi và khi chuyển nhượng phải thực hiện bằng ký hậu

c Lệnh phiếu – kì phiếu (Promissory Note)

Lệnh phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếuphát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo lệnh của người nàytrả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó

Đặc điểm của lệnh phiếu:

- Kỳ hạn của lệnh phiếu được ghi rõ trên nó

- Lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanhtoán cho một hay nhiều người hưởng lợi

Trang 20

- Lệnh phiếu nhiều khi cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công tytài chính để đảm bảo khả năng thanh toán.

- Lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra chuyển cho ngườihưởng lợi

d Các phương tiện khác

Ngoài các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng như hối phiếu, kỳphiếu, séc nói trên trong giao dịch thương mại quốc tế người ta còn sử dụng một sốcác phương tiện thanh toán quốc tế khác như: Thư chuyển tiền, Điện chuyển tiền,Thẻ tín dụng, Thư tín dụng ngân hàng…

2.1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế.

2.1.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)

a Khái niệm:

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một kháchhàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ…) ủy nhiệm chongân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyểncho một người khác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ…) ở một địa điểm nhấtđịnh và trong một thời gian nhất định

b Hình thức chuyển tiền:

- Hình thức điện báo (T/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việcchuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiềncho người hưởng lợi

- Hình thức thư chuyển tiền (M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiệnviệc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả

Trang 21

tiền cho người hưởng lợi Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằngđiện nhưng tốc độ chậm hơn.

2.1.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu

a Khái niệm

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán (người xuấtkhẩu) sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ chongười mua (người nhập khẩu), ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền

ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát.Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và đượchưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được

b Chứng từ trong phương thức nhờ thu:

- Chứng từ tài chính: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc…

- Chứng từ thương mại: Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ sởhữu hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương, hoặc chứng từ khác khôngphải là chứng từ tài chính

c Các hình thức thanh toán nhờ thu:

- Nhờ thu trơn: phương thức nhờ thu mà sau khi người bán giao hàng hóahoặc thực hiện dịch vụ sẽ gửi chứng từ tài chính nhờ ngân hàng đòi tiền người mua

mà không kèm theo chứng từ thương mại

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người bán ủy thác chongân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hốiphiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm với điều kiện là nếu ngườimua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì mới trao chứng từ để nhận hàng

Trang 22

- Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ: người nhập khẩu phải ký tên chấp nhậntrả tiền trên hối phiếu do người xuất khẩu ký phát thì mới được ngân hàng trao bộchứng từ hàng hóa để đi nhận hàng.

- Nhờ thu thanh toán đổi chứng từ: người nhập khẩu phải trả ngay số tiềntheo tờ hối phiếu trả tiền ngay do người xuất khẩu lập thì mới được quyền lấy bộchứng từ hàng hóa từ ngân hàng

2.1.2.3.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

b Các loại thư tín dụng:

Thư tín dụng (L/C) là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu củangười nhập khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu số tiền nhất định, trong mộtthời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điềukhoản quy định trong lá thư đó

Các loại thư tín dụng gồm:

- Thư tín dụng có thể hủy bỏ: đây là loại L/C mà ngân hàng mở L/C

có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báotrước cho người hưởng lợi L/C

Trang 23

- Thư tín dụng không thể hủy ngang: khi loại L/C này được mở thì

người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nộidung của nó nếu không có sự đồng ý của người hưởng L/C Như vậy tính bảo đảmcủa L/C này rất cao nên nó được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế

- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: là loại L/C không

thể hủy ngang và được một ngân hàng có uy tín đảm bảo thanh toán theo yêu cầucủa ngân hàng mở L/C

- Thư tín dụng không thể hủy bỏ miễn truy đòi: khi sử dụng loại L/C

này, người xuất khẩu phải phát hành một hối phiếu ghi “không được truy đòi củangười phát phiếu” Như vậy sau khi đã thanh toán cho người hưởng lợi, ngân hàng

mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền của L/C trong bất kỳ trường hợp nào

- Thư tín dụng không thể hủy bỏ có thể chuyển ngượng được: đây

là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền đượctrả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác theo lệnhcủa người hưởng lợi đầu tiên

- Thư tín dụng giáp lưng: thông thường khi tiến hành mua bán qua

trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này, sau khi nhận được L/C do ngườinhập khẩu mở cho mình thì người xuất khẩu dùng L/C này để mở L/C khác chongười hưởng lợi với nội dung gần giống như L/C gốc

- Thư tín dụng đối ứng: là loại L/C được quy định là có hiệu lực khi

L/C khác đối ứng với nó được mở ra

- Thư tín dụng tuần hoàn: là loại thư tín dụng được dùng để trả tiền

nhiều lần trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định

Trang 24

- Thư tín dụng dự phòng: để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu,

ngân hàng của người nhập khẩu sẽ phát hành L/C trong đó cam kết với người nhậpkhẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra

- Thư tín dụng điều khoản đỏ: là một sự ủy quyền của ngân hàng mở

L/C đối với ngân hàng chiết khấu ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng

để giúp người này có thể có nguồn vốn giao hàng cho L/C đã mở

Ngoài ra còn có các loại thư tín dụng đặc biệt khác:

- Thư tín dụng thanh toán.

- Thư tín dụng chấp nhận.

- Thư tín dụng thương lượng.

- Thư tín dụng nhờ thu.

- Thư tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện.

- Thư tín dụng không có điều khoản bồi hoàn bằng điện.

2.1.2.3.4 Thanh toán qua tài khoản treo ở nước ngoài

Đây là phương thức thanh toán mà 2 nhà xuất khẩu thỏa thuận treo tài khoản

ở nước người nhập khẩu để ghi có số tiền của nhà xuất khẩu bằng tiền của nướcnhập khẩu hoặc bằng ngoại tệ tự do Số tiền này dùng để mua lại hàng của ngườinhập khẩu

2.1.2.3.5 Thư đảm bảo trả tiền

Dùng phương thức thanh toán này tức là ngân hàng bên mua theo yêu cầucủa người mua viết thư đảm bảo trả tiền cho người bán, bảo đảm sau khi hàng củangười bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định sẽ trả tiền hàng

2.1.2.3.6 Phương thức ghi sổ

Trang 25

Là phương thức người bán mở tài khoản để ghi nợ người mua sau khi ngườibán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, đến từng kì người mua trả tiền chongười bán Đặc điểm của phương thức này là không có sự tham gia của ngân hàngvới chức năng người mở tài khoản và thực thi thanh toán, chỉ mở tài khoản đơn

biên, chỉ có 2 bên tham gia là người bán và người mua

2.2 Thực trạng của một số phương thức thanh toán quốc tế tại VIB Bank

Hoàn Kiếm

2.2.1 Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế tại VIB Bank Hoàn Kiếm.

Trong thời gian gần đây, thị trường ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ

do nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, các ngân hàng thương mại trong nướcđang hòa nhập với thế giới từ khi Việt Nam gia nhậpWTO, dịch vụ TTQT đangngày càng được đa dạng hóa và hiện đại hóa đúng như mục đích vươn lên tầmquốc tế của VIB Bank Việt Nam

Chi nhánh VIB Bank Hoàn Kiếm đã ngày càng ưu tiên phát triển việc cungứng các dịch vụ TTQT, coi đây là một chiến lược quan trọng nhằm đáp ứng ngàycàng cao nhu cầu của khách hàng Các phương thức TTQT tại VIB Bank HoànKiếm ngày càng đa dạng, tuy nhiên các phương thức chủ yếu được sử dụng vàđóng góp cao vào doanh thu của chi nhánh là: nhờ thu, chuyển tiền và tín dụngchứng từ

Doanh số hoạt động và phí dịch vụ TTQT tăng mạnh qua các năm thể hiện

sự trưởng thành cả về quy mô và chất lượng Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu2.1

Ngày đăng: 23/03/2014, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. ICC – Phòng Thương Mại Quốc Tế “Bộ Tập Quán Quốc Tế về L/C”, người dịch GS. NGƯT. Đinh Xuân Trình, hiệu đính TS. NGƯT. Nguyễn Đức Dị, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tập Quán Quốc Tế về L/C
Nhà XB: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007
3. PGS. TS. Hoàng Văn Châu & Th.S. Tô Bình Minh “Các điều kiện thương mại Quốc Tế”, NXB Khoa học – Kỹ thuật 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các điều kiện thương mại Quốc Tế
Nhà XB: NXB Khoa học – Kỹ thuật 2004
6. Minh Tuấn – Bích Ngọc “Đa dạng dịch vụ ngân hàng”, dự án dịch vụ tài chính – VCCI, ngày 30/07/20037. Wikipedia, “Khái niệm thanh toán quốc tế”http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_to%C3%A1n_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng dịch vụ ngân hàng”, dự án dịch vụ tài chính – VCCI, ngày 30/07/20037. Wikipedia, “Khái niệm thanh toán quốc tế
4. Tài liệu quy trình thanh toán quốc tế, Ngân hàng VIB Bank Việt Na Khác
5. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của chi nhành VIB Bank Hoàn Kiếm Khác
8. Trang Tin tức kinh doanh và tài chính- Business & financial news (Vneconomy.vn) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Kết quả TTQT theo phương thức nhờ thu tại - Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn KIếm
Bảng 2.2 Kết quả TTQT theo phương thức nhờ thu tại (Trang 26)
Bảng 2.4: Kết quả TTQT theo phương thức L/C tại - Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng VIB Bank Hoàn KIếm
Bảng 2.4 Kết quả TTQT theo phương thức L/C tại (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w