LỜI NÓI ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua. Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.
Trang 1Luận văn tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp (Trường Đại học Ngoại thương)
Luận văn tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp (Trường Đại học Ngoại thương)
Trang 2Trờng đại học ngoại thơng
Khoa kinh tế & kinh doanh quốc tế
Trang 3Danh Mục bảng biểu, hình vẽ :
Bảng 1: Sơ đồ cấu trúc IASB
Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.Bảng 3 : quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán : 4
I Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán: 4
1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán : 4
2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán 4
3 Phân loại chuẩn mực kế toán : 6
II Chuẩn mực kế toán quốc tế: 7
1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới : 7
1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế : 7
1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế: 8
1.2.1 Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) : 8
1.2.1.1 Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh : 8
1.2.1.2 Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế : 9
1.2.1.4 Mốc son năm 2000: 11
1.2.2 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB): 12
1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 14
2 Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế : 14
3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế : 18
3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư : 18
3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia : 18
3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển: 19
3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế: 19
3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực: 19
3.6 Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán 20
II Chuẩn mực kế toán Việt Nam: 20
1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam: 20
1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam : 20
1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam: 21
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực kế toán quốc tế : 21
1.2.2 Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương : 22
1.2.3 Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm (conceptual framework) : 22
2 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam: 23
3 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam: 26
3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam : 26
3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước : 27
3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam : 27
Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ 28
Trang 5I Một số vấn đề chung về TSCĐ : 28
1 Định nghĩa, đặc điềm : 28
1.1 Định nghĩa về tài sản nói chung: 28
1.2 Khái niệm về tài sản cố định : 30
2 Phân loại TSCĐ: 31
2.1 Theo hình thái biểu hiện : 31
2.1.1 Tài sản cố định hữu hình : 31
2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình : 31
2.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình: 33
2.1.2 Tài sản cố định vô hình : 34
2.1.2.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình : 34
2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình: 36
2.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu : 36
2.3 Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng : 38
II Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ: 39
1 Về TSCĐ hữu hình : 39
1.1 Ghi nhận TSCĐ hữu hình : 39
1.1.1 Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình: 39
1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình : 39
1.1.1.2 Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực : 41
1.1.1.3 Điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực : 43
1.1.2 Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể : 44
1.2 Xác định giá trị ban đầu: .46
1.2.1 Nguyên tắc ghi nhận: 46
1.2.2 Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình : 49
1.2.2.1 TSCĐ hữu hình mua sắm: 49
1.2.2.2 TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế : 50
1.2.2.3 TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp: 52
1.2.2.4 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi : 53
1.2.2.5 TSCĐ hữu hình bao gồm đất và các công trình kiến trúc gắn liền 55
với đất: 55
1.3 Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 56
1.3.1 Phương pháp giá gốc : 57
1.3.2 Phương pháp đánh giá lại : 58
1.4 Khấu hao TSCĐ hữu hình: 61
1.4.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ : 61
1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình : 62
1.4.3 Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình : 65
1.4.5 Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình : 71
1.4.6 Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao: 73
1.5 Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình: 74
1.6 Trình bày báo cáo tài chính : 75
1.6.2 Những thông tin mà VAS 3 yêu cầu trình bày còn 16 chỉ khuyến khích trình bày: 75
1.6.3.Những thông tin mà IAS 16 yêu cầu trình bày nhưng VAS 3 không yêu cầu trình bày: 76
1.6.3.1 Những thay đổi trong ước tính kế toán: 76
1.6.3.1 Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản: 76
Trang 62 Về TSCĐ vô hình : 77
2.1 Ghi nhận TSCĐ vô hình: 77
2.1.1 Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình: 77
2.1.1.1 Định nghĩa về TSCĐ vô hình : 77
2.1.1.2 Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình : 78
2.1.1.2.1 Tính có thể xác định được : 79
2.1.1.2.2 Khả năng kiểm soát: 81
2.1.1.2.3 Lợi ích kinh tế trong tương lai : 83
2.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: 84
2.2 Xác định giá trị ban đầu: 86
2.2.1 Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt : 86
2.2.2 TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: 88
2.2.3 TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn : 89
2.2.4 Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp : 90
2.2.5 Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng : 91
2.2.6 Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi : 92
2.2.7 lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp: 92
2.2.8 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp : 92
2.3 Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình: 94
2.4 Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 96
2.5 Khấu hao TSCĐ vô hình : 98
2.5.1 Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình : 98
2.5.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình : 100
2.6 Ghi giảm TSCĐ vô hình : 101
2.7 Trình bày báo cáo tài chính : 102
2.7.1 Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày: 102
2.7.2 Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu cầu trình bày:.103 2.7.3 Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu cầu trình bày :104 3 TSCĐ thuê tài chính: 105
3.1 Phân loại thuê tài sản hay tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài chính : 105
3.2 Ghi nhận tài sản thuê tài chính và nguyên giá của tài sản: 108
3.2.1 Nguyên tắc ghi nhận: 108
3.2.2 Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: 109
3.2.3 Giá trị hợp lý của tài sản : 110
3.2.4 Chi phí sau ghi nhận ban đầu : 111
3.2.5 Khấu hao TSCĐ thuê tài chính : 111
Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế 112
I Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam : 112
II Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế : 113
1 Nhân tố về kinh tế : 113
1.1 Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường : 113
1.2 Mức độ phát triển của nền kinh tế 114
1.3 Mức độ phát triển của thị trường vốn : 115
1.4 Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp : 115
2 Nhân tố về công nghệ thông tin : 116
Trang 73 Nhân tố về hệ thống luật : 117
III Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định): 119
1 Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 119
2 Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 121
2.1 Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực : 121
2.2 Hoàn thiện chuẩn mực kế toán : 122
2.2.1 Bổ sung chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam : 122
2.2.2 Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam : 123
2.2.2.1 Phương pháp đánh giá lại : 123
2.2.2.2 Giá trị hợp lý của TSCĐ : 124
2.2.2.3 Tần suất của việc đánh giá lại : 124
2.2.2.4 Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản cũng sẽ được đánh giá lại 125
2.2.3 Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng : 125
3 Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán : 126
3.1 Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định : 126
Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ sung các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản : 126
3.1.1 Nguyên tắc hạch toán : 126
3.1.2 Về tài khoản sử dụng : 128
3.1.3 Về phương pháp hạch toán : 128
3.2 Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: 130
4 Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 131
4.1 Sự phát triển của nền kinh tế: 131
4.1 Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp: 133
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua
Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước
có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ
sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được Chính nguyên nhân đó đã khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam
dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu
Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mục đích
Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng
Trang 9thực hiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập đoàn) một cách dễ dàng hơn
Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam
để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho mục đích hội nhập kinh tế
Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩn mực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài hòa hóa các quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới
Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMG hay Ernt & Young đều đã có những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu sâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính Tài sản cố định không chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối
kế toán mà còn là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Do đó, sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính Chính vì những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đã chọn nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Bài luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan trực tiếp tới tài sản cố định là chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 – Tài sản cố định hữu hình; chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6 – Thuê tài sản; Chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 10số 16 – Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ; Chuẩn mực kế toán quốc tế số
38 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 17 – Thuê tài sản
Bài luận văn này sẽ không đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến tài sản cố định và có liên quan đến các chuẩn mực trên mà được qui định chính trong các chuẩn mực khác Như quy định về vốn hóa chi phí lãi vay được qui định chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 23- chi phí lãi vay hay quy định về tổn thất giá trị tài sản được quy định chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 36- Sự giảm giá trị tải sản Những quy định đó có thể được đề cập nhưng chỉ là để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự khác biệt của các chuẩn mực được tập trung nghiên cứu
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ thể, đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề
4 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm :
Chương 1: Một số vấn đề chung về tài sản cố định
Chương 2 : Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam
về tài sản cố định
Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán
Trang 11Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán :
I Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán:
1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán :
Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính ”
Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc
và phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc ;ập báo cáo tài chính
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính
2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán
Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán
là để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu)
Nếu như không có chuẩn mực kế toán , các công ty sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình Ví dụ nếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty thì ghi nhận chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúp tài sản duy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế cho công ty Thế nhưng sẽ có công ty lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo
Trang 12trì tài sản chỉ giúp cho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăng thêm lợi ích kinh tế từ tài sản Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vào giá trị tài sản Mỗi công ty đều cho rằng lý luận của mình đúng và lập báo cáo tài chính theo những cách khác nhau Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai công ty không thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ sở
Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho các công ty sử dụng các thủ pháp kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính Các công ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi
Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy
ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính Công ty có thể giấu diếm các thông tin bất lợi cho mình và chỉ trình bày những thông tin có lợi cho mình
Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính được Ví dụ như nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công
ty nào để đầu tư vốn Ngân hàng không thể đánh giá được khả năng trả nợ của các công ty trong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho công ty nào vay Các cơ quan thuế có thể thu không đủ thuế Nhà Nước không thể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp…
Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người
sử dụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính được dễ dàng hơn Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo tài chính, bản chẩt của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán
Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chính xác về hiệu quả hoạt động của công ty
Trang 13Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ các chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán viên thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Người sử dụng có thể không có kiến thức về kế toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được các chuẩn mực kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểm định việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các công ty cũng như của các kiểm toán viên có liên quan Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán là một cách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
3 Phân loại chuẩn mực kế toán :
Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia
Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theo những cơ chế rất khác nhau ở mỗi nước Do mỗi nước có điều kiện kinh tế và chính trị rất khác nhau nên các chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sự khác biệt
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Mục đích của việc ban hành chuẩn mực
kế toán quốc tế là để tạo ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để giảm bớt các chi phí của việc các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo những chuẩn mực kế toán có nhiều khác biệt giữa các nước Các chuẩn mực
kế toán quốc tế sau một thời gian dài phát triển đã được đón nhận bởi nhiều nước trên thế giới Xu hướng của các nước hiện nay là cố gắng đưa chuẩn mực quốc gia tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 14II Chuẩn mực kế toán quốc tế:
1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới :
1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối
với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế :
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các qui định và cách thức hạch toán kế toán cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh
tế và điều kiện thương mại giữa các nước dẫn đến sự khác nhau giữa các nước
về mô hình và phương pháp kế toán
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc gia nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và có thể làm giảm sút khả năng hợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có hiệu quả Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế với vai trò là ngôn ngữ chung để làm cầu nối cho các nền
kinh tế là một nhu cầu tất yếu
Tuy nhiên, rào cản đối với việc tạo lập các chuẩn mực kế toán chung là
khá nhiều:
(a) Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nước : ở một số nước báo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đích tính thuế, còn ở nước khác là để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư Điều đó sẽ khiến cho yêu cầu trình bày báo cáo chi tiết đến mức
độ nào và chi tiết những khoản mục nào là khác nhau giữa các nước
(b) Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạt động kế toán và điều này đương nhiên sẽ được phản ánh trong các chuẩn
mực kế toán
(c) Mỗi nước có một quan điểm khác nhau về người sử dụng báo cáo tài chính và tầm quan trọng của họ Như ở Mỹ thì nhà đầu tư và các tổ chức tín dung được đặt ưu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu Âu thì người lao động lại được quan tâm nhiều hơn
Trang 15(d) Các nước đang phát triển hiển nhiên đang chậm chân hơn so với các nước đã phát triển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Có những quy tắc và những chuẩn mực cơ bản đã được ban hành từ lâu ở các nước đã phát triển thì nay mới chỉ được các nước đang phát triển tiến
hành soạn thảo
(e) Chủ nghĩa quốc gia cũng góp phần ngăn cản việc sử dụng các chuẩn mực
kế toán của nước khác
(f) Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khác
nhau giữa các nước
(g) Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạm phát, nội chiến, hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội cũng như ảnh hưởng lớn tới các công ty khiến cho họ không
thể lập được các báo cáo theo các tiêu chuẩn bình thường
(h) Một số nước không có một tổ chức kế toán độc lập đủ vững mạnh để tạo
áp lực dư luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn và thúc đẩy sự hài hòa về các nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia
1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế
toán quốc tế:
1.2.1 Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) 1 :
1.2.1.1 Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh :
Thế nhưng, bất chấp những rào cản kể trên, năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại London, nước Anh với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế Sự ra đời của
chuơng 1.
chứng Mỹ (IACPA), viện kế toán công chứng Úc (ICAA),…
Trang 16nước Autralia, Canada, Pháp, Đức, Nhật,Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và
Mỹ3
IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quy định kế toán Ở Mỹ, hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) vừa mới được thành lập Ở Anh, cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời (accounting standads committee – ASC) Trong khi đó, EU đang soạn thảo những điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệ thống kế toán của riêng mình (được đánh dấu bởi sự ra đời của chỉ thị số bốn (fourth directive) ban
thời điểm này cũng vừa mới thành lập hội đồng kế toán của riêng mình
1.2.1.2 Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và
duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập IASC
đã phải đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC thành thành viên của IFAC Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là
dù cho IASB vẫn tồn tại độc lập với IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự động trở thành viên của IASC và IFAC có thể đề cử thành viên cho cơ quan
soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Cả UN và OECD trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 19 đều rất tích cực soạn thảo những nguyên tắc kế toán quốc tế Thế nhưng, IASC đã thành công trong việc thuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảo những nguyên tắc quốc tế về ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kế
toán
Như vậy, IASC đã thành công trong việc duy trì vai trò của mình là tổ
chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới Tuy nhiên,
http://en.wikipedia.org/wiki/International_Accounting_Standards_Committee , ngày 6/5/2010
Trang 17IASC lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩn mực do chính mình soạn thảo ra Dù cho các thành viên của IASC đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưng trên thực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởng trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thành viên lại ưa chuộng chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn
mực kế toán do IASC soạn thảo và ban hành
1.2.1.3 Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối
với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC :
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực quốc tế của IASC Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng khoán Mỹ (US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một thỏa thuận với tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO) Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có của mình để
có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty
muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm 1993 Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thất vọng Thay vì sử dụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do
IASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọn một số chuẩn mực để áp dụng
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mong muốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế toán đó Lần này, với rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đã được sửa đổi của IASC đã được IOSCO chấp nhận vào phút chót
nhưng đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ cấu của mình Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình
Trang 18soạn thảo chuẩn mực kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hội nghề nghiệp đảm trách, đã và đang dần được thay thể bởi mô hình mới Đó là mô hình mà việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán được giao cho một hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập thay vì cho một hội nghề nghiệp kế toán đảm trách Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ Ở
Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán được giao cho hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA) Còn ở Anh là giao cho ủy ban chuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA)
1.2.1.4 Mốc son năm 2000:
Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC Tháng 5 năm 2000, các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC Đây là một bước tiến đáng kể sau rất nhiều nỗ lực kiên trì và bền bỉ của các thành viên IASC với hai lần sửa đổi chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế vào năm 1993 và 1995 Giấc mơ về một
bộ chuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đã có cơ hội được trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn và rào cản IASC cuối cùng đã nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý chứng khoán
toàn cầu thông qua IOSCO
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình
bày báo cáo tài chính làm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng
khoán tại bất kỳ nước thành viên nào của Liên Minh Châu Âu (EU) Đây là một thành công ngoài sự mong đợi của IASC Kể từ thời điểm đó, EU đã trở thành một tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế Quả
Trang 19thực, sự hậu thuẫn từng một thời là cứu cánh của IOSCO đối với IASC nay đã
giảm bớt tầm quan trọng trước tuyên bố trên của Cao Ủy Châu Âu
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thành chuyển đổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB)
1.2.2 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại
cho đến ngày nay Cấu trúc của IASB có những cơ quan như sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC foundation) Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận – các ủy viên quản trị (trustee) và IASB Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ quan nắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc
tế và các văn bản khác của IASB
Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việc giám sát và gây quỹ cần thiết Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việc
soạn thảo các chuẩn mực kế toán
Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council –SAC) và ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc tế(International Financial Reporting Interpretations Committee – IFRI
Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (22 ủy viên)
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (14 thành viên)
Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc
tế (12 thành viên) Hội đồng tư vấn chuẩn mực
Các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán quốc
gia và các bên liên quan
Chú thích
Bổ nhiệm
Trang 20Bảng 1 : Sơ đồ cấu trúc IASB 5
Các ủy viên quản trị (trustees) bao gồm một nhóm 20 người đến từ những khu vực địa lý khác nhau và có những kinh nghiệm hoạt động khác nhau Các ủy viên quản trị bổ nhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC Bên cạnh việc giám sát IASC để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ủy ban này và gây quỹ, các ủy viên quản trị còn phê chuẩn ngân sách của IASC và chịu trách nhiệm xem xét những thay đổi trong điều lệ hoạt động của hội đồng Các ủy viên quản trị được bầu sao cho có 6 người đến từ Bắc Mỹ, 6 người đến từ Châu Âu, 4 người đến từ Châu Á Thái Bình Dương và 3 đến từ các
khu vực khác để đảm bảo sự cân bằng địa lý
Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ra một cầu nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người
mà đến từ những khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng, được đưa ra những ý kiến góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các
ủy viên quản trị Hội đồng này bao gồm 15 thành viên và gặp nhau ít nhất 3 lần một năm Hội đồng này được tham vấn bởi IASB trong những dự án quan trọng Hội đồng cũng tư vấn cho IASB về những ưu tiên trong lịch trình hoạt động và tác động của các chuẩn mực được đề xuất có ảnh hưởng đến người sử
dụng và người lập báo cáo tài chính
Ủy ban giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC) đưa ra những chỉ dẫn về cách áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế Ủy
Trang 21ban này chịu trách nhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưa được nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái
ngược
Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩn mực kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những chuẩn mực kế toán bằng trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn mực kế toán mới về những vấn đề chưa được đề cập trước đó
1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán
quốc tế :
Ngoài hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi quốc gia lại cho sự lựa chọn riêng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình Có quốc gia vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ sung (như Nam Phi, Mông Cổ, Thụy Sỹ,…); có quốc gia tuy vận dụng 100% chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêm phụ lục để bổ sung hoặc bớt đi một
số nội dung (như Malaysia, Singapo,…); có quốc gia vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế và sửa đổi bổ sung thêm để phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế quốc gia mình (như Anh, Pháp, Việt Nam…) và có quốc gia tự xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng không sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (như Mỹ, Thái Lan, )
2 Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trình chuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế
Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các bước sau:
Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề
mà có thể làm cho hội đồng quan tâm Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án
Trang 22tiềm năng và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họp hội đồng công khai Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB
sẽ tham vấn SAC để lên một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên
Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Đề xuất dự án soạn thảo chuẩn mực kế
toán quốc tế
Xem xét việc hợp tác với các tổ chức soạn
thảo chuẩn mực quốc gia
Thành lập các nhóm làm việc (working group)
Đưa ra văn bản mời thảo luận (discussion paper)
Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng
(exposure draft)
Thu thập và xem xét các nhận xét
Soạn thảo chính thức chuẩn mực kế toán
quốc tế
Trang 23Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định
có thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực khác
Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm
làm việc
Bước 4: Mặc dầu một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt
buộc trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo luận cho những chủ đề mới quan trọng Thông thường thì một văn bản mời thảo luận sẽ bao gồm một phần tổng quát về vấn đề được bàn luận, các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểm ban đầu của tác giả hay của IASB và một lời mời đưa ra ý kiến Nếu IASB quyết định bỏ bước này thì IASB phải
đưa ra lý do giải thích
Bước 5: Công bố bản thảo (draft) lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc
trong quy trình chuẩn Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phê chuẩn Một bản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm
trái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn
Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham
vấn khác
Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề
đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảo chính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế Một chuẩn mực kế toán mới phải được chính thành viên của IASB phê chuẩn Một chuẩn mực kế toán sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên
IASB không phê chuẩn
Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quy trình chuẩn của IASB và quy trình chuẩn của các quốc gia Đặc biệt, IASB đang đề xuất một quy trình phối hợp giữa IASB và các tổ chức soạn thảo
Trang 24chuẩn mực kế toán quốc gia cho những dự án mang tầm quốc tế Quy trình đó
như sau :
(a) IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các quốc gia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán đó sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình Nhờ đó, một sự đồng thuận quốc tế cao trong việc soạn thảo chuẩn mực
kế toán có thể đạt được Tương tự, khi tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASB cũng sẽ xem xét xem liệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hay xem xét lại các chuẩn mực kế toán hiện hành Qua một khoảng thời gian hợp
lý, IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùng xem xét lại tất cả các chuẩn mực nơi có sự khác biệt đáng kể và ưu tiên
cho những vấn đề cso sự khác biệt lớn nhất
(b) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phải dựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình vì mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựa chọn các chuẩn mực khác Tuy nhiên, một sự đồng thuận quốc tế sẽ là một nhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ xem
xét đến khi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình
(c) IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúng
của riêng mình
(d) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố cho công chúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian với bản dự thảo chuẩn mực của IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý cho những sự khác biệt quan trọng trong cả hai bản dự thảo Trong một số trường hợp, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia có thể đưa vào bản dự thảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề có liên
Trang 25quan đến quốc gia họ hoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường
có trong những văn bản tương ứng của IASB
(e) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trình soạn thảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trình soạn thảo chuẩn mực của IASB Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trì hoãn không cần thiết trong quá trình soạn thảo chuẩn mực và hạn chế ở mức tối đa những sự khác biệt không cần thiết giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia
3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của đời sống Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều lợi ích của việc có những chuẩn mực quốc tế chung:
3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư :
- Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể
so sánh các kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác nhau trên toàn thế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễ dàng hơn và tốn kém ít chi phí hơn
3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia :
- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà
đầu tư nước ngoài hơn
-Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảo trên một chuẩn mực kế toán chung làm cho các thông tin tài chính được
truyền tải giữa công ty con và công ty mẹ dễ dàng hơn
-Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn Các công ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của các sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn
Trang 26-Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đoàn sẽ không phải trải qua nhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công
ty con đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng
trụ sở
-Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên cùng một cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến
tốn ít thời gian và chi phí hơn
-Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nươc khác sẽ trở nên dễ dàng hơn
3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển:
Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời gian nếu họ có thể sử dụng luôn các chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạn thảo các chuẩn mực kế toán riêng cho quốc gia mình Nếu các quốc gia này sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước mình Các công ty này không thể viện lý do là họ không thể hiểu bản chất của các chuẩn mực kế toán quốc gia nên không lập các báo cáo tuân theo các chuẩn mực
3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế:
việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của các nhà đầu tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn
3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:
Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu vực địa lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho việc lập và cung cấp các thông tin kế toán được thống nhất Các nước trong khu vực khu tham gia buôn bán với nhau trong khu vực không phải mất thời
Trang 27gian và chi phí tìm hiểu, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nước kia và cũng không tốn chi phí phải chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nước này sang chuẩn mực của nước khác.
3.6 Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán
Các công ty kế toán hay kiểm toán cũng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trên phạm vi quốc tế khi có các chuẩn mực kế toán quốc tế chung được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới
II Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam :
Trước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán mà chỉ có chế độ kế toán Chế độ kế toán là các quy định do doanh nghiệp Nhà Nước ban hành chủ yếu để hướng dẫn các doanh nghiệp Nhà Nước và Hợp
tác xã thực hiện công tác kế toán
Đến năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn thảo ở Việt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng tới hoạt động kế toán cả trên thế giới và ở Việt Nam Như đã phân tích ở phần 1.2.1, năm 2000 được coi là mốc son đánh dấu nhiều thành công sau hơn 30 năm nỗ lực không ngừng nghỉ của IASC trong việc thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế IASC đã nhận được sự hẫu thuẫn từ IOSCO cũng như từ Cao Ủy Châu Âu với tuyên bố sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế làm điều kiện cho việc niêm yết chứng
khoán ở tất cả các nước thành viên của EU
Năm 2000 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam ánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM ngày 20/7/2000 Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra
Trang 28cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh thu hút vốn bằng việc niêm yết trên tại các trung tâm mà sau này thành các sở giao dịch chứng khoán tuy nhiên, để có thể thu vốn được thì các doanh nghiệp phải có những báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như có khả năng so sánh được giữa các doanh nghiệp Nhu cầu
đó đòi hỏi sự ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kế toán của các doanh nghiệp
1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam:
Việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có các đặc điểm sau :
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các
chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng có sửa đổi bố sung một số điều Điều
này được thể hiện rõ ở khoản 2, điều 8 Luật kế toán số 03/2003/QH11: “Bộ Tài Chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế
về kế toán và theo quy định của Luật này (Luật kế toán)”
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực
kế toán quốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọng cho mục đích tính thuế sang một hệ thống kế toán toàn diên hơn, tiệm cận gần hơn với những quy định báo cáo tài chính phưc tạp trong các chuẩn mực kế
toán quốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòa quốc tế về hoạt động kế toán
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước
Trang 29có nền kinh tế thị trường mà quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.
1.2.2 Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số
lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương :
Tính cho đến nay đã có 5 đợt Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kế toán Đợt 1 và đợt 2 là vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 với 10 chuẩn mực kế toán đầu tiên Đợt 3 là vào ngày 30 tháng 12 năm 2003 với 6 chuẩn mực kế toán Đợt 4 là vào ngày 15 tháng 2 năm 2005 với 6 chuẩn mực kế toán và đợt
5 là vào ngày 28 tháng 12 năm 2005 với 4 chuẩn mực kế toán Sau mỗi lần ban hành chuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèm hướng dẫn cách hạch toán cụ thể trong từng trường hợp Và cho đến tháng 12/2005, Bộ Tài Chính
đã ban hành được hai mươi sáu chuẩn mực kế toán
Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao gồm 9 IFRS và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tuơng đương Điều đó cho thấy có một số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn phải nghiên cứu để soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mà các giao dịch mới phát sinh ngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh tế ngày một phức tạp Việc thiếu các chuẩn mực hướng dẫn cho các doanh nghiệp xử lý các giao dịch khi chúng phát sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính cũng như không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho người sử dụng
1.2.3 Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên
một Khung Khái niệm (conceptual framework) :
Một vấn đề lớn nữa đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực
kế toán ở Việt Nam là chúng ta hiện nay chưa có một khung khái niệm
Trang 30(conceptual framework) để cung cấp nền tảng và những nguyên tắc cơ bản cho việc soạn thảo cũng như phát triển các chuẩn mực kế toán Mục đích của việc xây dưng khung khái niệm là để đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo không mẫu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ sở để đánh giá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhận hay không nếu như nó không đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trong khung khái niệm Có thể nói, khung khái niệm có chức năng như hiến pháp của một nước, đề ra các nguyên tắc cơ bản cho một hệ thống kế toán mà các chuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khung khái niệm này không được có
bất cứ quy định nào đi ngược lại tinh thần của khung khái niệm đó
Thiếu một khung khái niệm được xây dựng một cách rõ ràng, hoàn chỉnh dẫn đến việc hệ thống kế toán sẽ phải xây dựng theo hướng dựa trên các quy định và Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó Có rất nhiều quy định được soạn thảo để hướng dẫn cách hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể Điều đó không chỉ làm cho hệ thống kế toán trở nên cồng kềnh mà còn khiến cho các quy định trong trong chuẩn mực được ban hành trước có thể không thống nhất
với chẩn mực được ban hành sau
Những vấn đề trong việc xây dừng chuẩn mực kế toán Việt Nam được nêu ở trên là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam Những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ dần dần được giải quyết khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, trình độ của nguồn nhân lực kế toán tốt hơn
2 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam:
Tại Việt nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán Bộ Tài Chính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán
Trang 31Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam Ban chỉ đạo gồm 13 thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính còn bổ sung thêm các thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và
Chính
Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC,thì Bộ Tài Chính đã có lộ trình bàn giao dần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA
(Vietnamese Association of Accountants and Auditors)
Theo tác giả nhận định thì cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ở Việt
Nam có một số vấn đề sau:
Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế
toán là Bộ Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể không khách quan, bị thiên lệch để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhóm lợi ích nào đó Do Bộ Tài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thuế cũng như tham gia vào việc quyết định các chính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩn mực kế toán được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế
và các chính sách tài chính Các chuẩn mực có khả năng được soạn thảo để tận thu thuế nhiều nhất hay để phù hợp với các chính sách tài chính của Nhà Nước Các doanh nghiệp cũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằng
Trang 32việc vận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay
những người có thẩm quyền quyết định ban hành chuẩn mực kế toán
Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có
chỗ cho việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là các bên liên quan như các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểm toán Cho dù là việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rất nhiều người có kinh nghiệm và tri thức về kế toán thì cũng không thể tránh khỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng, thiếu tính thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp Cho nên việc lấy ý kiến của công chúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mà
nên được tiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo
Ba là, không nên giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho Hội kế toán
và kiểm toán Việt Nam (VAA) vì như vậy là đi ngược lại xu hướng chung của thế giới Như đã phân tích ở phần 2.1.1 về hoạt động của IASC, sự thay đổi
từ IASC sang IASB là tuân theo xu hướng chuyển đổi từ mô hình để cho hội nghề nghiệp soạn thảo các chuẩn mực kế toán sang mô hình giao việc soạn thảo các chuẩn mực cho một hội đồng chuyên trách và độc lập Như vậy nếu giao việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho VAA là Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng chung của thế giới VAA là hội của những kế toán và kiểm toán viên, họ là những người phải tuân theo chuẩn mực kế toán trong quá trình hoạt động của mình Nếu để cho những người tuân theo chuẩn mực phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực thì chẳng khác nào để cho họ tự đề ra luật
chơi cho chính mình
Do đó, tác giả cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực
kế toán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh Hội đồng này sẽ hoàn toàn độc lập với cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách về việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán
Trang 333 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam:
3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam :
Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc
đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhà nước Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tài chính, quy định dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước mà không có các chính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn,
từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư Thêm vào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so sánh các công ty với nhau nhằm đưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinh cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam Đó là Chính phủ Việt Nam ngày càng mong
muốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam
Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp thông các báo cáo tài chính có khả năng phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung để so sánh các doanh nghiệp với nhau Không phải chỉ là sự so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt
Nam đã có từ những năm trước
Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vì yêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáo tài chính trung thực
Trang 34Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi ro đối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã được giảm bớt Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt
Nam
Cả hai điều này cộng lại đã giúp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn được dễ dàng hơn, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước :
Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính… Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các cơ quan quản lý này Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu công việc
3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam :
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội
và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng
dẫn và kiểm tra là tất yếu
Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy
về cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
Trang 35Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán
Việt Nam về TSCĐ
I Một số vấn đề chung về TSCĐ :
1 Định nghĩa, đặc điềm :
1.1 Định nghĩa về tài sản nói chung:
Để có thể đưa ra định nghĩa tài sản cố định thì chúng ta cần xem xét định nghĩa tài sản vì một nguồn lực muốn thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định thì trước hết phải thỏa mãn định nghĩa về tài sản nói chung
chung - thì “tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu
được lợi ích trong tương lai”
Còn trong đoạn 49(a) trong Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo
tài chính7 (framework for the preparation and presentation of financial statements) thì định nghĩa “ tài sản là là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ và doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai ”8
Như vậy, cả theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế thì hai nhân tố để cho một nguồn lực tồn tại trong doanh nghiệp được ghi nhận là tài sản là khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản
165/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
financial statements) được phê duyệt bởi IASC vào tháng 4/1989 và được công bố vào tháng 7/1989, sau đó được IASB sử dụng chính thức vào tháng 4/2001.
benefits are expected to flow to the enity.” (IASB, Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính,
đoạn 49(a))
Trang 36Khả năng doanh nghiệp kiểm soát được tài sản không đồng nhất với việc doanh nghiệp sở hữu tài sản đó Có những tài sản mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và chịu rủi ro phát sinh từ tài sản Ví dụ như tài sản thuê tài chính, quyền
sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê hoặc các bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai, doanh nghiệp không thể kiểm soát được về mặt pháp lý nhưng bí quyết kỹ thuật vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa khi các bí quyết đó còn được giữ bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế 9 Tính kiểm soát được của doanh nghiệp trong các trường hợp trên thể
hiện ở chỗ doanh nghiệp có khả năng thu được phần lớn lợi ích và phải chịu
phần lớn rủi ro phát sinh từ việc sử dụng tài sản.
Còn về lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, VAS1 có viết “ lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra”
Trong khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì viết “ lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp…hoặc khă năng làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra, ví dụ như khi một quá trình sản xuất thay thế làm giảm chi phí sản xuất.”10
Như vậy, cả theo quan điểm của Việt Nam và quốc tế thì lợi ích kinh tế thu được từ tài sản thể hiện ở khả năng tác động lên luồng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp Nếu như dòng tiền vào (inflow) của doanh nghiệp mà tăng lên hoặc là dòng tiền ra (outflow) của doanh nghiệp
the flow of cash and cash equivalents to the entity….or a capability to reduce cash outflows, such as when an alternative manufacturing process lowers the costs of production.” (IASB, khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, đoạn 53)
Trang 37giảm đi thì chúng ta đều có thể kết luận rằng việc sử dụng tài sản đã đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Ví dụ như một cái máy dệt của doanh nghiệp dệt may giúp doanh nghiệp sản xuất ra các tấm vải đem bán giúp doanh nghiệp thu được tiền (tăng dòng tiền vào) hoặc là một qui trình sản xuất kỹ thuật do doanh nghiệp mua từ bên ngoài giúp doanh nghiệp giảm thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể sản xuất ra cùng một số lượng sản phẩm như trước mà tốn ít chi phí hơn (giảm dòng tiền
ra của doanh nghiệp)
Một vấn đề nữa là tài sản của doanh nghiệp phải được hình thành từ các giao dịch hoặc các giao dịch trong quá khứ như từ việc mua bán, trao đổi tài sản Các giao dịch hoặc sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không
sản như máy móc, nhà xưởng, dụng cụ … vào cuối năm tài chính 20X1 nhưng tài sản lại được chuyển giao cho doanh nghiệp mua vào năm 20X2 thì tài sản đó vẫn phải nằm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán và chưa thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mua vào thời điểm cuối năm tài chính 20X1
1.2 Khái niệm về tài sản cố định :
Do trong các chuẩn mực kế toán không có định nghĩa về tài sản cố định nên tác giả chỉ đưa ra khái niệm mà tác giả rút ra được qua quá trình nghiên cứu về tài sản cố định
Tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán, được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục đích hành chính khác, có giá trị lớn được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất
Tác giả cũng tóm tắt một số đặc điểm của tài sản cố định như sau :
Trang 38- TSCĐ có thời gian sử dụng từ một năm chu kỳ sản xuất kinh doanh trở lên TSCĐ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như quyền sủ dụng đất, bằng phát minh sáng chế
- Một đặc điểm rất quan trọng của TSCĐ là TSCĐ thường có giá trị lớn nên giá trị của nó thường được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dich vụ được sản xuất ra trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh
- Được sử dụng vào mục đích cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục đích hành chính khác Mục đích sử dụng này phân biệt TSCĐ với các loại tài sản dài hạn khác như đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư được doanh nghiệp giữ cho mục đích đầu tư
2 Phân loại TSCĐ:
Phân loại TSCĐ là một công việc cần thiết giúp cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được dễ dàng, nhanh chóng và ngăn ngừa mất mát đối với TSCĐ khi mà giá trị của loại tài sản này rất lớn
Chúng ta có thể phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau : theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐ
2.1 Theo hình thái biểu hiện :
TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
2.1.1 Tài sản cố định hữu hình :
2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình :
- có nêu định nghĩa của tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình như sau: “ tài sản cố định hữu hình : là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
Trang 39giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.”13
Còn trong chuẩn mực kế toán số 1614 (IAS16) - Bất động sản, nhà
xưởng và dụng cụ - thì “bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ là những tài sản
Như vậy về căn bản thì cả hai chuẩn mực đểu có định nghĩa giống nhau
về tài sản cố định hữu hình Đó là tài sản cố định hữu hình là những tài sản có:
- Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán
đặc điểm chung của các tài sản được xếp vào lớp tài sản dài hạn để phân biệt với tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng hữu ích chỉ trong một kỳ kế toán
equipment), phiên bản đã bao gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm 31/12/2008.
(a) Are held for use in the production or supply of goods or services, for rental to others or for administrative purposr and
(b) Are expected to be used during more than one period”
(IASB, IAS 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ, đoạn 6 )
Trang 40Tính chất “có hình thái vật chất cụ thể” được nêu rõ trong định nghĩa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và được ngầm hiểu trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 chính là chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình
nhưng IASB không lấy tên “Tài sản cố định hữu hình” làm tên gọi cho chuẩn mực kế toán này mà lấy tên “Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ” làm tên gọi của chuẩn mực này Xem xét kỹ thì bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ
chính là những ví dụ cụ thể của tài sản cố định vô hình và chúng đều có hình
thái vật chất cụ thể Do đó, dù không được nêu rõ nhưng định nghĩa về tài sản
cố định trong IAS16 thực ra có bao hàm đặc điểm của TSCĐ hữu hình là có hình thái vật chất cụ thể Đặc điểm có “hình thái vật chất cụ thể” là đặc điểm chính để phân biệt TSCĐ hữu hình với TSCĐ vô hình là những TSCĐ không
có hình thái vật chất cụ thể
Việc nêu ra mục đích sử dụng của TSCĐ hữu hình trong định nghĩa là để phân biệt tài sản cố định hữu hình với các bất động sản đầu tư Bất động sản đầu tư cũng có hình thái vật chất cụ thể và có thời gian sử dụng lớn hơn một
kỳ kế toán xong mục đích của doanh nghiệp khi giữ tài sản này là để “thu lợi
xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý hành chính khác như TSCĐ hữu hình
2.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình:
Chúng ta có thể phân loại TSCĐ hữu hình thành các nhóm nhỏ hơn như sau:
- Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc : là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng
234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, đoạn 5