Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Trang 1Trang
Bảng 1:Tình hình biến động vốn huy động 32
Bảng 2: Tình hình cho vay theo thời hạn 34
Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 39
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 42
Bảng 5: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động 45
Bảng 6: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng 50
Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động 32
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 40
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 42
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động 45
Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động 50
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, em xin cảm ơn sâu sắc tới các
cô chú, anh chị công tác tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thựctập
Em xin chân thành cảm ơn tới T.S Hoàng Xuân Quế - người đã nhiệttình chỉ bảo và hướng dẫn em trong thời gian thực tập tốt nghiệp Cùng vớivốn hiểu biết sâu sắc về Ngân hàng thương mại nói chung và huy động vốn ởNgân hàng thương mại Nhà nước nói riêng, thầy đã hướng dẫn em tìm hiểu,nghiên cứu tài liệu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống ngân hàng thương mại với chiến lược huy động vốn trong vàngoài nước đang là vấn đề hết sức quan trọng cả về lý luận khoa học và thựctiễn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước vận hội mới, thách thức mớicủa quá trình hội nhập với khu vực và thế giới Trong điều kiện kinh tế ViệtNam đã, đang và chủ yếu trong tương lai là một bộ phận của chiến lược kinh
tế toàn cầu, đối với các nhà kinh tế - đặc biệt là các nhà kinh tế trong lĩnh vựcTài chính - Ngân hàng không thể không nhận thức và vận dụng các vấn đề vềvốn, hình thức tạo vốn, thị trường vốn trong các nền kinh tế thị trường vàothực tiễn Việt Nam để trên cơ sở đó xác lập một chiến lược huy động vốn qua
hệ thống Ngân hàng thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho sự nghiệpphát triển của đất nước
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệthống Ngân hàng thương mại nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, trởthành “ kênh huy động vốn quan trọng ” đóng vai trò chủ chốt trong nhu cầugiao lưu vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lượng đáng kể vốntrong và ngoài nước, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các thànhphần kinh tế
Tuy nhiên các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa thực sự pháthuy hết vai trò của mình vì nguồn vốn huy động được còn chiếm tỷ trọng nhỏ
so với nguồn vốn của xã hội; Chất lượng tín dụng thấp; Tỷ lệ nợ quá hạnlớn…Bên cạnh đó, thị trường vốn phát triển chậm, tỷ lệ sử dụng tiền mặt cònlớn, các dịch vụ Tài chính - Ngân hàng chưa đa dạng Nguồn vốn trong dân
cư chưa được huy động đúng mức, chưa có chính sách đủ mạnh để khuyếnkhích dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Trang 4Xung quanh những vấn đề tưởng như xưa cũ này của kinh tế thị trường lạiđặt ra nhiều điều mới mẻ và cực kỳ bức xức đối với một nước bắt đầu bước vàogiai đoạn hội nhập kinh tế thế giới - đầy ắp những cạnh tranh, cam go và vận hội
để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trong bối cảnh đó chúng
ta không thể không thành công trên con đường hiện đại hóa nền kinh tế đất nướcnếu không sử dụng linh hoạt và phù hợp các công cụ về vốn
Do đó, để đủ sức cạnh tranh hội nhập khu vực và quốc tế các ngân hàngthương mại cả nước nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Hà Nội nói riêng phải có chiến lược về huy động vốn, sửdụng hiệu quả các nguồn vốn trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định,vốn bên ngoài là quan trọng Nhất là tại thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, bêncạnh sự cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngânhàng thương mại thì nhu cầu vốn để phục vụ nhu cầu của khách hàng đặc biệt
là nguồn vốn trung và dài hạn là rất lớn
Trong bối cảnh đó, dù bản thân Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Hà Nội luôn luôn giữ vững vị trí quan trọng và đóng góplớn trong sự phát triển của cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng.Nhưng nếu ngân hàng không có sự mở rộng quy mô vốn không có cơ cấu vốnhợp lý trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì không thể tồn tại
và phát triển được
Chính vì thế, huy động vốn là vấn đề nóng bỏng đối với Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong quá trình phát triển
của mình Do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt
động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
Trang 5Nội dung Luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
ChươngIII: Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.
Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kiến thức thực tiễn nên Luậnvăn tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, emrất mong được sự chỉ bảo góp ý của cô chú và các thầy cô giáo để Luận văntốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng phải có một sốvốn nhất định Đây là điều kiện không thể thiếu được để một ngân hàng thànhlập và tiến hành các hoạt động kinh doanh Vốn kinh doanh của các ngânhàng thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản Có của ngânhàng Vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn huy động tiền gửi, vốn từ pháthành tín phiếu…
Như vậy, nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồntiền ngân hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư hay đáp ứng cácnhu cầu khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Nguồnvốn của ngân hàng mà chúng ta quan tâm chủ yếu là nguồn vốn huy độngtrong quá trình hoạt động
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
mô vốn và quy mô tài sản có
Xét về đặc điểm, nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồnvốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng (khoảng 5% - 8%) nhưng lại là
Trang 7nguồn vốn rất quan trọng bởi vì nó không những thể hiện thực lực quy mô củangân hàng mà còn là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác và đây cũng lànguồn vốn khởi đầu tạo nên uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Theo đà phát triển như hiện nay thì nguồn vốn này sẽ được gia tăng về
số lượng tuyệt đối, song nó vẫn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồnvốn Vốn tự có càng lớn thì sức chịu đựng của ngân hàng càng mạnh khi nềnkinh tế và hoạt động ngân hàng gặp khó khăn Vốn tự có càng lớn thì khảnăng sinh lời càng lớn vì nó có thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, cónhiều cơ hội để kinh doanh hơn trên cơ sở nguồn vốn sẵn có của mình
Tuy nhiên, không phải vốn tự có càng lớn càng tốt bởi vốn này quá lớn
sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có càng nhỏ Vốn này cũng khôngnên quá nhỏ vì sẽ làm mất đi tính chủ động và gây trở ngại cho hoạt động củangân hàng
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại rất đadạng tuy theo tính chất sở hữu của Ngân hàng thương mại đó
1.1.1.1 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là vốn đã được cấp hoặc được đóng góp của các chủ sởhữu Tuỳ theo tính chất của ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầukhác nhau
Nếu là ngân hàng thương mại quốc doanh vốn điều lệ là vốn do ngânsách cấp dưới hình thức bằng tiền và trái phiếu chính phủ Nếu là ngân hàng
cổ phần vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phầnhoặc cổ phiếu Nếu là ngân hàng liên doanh thì do các bên liên doanh góp,nếu là ngân hàng tư nhân thì vốn thuộc sở hữu tư nhân
1.1.1.2 Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Thứ nhất: Nguồn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại trong điều kiện thu nhậpròng dương, chủ ngân hàng thường có 2 xu hướng là chi trả cổ tức cho các cổđông và tăng vốn bằng cách chuyển thu nhập đó thành vốn để đầu tư Trong
Trang 8trường hợp số lợi nhuận để lại của ngân hàng đủ đáp ứng các nhu cầu thì đâychính là hình thức vốn cổ phần tốt nhất mà ngân hàng nên sử dụng Nhưng để
sử dụng phương thức này thì ngân hàng phải đảm bảo có thể đáp ứng toàn bộnhu cầu vốn của mình mà không làm tổn hại đến các cổ đông hoặc giá cổphiếu Lợi nhuận để lại không phải là một nguồn vốn cho không (chi phí củalợi nhuận để lại sẽ bao gồm cả giá trị cao hơn của số cổ tức được trả bằng tiềnmặt hôm nay so với mức cổ tức sẽ nhận được trong những năm sắp tới và giá
cổ phiếu có thể thấp hơn do mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt giảm đi) Nhưng
dù sao thì đây vẫn là nguồn vốn có chi phí thấp hơn so với việc phát hành cổphiếu phổ thông mới, đồng thời phải chịu sự kiểm soát trực tiếp của ngườiquản lý
Thứ hai: Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, vốn góp thêm, cấpthêm…Để tăng thêm vốn chủ sở hữu các ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu
ra công chúng lần đầu hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung đối với các ngân hàng
đã phát hành cổ phiếu ra công chúng Ngoài ra, nếu là ngân hàng quốc doanh
có thể gia tăng vốn chủ bằng cách xin nhà nước cấp thêm Đây là hình thứctăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết bị hoặc đáp ứngnhu cầu gia tăng vốn chủ của Ngân hàng thương mại Đặc điểm của hình thứctăng nguồn vốn này là không thường xuyên, song lại giúp cho ngân hàng cóđược lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết
Trang 9Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Bao gồm 2 khoản chính là các khoảntrích từ lợi nhuận hàng năm và phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng vàchênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu.
Tuỳ theo quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể cóquỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,…Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu củachủ ngân hàng Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng.Tuy nhiên một số quỹ không thể sử dụng lâu dài
1.1.2 Nguồn vốn huy động
Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàngthương mại Khi các ngân hàng hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tàikhoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ các khách hàng Bằng cách đó,ngân hàng huy động tiền từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiềncủa ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để cóđược nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đã đưa ra và thựchiện nhiều hình thức huy động khác nhau:
1.1.2.1 Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Đây là một hình thức huy động truyền thống của ngân hàng Các tầnglớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiềntiết kiệm ) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thểgửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu an toàn và sinh lời đối với cáckhoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu an toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiềutiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thóiquen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động,đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn như các
kỳ hạn khác nhau, mở cho mỗi người nhiều chuyên mục tiết kiệm ( hoặc sổ
Trang 10tiết kiệm ) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau Sổ tiết kiệm không thểdùng để mua hàng nhưng có thể dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng
1.1.2.2 Vốn huy động từ tiền gửi thanh toán
Đây là tiền của doanh nghiệp hay cá nhân gửi vào ngân hàng nhằmmục đích nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép,các nhu cầu chi tiêu của khách hàng sẽ được ngân hàng thực hiện Các khoảnthu bằng tiền mặt của doanh nghiệp và cá nhân sẽ được nhập vào tiền gửithanh toán theo yêu cầu Nhìn chung, lãi suất của các khoản tiền gửi thanhtoán thấp hơn các hình thức gửi tiền khác, nhưng thay vào đó, chủ tài khoản
sẽ được sử dụng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp Ngân hàng mở cáctài khoản tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tài khoản có thể phát hành séc chokhách hàng với thủ tục rất đơn giản Yêu cầu của ngân hàng là khách hàngphải có tiền và chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản Ngânhàng có thể kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay ( thấuchi – vượt mức số dư có của tài khoản tiền gửi ) Một ngân hàng có thể sửdụng nhiều hình thức tài khoản thanh toán nhằm cạnh tranh với các tổ chứctín dụng khác
1.1.2.3 Vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
sẽ được chi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy thuận tiệncho thanh toán nhưng lãi suất lại thấp Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng thucủa các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, ngân hàng đã đưa ra hình thứcgửi tiền có kỳ hạn, theo đó người gửi không được sử dụng các hình thứcthanh toán giống như tiền gửi thanh toán, nếu cần chi tiêu khách hàng phảiđến ngân hàng để rút tiền ra Tiền gửi có kỳ hạn mặc dù không thuận tiệnbằng tiền gửi thanh toán nhưng có ưu điểm là có lãi suất cao hơn
Trang 111.1.2.4 Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các ngânhàng thương mại có thể gửi tiền ở các ngân hàng khác nhưng quy mô củanguồn này thường không lớn, nó phụ thuộc vào tình hình cân đối và khả năngthanh khoản của Ngân hàng nhận vốn
1.1.3 Nguồn vốn vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại nhưngNgân hàng thương mại có thể phải đi vay nếu thấy cần thiết Tại nhiều quốcgia, Ngân hàng Trung ương thường quy định tỉ lệ giữa nguồn tiền huy động
và vốn chủ sở hữu Do vậy nhiều ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể phảivay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế
1.1.3.1 Vay Ngân hàng Trung ương
Đây là khoản vay nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu chi trả cấpbách của ngân hàng thương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ ( dự trữbắt buộc, dự trữ thanh toán ) ngân hàng thương mại thường vay Ngân hàngTrung ương Hình thức cho vay chủ yếu là Ngân hàng Trung ương tái chiếtkhấu các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu ( táichiết khấu ) trở thành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàng thương mại đemcác thương phiếu này lên Ngân hàng Trung ương tái chiết khấu Nghiệp vụnày làm giảm thương phiếu của ngân hàng thương mại và dự trữ của Ngânhàng Trung ương tăng lên Ngân hàng Trung ương điều hành quá trình nàymột cách chặt chẽ, ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảmbảo và kiểm soát nhất định Thông thường Ngân hàng Trung ương chỉ táichiết khấu đối với những thương phiếu có chất lượng ( thời gian đáo hạnngắn, khả năng trả nợ cao ) và phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Trungương trong từng thời kì Trong điều kiện chưa có thương phiếu, Ngân hàng
Trang 12Trung ương cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theohạn mức tín dụng nhất định.
nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngân hàng Trung ương.Quá trình vay mượn rất đơn giản: Ngân hàng đi vay chỉ cần liên hệ trực tiếpvới ngân hàng đại lí ( hoặc Ngân hàng Trung ương ) Khoản vay có thể khôngcần bảo đảm hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc Kết quả
là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên
1.1.3.3 Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cáchphát hành các giấy nợ ( kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ) trên thị trường vốn.Nhiều ngân hàng thiếu nguồn tiền trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứngđược nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Thông thường đây là khoảnvay không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao hơn
sẽ vay được nhiều hơn, còn các ngân hàng nhỏ khó vay trực tiếp bằng cáchnày, họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lí hoặc được sự bảolãnh của ngân hàng đầu tư Khả năng vay còn phụ thuộc vào trình độ pháttriển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạncủa ngân hàng Nghiệp vụ này tương đối phức tạp: ngân hàng cần nghiên cứu
kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất, bảo quản hộ…cũngđược quan tâm
Trang 131.1.4.2 Tiền trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành cácnguồn trong thanh toán như: séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mởL/C…những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong hợp đồng tài trợ có kết dư
từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay…
1.2 HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Sự cần thiết của huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thương mại haycòn gọi là nghiệp vụ tạo vốn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằmthu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân trong trong nền kinh tế để phục vụ mụcđích kinh doanh của mình
1.2.1.1 Vốn là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần cóvốn Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, các ngân hàng phải huy động từ cácnguồn khác.Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để mà cho vay.Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng Đối với nhữngngân hàng lớn dồi dào về nguồn vốn trung và dài hạn thì nó sẽ tập trung chovay và đầu tư vào những dự án lớn có khả năng sinh lời cao trong khi đó các
Trang 14ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì ngược lại Do vậy, vốn không chỉ là phươngtiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM Nóicách khác, không có vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp
vụ kinh doanh của mình
1.2.1.2 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng.Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng ítvốn Có được nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tíndụng linh hoạt, có điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tíndụng.Theo luật các tổ chức tín dụng thì tổng dư nợ cho vay đối với một kháchhàng tối đa không quá 15% vốn tự có của NHTM Do vậy các ngân hàng lớnnhiều vốn phạm vi hoạt động sẽ rộng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hànghơn các ngân hàng nhỏ Chính vì thế càng khẳng định rõ tầm quan trọng củavốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2.1.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường
Các ngân hàng lớn trên thế giới đều là các ngân hàng có uy tín, luônđược ca ngợi và nể trọng Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín củangân hàng chính là vốn của ngân hàng.Có nhiều vốn khả năng thanh toán củangân hàng luôn được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khigiao thiệp với ngân hàng Trong nền kinh tế bất ổn như hiện nay, khả năngthanh toán luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu và để được như vậythì các ngân hàng luôn tìm cách huy động được nhiều vốn hơn
1.2.1.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điềukiện để các ngân hàng tham gia cạnh tranh Nó giúp các ngân hàng mở rộngquy mô hoạt, tăng cường quan hệ với các đối tác đồng thời nó lôi kéo khách
Trang 15hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền thống Doanh số của ngân hàngtăng lên đồng thời làm tăng nguồn vốn của ngân hàng Vốn của ngân hàng màlớn giúp cho ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh được vớicác ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trảlãi ….Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và thựchiện tốt hơn.
Do vai trò then chốt của vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngânhàng mà đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải cực kỳ nhanh nhạy trong việcđiều hành vốn, tránh xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn làm giảm hiệu quảhoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Chức năng cơ bản của hệ thống ngân hàng là tạo ra và cung cấp các
dịch vụ tài chính mà thị trường có nhu cầu Bất cứ ngân hàng nào mà thườngxuyên làm cho khách hàng thất vọng thì ngân hàng đó khó có khả năng đứngvững trên thị trường nếu không tìm ra giải pháp để cải thiện được thực trạng
đó Nếu ngân hàng không đủ vốn mà phải từ chối yêu cầu xin vay của kháchhàng thì cũng đồng nghĩa với sự lãng phí về một khoản tiền gửi và cũng bỏphí một cơ hội kinh doanh nào đó trong tương lai với khách hàng do họ đã bịthất vọng và không còn tín nhiệm đối với ngân hàng đó nữa Như vậy, việcđưa ra các hình thức huy động phù hợp linh hoạt là điều rất cần thiết đối vớiNgân hàng thương mại Có thể phân loại vốn huy động của ngân hàng theocác tiêu thức khác nhau:
1.2.2.1 Theo đối tượng huy động
a) Vốn huy động từ dân cư
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân
cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm,kiếm lời và để thanhtoán Đây là nguồn vốn có tiềm năng lớn và khá ổn định đối với ngân hàng Người
Trang 16dân gửi tiền vào ngân hàng vừa chuẩn bị cho những công việc trong tương lai củamình, đồng thời cũng muốn khoản tiền đó sinh lãi Nguồn vốn này rất đa dạng, vìthế nó có thể huy động dưới nhiều hình thức để phục vụ mục tiêu phát triển củangân hàng.Tiền gửi của dân cư gồm 2 loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng Với loạitiền gửi này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm, trong thờigian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cố hoặc được chiết khấu
để vay vốn ngân hàng
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau
- Tiền gửi thanh toán
Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp luật cho phépthực hiện thanh toán qua ngân hàng Khi đó họ cũng mở tài khoản tiền gửithanh toán tại ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng các nhu cầu thanhtoán cũng như để sử dụng các tiện ích khác có liên quan của ngân hàng
Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trongtổng vốn huy động của ngân hàng Để khai thác nguồn vốn này, các ngânhàng luôn chú trọng đến việc đa dạng hoá các hình thức huy động như: huyđộng bằng vàng, huy động tiền gửi có đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm xây dựngnhà ở, tiết kiệm gửi một nơi nhưng lĩnh nhiều nơi…với lãi suất hợp lý
b) Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một
bộ phận vốn nhàn rỗi tạm thời như: Khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sửdụng; Tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả lương; Các quỹ đầu
tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến … Đểđảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể
Trang 17gửi số vốn đó vào ngân hàng Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn,đơn vị có thể thanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngânhàng khác Khi đó, họ cần phải gửi vốn vào ngân hàng Tổ chức kinh tế có thểgửi vốn vào ngân hàng dưới hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có
kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau Đồng thời ngân hàng sẽ mở cho các đơn vịcác tài khoản tương ứng để thuận tiện trong việc sử dụng
- Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền rabất kỳ lúc nào và ngân hàng luôn có nghĩa vụ phải thoả mãn các nhu cầu đó.Loại tiền gửi này có mục đích chính là để thanh toán
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, mặc dù việc gửi và rút có thể thực hiệnvào bất kỳ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước nhưng trên thực tế luôn có
sự chênh lệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi và rút tiền, cho nên tạimỗi ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn và ngân hàng cóthể sử dụng để cho vay Lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, thậm chí cónhững khoản tiền gửi ngân hàng không phải trả lãi Cho nên nguồn vốn nàygiúp cho ngân hàng hạ thấp giá mua vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh trongcho vay và đầu tư
- Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền
Về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đã thoả thuận,nhưng trên thực tế để thu hút loại tiền gửi này có thời hạn dài, các ngân hàngthường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ được lãi suấtkhông kỳ hạn hoặc hưởng lãi suất tương ứng theo loại kỳ hạn nhất định dongân hàng định
Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hang chủ động trong quá trình
sử dụng Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàng
Trang 18thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi
ở các đơn vị, mỗi kỳ hạn có một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳhạn càng dài thì lãi suất càng cao
Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn bằng hình thức đi vay cácngân hàng thương mại khác và các tổ chức tín dụng Loại vốn này lãi suất cólúc cao hơn lãi suất từ các nguồn tiền gửi hay huy động từ dân cư Tuy nhiên,
nó cũng hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu dự trữ, chi trả cấp bách và trongnhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngânhàng thương mại Các ngân hàng có thể vay mượn mà không cần phải đảmbảo hoặc được đảm bảo bằng chứng khoán của kho bạc
c) Vốn huy động khác
Đây là những nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập được khi thực hiện chứcnăng làm trung gian thanh toán hoặc làm đại lý, tiếp nhận vốn tài trợ uỷ thácđầu tư
Vốn trong thanh toán được tạo lập từ các tài khoản mở thư tín dụng, tàikhoản bảo lãnh…mà chưa đến hạn thanh toán, thực hiện nghiệp vụ đại lý, tiếpnhận vốn tài trợ uỷ thác đầu tư thì Ngân hàng thương mại cũng tạo lập mộtlượng nguồn vốn nhất định …
1.2.2.2 Theo hình thức huy động
a) Vốn huy động qua tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngânhàng thương mại Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng để ngân hàng thực hiệncác nghiệp vụ tín dụng là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngânhàng Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại hình tiền gửi khác nhau và mỗi công
cụ huy động tiền gửi mà ngân hàng đưa ra đều có nhưng đặc điểm riêng Đểgia tăng lượng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền
Trang 19có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hìnhthức huy động phong phú:
Tiền gửi không kỳ hạn: ( tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi phát séc )
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào để đápứng nhu cầu sử dụng, ngân hàng phải có trách nhiệm thoả mãn nhu cầu đócủa khách hàng vào bất cứ lúc nào khi khách hàng yêu cầu dù ngân hàng đanggặp khó khăn về vốn hay thị trường đang không ổn định gây bất lợi cho ngânhàng
Qua nghiệp vụ này cả khách hàng và ngân hàng cả hai bên sẽ đều cólợi Đối với khách hàng, nhờ gửi tiền vào ngân hàng mà thu được lãi tiền gửi,nhưng vẫn có thể rút tiền bất cứ lúc nào hoặc khi thực hiện các dịch vụ tiệnlợi của ngân hàng như thanh toán bằng chuyển khoản Còn đối với ngân hàngthì tiền gửi thanh toán như một khoản nợ mà ngân hàng sẽ phải trả cho kháchhàng gửi tiền vào bất cứ lúc nào họ yêu cầu, nếu chậm trễ hoặc không đầy đủcoi như ngân hàng vi phạm thoả thuận và phải chịu phạt theo quy định củaluật pháp Ngân hàng có thể sử dụng loại tiền gửi thanh toán này để cho vay,tuy nhiên việc cho vay phải có mức độ, phải có dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời,đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và chấp hành quy định của Ngân hàng nhànước
Tiền gửi có kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào ngân hàng có sự thoả thuậngiữa ngân hàng và khách hàng về lãi suất tiền gửi và thời hạn rút tiền Thôngthường ngân hàng quy định khách hàng không được rút tiền trước thời hạn;Tuy nhiên do áp lực cạnh tranh hiện nay các ngân hàng vẫn phải chấp nhậncho khách hàng rút ra trước hạn nhưng người gửi chỉ được hưởng lãi suất thấphơn lãi suất đã thoả thuận ban đầu hoặc chịu một mức phạt nhất định tuỳthuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại tiền gửi có kỳ hạn
Trang 20Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định và ngân hàng cóthể sử dụng loại tiền gửi này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh.
Do đó để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các ngân hàng thường đưa ranhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng.Với mỗi kỳ hạn ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyêntắc: kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao và với nhiều điều khoản hấpdẫn khách hàng để tạo sự khác biệt
Tiền gửi tiết kiệm
Là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng Khi gửi tiền vàoNgân hàng, người gửi tiền được nhận sổ tiết kiệm, đó là chứng từ đảm bảotiền gửi, là giấy chứng nhận khách hàng đã tiền gửi vào ngân hàng và người
có sổ tiết kiệm có thể mang sổ này đến ngân hàng cầm cố để vay vốn
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng có 2 loại đó là: Tiết kiệm có kỳ hạn
và tiết kiệm không có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền tiết kiệm mà kháchhàng có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngânhàng với mục tiêu nhờ ngân hàng giữ hộ tiền là chủ yếu Với tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn ngân hàng chỉ trả cho người gửi tiền lãi suất bằng lãi suấttiền gửi thanh toán Nguồn vốn này mang lại cho ngân hàng nguồn lợi caohơn vì lãi suất thấp, tuy vậy nguồn vốn này không ổn định mà thường xuyênbiến động
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là nguồn vốn mang tính ổn định caonên ngân hàng rất chú trọng huy động nguồn vốn theo hình thức này CácNgân hàng thương mại nhà nước thường đưa ra nhiều loại sản phẩm với cácloại kỳ hạn khác nhau như loại 1, 2, 3 tháng đến 1, 2, 3 năm…nhằm thu hútngày càng nhiều hơn nguồn vốn đầy tiềm năng này
Trang 21Mỗi lần gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn ngân hàng phải giao cho kháchhàng một sổ tiết kiệm có kỳ hạn, một người gửi nhiều lần thì ngân hàng phảiphát hành nhiều sổ tiết kiệm và người gửi tiền phải lưu giữ và bảo quản nhiều
sổ tiết kiệm đó, đối với ngân hàng sẽ chi phí cao hơn trong việc in ấn sổ tiếtkiệm, khó khăn trong việc hạch toán và theo dõi; đối với khách hàng thì việcbảo quản cũng không thuận lợi lại không được mua bán chuyển nhượng trênthị trường đồng thời không được hưởng các dịch vụ ngân hàng từ tài khoảntiết kiệm này
b) Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá
Trái phiếu ngân hàng : Là một trong nhiều công cụ vay nợ dài hạn trên thị
trường vốn Nguồn vốn này mang tính ổn định cao về thời gian sử dụng do đó
nó cho phép ngân hàng có được lượng vốn dài hạn để thực hiện các dự án đầu
tư dài hạn Tuy vậy lãi suất lại phụ thuộc vào thời gian huy động trái phiếu,thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại
Kỳ phiếu ngân hàng : Là hình thức huy động vốn có ưu thế hơn so với trái
phiếu vì kỳ hạn ngắn hơn và thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, nóđược sử dụng tuỳ vào tình hình cụ thể của vốn ngân hàng Đây là công cụ cótính lỏng cao, dễ chuyển nhượng thành tiền mặt khi cần cho nên nó được cácnhà đầu tư rất ưa thích
Chứng chỉ tiền gửi : Là một giấy biên nhận có hưởng lãi, xác nhận về
khoản vốn gửi tại ngân hàng Khi Ngân hàng thương mại phát hành chứng chỉtiền gửi nhằm vay tiền mặt trên thị trường, chứng chỉ là giấy xác nhận khoảnvay này Như thế, nó là phiếu nợ, là phiếu vay tiền do các Ngân hàng thươngmại phát ra Trước đây, lãi suất của chứng chỉ tiền gửi là cố định, hiện nay cácchứng khoán này mang lãi suất thoả thuận, tức là nó có thể thay đổi theo điềukiện của thị trường Đây cũng được coi như là một loại tiền gửi của kháchhàng nhưng khác ở chỗ nó chỉ có thể đổi thành tiền khi đến hạn, nên nó tạo
Trang 22cho ngân hàng một nguồn vốn khá ổn định, giúp ngân hàng chủ động hơntrong kinh doanh Chứng chỉ này trở thành loại đầu tư ngắn hạn hấp dẫn nhấtđối với các nhà kinh doanh và hộ gia đình, vì nó được sử dụng và chấp nhậnkhông khác gì séc hay tiền mặt mà có lãi suất, trong khi séc và tiền mặt không
có lãi suất
1.2.2.3 Theo thời gian huy động
Việc phân loại vốn theo thời gian có thể giúp cho ngân hàng có thể chủđộng được hoạt động tín dụng của mình Tuỳ theo kỳ hạn tương ứng mà ngânhàng có thể đề ra các giải pháp cụ thể để điều chỉnh nguồn vốn của mình
a) Vốn huy động ngắn hạn: Là những khoản tiền có thời hạn dưới 1
năm mà ngân hàng áp dụng để huy động vốn ngắn hạn trên thị trường Đểthoả mãn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng có thể chia nhỏ từng kỳ hạnthành nguồn 3, 6, 9, 12 tháng với mức lãi suất phù hợp và thấp hơn so với loại
có kỳ hạn dài hơn Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổngnguồn vốn huy động được của ngân hàng
b) Vốn huy động trung hạn: Để phục vụ chủ yếu cho các khoản vay
trung hạn, các Ngân hàng thương mại đã tạo ra các sản phẩm với các mức kỳhạn từ 1 đến 5 năm Do thời gian huy động khá dài cho nên nguồn này khôngđược nhiều sự ưa chuộng của khách hàng Vì nguồn vốn này đóng vai trò râtquan trong trong hoạt động kinh doanh của mình, cho nên ngân hàng cần phảithực hiện có hiệu quả các giải pháp để thu hút được nhiều hơn nguồn vốn này
c) Vốn huy động dài hạn: Là những khoản tiền mà ngân hàng huy động
có thời hạn từ 5 năm trở lên, được dùng cho các dự án đầu tư dài hạn mangtính khả thi Đây là nguồn vốn ổn định mà ngân hàng huy động nhưng cácngân hàng cũng phải trả mức lãi suất cao hơn cho những khoản vốn này
1.2.2.4 Phân theo loại tiền
a) Vốn huy đ ộng bằng VN Đ : Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ
thông qua tất cả các hình thức huy động khác nhau với các mục đích sử dụng
Trang 23khác nhau Trong nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huyđộng bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn củangân hàng Bởi vì: Trong các kênh để dành và tiết kiệm như mua vàng và cấttrữ ngoại tệ trong nhà và gửi đồng Việt nam vào ngân hàng thì kênh đầu tưvào tiền gửi ngân hàng là sự lựa chọn tối ưu và minh bạch hơn cả Bởi vì đầu
tư vào vàng quá nhiều rủi ro bởi biến động giá bất thường Mua ngoại tệ đểcất trữ trong nhà thì rõ ràng bị thiệt vì tỷ giá USD/VNĐ ít biến động Nhiềungười lựa chọn gửi USD vào ngân hàng nhưng xu hướng chung nhiều nguờivẫn thích gửi nội tệ bởi vì so với gửi nội tệ, lãi suất gửi USD chỉ bừng 1/2thậm chí thấp hơn so với gửi đồng Việt Nam do đó tốc độ tăng tiền gửi nội tệvẫn cao hơn tiền gửi ngoại tệ
b) Vốn huy đ ộng bằng ngoại tệ: Ngoài huy động bằng VNĐ, ngân
hàng cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ nếu quy ra VNĐ cũng chiếm
tỷ trọng khá lớn trong hoạt động của ngân hàng Mục đích huy động vốn bằngngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng nhưcác hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng cũng như của ngân hàng
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Những nhân khách quan thuộc về môi trường bên ngoài ngân hàngthương mại, các ngân hàng thương mại chỉ có thể nhận biết và tìm cách hạnchế tác động tiêu cực của chúng mà không thể thay đổi các nhân tố này được
1.3.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội
Một nền kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngânhàng Nền kinh tế được coi là ổn định khi lạm phát được kiểm soát, không códấu hiệu của khủng hoảng hay suy thoái, mức sống của người dân được bảođảm…Khi đó đời sống của người dân ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, nguồn vốn sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn Với một nền kinh
Trang 24tế ổn định, giá cả hàng hoá - dịch vụ cũng như sức mua của đồng tiền tạo chongười dân cảm giác tin tưởng thì họ mới an tâm gửi tiền vào ngân hàng.Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái hay có lạm phát cao thì người dân sẽ có
xu hướng giữ tiền mặt hoặc mua vàng hay ngoại tệ mạnh để dự trữ
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay suy thoái…hoạt động huyđộng vốn còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bànhoạt động, thu nhập trung bình của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong địabàn…Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư
và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn cácngân hàng hoạt động ở địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi Mức thu nhậpcủa dân cư cũng là tác nhân quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy được,điều này có thể dễ dàng thấy được rằng nếu như người dân có thu nhập tươngđối cao, sau khi đã chi trả cho các nhu cầu của cuộc sống mà vẫn còn lại mộtkhoản tiền thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng
Ngoài ra còn một yếu tố đó là thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của ngườicủa người dân Ví dụ như Việt Nam là một quốc gia mà người dân vẫn quengiao dịch bằng tiền mặt, một phần là do trình độ khoa học công nghệ, luậtpháp ở Việt nam chưa đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán qua chuyển khoảnnhưng nhìn chung tâm lý của người Việt Nam vẫn “thích” tiền mặt hơn là sửdụng các loại dịch vụ ngân hàng và điều này cũng làm giảm hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng nhất là trong lĩnh vực thanh toán
Trang 25thể tạo ra một tác động to lớn với nền kinh tế Tình hình chính trị ổn định tạođiều kiện cho kinh tế vận hành trôi chảy và ổn định Nếu tình hình chính trịbất ổn sẽ tạo ra tâm lý hoang mang trong dân cư, việc họ rút tiền ồ ạt hoặcchuyển tiền ra các ngân hàng nước ngoài là điều hoàn toàn có thể xảy ra Ngoài các yếu tố chính trị, hoạt động ngân hàng còn chịu sự chi phối củahành lang pháp lý bao gồm thể chế trong và ngoài quốc gia (đối với các ngânhàng có phạm vi hoạt động mở rộng ra ngoài biên giới ) Như chúng ta đãbiết, ngân hàng là một ngành có ảnh hưởng quan trọng đối với cả nền kinh tế,hoạt động của ngân hàng còn mang tính xã hội hoá cao Do đó, sự sụp đổ củamột ngân hàng sẽ kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của cả hệ thống ngân hànggây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, thậm chí gây ra khủng hoảng kinh
tế Vì vậy, ngân hàng cần phải được quản lí chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránhhậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế Khung pháp lý áp dụng đối với ngành ngânhàng cần phải đảm bảo mức độ an toàn cho các ngân hàng, ngăn ngừa ngânhàng tham gia vào các vụ đầu tư và hoạt động mạo hiểm có thể ảnh hưởngđến quyền lợi của khách hàng Pháp luật về ngân hàng thông thoáng sẽ tạođiều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt các chức năng của mình và kinh doanh
có hiệu quả Một môi trường pháp lí không rõ ràng minh bạch, nhiều trở ngạicho nhiều hoạt động ngân hàng chắc chắn sẽ gây ra khó khăn cho các Ngânhàng thương mại trong quá trình hoạt động của mình Bên cạnh các quy địnhcủa pháp luật còn phải nhắc đến các quy định của Ngân hàng nhà nước đốivới hoạt động của Ngân hàng thương mại Quy định về quy mô các khoảnvay, về điều kiện tín dụng, phát hành các loại giấy nợ…đều gây ra ảnh hưởngtới hoạt động của ngân hàng thương mại
1.3.1.3 Các nhân tố thuộc về khách hàng
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàngthương mại đó là những người gửi tiền vào ngân hàng, người vay tiền và các
Trang 26khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng Khách hàng vừa là nguồn cung
về vốn tín dụng đồng thời cũng là nguồn cầu vốn vay Với tư cách là bên cung
về vốn tín dụng, họ mong nhận được từ ngân hàng một khoản lãi từ tiền gửi,dịch vụ liên quan Vì chất lượng tạo vốn phụ thuộc vào cả 3 yếu tố kháchhàng, ngân hàng và uy tín của ngân hàng Ngân hàng có uy tín càng cao thìcàng thu hút được càng nhiều khách hàng đến với mình Trong môi trườngcạnh tranh như hiện nay, khách hàng càng có nhiều cơ hội lựa chọn hình thứcđầu tư của mình Họ chỉ tìm đến địa chỉ để gửi hay để vay tiền ở những nơi họthấy thuận tiện nhất Trong điều kiện ít có sự khác biệt như hiện nay nếu ngânhàng nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với thái độ thân thiện, thủ tụcđơn giản sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt tạo điều kiện cho hoạt độnghuy vốn được thuận lợi, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ cao
1.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi
và cạnh tranh được coi là động lực của sự phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào.Ngày nay, môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốcliệt khi thị trường tài chính ngày càng đa dạng, phức tạp do có sự tham giacủa nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Để cạnh tranhđược với các đối thủ các ngân hàng phải nghiên cứu kỹ các điều kiện thịtrường và đưa ra mức lãi suất phù hợp, cải tiến chất lượng phục vụ…
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng làyếu tố cạnh tranh đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huyđộng vốn nói riêng Sự phát triển của những thị trường này đã giúp người dânngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức đầu tư Để làm cho tài sảncủa mình sinh lời họ không nhất thiết phải gửi tiền vào ngân hàng mà họ có thểđầu tư vào bất động sản hay chứng khoán…Thậm chí, những thị trường nàycòn mở ra cho họ những cơ hội có thu nhập cao hơn đầu tư vào ngân hàng
Trang 27Vì vậy cạnh tranh vừa là thách thức vừa là cơ hội thúc đẩy sự phát triển
và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụthể Chiến lược kinh doanh cần được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xácđịnh vị trí hiện tại của mình trong hệ thống ngân hàng, thấy được điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môitrường kinh doanh trong tương lai Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, cácnguồn lực được khai thác tối đa thì huy động vốn của ngân hàng sẽ phát huyhiệu quả cao nhất
Hệ thống chính sách liên quan đến huy động vốn bao gồm:
Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, chi phí dịch vụ được gọi chung
là chính sách giá cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính
Các chính sách liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tiền gửi của ngânhàng Nhóm chính sách này thể hiện chất lượng các loại sản phẩm dịch vụcung ứng : chất lượng tài khoản, kỳ hạn, các dịch vụ liên quan…
Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp khách hàng để thấy đượchình ảnh của ngân hàng Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, hệ thống thanhtoán được bố trí một cách khoa học là những điều cần thiết để giữ vững kháchhàng truyền thống và có thêm khách hàng mới
1.3.2.2 Uy tín của ngân hàng
Uy tín là tài sản vô hình quý giá của Ngân hàng thương mại đặc biệt làtrong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, không phải bất cứ ngân hàng nàocũng có uy tín mà nó được tạo dựng lâu dài trong quá trình hoạt động Kháchhàng bao giờ cũng tìm đến ngân hàng có uy tín cao để gửi tiền với hy vọngngân hàng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình và hạn chế rủi ro Thậm
Trang 28chí, ngân hàng có uy tín đưa ra mức lãi suất thấp hơn đôi chút so với các ngânhàng khác nhưng người gửi tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó Ngân hàng có uytín bao giờ cũng thu hút được nhiều khách hàng hơn những ngân hàng khác.
Vì vậy, ngân hàng lớn sẵn có uy tín trong nhiều năm sẽ có ưu thế trong huyđộng vốn và giúp ngân hàng có khả năng ổn định lượng vốn huy động, tiếtkiệm chi phí huy động Uy tín không chỉ ảnh hưởng tới quá trình huy độngvốn mà còn ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của ngân hàng
1.3.2.3 Lãi suất huy động vốn và cho vay
Đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp, họ gửi tiền vào ngân hàngvới mục đích thanh toán thì lãi suất không phải là vấn đề mà họ quan tâm lớnnhất Điều mà họ quan tâm lớn nhất đó là việc sử dụng các dịch vụ từ ngânhàng và loại tiền gửi này gọi là tiền gửi không kì hạn Bên cạnh tiền gửikhông kì hạn thì vốn huy động của ngân hàng bao gồm cả tiền gửi có kì hạncủa các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư Bộ phận tiền gửi nàygửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi nên lãi suất là vấn đề mà họ rấtquan tâm và bộ phận tiền gửi này rất nhạy cảm với lãi suất
Để tạo được nhiều vốn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, cácNgân hàng thương mại phải có chính sách lãi suất hợp lý sao cho lãi suất huyđộng vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền vừa phù hợp với lãi suất cho vay.Hiện nay, một số ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền
đã sử dụng chính sách lãi suất rất linh hoạt, chia nhỏ lãi suất theo thời hạnkhác nhau Tuy nhiên, sự tăng giảm này chỉ giới hạn trong một biên độ nhấtđịnh vì nó phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi
1.3.2.4 Mạng lưới phục vụ và các hình thức huy động vốn
Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với trung tâm thươngmại thì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn Mạng lưới huy động của các ngânhàng thường được thể hiện thông qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm, Phònggiao dịch Khi công chúng có tiền nhàn rỗi họ thường tới quỹ tiết kiệm gần
Trang 29nhất để gửi tiền Mạng lưới huy động rộng rãi sẽ tạo điều kiện thu hút tiền gửitiết kiệm của nhân dân Do vậy việc mở thêm điểm giao dịch là quan trọnghàng đầu nhưng vị trí đặt ở đâu để huy động vốn hiệu quả nhất còn quan trọnghơn Thông thường các chi nhánh thường được mở ở mặt đường quốc lộ, nơiđông dân cư để thuận tiện cho người dân gửi tiền.
Để thu hút tối đa các nguồn lực trong nền kinh tế thì Ngân hàng thươngmại phải đa dạng hoá các hình thức huy động Hình thức huy động càngphong phú thì ngân hàng càng dễ huy động và các nguồn huy động được cũngphong phú hơn
1.3.2.5 Trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng
Con người vẫn là yếu tố quyết định đến việc thành bại của một ngânhàng; chính con người gây dựng uy tín của ngân hàng với khách hàng Mộtngân hàng với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao với tác phong làmviệc vui vẻ, lịch sự, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo sẽ gây ấn tượng tốt đẹpvới khách hàng Đặc biệt nhân viên giao dịch được coi là “bộ mặt” của ngânhàng, hình ảnh của họ trong mắt khách hàng phản ánh hình ảnh của ngânhàng Khách hàng có quyền lựa chọn, vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào làm
họ hài lòng nhất để gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác do ngânhàng cung ứng
Đối với nhà quản lí thì năng lực và trình độ của họ là yếu tố quyết địnhhàng đầu đến tất cả hoạt động của ngân hàng trong đó có huy động vốn
Vì vậy, con người với khả năng và trình độ ngày càng khẳng định vị trícủa ngân hàng trong nền kinh tế thị trường và đó chính là nhân tố cạnh tranhkhông thể thiếu được trong hoạt động của mỗi ngân hàng
1.3.2.6 Trình độ công nghệ ngân hàng
Trang thiết bị cũng là một nhân tố không thể thiếu được để không ngừngnâng cao hiệu quả huy động vốn Trong những năm qua nhờ tiến bộ của côngnghệ thông tin đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ mới có liên quan đến hoạt động
Trang 30của ngân hàng như máy rút tiền tự động ATM, dịch vụ ngân hàng tại nhà, hệthống thanh toán điện tử…Như vậy, một ngân hàng được trang bị đầy đủ cáctrang thiết bị công nghệ hiện đại, phù hợp với năng lực và khả năng tài chính,phạm vi, quy mô hoạt động sẽ giúp cho sự thành công của hoạt động ngânhàng Do đó, ngân hàng sẽ kịp thời phục vụ yêu cầu của khách hàng về tất cảcác mặt dịch vụ một cách chính xác, nhanh chóng và chi phí hợp lí.
Trang 31CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ
Đến cuối năm 2006, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Nội có 11 phòng ban và 11 chi nhánh cấp 2 trực thuộc và 38phòng giao dịch hoạt động theo quy chế 454/QĐ/HĐQT - TCCB ngày 24tháng 12 năm 2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và các Phó giám đốc trực tiếp quản lý điềuhành toàn diện hoạt động kinh doanh tại trung tâm và các chi nhánh trực thuộc
Trang 32MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HÀ NÔI
GIÁM ĐỐC
THẺ
Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hà Nội
Trang 33Là một Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trên địabàn thủ đô Hà Nội, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Hà Nội lại thường xuyên có sự biến động,
Tháng 9 năm 1991, 7 Chi nhánh Ngân hàng huyện thị Mê Linh, HoàiĐức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàngiao về Vĩnh Phú và Hà Tây
Tháng 10/1995, có 5 Chi nhánh Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, TừLiêm, Gia Lâm trở thành đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam Lúc này Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Hà Nội chỉ hoạt động trong phạm vi nội thành Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đãnhận rõ trách nhiệm của mình trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nôngthôn, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành, đẩy mạnh sự nghiệp Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế Thủ đô Hà Nội Do đó, Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã tìm các giải pháp tích cựckhai thác được nhiều nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế màtrước hết là đầu tư cho nông nghiệp Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thịtrường, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nộitrước hết đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầuvốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn
Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm).Năm1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân.Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy
Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và Khu vực Tam Trinh.Năm 2001 thành lập thêm 10 phòng giao dịch trong các khu dân cư
Trang 34Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng TiềnPLAZA và 11 phòng giao dịch.
Năm 2004 thành lập 3 chi nhánh Hàng Đào, Nghĩa Đô và Chợ Hôm.Tháng 12 năm 2004 bàn giao 2 chi nhánh Chương Dương và Tây Hồcho NHNo &PTNT Long Biên và Quảng An
Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng
Đến cuối năm 2006 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Hà Nội có 11 chi nhánh cấp 2 và 38 điểm giao dịch với 398 lao động
Sau 18 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, Chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đi những bướcvững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăngtrưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác
Từ khi thành lập cho đến nay, các chi nhánh thực hiện đầy đủ các nghiệp
vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng, thanh toán quốc tế…đồng thời triển khaicác loại hình dịch vụ tiện ích phục vụ các thành phần kinh tế Có thể nói, việcphát triển màng lưới kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào kết quả hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Hà Nội trong những năm qua
Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Hà Nội
Vừa quản lý điều hành, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các chinhánh trực thuộc vừa trực tiếp kinh doanh tại trụ sở
Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tất cá các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong nước và ngoài nước trên địa bàn bằng đồng Việt Nam vàngoại tệ dưới nhiều hình thức linh hoạt
Trang 35Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thựchiện các hình thức huy động khác nhau theo quy định của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn
Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chínhquyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước theo quyđịnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt nam đồng và bằng ngoại
tệ đối với tất cả các thành phàn kinh tế để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
Thực hiện thu chi tiền mặt, cân đối điều hoà vốn cới các chi nhánhNHNo &PTNT trực thuộc
Thực hiện kinh doanh mua bán, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế và cácdịch vụ khác về ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng như dịch vụ thẻ, ATM,dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, bảo lãnh, L/C, két sắt, môi giới, cầm cốchứng từ có giá, vàng và bất động sản, thu chi hộ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiều hối,dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác
Thực hiện đầu tư dưới các hình thức hùn vốn kinh doanh và các hìnhthức khác với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế
Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra kiểm toán nội bộ và với các chinhánh ngân hàng trực thuộc
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội ( 2004 – 2006 )
Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Hà Nội đã tận dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn để gópphần phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
Hà Nội lần thứ XIV đề ra Với mục tiêu không ngừng hỗ trợ các thành phần
Trang 36kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng đã liên tục khai thácnguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng và nâng cấpmạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng đặc biệt đầu tư cho vay các doanh nghiệpngoài quốc doanh Ngoài ra, trong năm 2006 ngân hàng cũng không ngừng
mở rộng các loại hình dịch vụ, khai thác nguồn ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ, kịpthời nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, cung ứng ngoại tệ cho các doanhnghiệp trên địa bàn thủ đô Do đó sẽ là hợp lý khi phân tích kết quả hoạt độngkinh doanh chính – huy động vốn và tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội trong thời kỳ 2004-2006
2.1.2.1 Huy động vốn
Đến 31/12/2006, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội đã có nguồn vốn huy động 12.846 tỷ VND, tăng 1 245 tỷ so với năm 2005đạt 105% kế hoạch Trung ương giao
Trong đó: Tiền gửi VND đạt 11.487 tăng 1.406 tỷ so với năm 2005,chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động
Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi) đạt 1.358 tăng 362 tỷ sovới năm 2005, chiếm 15 % trong tổng nguồn vốn huy động
Thời kỳ 2004 – 2006 tuy có gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng Chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội luôn giữ vữngmục tiêu khinh doanh của mình, hoạt động huy động vốn đạt kết quả như sau:
Trang 37Bảng 1: Tỡnh hỡnh biến động nguồn vốn huy động thời kỳ 2004 -2006
Đơn vị: tỷ đồng
Nă
mChỉ tiờu
( Nguồn: Bỏo cỏo kết quả kinh doanh năm 2004-2006)
Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động
Biểu đồ trờn đõy cho thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng đỏng kể Năm
2004 nguồn vốn huy động đạt 9.276 tỷ, giảm 472 tỷ so với 2003 (- 4,8% ) Năm
2005 nguồn vốn đạt 11.601 tỷ, tăng 2.325 tỷ ( 25% ) so với năm 2004 Năm
2006 nguồn vốn huy động 12.846 tỷ, tăng 1.245 tỷ (13%) so với năm 2005
Để cú nguồn vốn trờn đõy, Chi nhỏnh Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏttriển Nụng thụn Hà Nội thường đó đa dạng hoỏ cỏc hỡnh thức huy động vốn
và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ớch đối với khỏch hàng gửi tiền phự hợp với
cơ chế thị trường, vừa huy động bằng VNĐ vừa huy động bằng ngoại tệ như
9276
11601
12846
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
Tỷ đồng
Năm
Tổng nguồn vốn huy động
Trang 38USD, EURO; áp dụng nhiều hình thức trả lãi như trả lãi trước, trả lãi sau, trảlãi hàng tháng, trả lãi hàng quý với nhiều hình thức huy động vốn như: tiếtkiệm, kỳ phiếu, tiền gửi, gửi góp, gửi bậc thanh…đồng thời chi nhánh đã chủđộng điều chỉnh linh hoạt lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốntrên địa bàn Không những thế phong cách giao dịch được thay đổi ngày càngtốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng.
2.1.2.2 Sử dụng vốn
Cho vay là chức năng kinh tế quan trọng hàng đầu của các Ngân hàngthương mại nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Hà Nội nói riêng Hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệuquả có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế của thủ đô HàNội, bởi cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sốngmới cho nền kinh tế
Trang 39Bảng 2: Tình hình cho vay theo th i h n c a Chi nhánh Ngân h ng Nôngời hạn của Chi nhánh Ngân hàng Nông ạn của Chi nhánh Ngân hàng Nông ủa Chi nhánh Ngân hàng Nông àng Nông
nghi p v Phát tri n Nông thôn H N i th i k 2004-2006ệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thời kỳ 2004-2006 àng Nông ển Nông thôn Hà Nội thời kỳ 2004-2006 àng Nông ội thời kỳ 2004-2006 ời hạn của Chi nhánh Ngân hàng Nông ỳ 2004-2006
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006)
Số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất( trên 70% ) Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêungắn hạn của cá nhân Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Hà Nội đã không ngừng củng cố, duy trì các mối quan hệ với khách hàngtruyền thống, nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng mới, đồng thời chú
Năm
Trang 40trọng đổi mới phong cách giao dịch, luôn cập nhật thông tin để tư vấn thịtrường trong và ngoài nước cho khách hàng…Điều này giúp cho ngân hàngvừa tránh được rủi ro về tín dụng, vừa đảm bảo được khả năng thanh toán Cho vay ngắn hạn vừa giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro về tíndụng và lãi suất vừa đảm bảo khả năng thanh toán Những nỗ lực đó đã làmcho hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều biến chuyển đáng kể Cụthể: Năm 2004 doanh số cho vay chỉ có 3.710 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006
đã lên tới 18.460 tỷ đồng (+239%) so với năm 2005
Đi đôi với việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu thì lượng vốn cho vay trung
và dài hạn cũng tăng nhanh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Nội đã đầu tư vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ, các hộ sản xuất để đổi mới công nghệ, sản xuất nhiều mặt hàng mới phục
vụ kinh tế, đời sống và xuất khẩu bằng nhiều hình thức cho vay trực tiếp vàđồng tài trợ, dư nợ cho vay ngắn hạn từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư
nợ có xu hướng giảm dần Cụ thể, năm 2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 62% tổng
dư nợ thì năm 2005 chỉ chiếm 60,6% tổng dư nợ; Năm 2006 chỉ còn là54,3%, thay vào đó là dư nợ trung dài hạn tăng dần phù hợp với nhu cầu đổimới công nghệ của nền kinh tế
Bên cạnh cho vay các dự án lớn tập trung, Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội còn mở rộng cho vay sinh hoạt đốivới công chức, viên chức, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng trong cácdoanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang nhằm ngóp phầnnâng cao đời sống vật chất của nhân dân Thủ đô
2.1.2.3 Các hoạt động khác
Thanh toán Quốc tế là một ưu thế lớn của Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Mặc dù, tỷ giá giữa các loại ngoại tệ