1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Quảng Bình

98 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 584 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTM 1.1 Vốn và hoạt động sử dụng vốn tại NHTM NHTM là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu, nó là bộ phận lớn nhất trong hệ thống trung gian tài chính với tổng tài sản có luôn có khối lượng đạt từ 70% đến 80% lưu lượng vốn, tỷ trọng chiếm khoảng 2/3 của toàn hệ thống. 1.1.1. Khái niệm về vốn tại NHTM: Sẽ không tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà không có vốn hoặc không đủ vốn. Vốn là một phạm trù rộng lớn bao gồm tiền tệ, vật tư, tài sản, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nhiều loại vốn hữu hình hay vốn vô hình khác như phát minh, sáng chế, bản quyền kinh doanh, trình độ công nhân, Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã chỉ rõ “Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần huy động nhiều nguồn vốn sẵn có với sử dụng vốn có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng”. Nhận thức đúng đắn về phạm trù vốn và ý nghĩa của nó là cần thiết trong hành động thực tiễn, mà trước hết là trong nghành tài chính ngân hàng – những nghành có vinh dự và trách nhiệm lớn trong việc tạo vốn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Có nhiều khái niệm về vốn tùy theo quan điểm của các nhà kinh tế với các gốc độ tiếp cận khác nhau. Gốc độ vĩ mô : Vốn có nguồn gốc được tích lũy từ lao động thặng dư, vì vậy vốn gắn liền với quá trình sản xuất của người lao động (MAC). Tuy nhiên theo Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 1 Khóa luận tốt nghiệp SAMUELSON vốn bao gồm hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó. Gốc độ doanh nghiệp : Vốn là số tiền ứng trước của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp được đầu tư vào một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích sinh lời. Gốc độ NHTM : Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. NHTM là một định chế tài chính thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, lấy tiền tệ làm sản phẩm kinh doanh, nó cách khác vốn tại NHTM là vốn bằng tiền. Vốn tại NHTM có quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại với các loại vốn hữu hình, vô hình. Điều này được khẳng định rõ nhất trong điều kiện nên kinh tế thị trường, một nền kinh tế mà ở đó quan hệ hàng hóa – tiền tệ được phát triển ở mức cao trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Thực chất, phần lớn vốn tại NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng, mà người chủ sở hữu gửi chúng vào ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng chỉ có quyền sở hữu, để rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khoảng thu nhập. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh tại các NHTM. * Phân loại vốn tại NHTM Vốn tại NHTM bao gồm : - Vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. - Vốn huy động. Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 2 Khóa luận tốt nghiệp - Vốn đi vay. - Vốn khác. Cụ thể: * Vốn tự có (Vốn chủ sở hữu) Vốn tự có là nguồn vốn mà ngân hàng có thể sử dụng một cách lâu dài và cho mọi mục đích như cho vay, đầu tư, mở chi nhánh,…và sử dụng gần như là vĩnh viễn. Vốn tự có được xem như cái đệm an toàn để chống đỡ cho sự sụt giảm giá trị các tài sản có. Để có thể bù đắp được sự sụt giảm của giá trị tài sản thì Ngân hàng sử dụng vốn tự có. Chính dưới gốc độ đó, vốn tự có là nhân tố để đánh giá sức mạnh của Ngân hàng. Khái niệm: Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu ngân hàng. Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ổn định của vốn tự có, ngân hàng có thể chủ động sử dụng vào các mục đích khác nhau. Vốn tự có bao gồm: - Vốn pháp định – Vốn điều lệ : Vốn pháp định : là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định. Vốn điều lệ : là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là vốn ban đầu mà Ngân hàng đem ký thác khi thành lập. Đối với NHTM Quốc doanh, vốn này do Ngân sách Nhà Nước cấp 100%. Khi mới thành lập Ngân hàng được cấp tối thiểu 50% số còn lại sẽ được cấp trong 5 năm tiếp theo. Ngoài ra theo quy định của Bộ Tài chính, hàng năm người ta sẽ trích từ lãi để bổ sung cho vốn điều lệ. Đối với các NHTM Cổ Phần, vốn điều lệ do các cổ đông Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 3 Khóa luận tốt nghiệp đóng góp, được bổ sung bằng hai cách : Bằng lợi nhuận không chia và bằng huy động thêm từ vốn cổ phần. Ngân hàng nào có vốn điều lệ càng thấp thì khả năng chống đỡ rủi ro càng kém - Vốn tự có bổ sung : + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của NHTM theo một tỷ lệ nhất định tùy theo luật Ngân hàng quy định, nhằm mục đích tăng cường số vốn tự có ban đầu. + Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ. + Ngoài ra, vốn tự có bổ sung còn bao gồm lợi nhuận chưa phân bổ hoặc các quỹ đặc biệt khác như quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định… Vốn tự có của các NHTM nhằm cung cấp một vùng đệm, bù đắp sự thua lỗ và cho phép các Ngân hàng tồn tại. Nếu xem xét vốn theo cách nhìn tĩnh tại, sự hiện hữu của vốn tự có nhằm cung cấp vùng đệm để bù đắp rủi ro thất thoát trong cho vay và đầu tư của Ngân hàng. Vì thế, theo kinh nghiệm nếu tỷ lệ vốn tự có so với tài sản Có bằng 5% thì tài sản có không được phép sụt giảm trên 5% về mặt giá trị trước khi tổ chức Ngân hàng này chính xác mất khả năng thanh toán. Hoặc tỷ lệ này là 10% thì mức sụt giảm có thể tăng tương ứng. Vốn tự có còn nhằm cung cấp sự đảm bảo đối với khách hàng gửi tiền không có đảm bảo và những chỉ nợ khác về khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong môi trường kinh tế khắc nghiệt. Tiếp đến vốn tự có sẽ bù đắp các khoản lỗ cho đến khi thu nhập phát sinh và được giữ lại để tạo thành thu nhập bổ sung. Như vậy vốn tự có của ngân hàng có một vai trò rất quan trọng. * Vốn huy động: Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 4 Khóa luận tốt nghiệp Khái niệm : Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn ( tiền gửi có kỳ hạn ) hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn (tiền gửi không kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn tiền gửi luôn luôn biến động, nên ngân hàng không cho phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Hoạt động chủ yếu của NHTM là huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội để tiến hành cho vay và đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận, tiếp nhận các loại tiền gửi với số lượng nhiều ít khác nhau, với mọi thời hạn, đa dạng hóa thời gian gửi tiền không kỳ hạn, có kỳ hạn, ngắn hạn, dài hạn. Thành phần vốn huy động : - Tiền gửi : Trong tổng nguồn vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất, thông thường hiện nay là trên 70% + Tiền gửi không kỳ hạn : là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi. Gồm : • Tiền gửi thanh toán : là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 5 Khóa luận tốt nghiệp • Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy : là khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tích chất phục vụ thanh toán. + Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Mục đích chính của loại tiền gửi này là lãi suất mà khách hàng có thể được hưởng. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. - Tiền gửi tiết kiệm : Là loại tiền gửi nhằm mục đích vừa an toàn vừa sinh lãi, chủ yếu phổ biến ở khu vực cá nhân tiêu dùng. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm cơ bản sau : TGTK không kỳ hạn (Có thể rút ra bất kể khi nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác) và TGTK có kỳ hạn (có thỏa thuận về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn). - Các nguồn huy động khác : Bên cạnh các nguồn huy động chính là tiền gửi, NHTM còn sử dụng nhiều công cụ khác như : Phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Trong đó, chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định; trái phiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn. Hai loại phiếu nợ trên được ngân hàng phát hành từng đợt, tùy theo mục đích với sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương hoặc hội đồng chứng khoán Quốc gia. Như vậy vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù phạm vi sử dụng vốn huy động của các NHTM bị hạn chế so với vốn tự có, song nếu các NHTM sử dụng tốt số vốn này thì không những nguồn lợi của ngân hàng được tăng mà còn tạo ra cho ngân hàng có được uy tín ngày càng cao. Qua đó tạo cho ngân hàng mở rộng được vốn và góp phần mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 6 Khóa luận tốt nghiệp * Vốn đi vay: Khái niệm: Vốn đi vay là quan hệ vay vốn giữa NHTM và NHTW, hoặc giữa các NHTM với nhau hay các tổ chức tín dụng khác, vốn này dùng để bổ sung vào vốn hoạt động khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động. Tùy theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, vốn vay NHTW được chia thành các loại: Vốn vay ngắn hạn bổ sung, vay để thanh toán và vay để tái cấp vốn. - Vay vốn ngắn hạn bổ sung : là hình thức các NHTM xin vay vốn bổ sung vốn ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, các NHTM chỉ được vay khi còn hạn mức tín dụng và trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận. - Vốn vay để thanh toán : các NHTM vay NHTW nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán giữa các ngân hàng. - Tái cấp vốn : NHTW cho NHTM vay trên cơ sở chứng từ có giá. Các chứng từ này phải là các chứng từ có chất lượng, tức phải thỏa mãn những điều kiện : hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo an toàn. Gồm hai hình thức : + Cho vay tái chiết khấu : NHTW nhận các chứng từ có giá mà các NHTM đã chiết khấu trước đây để thực hiện các nghiệp vụ giống như NHTM đã làm + Cho vay có đảm bảo : Là hình thức các NHTM đem các chứng từ có giá đến NHTW để làm đảm bảo xin vay vốn. * Vốn khác Vốn khác là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời được trích ra chờ sử dụng từ các tài khoản như : tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức,…mà ngân hàng có thể sử dụng nó vào kinh doanh. C. Vai trò của vốn đối với NHTM Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 7 Khóa luận tốt nghiệp Một là, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Trước hết NHTM cũng như bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải có vốn. Vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi vì, với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là điều kiện để kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. NHTM là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tài chính. Những ngân hàng nhiều vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Chính vì thế có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu trình kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức đủ vốn điều lệ theo Luật định, thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn, tức tạo vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Hai là, vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng phụ thuộc vào quy mô vốn của mỗi ngân hàng. Thông thường, nếu ngân hàng nhỏ thì có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn. Trong khi các ngân hàng lớn hoàn toàn có thể cấp những khoản tín dụng ở trong và ngoài nước thì ngân hàng nhỏ chỉ có thể cho vay hạn chế trong những phạm vi nhỏ hẹp. Điều này hạn chế khả năng mở rộng thị trường và thâm nhập vào thị trường mới. Ba là, vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường Thương hiệu và uy tín là một trong những điều trọng yếu nhất quyết định sự tồn tại, khả năng mở rộng quy mô hoạt động của NHTM. Điều này thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả ngay khi khách hàng cần. Khả năng thanh toán Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 8 Khóa luận tốt nghiệp càng cao thì chứng tỏ vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn (loại trừ các ảnh hưởng từ các nhân tố khác), khi quy mô vốn càng lớn, ngân hàng càng có khả năng mở rộng kinh doanh, uy tín ngày càng được củng cố, thanh thế trên thương trường càng lớn mạnh. Bốn là, vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thực tế qua bao thập kỷ của nhân loại cũng như bao năm hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam đã chứng minh : Quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, trình độ công nghệ và năng lực quản lý, điều hành cuả ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Vốn càng lớn thì khả năng thu hút thêm vốn càng dễ dàng, càng có thêm nhiều mối quan hệ để mở rộng tín dụng cả về quy mô, khối lượng, thời hạn và đối tượng khách hàng. Chính thế, doanh thu sẽ tăng lên nhanh chóng, lợi nhuận không ngừng tăng trưởng và nguồn vốn tự có được bổ sung ngày càng nhiều, năng lực tài chính của NHTM ngày càng được củng cố thêm vững mạnh. 1.1.2. Nội dung của hoạt động sử dụng vốn tại NHTM Là những nghiệp vụ thuộc tài sản có, phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm : 1.1.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra. Hoạt động này bao gồm : - Tiền mặt tại quỹ : Gồm tiền giấy, tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng (các NHTM ở Việt Nam thì mục này chiếm tỷ trọng khá cao từ 15% - 20%, do việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn nhiều hạn chế) Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 9 Khóa luận tốt nghiệp - Tiền gửi tại các nhân hàng khác : Thường là tiền gửi để thanh toán hộ, hoặc đổi lấy các dịch vụ khác. - Tiền gửi tại NHNN : Gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc (theo quy định của NHTW) và tiền gửi thanh toán của NHTM trong cùng hệ thống. Trong đó : + Tiền gửi bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHTW mà không được hưởng lãi, nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thời hạn tiền gửi, quy mô, tích chất hoạt động của NHTM. R = I * D Chú thích : R : Mức dự trữ bắt buộc i : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc D : Số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng dự trữ kỳ xác định Ở Việt Nam luật NHNN quy định tỷ lệ sự trữ bắt buộc từ 0% - 20% trên tổng số tiền gửi huy động được của các TCTD. Do đó,việc quyết định cụ thể là bao nhiêu trong từng thời kỳ phụ thuộc vào thống đốc NHNN muốn điều chỉnh nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ như thế nào. Thời gian qua, nền kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh mễ đến hầu hết các nước. Với mục đích thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Từ 1/3/2009, NHNN quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND của các TCTD. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng được điều Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền Líp TCDN A – K8 10 [...]... kiện đảm bảo cho NHTM tồn tại và phát triển Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền 31 Líp TCDN A – K8 Khóa luận tốt nghiệp Chương 2 Thực trạng sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình 2.1 Khái quát quá trình phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Quảng Bình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam... sử dụng vốn Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn so với tổng nguồn vốn Hệ số sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của NHTM càng cao và ngược lại Vốn tín dụng Hệ số sử dụng vốn = x 100% Tổng nguồn vốn Hệ số sử dụng vốn luôn nhỏ hơn 1 Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng đã không sử dụng tốt nguồn vốn Tuy nhiên nếu hệ số sử dụng vốn quá gần 1, hoạt động kinh doanh của ngân hàng. .. thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng Từ phân tích trên ta thấy tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM là sự cần thiết khách quan, vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn phải được chú trọng trong quá trình phát triển 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM 1.2.4.1 Nhân tố khách quan - Nhân tố kinh tế và quản lý vĩ mô: Về phương diện... vụ phát triển kinh tế Đất nước với mục tiêu “Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam” Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Bắc Quảng Bình Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền 32 Líp TCDN A – K8 Khóa luận tốt nghiệp - Địa điểm trụ sở chính: khu phố IV, thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - Quá trình thành lập: Trước năm 2006 là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh. .. cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng, cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư - Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần cũng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được... hỏi hoạt động phải có hiệu quả Trong đó hoạt động sử dụng vốn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM Vì vậy, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau: Sinh viên: Phan Thị Diệu Huyền 23 Líp TCDN A – K8 Khóa luận tốt nghiệp Thứ nhất, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn do yêu cầu hoạt động kinh doanh của NHTM Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM là nhằm đảm... suất lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư vốn đó Còn khi ngân hàng không nhấn mạnh yêu cầu về lợi nhuận mà nhấn mạng mục tiêu trước mắt là phải thu hút khách hàng và mở rộng đầu tư vốn thì tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là số lượng dự án đầu tư và số lượng khách hàng được đầu tư, … Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù phản ánh trình độ và khả năng sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất kết... trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế, làm tăng uy tín quốc gia - Ngân hàng là một trong những công cụ đển thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo từng nghành, từng lĩnh vực Nâng cao chất lượng sử dụng vốn trên cơ sở tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển. .. nguồn vốn xã hội, thiên nhiên, con người và kỹ thuật, nó đảm bảo trình độ cao nhất của sự thỏa mãn nhu cầu của hiện tại và tư ng lai không ngừng tăng lên của xã hội từ việc thực hiện đầu tư vốn này Việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn đối với NHTM không thể tách khỏi toàn bộ vấn đề hiệu quả kinh tế quốc dân Vì thế, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM phải gắn liền với tiêu chuẩn hiệu quả phát triển. .. nghiệp Mức độ hiệu quả của nền kinh tế quốc dân chịu ảnh hưởng không chỉ bởi hoạt động của việc sử dụng phương tiện đầu tư, mà còn do các nhân tố khác tác động như là việc sử dụng các nguyên liệu và năng lượng thích hợp nhất, sự phân công lao động quốc tế,…Vì thế trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM cần phải coi hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM có hiệu quả cao nhất là góp phần sử dụng kinh tế . tổng nguồn vốn. Hệ số sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của NHTM càng cao và ngược lại. Vốn tín dụng Hệ số sử dụng vốn = x 100% Tổng nguồn vốn Hệ số sử dụng vốn luôn nhỏ. đầu tư vốn thì tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là số lượng dự án đầu tư và số lượng khách hàng được đầu tư, … Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù phản ánh trình độ và khả năng sử dụng vốn nhằm. nghiệp - Vốn đi vay. - Vốn khác. Cụ thể: * Vốn tự có (Vốn chủ sở hữu) Vốn tự có là nguồn vốn mà ngân hàng có thể sử dụng một cách lâu dài và cho mọi mục đích như cho vay, đầu tư, mở chi nhánh, và sử

Ngày đăng: 17/07/2015, 20:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w