Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng bằng nhiều giải pháp hữu hiệu , nhanh nhạy, chủ động, Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình đã cùng với toàn hệ thống quán triệt thực hiện chính sách kinh
doanh “Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn”, đạt được những thành tựu được đánh giá cao.
Từ năm 2006 đến nay Ngân hàng ĐT&PT Quảng Bình liên tục được tặng bằng khen tập thể lao động xuất sắc do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trao tặng và công tác sử dụng vốn đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả đó. Tỷ trọng dư nợ ngày càng tăng với cơ cấu ngày càng được cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn liên tục tăng trưởng và phát triển, đặc biệt các chỉ số tài chính cơ bản như ROA, ROE…ở mức cao so với toàn hệ thống, lợi nhuận tăng trưởng cao, đều đặn.
Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình đã có kế hoạch hợp lý trong công tác sử dụng vốn làm sao để có được hiệu quả tốt nhất, luôn luôn quan tâm đến công tác đầu tư tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, cho đến công tác điều tra, khảo sát khách hàng, thẩm định các sự án theo yêu cầu và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, thẩm định kỹ càng trước, trong và sau khi thực hiện cho vay.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu cơ bản a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn tín dụng
Đối với các ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất, là hoạt động chủ yếu, mang tính đặc trưng cơ bản bao trùm. Hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào công tác huy động và cho vay vốn.
Từ năm 2006 trở về trước, BIDV đang thực hiện mô hình quản lý vốn nội bộ phân tán, vốn được quản lý tại mỗi chi nhánh, mỗi đơn vị có nhu cầu sử dụng vốn và tất cả chịu sự điều hành chung của Hội sở chính. Với cơ chế như vậy, mỗi chi nhánh hoạt động và điều hành vốn tại đơn vị mình một cách tương đối độc lập.
Chi nhánh chủ động quyết định việc huy động, cho vay trong phạm vi giới hạn được phép, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các phát sinh có liên quan. Trường hợp huy động của chi nhánh lớn hơn cho vay (chi nhánh thừa vốn), chi nhánh được gửi vốn tại Hội sở chính với mức chênh lệch lãi suất nhất định; trường hợp huy động của chi nhánh nhỏ hơn cho vay (chi nhánh thiếu vốn), chi nhánh đó sẽ vay vốn của Hội sở chính. Cùng với cơ chế “vay - gửi” giữa chi nhánh và Hội sở chính, để đảm bảo cân đối chung, trong năm kế hoạch mỗi chi nhánh được Hội sở chính xác định một hạn mức “vay” theo mục đích sử dụng như: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đặc biệt khác…
Với cơ chế “vay - gửi” này, đã phát sinh nhiều tồn tại vướng mắc trong quá trình tác nghiệp và đặc biệt ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của toàn hệ thống. Do đó, từ đầu năm 2007, việc triển khai dự án hiện đại hoá mà nền tảng là cung cấp hệ thống thông tin trực tuyến và tập trung về Hội sở chính cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đổi mới cơ chế quản lý vốn phân tán với những bất cập như trên sang cơ chế quản lý vốn tập trung. Với cơ chế này toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, xoá bỏ việc điều chuyển vốn bằng tiền trong hệ thống như hiện nay, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của từng chi nhánh và quan trọng là quản lý được các rủi ro trong công tác quản trị vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại nghiệp vụ cân đối vốn tại các đơn vị kinh doanh qua cơ chế “mua - bán” vốn.
Định giá chuyển vốn: là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ cơ chế “vay - gửi” vốn sang cơ chế “mua - bán” vốn, Hội sở chính thực hiện mua toàn bộ tài sản Nợ và bán tài sản Có cho các chi nhánh. Cùng với hoạt động “mua – bán” vốn, toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) được chuyển về Hội sở chính.
Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có) và nhận được lãi khi “bán” vốn cho Hội sở chính (tương ứng với Tài sản Nợ). Lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (giá chuyển vốn) do Hội sở chính xác định và định kỳ thông báo tới các đơn vị kinh doanh.
Giá chuyển vốn là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn tại Hội sở chính cũng như là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi đơn vị kinh doanh. Khi đó, hiệu quả hoạt động của chi nhánh sẽ được đánh giá thống nhất, bằng chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn.
Tình hình huy động vốn 2006-2008 Bảng 1 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) (+), (-) % so năm trước Thực hiện Tỷ trọng (%) (+), (-) % so năm trước Tổng nguồn vốn huy động 410,642 100 529,892 100 29,04 794,426 100 41,43
1. Theo đối tượng - Từ dân cư - Từ các tổ chức kinh tế 386,004 24,638 94 6 508,696 21,196 96 4 770,593 23,833 97 3
2. Theo loại tiền - VND - Ngoại tệ 324,407 86,235 79 21 402,718 127,174 76 24 635,541 158,885 80 20 3.Theo kỳ hạn - Ngắn hạn - TDH 253,038 90,341 78 22 423,914 105,978 80 20 611,708 182,718 77 23 Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng . Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động được là 529,892 triệu đồng tăng 119.25 triệu đồng với tốc độ tăng 29.04% so với năm 2006. Năm 2008 là 794,426 triệu đồng tăng 264,534 triệu đồng với tốc độ tăng 41.43%. Nhìn chung, tổng số vốn huy động của ngân hàng luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý là năm 2008, do những diễn biến phức tạp của thị trường, huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình có nhiều biến động mạnh.
Trong 8 tháng đầu năm, làm phát tăng cao, căng thẳng thanh khoản VND của hệ thống NHTM kéo dài, lãi suất liên tục được đẩy lên cao, thậm chí nhiều NHTMCP quy mô vừa và nhở đã đẩy lãi suất lên đến 19-20%/năm, sát giới hạn lãi
suất cho vay tối đa 150% LSCB (21%/năm). Huy động vốn của hệ thống NHTM có sự dịch chuyển dòng vốn giữa các ngân hàng do sự cạnh tranh lãi suất, đáp ứng nhiều điều kiện ưu đãi cho khách hàng (rút trước hạn, khuyến mại, tăng lãi suất tiền gửi khi chưa đến hạn…) làm ảnh hưởng đến tính ổn định của nền vốn.
Huy động vốn VND của Ngân Hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 và tháng 4 (thời điểm NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12%) và đạt kết quả tốt từ đợt huy động kết quả dự thưởng. Sau đó huy động vốn giảm dần cho đến cuối tháng 8, không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của tín dụng, toàn hệ thống BIDV đã sử dụng tốt đa DTTT thứ cấp (rút tiền gửi liên ngân hàng, bán trái phiếu, bán kỳ hạn GTCG qua nghiệp vụ thị trường mở) để đảm bảo thanh khoản và cân đối cho tín dụng.
4 tháng cuối năm chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của huy động vốn một phần từ chính sách tiền tệ nới lỏng dần nhằm gia tăng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng GDP sau thời kỳ khắc phục lạm phát, tránh suy thoái. Công tác nguồn vốn chuyển trọng tâm từ đẩy mạnh tăng trưởng để đảm bảo thanh khoản sang thực hiện huy động vốn với chi phí hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Trước kia, hệ thống NHĐT & PT VN áp dụng hạn mức cho vay theo hệ số k, tức là nếu chi nhánh huy động được 1 đồng thì sẽ được cho vay k đồng, khả năng cho vay của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn huy động được. Tuy nhiên hiện nay với cơ chế quản lý vốn tập trung, tất cả mọi khoản huy động được của chi nhánh sẽ được tự động “bán” cho NHTW theo giá chuyển vốn nội bộ (FTP), là lãi suất do Trung tâm - là bộ phận chịu trách nhiệm về việc điều hành vốn toàn ngành theo yêu cầu của Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có trong năm kế hoạch và theo sự phân công, điều hành của Ban Tổng giám đốc - công bố cho từng thời kỳ đối với việc "mua vốn" hoặc "bán vốn" giữa Trung tâm với các đơn vị kinh doanh. Còn mọi khoản cho vay của chi nhánh thì đều phải “mua” vốn từ NHTW theo FTP. NHTW xây dựng các hạn mức tín dụng, hạn mức và danh mục đầu tư, các hạn mức sử dụng vốn trong từng thời kỳ cho toàn hệ thống và từng chi nhánh. Quy mô tín dụng tối đa của hệ thống được quản lý theo số tuyệt đối và được phân bổ về các đơn vị kinh doanh căn cứ trên tổng hạn mức tín dụng và danh mục tín
dụng toàn hệ thống, tiềm năng phát triển trên địa bàn, chất lượng và hiệu quả tín dụng của chi nhánh.
Các chỉ tiêu cụ thể:
Chỉ tiêu 1: Dư nợ vay và tốc độ tăng dư nợ vay.
Bảng 2:
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thực hiện (+), (-) % so năm trước Thực hiện (+), (-) % so năm trước Thực hiện (+), (-) % so năm trước Tổng dư nợ 373,101 42,32% 560,846 50,32% 1.013,785 80,76% (Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng ĐT & PT Bắc Quảng Bình)
Nhận xét:
Năm 2007: Dư nợ tín dụng đạt 373,101 triệu đồng, tăng 187,745 triệu đồng, tương đương tăng trưởng 50.32% so với năm trước.
Năm 2008: Dư nợ tín dụng đạt 1,513,785 triệu đồng, tăng 648,765 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 80.76% so với năm 2007.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2006 – 2008 đạt trên 50%. Dư nợ tín dụng bằng VND chiếm 85% tổng dư nợ. Các chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng tín dụng đảm bảo trong giới hạn cho phép, không để xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Từ khi trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tháng 11 năm 2006, càng ngày chi nhánh càng chứng tỏ được tiềm năng của mình trong hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng dư nợ luôn duy trì ở tỷ lệ cao.
Theo quyết định 131/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 23 tháng 1 năm 2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh trong kế hoạch gói kích cầu 1 tỷ USD nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4% năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định; khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay và NHNN sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền hỗ trợ này cho các ngân hàng.
Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu hiện nay, ngày 05 tháng 02 năm 2009 NHĐT & PT Việt Nam đã có công văn số 0485/ CV – QLRRTD1 hướng dẫn triển khai Quyết định 131 của TTCP và thông tư 02 của NHNNVN về việc hỗ trợ lãi suất gửi các chi nhánh. Trên tinh thần đó , Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình đã từng bước tiến hành và thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Dự kiến tốc độ tăng dư nợ tín dụng sẽ còn cao trong những năm tiếp theo.
Chỉ tiêu 2 : Doanh số cho vay, thu nợ sau giải ngân.
Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà Ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm). Chỉ tiêu doanh số cho vay phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng trong thời kỳ đó, đồng thời nó cũng cho thấy được tình hình cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ta phân tích doanh số cho vay ngắn hạn để thấy được tình hình và cơ cấu cho vay của Chi nhánh.
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình)
Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 là 607,435 triệu đồng tăng 157,218 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 35%. Năm 2008 tăng 86% tương đương 522,047 triệu đồng. Chi nhánh được đặt tại trung tâm huyện Quảng Trạch, lại gần chợ Ba Đồn - Chợ trung tâm - nên chi nhánh phát huy hết lợi thế ưu đãi này để cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh buôn bán, hộ sản xuất lớn và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nuôi trồng thủy sản, phục vụ cho nhu cầu khai thác và nuôi trồng, nhiều cơ sở được đầu tư xây dựng hay áp dụng công nghệ mới để mở rộng quy mô sản xuất như: Nhà máy gạch ngói, nhà máy phân lân vi sinh, các cơ sở, sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống… chính vì vậy trong 3 năm vừa qua doanh số cho vay tăng lên rõ rệt.
Cùng mức tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng đạt được những kết quả tốt. Doanh số thu nợ là tổng số tiền cho vay được hoàn trả
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thực hiện Thực hiện (+), (-) % so năm trước Thực hiện (+), (-) % so năm trước Doanh số cho vay 745,217 1.253,352 68,19% 2.581,88
8
106,00%
Doanh số thu hồi nợ 634,272 1.065,60 7 68,00% 2.128,94 9 99,79% Tỷ lệ thu hồi nợ 85,11% 85,02% 82,46%
trong thời gian nhất định, do đó doanh số thu nợ phản ánh tình hình thu nợ của Ngân hàng và là cơ sở để xác định tốc độ chu chuyển của vốn tín dụng. Doanh số thu nợ thể hiện nguyên tắc thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi của tín dụng Ngân hàng. Khi phân tích doanh số cho vay chính là phân tích một giai đoạn hoàn thành của một quá trình cho vay, để từ đó thấy được những bất hợp lý, những tồn tại làm cho vốn cho vay ứ đọng và chậm luân chuyển. Từ đó tìm ra những giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cho vay trong thời gian tới. Công tác thu nợ được đặc biệt quan tâm, Chi nhánh đã chủ động ra kế hoạch thu nợ đến từng CBTD. Đây là biện pháp hết sức cần thiết bởi vì các CBTD dựa trên chỉ tiêu được giao, tùy thuộc vào tình hình đặc điểm của từng hộ gia đình, cá nhân sẽ có những biện pháp thích ứng