Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Quảng Bình (Trang 64)

a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn tín dụng

2.3.2.Tồn tại và nguyên nhân

a. Tồn tại :

Mặc dù hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh NHĐT & PT Bắc Quảng Bình đã đạt được những chỉ tiêu hiệu quả quan trọng đáng tin cậy nêu trên phục vụ cho nền kinh tế phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của NHĐT & PT Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn có những tồn tại và hạn chế:

Một là, vốn để cho vay và đầu tư trung, dài hạn tuy đã tăng nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế, trực tiếp là khách hàng vay vốn.

Mặc dù chi nhánh NHĐT&PT Bắc Quảng Bình được dùng vốn huy động ngắn hạn theo cơ chế tín dụng cho phép để cho vay trung dài hạn nhưng vốn này không ổn định do theo quy định thì nguồn vốn này không được cho vay quá 5 năm. Hơn nữa trong những trường hợp có biến động về tình hình kinh tế xã hội, những vốn huy động ngắn hạn sẽ biến động theo chiều hướng giảm, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư trung và dài hạn, hiệu quả tín dụng thấp.

Hai là, còn nhiều tình trạng thiếu đảm bảo nợ vay. Thiếu đảm bảo nợ vay sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.

Nguy cơ mất vốn xảy ra bất cứ lúc nào. Thiếu đảm bảo nợ vay thể hiện trên nhiều khía cạnh cả khách quan và chủ quan. Đánh giá tái sản đảm bảo nợ không đúng, do biến động giá cả về tài sản đó hoặc do cố ý làm sai lệch tài sản đảm bảo,…Theo cơ chế hiện hành các đảm bảo nợ tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình là các bảo đảm nợ vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh). Tuy nhiên việc đảm bảo nợ vay của các doanh nghiệp tại chi nhánh còn nhiều trường hợp thiếu hoặc không có. Việc không có đảm bảo nợ vay là một trong những lý do an toàn và hiệu quả tín dụng giảm.

Ba là, còn yếu kém trong thẩm định dự án đầu tư đối với đầu tư vốn tín dụng trung và dài hạn.

Đối với khâu thẩm định dự án để cho vay trung và dài hạn, cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thẩm định dự án. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tính khả thi của dự án.

Việc tính toán xác định thời gian cho vay phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án còn gò ép dẫn đến khó khăn cho người vay trong việc thực hiện cam kết

trả nợ ngân hàng. Khi thẩm định, chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình chưa thực sự quan tâm đến việc dự kiến thời gian cho vay dự án trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồi vốn. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ: quy hoạch phát triển kinh tế có liên quan đến dự án…Như vậy dễ dẫn đến thời hạn cho vay hoặc ra quyết định không đúng. Do đó hiệu quả tín dụng không được đảm bảo.

Bốn là, danh mục đầu tư, kinh doanh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vùng

Tuy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã xuất hiên thêm nhiều sản phẩm mới song vẫn chủ yếu tập trung vào hoạt đọng tín dụng còn các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán, liên doanh liên kết, cung cấp dịch vụ như thu hộ, chi hộ, đổi ngoại tệ…vẫn chưa được phát huy một cách sâu rộng và có hiệu quả. Đặc biệt tiềm năng du lịch của địa phương là rất dồi dào thì đây chính là danh mục sản phẩm sẽ mang lại khả năng sinh lời cao nhất, an toàn và tiềm năng hơn, nhất là dịch vụ tư vấn thuế và tư vấn đầu tư kinh doanh cũng như khả năng khai thác nguồn ngoại tệ.

Một danh mục đầu tư kinh doanh nghiêng hẳn về chỉ một mảng hoạt động sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro cho chi nhánh. Do đó, cần biết kết hợp hoạt động tín dụng với khai thác các dịch vụ đi kèm hiệu quả khác như : thuê két bạc, đổi tiền, cho thuê dịch vụ, tư vấn, bảo hiểm…

Năm là, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay thiếu thường xuyên và thiếu chặt chẽ dẫn đến khoản vay thiếu đảm bảo, dẫn đến hiệu quả tín dụng bị ảnh hưởng.

Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vẫn được chi nhánh cho vay, cho vay thiếu vật tư đảm bảo, đặc biệt việc thực hiện thế chấp còn nhiều sơ hở, hồ sơ thế chấp đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ mang tính chất hình thức, không đủ cơ sở pháp lý. Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức, như xem

xét thẩm định dự án trước khi cho vay thiếu những căn cứ khoa học, hiệu quả kinh tế thấp. Việc kiểm tra sau, kiểm tra vật tư đảm bảo không thường xuyên và mang tính chất hình thức đối phó cho đủ thủ tục quy định. Việc lưu giữ hồ sơ trong cho vay còn thiếu : Giấy phép kinh doanh, hợp đồng kinh tế, giấy tờ nhà đất thế chấp vay vốn, giấy nhận nợ, biên bản kiểm tra xử lý nợ vay…Khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi kiện sẽ gặp khó khăn.

Sáu là, xử lý tài sản thế chấp còn có nhiều khó khăn vướng mắc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn.

Hầu hết các khoản nợ quá hạn đều phải xử lý bằng tài sản thế chấp, nhưng việc bán tài sản hiện nay gặp nhiều khó khăn so không có người mua hoặc giá quá thấp, không thu hồi đủ nợ gốc. Đội ngũ cán bộ tín dụng là nòng cốt, song đội ngũ này còn ít và một số chưa đủ năng lực để đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới nghiệp vụ ngân hàng.

b. Nguyên nhân : - Khách quan:

+ Môi trường kinh tế :

Các hoạt động đầu tư vốn của chi nhánh NHĐT & PT Bắc Quảng Bình ít hay nhiều đều có quan hệ hữu cơ tới sự phát triển kinh tế. Mặc dù trong những năm vừa qua nền kinh tế luôn có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng tỷ lệ lạm phát lại thay đổi thất thường, lúc cao, lúc thiểu phát, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đang diễn ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi thành phần kinh tế. Giá các mặt hàng chiến lược đặc biệt là dầu thô và lương thực trên toàn thế giới đều tăng mạnh, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư của các nền kinh tế trong đó có Việt Nam.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái và có nhiều biến động phức tạp, khó lường, nước ta mới gia nhập WTO, còn ít kinh nghiệm thì vấn đề lạm phát là thông điệp thường xuyên đối với sự điều hành nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế trong cơ chế hội nhập.

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định, các chính sách chồng chéo , kém đồng bộ… gây nhiều trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của chính ngân hàng. Lĩnh vực xuất, nhập khẩu mặc dù được Nhà nước chú trọng quản lý nhưng trên thực tế vẫn phức tạp, cán cân thương mại quốc tế thường xuyên bị thâm hụt, cán cân thương mại quốc tế thường xuyên bị thâm hụt, tình trạng nhập siêu kéo dài với mức độ ngày càng cao dẫn đến sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, mất cân đối cung cầu, rối loạn giá cả.

Mặt khác, tuy hiện nay ở Việt Nam đã có một cơ quan, tổ chức có uy tín đứng ra quản lý vấn đề đánh giá và xếp loại tín dụng doanh nghiệp (CIC), song cơ quan này vẫn chưa đủ lớn mạnh để đủ khả năng cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các NHTM, chưa kể đến chi phí của nó rất cao, giới hạn loại hình, số lượng doanh nghiệp thì hạn hẹp.

+ Môi trường xã hội :

Do hoạt động trong địa bàn khu vực nông thôn, trình độ dân trí chưa cao do đó các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được khách hàng đón nhận nhiệt tình hoặc đón nhận không đầy đủ, chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyên truyền quảng bá và triển khai sản phẩm mới đến khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều trang thiết bị ngân hàng phục vụ hoạt động kinh doanh còn khá xa lạ với khách hàng, mặc dù đã có hướng dẫn sử dụng nhưng khách hàng không dễ dàng

nắm bắt, do đó trong quá trình sử dụng dễ dẫn đến sai sót, hỏng hóc … gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của chi nhánh

+ Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cho hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng còn nhiều bất cập.

Ở nước ta hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất mà các ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh NHĐT & PT Bắc Quảng Bình nói riêng gặp phải khi cần thiết phải xử lý tài sản thế chấp của tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là vấn đề liên quan đến quyền sở hữu bất động sản.

Về pháp lệnh chế độ kế toán thống kê chưa có đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác, kịp thời. Vì vậy đa số các doanh nghiệp đều chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong pháp lệnh kế toán và thống kê do Bộ Tài chính ban hành. Do vậy, các số liệu và tình hình mà doanh nghiệp cung cấp cho chi nhánh chưa đảm bảo đủ độ tin cậy về sự chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã làm cho việc tính toán trong công tác tín dụng đối với khách hàng thiếu chính xác gây ra những rủi ro không đáng có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối thủ cạnh tranh :

Nhận thấy khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Bình là một thị trường tiềm năng, nhiều tổ chức tín dụng đã tiến hành thăm dò thị trường, địa bàn để mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo nên một môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt, thị phần của chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp. Trên địa bàn hiện có 6 tổ chức tín dụng đang hoạt động bao gồm: Chi nhánh cấp 2 NHNN&PTNN, PGD VPBank, PGD Vietin Bank, PGD Sacombank, PGD quỹ tín dụng, Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội. Mỗi tổ chức tín dụng đều có thế mạnh riêng trong hoạt động ngân hàng, cụ thể:

+ Sản phẩm huy động vốn: đa dạng và thể hiện sự linh động cao. Tất cả các tổ chức tín dụng khi đưa ra sản phẩm huy động vốn nhấn mạnh đến sản phẩm tiết kiệm bậc thang, lãi suất hấp dẫn. Mức lãi suất của các tổ chức tín dụng này luôn cao hơn mức lãi suất chi nhánh đưa ra cùng kỳ, đi kèm là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Sacombank, Agribank ngoài huy động bằng tiền còn có sản phẩm huy động bằng kim loại quý như vàng …

+ Sản phẩm tín dụng: đa dạng, ngoài cho vay thế chấp cầm cố, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các hoạt động bảo lãnh với nhiều loại hình đa dạng, khả năng cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, hồ sơ thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng khác khá đơn giản và thuận tiện cho khách hàng, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, linh hoạt

+ Các dịch vụ ngân hàng hiện đại: các NHTM trên địa bàn đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như chuyển tiền kiều hối Western Union, phát hành thẻ ATM thông qua các hình thức quảng bá giới thiệu đi kèm với các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Chính sách điều hành của các đối thủ cạnh tranh: các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ yếu là các NHTM ngoài quốc doanh có chính sách điều hành linh hoạt

Thị phần của BIDV và tương quan:

Đơn vị : % Thị phần huy động vốn Thị phần dư nợ tín dụng Toàn tỉnh 100 100 NH NNo & PTNN 37.85 29.13 NH CSXH 0.13 17.71 Quỹ TD TW 2.61 4.27 Quỹ TDDN CS 3.79 5.64 NH CT 3.00 4.03 Sacom bank 4.57 5.60 VP Bank 4.83 3.22

BIDV Bắc Quảng Bình 43.22 30.40

+ Chế độ, thể chế của ngân hàng còn nhiều sơ hở

Quy định một khách hàng được quyền vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, nhưng trong quá trình thực hiện đã có hiều khách hàng lợi dụng quy định này để lừa đảo, chiếm dụng vốn tại ngân hàng. Ở nước ta, hầu hết các thông tin rủi ro do trung tâm rủi ro cung cấp ít được ngân hàng sử dụng, vì tin tức thiếu sự cập nhật, giữa các tổ chức tín dụng chưa tuân thủ đúng quy định về cung cấp thông tin, xác định dư nợ, thiếu tính thần hợp tác với nhau đã làm cho các thông tin về khách hàng không chính xác.

Một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tài sản thế chấp đã tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn, nhưng đã gây ra sự thiếu an toàn cho các khoản tín dụng, vì khi các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn mà không bị ràng buộc về vật chất thì họ có phần nới lỏng trong sử dụng vốn vay ngân hàng.

+ Năng lực của khách hàng còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý còn non kém.

Năng lực của khách hàng vay vốn cũng chịu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng.

Đặc điểm của doanh nghiệp ở tỉnh nhà là quy mô vốn tự có nhỏ bé, toàn bộ vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hầu hết là vay ngân hàng. Do vốn tự có thấp nên doanh nghiệp không thể vay được nhiều vốn của chi nhánh để đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Nếu chi nhánh không cho vay sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội, nếu cố tình cho vay thì không đảm bảo an toàn do năng lực thanh toán của khách hàng bị hạn chế.

Khách hàng không kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho ngân hàng không thể nắm bắt được khả năng thực sử của khách hàng vay vốn.

Trình độ quản lý kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không hợp lý, làm thất thoát vốn vào những chi phí không cần thiết.

+ Nhiều dự án đầu tư xây dựng thiếu trung thực trong khi đó thẩm định dự án đầu tư lại không chặt chẽ.

Dự đoán đầu tư là căn cứ quan trọng để chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình có thể xác định các yếu tố có liên quan đến khoản tín dụng sẽ cấp như: tổng nhu cầu vốn, lãi xuất và thời gian đầu tư…Hiện nay, đa số khách hàng khi lập dự án xin vay gửi đến ngân hàng đều đưa ra những con số thể hiện hiệu quả kinh tế nhằm mục đích vay vốn, tuy nhiên tính sát thực của các con số thường không đảm bảo. Điều này dẫn đến hậu quả là vốn tín dụng có thể bị người vay cố tình sử dụng sai lệch với dự án đầu tư làm vốn thất thoát hoặc không phát huy được hiệu quả kinh tế như yêu cầu.

+ Kiểm soát tín dụng còn chưa thường xuyên lại không chặt chẽ.

Việc kiểm soát tín dụng của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Bắc Quảng Bình đối với những hoạt động có liên quan đến khoản vốn cho vay ra còn hạn chế. Công tác kiểm tra chưa chặt chẽ thường xuyên, nên khó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích cũng như đưa ra quyết định thu nợ trước hạn.

Kiểm tra các tài sản làm đảm bảo giúp cho chi nhánh thấy được giá trị hiện tại của tài sản, đưa ra những cách thức xử lý cho phù hợp khi giá trị tài sản thay đổi. Có trường hợp chi nhánh đã bỏ qua hay kiểm tra sơ sài tài sản đảm bảo nên khi giá

trị tài sản đảm bảo giảm đồng thời doanh nghiệp vay vốn không trả được nợ thì tài

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Quảng Bình (Trang 64)