Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.
Trang 1mở rộng loại hình này.
Sau gần 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo &PTNT Hà nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên tất cảcác mặt trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh Nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh đã đạtđược kết quả khả quan, các loại hình bảo lãnh không ngừng được mở rộng cả vềquy mô lẫn chất lượng, đối tượng khách hàng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cácdoanh nghiệp nhà nước mà đã được mở rộng sang cả các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Bên cạnh đó môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiệncủa nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng có tiềm lực và uy tín lớn Chính vì vậy,NHNo&PTNT Hà nội cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao uy tín và tiềm lựcnhằm hoàn thiện và từng bước mở rộng hoạt động bảo lãnh
Thông qua tìm hiểu tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng
như có cơ hội thực tập tại NHNo&PTNT Hà nội, nên đề tài: “Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hà nội” đã được chọn để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Trang 2
Được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo TS Đặng Ngọc Đức và các cán
bộ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hànội em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình với các nội dung chính sau:
Trang 3CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất lưu thông hàng hóa, ngân hàng
đã được hình thành, phát triển và trở thành nhân tố không thể thiếu đối với sựphát triển của mỗi quốc gia Có thể nói, ngân hàng là một trong những tổ chứctài chính có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế, là trung gian luânchuyển tài sản từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn đồng thời cũng là trung gian cungcấp các dịch vụ thanh toán, môi giới và tư vấn Ngân hàng giống như huyết mạchcủa nền kinh tế, giúp nền kinh tế có thể vận hành một cách thông suốt
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng, tùy thuộc vào nhữngcách tiếp cận khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau Thông thường,ngân hàng được định nghĩa qua chức năng, dịch vụ hoặc vai trò mà chúngthực hiện trong nền kinh tế
Theo luật các tổ chức tín dụng dựa vào hoạt động của ngân hàng cho rằng
“ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàngvới nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tíndụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Nhưng cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem ngân hàng trên
phương diện các loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp “ Ngân hàng là các tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Trang 4nhất-1.1.2 Các hoạt động chính
Huy động vốn: Đây là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất đối với ngân hàng thương mại, tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếpcho ngân hàng nhưng nếu không có hoạt động này thì ngân hàng không thểtồn tại vì sẽ không có đủ vốn tài trợ cho hoạt động của mình Hay có thể nóihuy động vốn cung cấp yếu tố “đầu vào” cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, với sự xuất hiện củahàng loạt các tổ chức tài chính, các ngân hàng có uy tín và tiềm lực lớn trênthị trường Để thu hút được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mạiphải không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn, giữ vững và mở rộngmối quan hệ với khách hàng Thông thường các hình thức huy động mà ngânhàng sử dụng:
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướihình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàngNhà nước Và thực hiện các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động tín dụng: Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, chuyên “đi vay để cho vay” Trên cơ sởnguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ phân bổ và thực hiện các mục tiêukhác nhau Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là dự trữ một phần dưới dạngtiền mặt nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, phần còn lại được sử dụngvào các nghiệp vụ sinh lời tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí hoạt động và cólãi như cho vay, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và cáchình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt động
đó, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
Trang 5Hoạt động dịch vụ và thanh toán ngân quỹ: Ngân hàng cung cấp các dịch
vụ thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của mình, hoạt động này khôngchỉ tạo cho ngân hàng những nguồn vốn mới mà còn là nguồn thu nhập thôngqua thu phí đối với các dịch vụ thanh toán góp phần gia tăng lợi nhuận vàphát triển toàn dịên các hoạt động của ngân hàng Cụ thể bao gồm các hoạtđộng: cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toántrong và ngoài nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ,thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng, tổ chức hệ thống thanhtoán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước, thamgia vào hệ thống thanh toán quốc tế
Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền
gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân quỹ Ngân hàngthương mại còn thực hiện một số hoạt động khác như: góp vốn và mua cổphần, kinh doanh ngoại hối, tham gia vào thị trường tiền tệ, ủy thác và nhận
ủy thác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính và bảo quản vật quý giá Bảo lãnh là một hoạt động trung gian của ngân hàng, ra đời do đòi hỏikhách quan của nền kinh tế và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trongnền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong các giao dịch thương mại quốc tế Nềnkinh tế thế giới ngày càng phát triển, các hợp đồng có giá trị lớn xuất hiệnngày càng nhiều, bảo lãnh ngân hàng trở nên cần thiết và rất được chú trọngphát triển
1.2 Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nó chỉ mới xuất hiện ở
Mỹ vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, vào thời điểm này bảo lãnh như là mộtdạng của thư tín dụng dự phòng Từ thập kỷ 70 trở đi, phạm vi áp dụng vàdoanh số thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đã ngày càng tăng, bảo lãnh không chỉ
áp dụng đối với các hợp đồng quốc tế mà còn cả với hợp đồng ký kết trong
Trang 6nước; không những hoạt động thương mại mà còn trong các giao dịch tàichính, thuê mua và liên doanh Vì đây là thời điểm kinh tế của các nướcTrung Đông phát triển rất mạnh mẽ do ký kết được các hợp đồng lớn về xuấtkhẩu dầu mỏ Các hợp đồng này lớn cả về số và chất lượng mang lại nguồnthu nhập khổng lồ cho các nước này tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn cũng không phải
là nhỏ Như vậy để hạn chế rủi ro sảy ra, những người xuất khẩu dầu mỏ yêucầu có sự đảm bảo cho các hợp đồng được diễn ra an toàn nhanh chóng, đảmbảo cho việc thanh toán của bên đối tác Bên cạnh đó để đảm bảo số lượngcũng như chất lượng, người nhập khẩu yêu cầu có sự cam kết của bên thứ ba
về việc nhà xuất khẩu sẽ thực hiện đúng hợp đồng Những bảo lãnh độc lập
do ngân hàng của các nước phương Tây đã đáp ứng được yêu cầu về sự antoàn và tiện lợi của những người nhập khâủ cũng như xuất khẩu
Tại Việt nam, trong thời kỳ hệ thống ngân hàng việt nam còn là hệ thốngmột cấp, nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu được thực hiện thông qua Ngân hàngNgoại thương- đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ tín dụng và thanh toánquốc tế Nghiệp vụ bảo lãnh hình thành chủ yếu bằng các hình thức như mởthư tín dụng nhập hàng trả chậm, ký bảo lãnh trên các hối phiếu, trong giaiđoạn này chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh và hướng dẫn nghiệp
vụ bảo lãnh Nhưng đến cuối thập kỷ 80, bảo lãnh ngân hàng được áp dụngrộng rãi, khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước, khi hệ thống ngânhàng bắt đầu đổi mới bằng việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp thì nhucầu vốn của các doanh nghiệp quốc doanh tại ngân hàng tăng cao song do cácdoanh nghiệp này không có tài sản đảm bảo nên phải áp dụng bảo lãnh củabên thứ ba Ở thời điểm này bảo lãnh ngân hàng thường căn cứ vào ý kiến chỉđạo của các cấp lãnh đạo, cơ quan bảo lãnh trong nhiều trường hợp là các bộ,ngành với điều kiện bảo lãnh không chặt chẽ, thiếu thống nhất dẫn đến nhiều
Trang 7khoản vay đến hạn không trả được, ngân hàng buộc phải trả thay Từ năm
1993, bảo lãnh mới thực sự hoạt động với chức năng của mình đồng thời ngàycàng được chú trọng và phát triển cùng với sự ra đời của một hệ thống cácvăn bản pháp quy, hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh
Ngày nay, bảo lãnh trở thành nghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng tạinhiều nước trên thế giới Trong xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, chuchuyển vốn và giao lưu thương mại quốc tế ngày càng gia tăng với tốc độnhanh chóng, nghiệp vụ bảo lãnh được các ngân hàng chú trọng hoàn thiện vàphát triển, nhất là trong điều kiện mua bán chịu trong giao dịch thương mạingày càng phổ biến tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn giữa bên bán và bênmua hàng
1.2.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Theo điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng có định nghĩa về bảo lãnh
ngân hàng như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ
chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.
Bảo lãnh ngân hàng là một thuật ngữ thông dụng trong các giao dịch kinh
tế trong thời gian gần đây, bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu đơn giản là mộthợp đồng giữa một bên là ngân hàng bảo lãnh và một bên là người thụ hưởng,trong đó bên bảo lãnh sẽ cam kết bồi hoàn một khoản tiền nhất định chongười thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm những nghĩa
vụ đối với người thụ hưởng và đã được quy định trong cam kết bảo lãnh Như vậy nếu xét theo các hình thức tín dụng của ngân hàng thì bảo lãnhnhư là một hình thức tín dụng đặc biệt hay “ tín dụng chữ ký”, là hình thức tíndụng gián tiếp Trong đó ngân hàng không trực tiếp cho vay bằng tiền màbằng uy tín của mình, ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng của mình có
Trang 8thể sử dụng vốn của người khác và đảm bảo khả năng thanh toán của kháchhàng Tuy cùng là một hình thức tín dụng nhưng khi hạch toán, bảo lãnh đượcxếp vào tài sản ngoại bảng.
Bảo lãnh ngân hàng thường có ba bên tham gia: bên bảo lãnh, bên hưởngbảo lãnh và bên được bảo lãnh, trong đó:
Bên bảo lãnh: là bên đứng ra phát hành thư bảo lãnh và có nghĩa vụ thanh
toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên này yêu cầu, phải xuất trình đầy đủ giấy
tờ và hợp lệ với những điều khoản đã ký trong thư bảo lãnh Bảo lãnh ngânhàng chính là việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay ngân hàng là bên bảo lãnh
Bên hưởng bảo lãnh: Là bên được hưởng bồi thường theo các quy định
trong thư bảo lãnh khi có sự vi phạm hợp đồng với điều kiện bên hưởng bảolãnh phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với các điều khoản đượcquy định trong thư bảo lãnh
Bên được bảo lãnh: là bên yêu cầu ngân hàng mở thư bảo lãnh Trong
trường hợp có sự vi phạm hợp đồng, ngân hàng phải trả thay thì bên được bảolãnh phải có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng
1.2.2 Đặc điểm của bảo lãnh
1.2.2.1 Mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau
Đặc điểm này đựơc thể hiện ngay trong khái niệm về bảo lãnh ngân hàng,trong đó quan hệ bảo lãnh phải có ít nhất ba bên: bên hưởng bảo lãnh, bên đượcbảo lãnh và bên bảo lãnh tương ứng với nó là ba loại hợp đồng bảo lãnh:
(2) (3)
(1)
Ngân hàng (Bên bảo lãnh)
Người thứ ba(Bên hưởng bảo lãnh) Khách hàng
(Bên được bảo lãnh)
Trang 9 (1) Hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ: đây là hợp đồng ký kết giữabên hưởng bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
(2) Hợp đồng bảo lãnh: bên được bảo lãnh.yêu cầu ngân hàng đứng rabảo lãnh cho mình
(3) Cam kết bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổchức tín dụng hoặc văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàngđược bảo lãnh với bên hưởng bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiệnnghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúngnghĩa vụ đã cam kết với bên hưởng bảo lãnh
1.2.2.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập
Tính độc lập là một đặc điểm quan trọng trong bảo lãnh ngân hàng, chính
là sự độc lập về mặt pháp lý giữa hai mối quan hệ là ngân hàng với bên đựơcbảo lãnh và ngân hàng với bên thụ hưởng hay cũng chính là sự độc lập giữahợp đồng bảo lãnh và hợp đồng cơ sở
Thư bảo lãnh thể hiện mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnhvới người thụ hưởng, trong đó ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với người thụ hưởng Như vậy mục đích của bảolãnh là một cam kết đảm bảo cho giao dịch được thực hiện, nội dung của thưbảo lãnh không liên quan đến nội dung hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bênhưởng bảo lãnh
Tính độc lập của bảo lãnh còn đựơc thể hiện trong trách nhiệm thanh toáncủa ngân hàng phát hành bảo lãnh Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập vớiquan hệ giữa ngân hàng phát hành và bên được bảo lãnh Việc thanh toán bảolãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồngchính Nếu trong cam kết bảo lãnh có tham chiếu đến hợp đồng chính thì việctham chiếu này cũng chỉ mang tính hình thức và xem xét bề mặt bên ngoài
Trang 10Khi các điều kiện bảo lãnh được tuân thủ, ngân hàng sẽ phải thanh toán màkhông thể viện lý do để từ chối hay trì hoãn Nhưng mặt khác, ngân hàng cóquyền đòi tiền người được bảo lãnh về số tiền đã thanh toán cho người nhậnbảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh mà không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở Tuy nhiên sự độc lập của bảo lãnh cũng chỉ mang tính tương đối vì cònphụ thuộc vào chính những điều kiện của bảo lãnh Nếu cam kết bảo lãnh quyđịnh việc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người hưởng bảo lãnh thìngười hưởng bảo lãnh có quyền yêu cầu thanh toán mà không nhất thiết phảichứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh Ngược lại, nếu cam kết bảolãnh yêu cầu phải kèm theo chứng từ thì buộc người hưởng bảo lãnh phảimang đầy đủ bộ chứng từ theo quy định đến ngân hàng thì mới nhận đượckhoản thanh toán.
1.2.2.3 Tính phù hợp của bảo lãnh
Khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng thì bên hưởngbảo lãnh có quyền đòi ngân hàng thanh toán cho mình Nhưng trước khi thanhtoán, ngân hàng cần kiểm tra, đối chiếu xem chứng từ mà người hưởng bảolãnh đưa ra có hợp lệ và phù hợp với cam kết bảo lãnh hay không Ngân hàngchỉ thực hiện thanh toán nếu các điều kiện đưa ra được đảm bảo, ngân hàng cóquyền từ chối trong trường hợp chứng từ không hợp lệ, nếu ngân hàng vẫn nhấtquyết thanh toán thì sẽ không nhận được khoản bồi hoàn từ bên được bảo lãnh
1.2.2.4 Bảo lãnh vừa là hoạt động ngoại bảng, vừa là hoạt động nội bảng
Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, khi ngân hàng đứng ra bảolãnh thì ngân hàng không phải xuất tiền ngay nên bảo lãnh được xếp vào hoạtđộng ngoại bảng Chỉ khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết vàngân hàng phải đứng ra chi trả thay cho bên được bảo lãnh thì lúc này bảolãnh sẽ được xếp vào hoạt động nội bảng và trở thành tài sản xấu hình thànhnên nợ quá hạn
Trang 111.2.3 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.2.3.1 Đối với ngân hàng
Bảo lãnh làm đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng, giúp ngân hàngthỏa mãn được các yêu cầu tổng hợp cũng như có tính đặc thù cao, góp phầnnâng cao uy tín và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và kháchhàng Uy tín được nâng cao làm hoạt động của ngân hàng cũng trở nên thuậnlợi hơn Hay nói cách khác, bảo lãnh gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng
Dịch vụ bảo lãnh góp phần tăng doanh thu của ngân hàng qua việc thuphí bảo lãnh mà khách hàng (bên được bảo lãnh) phải trả cho ngân hàng trongviệc ngân hàng đã dùng uy tín để đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch.Nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu từ dịch vụ của các ngân hàngthương mại và có xu hướng ngày càng tăng
Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, khi thực hiện bảo lãnh thìngân hàng chưa cần sử dụng vốn ngay, chưa cần phải chi trả cho khoản chiphí huy động vốn nên không bỏ mất cơ hội kinh doanh khác Mặt khác, khimuốn bảo lãnh thì khách hàng phải ký quỹ theo một tỷ lệ nào đó, tùy vào từngđối tượng khách hàng khác nhau có mức quy định tỷ lệ khác nhau Số tiền này
sẽ được phong tỏa tại ngân hàng trong suốt thời gian bảo lãnh, đối với ngânhàng đây là nguồn vốn không phải trả lãi mà rất ổn định, ngân hàng có thểdùng số tiền này vào mục đích sinh lời khác mà vẫn đảm bảo tính an toàntrong bảo lãnh
Việc chấp nhận bảo lãnh của một ngân hàng đồng nghĩa với việc chấpnhận mức độ uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó, thông thườngcác ngân hàng có uy tín tốt sẽ trở thành đối tượng chọn lựa của khách hàng
Trang 12Qua hoạt động bảo lãnh góp phần làm tăng vị thế của ngân hàng và giúp mởrộng quan hệ đại lý nhất là trên thị trường quốc tế
1.2.3.2 Đối với doanh nghiệp
- Bên hưởng bảo lãnh: Tham gia nghiệp vụ bảo lãnh, người hưởng bảolãnh sẽ yên tâm hơn khi ký kết và thực hiện các hợp đồng Trong trường hợpđối tác không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng gây ra tổn thất, thìbên hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình đầy đủ các chứng từ cần thiết chứng tỏ
sự vi phạm lúc đó họ sẽ nhận được khoản bồi thường từ ngân hàng Như vậyrủi ro của bên hưởng bảo lãnh được giảm thiểu tới mức thấp nhất nên họ sẽyên tâm hơn khi thực hiện hợp đồng và không bị bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh
- Bên được bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với bên được bảo lãnh Bảolãnh ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ tư cách tham giađấu thầu, thực hiện các giao dịch và ký kết hợp đồng khi doanh nghiệp có đủphương tiện và khả năng thực hiện hợp đồng nhưng chưa đủ uy tín với bênđối tác Khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cóthể tiết kiệm được một khoản vốn đáng kể đồng thời có thêm nguồn vốn đápứng nhu cầu sản xuất và mở rộng kinh doanh của mình Mặt khác, khi tiếnhành bảo lãnh, doanh nghiệp phải chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng qua đógiúp doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích và làm ăn có hiệu quả hơn
1.2.3.3 Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ thương mại quốc
tế vì hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro.Thông qua hoạt động bảo lãnh, các bên đối tác sẽ cảm thấy an toàn hơn, qua
đó giúp họ yên tâm hơn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng tạo động lựcthúc đẩy quan hệ thương mại phát triển
Trang 13Bảo lãnh ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để phát triển và
mở rộng sản xuất kinh doanh Ngoài ra việc sử dụng đòn bẩy bảo lãnh, phíbảo lãnh để hướng nghiệp vụ bảo lãnh phục vụ cho một số lĩnh vực kinh tếnhất định góp phần tích cực vào việc thực hiện các chương trình quốc gia,thúc đẩy sự phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn
Bảo lãnh ngân hàng góp phần vào việc thực hiện cơ cấu lại các ngành kinh
tế bằng việc áp dụng chính sách đãi đối với các ngành kinh tế trọng điểm, trái lạithực hiện các điều kiện bảo lãnh khắt khe với các ngành cần hạn chế
Như vậy, bảo lãnh không chỉ có vai trò quan trọng với các ngân hàngthương mại, các chủ thể tham gia bảo lãnh, mà nó cũng là một trong nhữngnhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của quốc gia Vì thế mục tiêu pháttriển và mở rộng hoạt động bảo lãnh là mục tiêu chiến lược của tất cả cácngân hàng thương mại
1.2.4 Phân loại bảo lãnh
Có rất nhiều loại bảo lãnh đựơc áp dụng rộng rãi hiện nay nhưng tùytheo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể chia bảo lãnh ngân hàngthành các loại như sau:
1.2.4.1 Theo mục đích bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn: là một loại bảo lãnh của ngân hàng do ngân hàng
phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàngtrong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn Bảo lãnh vayvốn bao gồm: bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài,trong đó bảo lãnh nay vốn nước ngoài chủ yếu dưới hình thức bảo lãnh mở L/
C trả chậm
Bảo lãnh vay vốn là hình thức bảo lãnh phổ biến hiện nay, bảo lãnh nàyđược áp dụng với các khoản vay có quy mô lớn, thời gian dài và vay củangười nước ngoài Nhưng lại rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra nên
Trang 14đòi hỏi ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh phải rất thận trọng với loại bảo lãnhnày, do đó giá trị bảo lãnh vay vốn thường là 100% giá trị hợp đồng gốc.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể áp dụng cho cả hai bên (bên bán vàbên mua) và thường được đi kèm với một bảo lãnh hoặc phương thức thanhtoán khác Trong một giao dịch thương mại, ngân hàng phục vụ người bánphát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người mua để bảo đảm việc giaohàng của người bán không bị chậm trễ hoặc thiếu hụt Ngược lại, ngân hàngphục vụ người mua phải mở một thư tín dụng bảo đảm việc thanh toán tiềnhàng cho người bán
Bảo lãnh này được sử dụng để thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặthàng đề nghị với người cung ứng nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khi có sự
vi phạm hợp đồng Qua đó giúp người mua không bị ứ đọng vốn hay bỏ mất
cơ hội kinh doanh do phải ký quỹ Giá trị bảo lãnh thường thấp, khoảng từ 5%đến 10% giá trị hợp đồng nên loại bảo lãnh này thường ít rủi ro hơn so với cácloại bảo lãnh khác và đây là loại bảo lãnh phổ biến nhất tại các ngân hàngthương mại hiện nay Thời hạn bảo lãnh thường gắn liền với giá trị của hợpđồng cơ sở và có thể kéo dài để bảo hành cho việc lắp đặt và bảo hành thiết bịtheo sự thỏa thuận của các bên
Bảo lãnh dự thầu
Đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là các hợp đồng xây dựng, thiết kế
và cung ứng thiết bị thì chủ công trình thường lựa chọn đối tác thông qua đấu
Trang 15thầu để có thể tìm kiếm được các nhà thầu có đủ năng lực và hạn chế nhữngrủi ro khi nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu như trúng thầukhông thực hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủ đầu tư Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu)
về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quyđịnh trong hợp đồng dự thầu
Chủ đầu tư thường yêu cầu bên dự thầu phải ký quỹ (đặt cọc) dự thầu,nếu có sự vi phạm hợp đồng thì bên dự thầu sẽ bị mất tiền ký quỹ Do phải kýquỹ nên gây ra nhiều thủ tục phiền phức cho cả hai bên, đặc biệt làm đọngvốn của bên tham gia dự thầu Nhưng thông qua bảo lãnh của ngân hàngngười tham gia đấu thầu không cần phải ký quỹ, đồng thời cũng đảm bảo chochủ công trình vẫn được đền bù thỏa đáng khi có sự vi phạm hợp đồng
Hợp đồng thầu thường có giá trị lớn nên giá trị bảo lãnh dự thầu thường
từ 1% đến 5% giá trị hợp đồng, trong trường hợp người dự thầu hoạt động ởnước ngoài thì chủ công trình yêu cầu bảo lãnh dự thầu gián tiếp Bảo lãnh sẽhết hiệu lực khi người dự thầu trúng thầu và thực hiện ký kết hợp đồng và lúcnày bảo lãnh chuyển sang bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc khi người dựthầu không trúng thầu thì bảo lãnh tự động hết hiệu lực Như vậy thời gian củabảo lãnh dự thầu thường ngắn nên ít rủi ro hơn so với các loại bảo lãnh khác
Bảo lãnh hoàn thanh toán
Người cung cấp thường yêu cầu khách hàng của mình (người mua hànghóa, dịch vụ) phải đặt trước một khoản tiền trong giá trị hợp đồng cung cấp
Số tiền này vừa giúp bên cung cấp có một phần vốn để sản xuất kinh doanh,vừa có tác dụng rằng buộc người mua phải mua hàng đã đặt Tuy nhiên, đềphòng người cung cấp không cung cấp hàng đồng thời lại không trả tiền đặtcọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp phải có bảo lãnh của ngân hàng về việc sẽtrả tiền ứng trước
Trang 16Bảo lãnh hoàn thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trảtiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (ngườiđược bảo lãnh) không trả
Bảo lãnh hoàn thanh toán có mức độ rủi ro cao nên giá trị bảo lãnh tươngđương với toàn bộ số tiền đã ứng trước gồm cả tiền lãi và phạt nếu có, tươngứng với 10%-30% giá trị hợp đồng Nhưng giá trị bảo lãnh sẽ giảm theo nghĩa
vụ đã hoàn thành của người đựợc bảo lãnh, khi người được bảo lãnh hoànthành toàn bộ nghĩa vụ thì giá trị bảo lãnh sẽ bằng không
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiềntheo đúng hợp đồng thanh toán cho người hưởng bảo lãnh nếu khách hàngcủa ngân hàng (người được bảo lãnh) không thanh toán đủ
Bảo lãnh này thường được sử dụng trong các hợp đồng thương mại, hợpđồng thuê mua tài chính, hợp đồng xây dựng,…số tiền và thời hạn bảo lãnhhoàn toàn phù hợp với số tiền và thời hạn thanh toán trong hợp đồng Do thờigian dài và bảo lãnh này thường có những điều kiện trả tiền mang tính kháchquan hơn là các bảo lãnh vô điều kiện khác nên mức độ rủi ro là rất cao nhưngthu nhập tương ứng với nó cũng rất lớn Vì vậy, ngân hàng thường yêu cầungười hưởng xuất trình các chứng từ chứng minh việc không thực hiện nghĩa
vụ trả tiền hàng của người mua và có thể được xác định bằng bên thứ ba.Thông thường bảo lãnh thanh toán bằng 100% giá trị hợp đồng
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: là một bảo lãnh do ngân hàng
phát hành cho bên nhận bảo lãnh, bảo đảm khách hàng thực hiện đúng cácthỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bênhưởng bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thựchiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên
Trang 17hưởng bảo lãnh mà không nộp không đầy đủ số tiền phạt cho bên hưởng bảolãnh, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết
Mục đích của bảo lãnh này là bảo đảm chất lượng sản phẩm trong suốtthời hạn bảo hành của thiết bị, nên nó có hiệu lực từ lúc bắt đầu lắp ráp, sửdụng thiết bị cho đến hết thời hạn bảo hành của thiết bị Nhưng với bảo lãnhđảm bảo chất lượng sản phẩm, ngân hàng không có chức năng thực hiện bảohành sản phẩm (như thay thế hay sửa chữa) mà tất cả đều được tính ra giá trị.Thông thường số tiền bảo lãnh theo hình thức này chiếm 5% đến 10% giá trịsản phẩm công trình Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng thường không có khảnăng thẩm định tính kỹ thuật của công trình hoặc sản phẩm mà việc phát hànhbảo lãnh chủ yếu dựa trên lòng tin với khách hàng nên loại bảo lãnh này chủyếu được sử dụng đối với những khách hàng truyền thống, có quan hệ lâunăm với ngân hàng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra
1.2.4.2 Theo phương thức phát hành bảo lãnh
Bảo lãnh trực tiếp: là một loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát
hành bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh và bên đượcbảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng bảo lãnh Nếungười nhận bảo lãnh ở nước ngoài thì bảo lãnh sẽ được thông qua ngân hàngđại lý của ngân hàng phát hành tại nước đó Ngân hàng đại lý chỉ chịu tráchnhiệm thông báo thư bảo lãnh chứ không được chỉ định là ngân hàng thanhtoán và ngân hàng này không chịu trách nhiệm về nội dung của thư bảo lãnhhay các tranh chấp phát sinh sau này
Trang 18Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp
(3a)
(3b) (1)
ro cao do khoảng cách xa xôi, thủ tục phức tạp đối với người nhận bảo lãnh
Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đãphát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ chongười được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng.Người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hànhbảo lãnh mà chính ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn Sau khi
đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thì ngân hàng trung gian có quyền truy
Trang 19đòi phía người được bảo lãnh Với bảo lãnh gián tiếp, người được bảo lãnh sẽphải chịu mức phí cao hơn so với các loại bảo lãnh khác nhưng bù lại thì bảolãnh này lại rất an toàn.
Bảo lãnh gián tiếp ít nhất phải có 4 bên tham gia, ngoài ra còn có thể cóngân hàng thông báo trong trường hợp người được bảo lãnh ở nước ngoài
Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp
(3) Ngân hàng phát hành cho ngân hàng trung gian phát hành bảolãnh và thực hiện nghĩa vụ thay cho mình
(4) Ngân hàng trung gian phát hành bảo lãnh cho người nhận bảolãnh, có thể là bảo lãnh trực tiếp hay thông qua ngân hàng thông báo
Trang 20hàng, để chấp hành đúng quy định và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng thực hiệnđồng bảo lãnh.
Trong đó một ngân hàng sẽ đứng ra làm ngân hàng đầu mối phát hành bảolãnh và có sự tham gia của các ngân hàng đồng minh với một tỷ lệ nào đó.Khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ củamình lúc đó ngân hàng đầu mối sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàngcủa mình Sau đó các ngân hàng đồng minh sẽ thực hiện hoàn lại số tiền màngân hàng đầu mối ứng trước theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh trên
Sơ đồ đồng bảo lãnh
(3)
(a) (2*)
(1) Hợp đồng cơ sở giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
(2) Khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh
(2*) Ngân hàng phát hành thỏa thuận đồng bảo lãnh với các ngânhàng thương mại khác
(3) Ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Đồng bảo lãnh giúp các ngân hàng có thể thực hiện được các hợp đồng bảolãnh lớn và có thể san sẻ rủi ro cho nhau, nhưng khách hàng lại không ưa thíchbảo lãnh này vì họ sẽ phải chịu mức phí lớn và sự kiểm soát chặt chẽ của nhiềubên nên trên thực tế đồng bảo lãnh rất ít được sử dụng
Ngân hàng 1
Bên được bảo lãnh
Ngân hàng đầu mối
Ngân hàng 3
Ngân hàng 2
Bên nhận bảo lãnh
Trang 211.2.4.3 Theo tính chất của bảo lãnh
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng và người
được bảo lãnh được xem là đồng nghĩa vụ, nghĩa vụ của người được bảo lãnh
là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ của ngân hàng chỉ là nghĩa vụ bổ sung, nghĩa
vụ bổ sung chỉ được thực hiện khi có bằng chứng xác nhận nghĩa vụ đầu tiên
bị vi phạm
Đây là loại bảo lãnh mang tính chất truyền thống nhưng loại bảo lãnh nàylại ít được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế mà phổ biến dùngtrong các giao dịch nội địa vì nó yêu cầu có sự tham gia khá sâu của ngânhàng vào mối quan hệ giữa các bên đối tác để xác định nghĩa vụ bảo lãnh
Bảo lãnh độc lập: là loại bảo lãnh hiện đại trong đó nghĩa vụ của ngân
hàng và của người được bảo lãnh hoàn toàn tách rời nhau Cơ chế hoạt độngcủa loại bảo lãnh này dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là độc lập và hoàn toànphù hợp Nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời nghĩa vụ của người đượcbảo lãnh Việc thanh toán chỉ được thực hiện khi các điều khoản quy địnhtrong văn bản bảo lãnh được thoả mãn Nhưng tính độc lập chỉ mang tínhtương đối vì nó còn phụ thuộc vào các điều kiện đã thoả thuận trong văn bảnbảo lãnh giữa ngân hàng với người nhận bảo lãnh
1.2.4.4.Phân theo điều kiện thanh toán
Bảo lãnh vô điều kiện.
Là một bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là bên nhận bảo lãnh chỉcần xuất trình một văn bản yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành Vănbản này do bên nhận bảo lãnh đơn phương lập mà không cần có sự xác nhậncủa bên được bảo lãnh, nó có thể là văn bản yêu cầu thanh toán hoặc văn bảnyêu cầu thanh toán kèm tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của bên được bảolãnh Ngân hàng phát hành không được viện lý do liên quan đến hợp đồng gốcnhằm chì hoãn việc thanh toán
Trang 22Đối với bên hưởng bảo lãnh, bảo lãnh này mang lại cho họ nhiều lợi thế
và đảm bảo việc thanh toán kịp thời Đồng thời đối với ngân hàng phát hànhthì việc kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán cũng khá đơn giản, không đòihỏi các thao tác và thủ tục phức tạp nhưng do việc lập yêu cầu thanh toán làdựa trên ý kiến chủ quan của người nhận bảo lãnh nên mức độ rủi ro là rât cao
và khi có sự lừa đảo người được bảo lãnh khó có thể tránh khỏi
Bảo lãnh kèm chứng từ: là loại bảo lãnh mà người thụ hưởng nếu muốn
được thanh toán phải xuất trình bộ chứng từ có xác nhận của bên thứ ba - làbên độc lập và có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận- khẳng định ngườiđược bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm bồi hoàn đối với người hưởngbảo lãnh
Tuy nhiên loại bảo lãnh này khá phức tạp và thời gian thanh toán kéodài do phải tiến hành kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán nên nó rất ít khiđược sử dụng mặc dù nó lập trên cơ sở chứng từ đảm bảo tính khách quan,giảm thiểu được rủi ro cho người được bảo lãnh
Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hay tòa án: đây là loại bảo
lãnh mà điều kiện thanh toán là bên nhận bảo lãnh phải cung cấp cho ngânhàng phán quyết của tòa án hoặc trọng tài kinh tế để khẳng định có sự viphạm hợp đồng của người nhận bảo lãnh
Cũng giống như bảo lãnh kèm chứng từ thì bảo lãnh này phức tạp khôngkém nên cũng rất ít được sử dụng trong các giao dịch thương mại
1.2.4.5.Các loại bảo lãnh khác
Với mỗi cách tiếp cận khác nhau có các loại bảo lãnh khác nhau, mỗiloại bảo lãnh nhằm đối phó với những dạng rủi ro khác nhau Ngoài nhữngbảo lãnh cơ bản đã kể trên, còn có một số loại bảo lãnh khác như:
Bảo lãnh hải quan: đây là loại bảo lãnh thường đựơc áp dụng trong các
trường hợp nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị nhằm tham gia hội chợ,
Trang 23triển lãm hoặc áp dụng vào thi công các công trình, sau khi thực hiện xongmục đích thì hàng hóa lại được tái sản xuất Do đó, cơ quan hải quan yêu cầuchủ hàng phải có một bảo lãnh đảm bảo nếu quá hạn đăng ký mà hàng hóahay máy móc thiết bị không tái sản xuất thì hải quan sẽ yêu cầu ngân hàngbảo lãnh thanh toán bảo lãnh với số tiền tương đương thuế nhập khẩu hànghóa cùng với tiền phạt.
Bảo lãnh vận đơn: Đây là loại bảo lãnh bảo vệ quyền lợi chính đáng
trước sự lợi dụng vận đơn Thông thường số tiền bảo lãnh từ 100% đến 150%giá trị hàng hóa có thể bù dắp những thiệt hại phát sinh Bảo lãnh vận đơn cóhai loại: bảo lãnh vận đơn xuất khẩu và bảo lãnh vận đơn người nhập khẩu Bảo lãnh vận đơn người xuất khẩu là người đề nghị phát hành: ngân hàngcam kết với người nhập khẩu sẽ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh cho họ nếuvận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời
Bảo lãnh vận đơn người nhập khẩu là người đề nghị phát hành: với loạibảo lãnh này, ngân hàng cam kết với chủ vận tải sẽ bồi thường mọi khoảnthiệt hại nếu hàng hóa được giao cho một người không có quyền nhận hàng
do chứng từ thất lạc, đến chậm hơn tàu hoặc chủ hàng vận tải được ủy nhiệmnhận hàng không có chứng từ để sử dụng
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Khi có nhu cầu về vốn, các công ty
muốn phát hành cổ phiếu của mình ra thị trường nhưng đó không phải là điều
dễ dàng nếu uy tín của công ty chưa đủ để công chúng tín nhiệm hay mạnglưới còn yếu kém Lúc này công ty cần sự bảo lãnh của các ngân hàng lớn, có
uy tín để đảm bảo cho số cổ phiếu mà họ sẽ phát hành Ngân hàng sẽ căn cứvào mục đích của đợt phát hành cổ phiếu, khả năng tài chính, hiệu quả sửdụng vốn và loại hàng hóa dự định sản xuất để quyết định có đứng ra bảo lãnhhay không Nếu ngân hàng chấp nhận đứng ra bảo lãnh thì các nhà đầu tư trênthị trường sẽ yên tâm và chấp thuận mua cổ phiếu của công ty
Trang 24Bảo lãnh thấu chi hoặc mở hạn mức tín dụng: đây là hình thức mà tổ
chức tín dụng đảm bảo cho khách hàng của mình mở một hạn mức tín dụnghoặc một hạn mức thấu chi tại một tổ chức tín dụng khác Trong trường hợpkhách hàng không thực hiện đúng cam kết với tổ chức tín dụng kia thì tổ chức tíndụng phát hành bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng mình
1.2.5 Điều kiện và phạm vi bảo lãnh
1.2.5.1 Điều kiện bảo lãnh
Bảo lãnh là hoạt động mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các ngânhàng thương mại nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Để hạnchế rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng cần phải xem xét kỹ hồ sơ bảo lãnhtrước khi ký kết hợp đồng bảo lãnh Vì vậy nội dung cần quan tâm đó là điềukiện bảo lãnh và ngân hàng chỉ tiến hành bảo lãnh nếu khách hàng thỏa mãncác điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Có tín nhiệm trong quan hệtín dụng, thanh toán với tổ chức tín dụng
- Có đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh Các hình thức đảmbảo cho bảo lãnh gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh củabên thứ ba, sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay và các biện pháp đảm bảokhác theo quy định của pháp luật Quyết định áp dụng hay không áp dụng cácbiện pháp đảm bảo bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thựchiện theo nghị định của Chính Phủ về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng
và các văn bản hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước của tổ chứctín dụng bảo lãnh
- Các nghĩa vụ được đề nghị bảo lãnh phải hợp pháp và thuộc các dự ánđầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi hiệu quả Với trường hợp
Trang 25bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theoquy định của pháp luật về thương phiếu.
- Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúngquy định của pháp luật về quản lý vay vốn và trả nợ nước ngoài
Trường hợp khách hàng đề nghị được bảo lãnh là đơn vị hạch toán kinh
tế phụ thuộc vào pháp nhân ngoài các điều kiện trên còn phải đáp ứng thêmđiều kiện: đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền đề nghị đựơc bảo lãnh vàcam kết bảo lãnh với đơn vị chính Tuy nhiên với khách hàng ký quỹ tươngđương 100% số tiền bảo lãnh và các khoản phí khác có liên quan, có thểkhông cần có đảm bảo và sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng
1.2.5.2 Phạm vi bảo lãnh
Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho một hoặc một số nghĩa vụ sau:
- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay
- Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và cáckhoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất,kinh doanh; dịch vụ đời sống và đầu tư phát triển Nghĩa vụ thanh toán cáckhoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước
- Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồngtheo các quy định của pháp luật
- Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận cam kết trong cáchợp đồng liên quan
Ngoài ra, ngân hàng bị giới hạn bởi trị giá hợp đồng bảo lãnh theo mứcquy định về số dư bảo lãnh tối đa của tổ chức tín dụng cho một khách hàng
Vì vậy ngân hàng cần xác định tổng mức bảo lãnh phù hợp với khả năng tàichính của mình, bảo đảm thực hiện theo các quy định về tỷ lệ đảm bảo antoàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng Đối với những hợp đồng vượt quá
Trang 26khả năng của ngân hàng thì ngân hàng có thể cũng với các tổ chức tín dụngkhác thực hiện bảo lãnh theo hình thức đồng bảo lãnh
- Số tiền và thời hạn bảo lãnh của ngân hàng
- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả củangân hàng
- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạmhợp đồng của bên được bảo lãnh
- Hình thức bảo lãnh
Ngân hàng ( Bên bảo lãnh )
Người thứ Ba(bên hưởng bảo lãnh) Khách hàng
(bên được bảo lãnh )
Trang 27- Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hoặc tài sản đảm bảo cho bảo lãnh mà kháchhàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.
- Trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba Sau khi ký hợp đồng thì ngân hàng có thể bảo lãnh dưới các hình thứcnhư: phát hành thư bảo lãnh, mở tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ Nhưng lựachọn hình thức nào là do yêu càu của bên thứ ba, bên thứ ba có thể yêu cầuđích danh ngân hàng bảo lãnh và hình thức bảo lãnh
(2)Ngân hàng thông báo về thư bảo lãnh cho người thứ ba
(3) Trong trường hợp nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnmột phần trách nhiệm của mình thì ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa
vụ thay cho khách hàng của mình với người thứ ba
(4) Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêucầu họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, nghĩa vụ này cóthể gồm cả gốc, lãi hoặc phí bảo lãnh
1.2.7 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh ra đời với mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh
tế thương mại Tuy nhiên, cũng giống như tất cả mọi hoạt động khác, hoạtđộng bảo lãnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nếu xảy ra sẽ gây ra tổn thất lớn chongân hàng vì vậy ngân hàng cần nhận biết những rủi ro này để có những biệnpháp phòng ngừa
Rủi ro chứng từ: Đây là rủi ro phổ bến nhất mà các bên tham gia hoạt
động bảo lãnh đều gặp phải Vì loại bảo lãnh chủ yếu được sử dụng là bảolãnh theo yêu cầu, mà theo loại bảo lãnh này bên thụ hưởng có quyền yêu cầuthanh toán mà không cần phải chứng minh có quyền yêu cầu thanh toán hay
đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ mà bên thụ hưởng chỉ cần xuất trình nhữngchứng từ theo yêu cầu Về phía ngân hàng cũng chỉ cần kiểm tra sự phù hợptrên bề mặt chứng từ và việc thanh toán dựa trên nguyên tắc thanh toán trước-
Trang 28khiếu kiện sau, nên ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán ngay khi bên thụhưởng xuất trình giấy tờ yêu cầu Rủi ro sảy ra khi bên thụ hưởng bảo lãnhxuất trình chứng từ giả đòi thanh toán Để ngăn chặn hành vi này, trong cácvăn bản pháp lý của quốc gia và quốc tế đều có các điều khoản loại trừ nhữnghành vi lừa đảo.
Rủi ro do uy tín của ngân hàng: Trong một số trường hợp, ngân hàng
phát hành bảo lãnh không phải là ngân hàng được đánh giá cao trong quan hệngân hàng đối ngoại, bảo lãnh ngân hàng này phát ra bị ngân hàng nước ngoài
từ chối thông báo Lúc này để được ngân hàng của bên thụ hưởng chấp nhậnthì ngân hàng phát hành buộc phải ký quỹ một khoản tiền tương đương với sốtiền và thời gian bảo lãnh tại ngân hàng thông báo Rủi ro này thường sảy ratrong các giao dịch thương mại quốc tế, khi điều kiện tiềm lực và uy tín củangân hàng phát hành chưa đủ tầm vươn ra trường quốc tế và được chấp nhận
Rủi ro về phía khách hàng: Khi chấp nhận bảo lãnh và phát hành thư tín
dụng, tuy tiền chưa ra khỏi ngân hàng nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong đó
vì khi thư tín dụng được gửi đi cũng có nghĩa là ngân hàng đã cam kết vớingười nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng nếukhách hàng của mình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
Vì vậy rủi ro với ngân hàng cũng là rủi ro xảy ra với người được bảo lãnh vìkhi đó họ sẽ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình khiến ngân hàngphải thực hiện nghĩa vụ thay
Rủi ro bất khả kháng: Là rủi ro gây ra bởi một biến cố mà không thể nào
dự đoán hay kiểm soát được như chiến tranh, nổi loạn, đình công hay do thiêntai, lũ lụt…Những rủi ro này làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanhbình thường của ngân hàng khiến cho ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ đãcam kết Khi gặp phải loại rủi ro này, ngân hàng không có nghĩa vụ và khôngphải chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh
Trang 291.3 Mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.3.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động bảo lãnh
Trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, rủi ro luôn là yếu tốtiềm ẩn và có thể xuất hiện trong bất cứ một thương vụ nào và dưới nhiềuhình thức khác nhau Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế và khắc phụcđược rủi ro và bảo lãnh ngân hàng ra đời Bảo lãnh ngân hàng là một trongnhững nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại không những góp phần đa dạng hoácác dịch vụ ngân hàng mà còn làm tăng thu nhập cho ngân hàng thông quaviệc thu phí bảo lãnh Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh luôn là chiến lượccủa các ngân hàng
Mở rộng hoạt động bảo lãnh là sự gia tăng khối lượng các hợp đồng bảolãnh cả về quy mô và chất lượng Cụ thể để đánh giá khả năng mở rộng hoạtđộng bảo lãnh của ngân hàng ta xem xét các chỉ tiêu sau:
Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh: Được thể hiện ở việc ngân hàng có
thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh không, có đáp ứng được các nhu cầu củakhách hàng hay chưa Nền kinh tế ngày càng phát triển tạo ra nhu cầu ngàycàng nhiều và càng phức tạp của khách hàng Đa dạng hoá các loại hình bảolãnh là cách để ngân hàng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của kháchhàng, từ đó thu hút thêm đựơc nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh củangân hàng hơn Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng, càng chứng tỏ sự pháttriển toàn diện của ngân hàng
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm: đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số
tiền bảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn nămtrước đã chứng tỏ quy mô hoạt động bảo lãnh tăng lên Bên cạnh đó, thu phíbảo lãnh cũng được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, khi doanh số bảolãnh cao làm doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên Như vậy doanh
số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện quy mô và tỷ trọng của hoạt động
Trang 30bảo lãnh và là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự mở rộng củahoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Số lượng khách hàng bảo lãnh: Số lượng khách hàng tăng cho thấy ngân
hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo lãnh của khách hàng Qua đó thểhiện nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiện chính sách marketing tronghoạt động bảo lãnh
Dư nợ bảo lãnh: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng bảo lãnh phát sinh trong
năm và là một trong những chỉ tiêu quan trọng có thể đưa ra nhận xét về sự
mở rộng của hoạt động bảo lãnh Chỉ tiêu này khá chi tiết và được chia theo:
dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh theo các thành phầnkinh tế, dư nợ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh giúpcác nhà lãnh đạo nắm bắt được thực trạng của hoạt động bảo lãnh, thấy đượcloại hình bảo lãnh nào là thế mạnh của ngân hàng và khách hàng thườngxuyên sử dụng hoạt động bảo lãnh là ai để từ đó có những định hướng cụ thểcho năm tiếp theo
Có những trường hợp dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm là rất caonhưng ngân hàng vẫn phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng Nhưvậy, mức dư nợ cao không thể kết luận ngay là hoạt động bảo lãnh có sự mởrộng Nên khi đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh không chỉ phụthuộc vào chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh mà còn phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu khác
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Để tính doanh thu từ hoạt động bảo lãnh có thể áp dụng công thức sau:
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh = Thu phí bảo lãnh + Phụ phí
Phí thu từ dịch vụ bảo lãnh = Tỷ lệ % x số tiền bảo lãnh
Tại điều 22 Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN, quy định mức phí bảolãnh “Khách hàng phải trả cho tổ chức tín dụng phí bảo lãnh Mức phí bảolãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/ năm tính trên số tiền còn
Trang 31đang được bảo lãnh Trường hợp mức phí bảo lãnh theo tỷ lệ này thấp hơn300.000 đồng thì tổ chức tín dụng được thu phí tối thiểu là 300.000 đồng”.Như vậy mức phí được tính trên tỷ lệ % số tiền đang được bảo lãnh và tỷ lệthuận với số tiền bảo lãnh Muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh hayphí bảo lãnh, ngân hàng cần phải thu hút những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn.Phụ phí: là các chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh vàđược thoả thuận bằng văn bản.Thường có các loại phụ phí như: Phí phát hànhthư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh, phí thông báo thư bảo lãnh do ngân hàngnước ngoài phát hành, …những phí này là những chi phí phát sinh ở tất cả cácngân hàng khi thực hiện bảo lãnh
Như vậy doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh khả năng sinh lời củahoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu và doanh thu từ các hoạt động khác
Mở rộng hoạt động bảo lãnh sẽ đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao chocác ngân hàng và qua đó vị thế của ngân hàng cũng được nâng lên
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh động bảo lãnh trong =
doanh thu từ dịch vụ Doanh thu từ dịch vụ
Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh hoạt động bảo lãnh =
trọng tổng doanh thu Tổng doanh thu
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh càng cao thể hiện khả năngsinh lời của hoạt động bảo lãnh càng lớn và tầm quan trọng của nó trong toàn
bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động dịch vụ
Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh: để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng
đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng của bên được bảolãnh Khi tiến hành hoạt động bảo lãnh thì ngân hàng yêu cầu khách hàng
Trang 32phải có tài sản đảm bảo phòng khi khách hàng không trả được nợ cho ngânhàng Các loại tài sản đảm bảo: ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của ngườithứ ba…Tài sản đảm bảo phải phù hợp, đảm bảo an toàn cho ngân hàngnhưng cũng không được gây thiệt hại cho khách hàng Vì nếu ngân hàng đòimức ký quỹ cao sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến khả năng
mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngược lại, ngân hàng chấp nhậnhình thức tín chấp, điều đó mang lại rất nhiều thuận lợi cho khách hàng nhưng
sẽ đặt ngân hàng đứng trước những rủi ro lớn Vì vậy với từng loại kháchhàng khác nhau có thể áp dụng hình thức đảm bảo khác nhau phụ thuộc vào
uy tín, khả năng sản xuất kinh doanh và mối quan hệ với ngân hàng
1.3.2 Điều kiện và khả năng mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng
- Thoả mãn nhu cầu của khách hàng: Do các doanh nghiệp hoạt động
trong nhiều lĩnh vực vực khác nhau nên nhu cầu về bảo lãnh cũng có sự khácbiệt về loại hình và mức bảo lãnh Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứngđược những nhu cầu đó
Việc đáp ứng nhu cầu về loại hình bảo lãnh thể hiện trong danh mục cácloại hình bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp Nếu ngân hàng không đáp ứngđược thì uy tín của ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều và khi đó khách hàng cũngkhông muốn ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho mình, qua đó làm giảm thu nhập
từ hoạt động bảo lãnh Việc đa dang hóa các loại hình bảo lãnh để cung cấpcho khách hàng là việc làm không phải là khó nhưng nó lại phụ thuộc rất lớnvào trình độ nghiệp vụ và khả năng của ngân hàng nếu trình độ cán bộ thấpảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của các loại bảo lãnh mà ngân hàngcung cấp Bên cạnh đó, hiện nay những hợp đồng thương mại với giá trị lớnngày càng nhiều kéo theo sự tăng lên của nhu cầu bảo lãnh ngân hàng Đểđảm bảo cho hoạt động bảo lãnh được thực hiện một cách an toàn và hiệuquả, các ngân hàng phải tuân theo quy định về mức bảo lãnh tối đa của tổ
Trang 33chức tín dụng với một khách hàng Vì vậy để có thể thực hiện được các hợpđồng có giá trị lớn buộc ngân hàng phải gia tăng vốn tự có của mình hay ápdụng hình thức đồng bảo lãnh Tăng nguồn vốn tự có không phải là điều đơngiản vì ngân hàng là một định chế tài chính hoạt động chủ yếu bằng nguồnvốn huy động Mặt khác, nếu sử dụng hình thức đồng bảo lãnh với các ngânhàng khác sẽ làm cho khách hàng không thực sự thoải mái vì lúc này kháchhàng phải chiụ sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều bên đồng thời đẩy chi phí bảolãnh tăng cao nên khách hàng không thích loại hình bảo lãnh này và có thểyêu cầu một ngân hàng khác có đủ khả năng để thực hiện bảo lãnh.
Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh ra đời xuất phát từ những đòi hỏikhách quan của nền kinh tế Bảo lãnh đóng một vai trò quan trọng và có thểđáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thông qua:
Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và công nghệ của nền kinh tế, thúc đẩyphát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm Thông qua hoạt động bảo lãnh giúp phát triển những ngành kinh tế mũinhọn, những ngành phù hợp với cơ cấu kinh tế đất nước và hạn chế nhữngngành hoạt động không có hiệu quả Tạo điều kiện mở rộng thương mại trongnước cũng như trên trường quốc tế
- Khả năng thu hút khách hàng
Nền kinh tế ngày càng phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mởrộng sản xuất kinh doanh cả về số lượng và phạm vi, cùng với sự tăng lên củacác thương vụ có giá trị lớn và có sự tham gia của các đối tác nước ngoài Đểhạn chế những rủi ro và nâng cao uy tín với đối tác, doanh nghiệp thường lựachọn sự bảo lãnh của ngân hàng Chính vì vậy, để thu hút các doanh nghiêpđòi hỏi ngân hàng phải tạo dựng uy tín cho mình nhưng đây là vấn đề phứctạp đòi hỏi quá trình lâu dài và là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động kháccủa ngân hàng
Trang 34Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những ngân hàngkhác, thì ngân hàng phải có mức phí bảo lãnh hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảokhả năng sinh lời cho ngân hàng Do đó phải nâng cao trình độ nghiệp vụ củanhân viên nhằm giảm bớt chi phí nghiệp vụ và thẩm định
- Chất lượng công tác thẩm định: Tuy bảo lãnh ngân hàng là một hoạt
động ngoại bảng nhưng lại là một bộ phận của hoạt động tín dụng nên hàmchứa rất nhiều rủi ro Do vậy công tác thẩm định cũng là một trong nhữngđiều kiện quyết định lớn đến khả năng mở rộng hoạt động bảo lãnh ngânhàng Thẩm định khách hàng là tất cả các hoạt động của cán bộ tín dụng nhằmthu thập thông tin khách hàng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chínhnhằm đánh giá khả năng tài chính cũng như mức độ rủi ro của khách hàng.Đây là cơ sở để đưa ra các nhận định và quyết định tiến hành bảo lãnh chokhách hàng
Công tác thẩm định có vai trò quan trọng trong việc đánh giá khách hàngtrên mọi phương diện từ khả năng tài chính đến mục đích sử dụng bảo lãnh,đặc biệt là vấn đề đánh giá hiệu quả kinh doanh, dự án đầu tư và tài sản đảmbảo bảo lãnh Cho phép ngân hàng phân loại được khách hàng theo mức độrủi ro, cũng như giúp ngân hàng xác định được mức phí bảo lãnh hợp lý Vìvậy, ngân hàng cần nâng cao hiệu quả của khâu thẩm định khách hàng
- Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phảixây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh trong ngắn cũng như dài hạn.Ngân hàng không phải là trường hợp ngoại lệ, chiến lược phát triển kinhdoanh chung của ngân hàng là cơ sở để xây dựng các chính sách phát triểncủa từng bộ phận riêng biệt trong đó có hoạt động bảo lãnh Nếu không cómột chiến lược kinh doanh phù hợp và đúng đắn, ngân hàng sẽ không chủđộng trước sự biến động của thị trường Ngược lại một chiến lược kinh doanhhiệu quả sẽ giúp ngân hàng phát triển đúng hướng, có thể phát huy hết tiềm
Trang 35lực và khả năng của mình đồng thời giúp ngân hàng thích ứng kịp thời với sựbiến đổi của môi trường kinh doanh.
Như vây một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ giúp ngân hàng phát triển
ổn định, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, tạo sự yên tâm chokhách hàng khi lựa chọn dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng Qua đó tạo điềukiện để ngân hàng mở rộng hoạt động bảo lãnh của mình
- Kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh cuả ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của ngânhàng, trên cơ sở chiến lược hoạt động kinh doanh chung thì ngân hàng sẽ xâydựng cho mình một kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh một cách cụ thể vàchi tiết Khi xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh đòi hỏi phải rõràng, chi tiết, theo đúng đường lối chủ trương của ngân hàng đồng thời phảibám sát với tình hình thực tế thì mới tạo ra động lực thúc đẩy phát triển hoạtđộng bảo lãnh
Nội dung của kế hoạch bao gồm những mục tiêu cụ thể được thể hiện quacác chỉ tiêu như: doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh, doanh thu từ hoạt độngbảo lãnh…và đưa ra những biện pháp để có thể đạt được những mục tiêu đó
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng
Trong mọi hoạt động kinh doanh con người luôn là yếu tố quan trọngnhất và quyết định đến sự thành bại của tất các doanh nghiệp và ngân hàngkhông phải là ngoại lệ Nhất là trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranhgay gắt như hiện nay, chất lượng nhân sự phải được nâng cao phù hợp với đòihỏi của công việc và sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt
sẽ ngăn ngừa được những sai phạm, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh Mặtkhác, cán bộ ngân hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng bảolãnh, nên trình độ của họ quyết định đến thời gian thực hiện bảo lãnh, khả
Trang 36khách hàng bảo lãnh từ đó quyết định đến chất lượng các hợp đồng bảo lãnh.Bên cạnh đó, thái độ phục vụ nhiệt tình và tận tâm của cán bộ ngân hàng làmột trong những điều kiện quyết định đến khả năng thu hút khách hàng vàtăng uy tín của ngân hàng.
- Uy tín của ngân hàng
Trong điều kiện chất lượng các hoạt động bảo lãnh ngân hàng chưa có sựphân hoá rõ rệt, uy tín là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngânhàng Đối với những khách hàng lần đầu tìm đến ngân hàng, họ sẽ tìm đếnnhững ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính lớn, có thể đáp ứng nhữngyêu cầu của họ Mặt khác, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh thì ngân hàng cóthể đúc rút các kinh nghiệm để có thể thực hiện bảo lãnh tốt hơn Qua đó uytín của ngân hàng được nâng lên rất nhiều không những trong nước mà còn ởnước ngoài đồng thời tạo cơ hội để mở rộng hoạt động bảo lãnh
-Quy trình bảo lãnh: là trình tự thực hiện các nội dung kỹ thuật nghiệp
vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúcmột giao dịch thuộc chức năng, nghiệp vụ của cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảolãnh và các cán bộ có liên quan Mỗi bước trong quy trình bảo lãnh đều ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng giao dịch và khả năng mở rộng hoạt động bảolãnh ngân hàng
Trong quá trình thực hiện đòi hỏi ngân hàng phải quản lý chặt chẽ và có
sự phân công trách nhiệm rõ ràng Một quy trình không tiến hành đầy đủ cácbước sẽ đem lại một khoản bảo lãnh kém chất lượng và đẩy ngân hàng đứngtrước những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn Ngược lại nếu quy trình quá chặt chẽ
sẽ gây khó khăn và tốn kém cho khách hàng Vì vậy, ngân hàng phải xâydựng cho mình một quy trình hợp lý, đảm bảo tính an toàn của hoạt động bảolãnh đồng thời có thể thoả mãn đầy đủ yêu cầu của khách hàng, đây là điềukiện cần thiết để mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
Trang 37và khả năng sinh lời cho ngân hàng Chính vì vậy, ngân hàng phải xây dựngđược cho mình một chính sách tín dụng phù hợp từ đó mang lại hiệu quảtrong hoạt động của ngân hàng và tạo điều kiện mở rộng hoạt động bảo lãnhngân hàng
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ ngân hàng: bao gồm toàn bộ nhà
cửa, trụ sở giao dịch và chi nhánh, máy móc thiết bị …đây là yếu tố thể hiệnsức mạnh tài chính của ngân hàng Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệngân hàng hiện đại gúp cho ngân hàng có thể nắm bắt thông tin kịp thời đểđiều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với tình hình thị trường và đáp ứngtốt hơn nhu cầu của khách hàng Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đạikhông những tạo ra uy tín cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện để mở rộnghoạt động bảo lãnh
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.3.3.1Các nhân tố thuộc về khách hàng
- Năng lực tài chính của khách hàng: thể hiện thông qua quy mô sản xuất
và mức vốn tự có của khách hàng Nếu quy mô và tỷ lệ vốn tự có cao khảnăng thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay tính lỏng của tài sản càng lớnthì thể hiện năng lực tài chính của khách hàng mạnh Một khách hàng có nănglực tài chính cao sẽ là yếu tố đảm bảo cho việc khách hàng sẽ thực hiện đầy
Trang 38đủ nghĩa vụ nên dễ được ngân hàng chấp nhận hơn vì những khách hàng này
có tỷ lệ rủi ro thấp hơn
Ngoài năng lực tài chính của khách hàng thì ngân hàng còn quan tâm đếnkhả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tốc độ quay vòng vốn Vì nếu khảnăng sản xuất kinh doanh cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh thì khả năng sinhlời và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng là rất lớn, kháchhàng có thể trả nợ cho ngân hàng nhanh hơn Mặt khác, uy tín của khách hàng
là một vấn đề lớn đối với các ngân hàng, ngân hàng cần phải xem xét kỹnhững yếu tố này khi chấp nhận bảo lãnh
- Tính khả thi của dự án:
Ngân hàng chỉ tiến hành bảo lãnh cho những dự án khả thi Dự án khả thi
là dự án mà việc thực hiện nó là cần thiết, sản phẩm của nó đáp ứng được nhucầu thị trường Nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phảiphù hợp với sự phát triển của ngành, của khu vực và Nhà nước nhưng vẫnđảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp Mặt khác khi xây dựng dự án đòi hỏidoanh nghiệp phải xác định đúng lượng vốn cần thiết, tính đến sự biến độngcủa thị trường để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thểgặp phải và cũng đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng và nghiệp vụ bảolãnh ngân hàng
- Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh
Cũng như hoạt động tín dụng, biện pháp đảm bảo là một yêu cầu cần thiếtđối với hoạt động bảo lãnh Tài sản đảm bảo giúp bảo vệ cho ngân hàng tránhkhỏi những thất thoát không đáng có nếu rủi ro sảy ra đồng thời thúc đẩykhách hàng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình hơn Các hình thức đảmbảo cho bảo lãnh gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ
ba và các biện pháp đảm bảo khác theo quy định của pháp luật Với mỗi
Trang 39khách hàng khác nhau, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách về tài sản đảm bảokhác nhau để phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất kinh doanh của họ
1.3.3.2 Môi trường kinh tế: kinh tế tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh
của ngân hàng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực Khi nền kinh tế phát triển
ổn định, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, lợi nhuận thu về lớn hơn, nên
họ sẽ thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình điều này giúp cho ngân hàng
có thể giảm thiểu được rủi ro và tăng thu nhập cho mình Tạo điều kiện chongân hàng mở rộng cả phạm vi lẫn quy mô hoạt động bảo lãnh Nhưng nếunền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, đẩy các doanh nghiệp vào trong tình trạngthua lỗ, gây rủi ro cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng vì doanh nghiệp sẽkhó có thể thực hiện nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng dẫn đến việc ngânhàng phải thực hiện nghĩa vụ thay với bên thứ ba Qua đó làm giảm thu nhậpcủa ngân hàng và khó có thể mở rộng hoạt động bảo lãnh
13.3.3 Môi trường chính trị: đây luôn là mối quan tâm của các nhà đầu
tư, vì các nhà đầu tư, họ chủ yếu đầu tư vào những thị trường có môi trườngchính trị ổn định, nếu thị trường chính trị không ổn định thì khả năng mấtvốn là rất lớn Mặt khác, đối với các ngân hàng khi có sự thay đổi của môitrường chính trị cũng gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động nói chung
và hoạt động bảo lãnh nói riêng Làm cho các ngân hàng có thể lâm vào tìnhtrạng mất uy tín, giảm lợi nhuận thậm chí dẫn đến phá sản
1.3.3.4 Môi trường pháp lý
Nguồn luật quốc tế về bảo lãnh: Hiện nay trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnhđược thực hiện theo quy ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế banhành thực hiện song song với các quy tắc của ICC Các bên tham gia có thểlựa chọn một trong hai quy tắc, nhưng nếu có tranh chấp sảy ra thì phải ápdụng theo những quy định cụ thể trong quy tắc của ICC đã được tham chiếutrong hợp đồng
Trang 40Luật và các quy chế quốc gia: Mỗi nước đều xây dựng cho mình mộtkhung pháp luật riêng, điều chỉnh mọi hoạt động của nền kinh tế Chính vìvậy, nếu hệ thống pháp luật không phù hợp thì nó sẽ là nhân tố gây khó khăn
và kìm hãm sự phát triển của sản xuất Pháp luật phù hợp tạo môi trườngthuận lợi và hiệu quả cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó pháp luật
có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động của Ngân hàng và hoạtđộng bảo lãnh nói riêng Hoạt động bảo lãnh hiện nay không chỉ ở trong nước
mà còn mở rộng ra nước ngoài nên đòi hỏi các quy định phải phù hợp với cácthông lệ quốc tế và Ngân hàng nhà nước cần phải xác định các quy địnhchuẩn mực về hoạt động bảo lãnh