Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc (Trang 92 - 93)

- Dư nợ bảo lãnh: đối với NHNo&PTNT Hà nội hoạt động bảo lãnh tuy

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Loại hình bảo lãnh: Đối tượng có nhu cầu bảo lãnh ngày càng đa dạng, không chỉ những đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phát sinh nhiều đối tượng khác. Nhưng trong quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ban hành quy chế bảo lãnh thì các loại hình bảo lãnh áp dụng cho ngân hàng thương mại còn rất hạn chế. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để mở rộng thêm các hình thức bảo lãnh đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành quy chế cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các ngân hàng nước ngoài để hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt nam có thể tham gia đồng bảo lãnh với các ngân hàng nước ngoài trong khu vực và trên thế giới, làm được như vậy giúp các ngân hàng Việt nam có thể tham gia bảo lãnh các hợp đồng lớn trong điều kiện tài chính có hạn và có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, phân tán rủi ro.

Phí bảo lãnh: Cũng theo quyết định 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh, có quy định mức phí bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại tối đa là 2%/ năm tính trên số tiền đang được bảo lãnh, và mức tối thiểu là 300.000đ. Việc quy định mức phí này khiến ngân hàng phải bỏ qua nhiều hợp đồng bảo lãnh vì phí thu được không bù đắp được những chi phí và mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chấp nhận khi bảo lãnh cho khách hàng. Vì vậy mức phí thích hợp là mức phí được thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nên chăng Ngân hàng Nhà nước huỷ bỏ quyết định này nhằm tạo điều kiện để các ngân hàng áp dụng mức phí bảo lãnh mềm dẻo và linh hoạt với từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc (Trang 92 - 93)