Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc (Trang 53 - 58)

NHNo&PTNT Hà nội đã áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong nhiều năm. Thời gian đầu, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn do sự thiếu hiểu biết của khách hàng, sự thiếu chỉ đạo và điều tiết của hệ thống văn bản pháp quy bởi đây là hoạt động khá mới mẻ đối với các cán bộ ngân hàng. Đến nay, hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Hà nội đã có những bước phát triển mới cả về quy mô lẫn chất lượng, khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều và thu nhập từ hoạt động này tăng đáng kể đồng thời cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp quy hướng dẫn hoạt động bảo lãnh, đến nay hầu hết các chi nhánh của NHNo&PTNT đều thực hiện theo quyết định 09/HĐQT-05 ngày 18 tháng 1 năm 2001 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng của NHNo&PTNT Việt nam và NHNo&PTNT Hà nội là chi nhánh trực thuộc cấp 1 của hệ thống NHNo&PTNT Việt nam, nên cũng áp dụng quy chế này. Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tiếp đó là Quyết định 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14.

2.2.2. Các loại hình bảo lãnh đã triển khai.

- Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh hoàn thanh toán - Bảo lãnh bảo hành

- Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh vay vốn

- Các loại bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật nhưng không có bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh đối ứng.

2.2.3. Quy trình bảo lãnh.

Mặc dù bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay nhưng đối với ngân hàng, rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản tiền các ngân hàng bỏ ra trả thay được xử lý như một khoản nợ quá hạn. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh, NHNo&PTNT Hà nội thực hiện theo Quyết định 09/H ĐQT- 05, tuy nhiên quy trình này khá phức tạp và gây khó khăn cho khách hàng tham gia bảo lãnh.

Quy trình bảo lãnh gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh.

Khi khách hàng có nhu cầu đến xin NHNo&PTNT Hà nội cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh. Trong bộ hồ sơ gồm có:

- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của khách hàng.

- Hồ sơ về khoản bảo lãnh: gồm giấy đề nghị bảo lãnh và các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh.

- Hồ sơ đảm bảo cho các khoản bảo lãnh.

- Các giấy tờ khác mà chi nhánh yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể. Bước 2: Chi nhánh thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh

Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, chi nhánh tiến hành thẩm định hồ sơ đó, nội dung của công tác thẩm định gồm: Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh; tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng; tính khả

thi và khả năng trả nợ của dự án; đánh giá rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.

Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình trưởng phòng kinh doanh và trình lãnh đạo. Trong trường hợp thuộc thẩm quyền, lãnh đạo NHNo&PTNT Hà nội sẽ ra quyết định về việc bảo lãnh, nếu vượt quá thẩm quyền phán quyết thì chi nhánh phải gửi tờ trình lên NHNo&PTNT Việt nam, nếu được chấp nhận thì NHNo&PTNT Hà nội sẽ ra quyết định bảo lãnh.

Bước 3: Phát hành văn bản bảo lãnh.

Khi đã quyết định bảo lãnh hoặc có uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt nam quyết định bảo lãnh thì NHNo&PTNT Hà nội và người đề nghị bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh. Sau đó chi nhánh tiến hành soạn thảo và phát hành cam kết bảo lãnh, nội dung cam kết bảo lãnh được chi nhánh và người nhận bảo lãnh thống nhất với nhau. Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan thoả thuận.

Chi nhánh thực hiện thu phí bảo lãnh, quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, tiến hành thủ tục kiểm tra, nhận đảm bảo, thông báo cho phòng kế toán để nhập vào ngoại bảng số dư bảo lãnh và tiến hành trích quỹ bảo lãnh cho khách hàng. Mức phí do NHNo&PTNT Hà nội thoả thuận với khách hàng phù hợp với các chi phí của mình và mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh này. Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng. Tuy nhiên mức phí bảo lãnh không được

vượt quá 2%/ năm với số tiền đang được bảo lãnh mặt khác mức phí này phụ thuộc vào mối quan hệ và độ tín nhiệm của chi nhánh với khách hàng

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh:

Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh, chi nhánh luôn phải kiểm tra theo dõi khách hàng, trừ trường hợp ký quỹ 100% vốn tự có của khách hàng. Cán bộ thực hiện bảo lãnh phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo định kỳ hàng quý, báo cáo quyết toán nếu hết năm tài chính. Qua việc theo dõi kiểm tra khách hàng, chi nhánh phải đôn đốc khách hàng thực hiện theo nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng. Nếu trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình, sau khi đã tìm mọi biện pháp thì chi nhánh tiến hành cho vay bắt buộc với khách hàng để thanh toán cho người thụ hưởng. Sau khi nhận được thông báo của chi nhánh, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ mà chi nhánh đã trả thay hoặc phải có văn bản xác nhận nợ với chi nhánh.

Bước 5: Tất toán bảo lãnh

Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi không có thông báo hoặc xác nhận của bên bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh, chi nhánh tiến hành hoàn tất bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, chi nhánh phải trả thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ theo như hợp đồng bảo lãnh, NHNo&PTNT Hà nội lập bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh và yêu cầu khách

hàng nộp lại thư bảo lãnh đồng thời thông báo cho kế toán để xuất toán số dư bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc (Trang 53 - 58)