(4) (1) (2) (3)
(a)
(a) Khách hàng ký hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xây dựng hay vay vốn…, bên thứ ba yêu cầu phải có sự bảo lãnh của ngân hàng.
(1) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện phân tích khách hàng, hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba, yêu cầu bảo lãnh , từ đó xác định mức độ rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. Tiếp theo nếu ngân hàng chấp nhân đơn xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh. Đây là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế, hợp đồng này thể hiện rằng buộc tài chính giữa ngân hàng và bên thứ ba. Nội dung chính của hợp đồng gồm:
- Số tiền và thời hạn bảo lãnh của ngân hàng.
- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng.
- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.
- Hình thức bảo lãnh.
Ngân hàng ( Bên bảo lãnh )
Người thứ Ba (bên hưởng bảo lãnh) Khách hàng
- Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hoặc tài sản đảm bảo cho bảo lãnh mà khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.
- Trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Sau khi ký hợp đồng thì ngân hàng có thể bảo lãnh dưới các hình thức như: phát hành thư bảo lãnh, mở tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ. Nhưng lựa chọn hình thức nào là do yêu càu của bên thứ ba, bên thứ ba có thể yêu cầu đích danh ngân hàng bảo lãnh và hình thức bảo lãnh.
(2)Ngân hàng thông báo về thư bảo lãnh cho người thứ ba.
(3) Trong trường hợp nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện một phần trách nhiệm của mình thì ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng của mình với người thứ ba.
(4) Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêu cầu họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, nghĩa vụ này có thể gồm cả gốc, lãi hoặc phí bảo lãnh.