Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc (Trang 87 - 90)

- Dư nợ bảo lãnh: đối với NHNo&PTNT Hà nội hoạt động bảo lãnh tuy

3.2.8. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

Hiện nay NHNo&PTNT Hà nội đang thực hiện quy trình bảo lãnh được quy định trong quyết định 09/QĐ/HĐQT-05, đây là quy trình khá toàn diện nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh hơn nữa đòi hỏi các cán bộ thực hiện bảo lãnh phải tuân thủ đúng và đầy đủ quy trình bảo lãnh mặt khác cần phải chú trọng các mặt sau:

- Nâng cao chất lượng công tác tư vấn cho khách hàng.

Tư vấn là một dịch vụ khá mới đối với ngân hàng, nhưng nếu làm được công tác này sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt thời gian, tiền của, rủi ro, đồng thời giúp ngân hàng có thể thu hút đựơc nhiều khách hàng hơn và tạo điều kiện nâng cao uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện công tác này tốt không phải đơn giản, nó đòi hỏi cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, hiểu biết rộng và khả năng đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác. NHNo&PTNT Hà nội hiện nay công tác tư vấn mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định, quy chế trong hoạt động bảo lãnh chứ chưa thực sự đưa ra những lời khuyên, những góp ý hữu ích cho khách hàng. Với lợi thế của chi nhánh là hệ thống mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch

dày đặc nên việc thu thập các nguồn thông tin tương đối dễ dàng, khi nắm bắt được thông tin, giúp chi nhánh có thể tham gia tư vấn cho khách hàng trong quá trình soạn thảo hợp đồng, đàm phán các điều kiện thanh toán, thời hạn thanh toán, lãi suất…qua đó giúp khách hàng phân tích, lượng hoá những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định chính xác, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đồng thời cũng là đảm bảo an toàn cho chi nhánh khi tiến hành bảo lãnh. - Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng.

Bảo lãnh về bản chất là một bộ phận của hoạt động tín dụng, tức là khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì vậy, công tác thẩm định phải cẩn thận và kỹ càng trước khi thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh. Nhưng thực tế tại NHNo&PTNT Hà nội, việc thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh còn thiếu chặt chẽ vì các bộ phận còn trông chờ vào nhau, bên cạnh đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chưa rõ ràng, việc thẩm định vẫn mang tính hình thức đối với khách hàng quen thuộc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh thì các cán bộ thực hiện bảo lãnh phải tuân thủ đúng quy trình và nội dung thẩm định phương án sử dụng vốn của khách hàng theo đúng quy trình thẩm định một món vay theo cơ chế tín dụng hiện hành. NHNo&PTNT Hà nội cần phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể và phải phân tích rõ khách hàng trước khi đưa ra quyết định bảo lãnh như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành quản lý, uy tín và khả năng tài chính của khách hàng, tính hiệu quả của phương án kinh doanh và đánh giá các tài sản đảm bảo chính xác. Để làm được điều này đòi hỏi chi nhánh phải thu thập nhiều nguồn thông tin, ngoài thông tin mà doanh nghiệp đệ trình thì chi nhánh cần có nguồn thông tin thực tế khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có thể biết thái độ của họ mặt khác có thể cử các cán bộ đi thực tế để tìm hiểu năng lực thực sự của khách hàng.

Công tác thẩm định ảnh hưởng lớn tới hoạt động bảo lãnh, vì vậy chi nhánh phải thực hiện một cách nghiêm túc đồng thời phải căn cứ vào những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Mặt khác đây là hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi của chi nhánh thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan cùng tiến hành thẩm định. Có như vậy chất lượng công tác thẩm định mới được đảm bảo và tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.

Thực tế tại NHNo&PTNT Hà nội, với nghiệp vụ cho vay thì công tác kiểm tra sau được thực hiện rất tốt nhưng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thì công tác này lại không mấy được quan tâm. Cũng có thể do chi nhánh tin tưởng khách hàng của mình thừa đủ khả năng để thực hiện hợp đồng nhưng suy nghĩ này quá chủ quan và sai lầm vì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, chi nhánh cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi bảo lãnh.

Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ thì công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên nhiệm vụ này thường bị buông lỏng, rủi ro thường sảy ra từ vòng quay vốn thứ hai của khách hàng. Vì vậy sau khi chấp nhận bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần phải kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm biết rõ tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị, tiến trình thực hiện hợp đồng và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Nếu rủi ro sảy ra do khách hàng cố tình làm sai, chi nhánh phải cảnh cáo và đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm minh. Ngược lại, rủi ro xảy ra không xuất phát từ bản thân khách hàng thì chi nhánh cần kết hợp với khách hàng để đưa ra những biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, định kỳ các cán bộ bảo lãnh phải tiến hành kiểm tra và đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp vì theo thời gian tài sản rất nhanh bị hao mòn. Giá trị tài sản sẽ giảm đi so với lúc ban đầu khi thế chấp, nếu sau khi kiểm tra, giá trị tài sản giảm nhiều hơn so với dự kiến, thì chi nhánh phải yêu cầu khách hàng có thêm đảm bảo cho khoản bảo lãnh nhằm hạn chế rủi ro cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w