MỤC LỤC
Mặt khác khi xây dựng dự án đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định đúng lượng vốn cần thiết, tính đến sự biến động của thị trường để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải và cũng đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Nhưng nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, đẩy các doanh nghiệp vào trong tình trạng thua lỗ, gây rủi ro cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng vì doanh nghiệp sẽ khó có thể thực hiện nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng dẫn đến việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay với bên thứ ba.
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà nội ) Trong những tháng cuối 2006 NHNo & PTNT Hà Nội đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn như: khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiều hình thức trả lãi, bên cạnh đó chất lượng và số lượng các loại dịch vụ tăng cao làm tiền gửi trên 12 tháng tăng 40.4%, tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 4664 tỷ lên 5364 tỷ (2006). Đặc biệt ngay từ đầu năm 2006 Đảng ủy, ban Giám đốc đã đưa ra những nhiệm vụ và mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh trong đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung khai thác tiếp cận những thành phần kinh tế chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thành phần kinh tế tư nhõn cỏ thể…làm ăn cú hiệu quả, tỡnh hỡnh tài chớnh minh bạch rừ ràng, đỏp ứng đủ các điều kiện theo quy định tích cực thu hồi nợ quá hạn; trích rủi ro và xử lý.
Đến nay, hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Hà nội đã có những bước phát triển mới cả về quy mô lẫn chất lượng, khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều và thu nhập từ hoạt động này tăng đáng kể đồng thời cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp quy hướng dẫn hoạt động bảo lãnh, đến nay hầu hết các chi nhánh của NHNo&PTNT đều thực hiện theo quyết định 09/HĐQT-05 ngày 18 tháng 1 năm 2001 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng của NHNo&PTNT Việt nam và NHNo&PTNT Hà nội là chi nhánh trực thuộc cấp 1 của hệ thống NHNo&PTNT Việt nam, nên cũng áp dụng quy chế này. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, chi nhánh phải trả thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
Đây là loại bảo lãnh thường được các doanh nghiệp sử dụng khi tham gia vào mối quan hệ tín dụng và thương mại trong nước và quốc tế, chi nhánh chỉ thực hiện loại bảo lãnh này trong trường hợp giá trị của nó thấp nhưng mức phí bảo lãnh lại khá cao, chính vì vậy loại hình này không hấp dẫn được khách hàng nên số dư của nó chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ như năm 2004 chiếm khoảng 3,15% trong tổng số các loại hình bảo lãnh, nhưng đến năm 2005 nó đã tăng đáng kể khoảng 25,41%, đến 2006 lại giảm chỉ còn 14,74% là do sự phát triển của các loại hình bảo lãnh khác có giá trị cao hơn. Sở dĩ có sự thay đổi này là do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, bước sang năm 2006 với sự kiện Việt nam ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta có những biến động lớn đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong năm vừa qua đã tác động mạnh vào các DNQD nhất là các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả đã thực hiện cổ phần hoá và chuyển thành các DNNQD, chính vì vậy tỷ lệ các DNNQD tăng mạnh, làm cơ cấu khách hàng bảo lãnh của chi nhánh cũng thay đổi theo.
Đến năm 2005 tổng thu dịch vụ giảm là do cuối năm 2004, chi nhánh đã bàn giao hai chi nhánh Chương Dương và Tây Hồ về hội sở, tuy trong năm có thành lập thêm chi nhánh Trần Duy Hưng nhưng mới được thành lập nên chưa thu hút được khách hàng, tuy vậy thu từ họat động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà nội vẫn tăng lên đáng kể với 751 triệu đồng chiếm 15,71% trong tổng thu dịch vụ, đạt được kết quả này do bảo lãnh thanh toán trong năm đã tăng đột biến khoảng 854,61% so với năm trước đó. Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà mức vốn tự có của những doanh nghiệp này thường rất thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay từ các tổ chức tín dụng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại.Vì mức vốn tự có quá nhỏ khó có thể đáp ứng được những điều kiện bảo lãnh của Ngân hàng, nếu được bảo lãnh thì lợi nhuận thu được nhiều khi không đủ trả lãi cho Ngân hàng.
- Tập trung triển khai toàn diện có hiệu quả, chất lượng cao, công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHNo&PTNT Hà nội nói riêng và của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung. - Tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo lãnh cho các cán bộ thực hiện, chi nhánh dự định sẽ cử cán bộ đi học hỏi nghiên cứu sâu về nghiệp vụ bảo lãnh, tham gia các lớp tập huấn do trung ương mở nhằm tạo tính chuyên nghiệp trong hoạt động bảo lãnh, đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ bảo lãnh tốt nhất.
Nhưng biết về uy tín và hình ảnh của ngân hàng thì chưa đủ, vì khi có nhu cầu khách hàng sẽ nghĩ tới ngân hàng nhưng họ không biết chắc rằng ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của mình hay không, nếu đáp ứng được thì bằng sản phẩm gì và tiện ích của nó như thế nào…Vì vậy, bên cạnh việc quảng bá thương hiệu, ngân hàng cần phải chú trọng đến việc quảng cáo các sản phẩm của mình nhất là khi cung cấp các loại hình bảo lãnh mới qua đó giúp khách hàng khi có nhu cầu bảo lãnh có thể lựa chọn ngân hàng một cách thuận tiện. Hiện nay, NHNo&PTNT Hà nội đã ứng dụng nhiều công nghệ mới trong hoạt động của mình, nhất là từ khi triển khai kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010, trong kế hoạch này thì hoạt động bảo lãnh cũng rất được chú trọng được thể hiện thông qua việc thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy, tiến hành sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng để đánh giá khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, đây là một phương pháp khoa học giúp cho ngân hàng có một cái nhìn toàn diện đối với khách hàng và dễ dàng đưa ra các phán quyết mà không phải mất nhiều thì giờ cũng như chi phí.
Tiếp đú, Chớnh phủ cần quy định rừ ràng việc sử dụng tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, việc phát mại tài sản sau khi doanh nghiệp không trả được nợ như thế nào, thủ tục ra sao và ai có quyền xử lý trong phát mại tài sản, đơn giản hoá các thủ thục hành chính, pháp lý liên quan đến phát mại tài sản tạo điều kiện cho việc mua bán, chuyển nhượng tài sản…Như vậy mới tạo tâm lý yên tâm cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động bảo lãnh từ đó thúc đẩy quá trình mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành quy chế cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các ngân hàng nước ngoài để hướng dẫn và tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt nam có thể tham gia đồng bảo lãnh với các ngân hàng nước ngoài trong khu vực và trên thế giới, làm được như vậy giúp các ngân hàng Việt nam có thể tham gia bảo lãnh các hợp đồng lớn trong điều kiện tài chính có hạn và có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, phân tán rủi ro.