1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.docx

72 415 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 108,72 KB

Nội dung

Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mà đỉnh cao là trở thành thành viên của WTO, hệ thống ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu toàn ngành, thực hiện mục tiêu theo phương châm kinh doanh chất lượng – tăng trưởng - bền vững, hiệu quả và an toàn

Kinh doanh chất lượng gắn liền với giải pháp đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng đã và đang

áp dụng thêm nhiều nghiệp vụ mới có tính chất hiện đại, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh Ra đời vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó đã trở thành một trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục tăng trong những năm qua Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây, nhưng nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng.

Trong quá trình thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Ha bubank), thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh, với sự giúp

đỡ tận tình của cán bộ ngân hàng tại Habubank và giáo viên hướng dẫn, qua

thực tế tìm hiểu, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội”

Tuy nhiên trong quá trình thực tập em chỉ có điều kiện được thực tập ở phòng phát triển kinh doanh nên trong bài viết của em chỉ giới hạn bảo lãnh trong nước vì bảo lãnh nước ngoài thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng thanh toán quốc tế.

Chuyên đề của em bố cục như sau:

Chương I: Khái quát về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại.

Trang 2

Chương II: Thực trạng bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà

Hà Nội( Habubank).

Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Diệp cùng toàn thể cán bộ trong ngân hàng Habubank trong suốt quá trình thực tập vừa qua, để em hoàn thành tốt chuyên đề của mình.

Trang 4

CHƯƠNG1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Những vấn đề chung về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh

tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nóichung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm

tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng

NHTM là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong nền kinh tế Hàng triệu cánhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tạiNHTM NHTM đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội Thu nhập từ ngânhàng TM là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình NHTM là tổ chứccho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối vớinhà nước NHTM cung cấp cho các doanh nghiệp vốn phục vụ cho việc mua hànghoá dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị Khi doanh nghiệp vàngười tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường

sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng hay các loại thẻ điện tử…NHTM còn là nơikhách hàng tìm đến để nhận được lời tư vấn, cần được cung cấp các thông tin tàichính hay tư vấn lập kế hoạch tài chính Ngoài ra, NHTM còn là đơn vị cung cấpcác khoản tín dụng cho chính phủ; Thông qua hình thức mua các chứng khoánchính phủ, đây là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển

NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất.NHTM thực hiện các chính sách kinh tế; Đặc biệt là chính sách tiền tệ, Vì vậy làmột kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế

Theo LêNin, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vựctài chính tiền tệ

Trang 5

Theo luật Việt Nam: NHTM là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệtín dụng, hoạt động thường xuyên và chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tư cho nền kinhtế.

Quá trình phát triển của các ngân hàng qua các thời kỳ:

- Thế kỷ XV, các NHTM hoạt động với ba chức năng chủ yếu là đổi tiền,thanh toán và cho vay Hoạt động của các Ngân hàng mang tính chất kiêm nhiệm,trong đó các cửa hàng vàng bạc kiêm luôn ba chức năng này của ngân hàng

- Đến thế kỷ XVIII, các NH thưc sự được tách ra, tạo thành các doanh nghiệpchỉ hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ Khác với hiện nay, NH nào cũng có khả năngphát hành giáy bạc vào lưu thông mà không bị hạn chế số lượng NH phát hành Do

đó mà sự điều tiết của nhà nước thời kỳ này bị hạn chế

- Từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, chính phủ tiến hành hạn chế sốlượng NH phát hành, chỉ NH lớn mới đủ điều kiện để đưa tiền vào lưu thông Các

NH này đều là các NH tư nhân

- Từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhất là sau cuộc khủng hoảng 29-33, xuất hiệnmột số nguyên nhân do chính phủ không kiểm soát được chính sách tài chính tiền

tệ Sau đó, hầu hết các NH phát hành đều được quốc hữu hoá để giúp nhà nước thựchiện được các chính sách của mình có hiệu quả hơn

- Từ đây, Hệ thống Ngân hàng được chia làm hai cấp kinh doanh:

Các NHNN thay hế cho NH phát hành trước đó, giữ chức năng quản lý nhànước về tiền tệ và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ

Các NHTMvà các trung gian tài chính khác: các thành phần này hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh và chịu sự chi phối của NHNN

1.1.2 Chức năng của NHTM

1.1.2.1 Chức năng thủ quỹ của doanh nghiệp

NHTM nhận giữ tiền gửi cho DN: trong nền kinh tế luôn tồn tại hai nhómdoanh nghiệp: nhóm thứ nhất là nhóm các doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗichưa sử dụng, nếu để tiền đó trong két của mình, các DN đã để tiền bị chết, không

Trang 6

được lưu thông Đem gửi NH, DN sẽ nhận được tiền lãi và có thêm khoản thu nhậpđáng kể từ đây.

Nhóm thứ hai không có tiền dư thừa, nhưng lại có nhu cầu mở rộng sản xuấtkinh doanh, hoặc thực hiện một dự án, công trình nào đó Nhóm này sẽ phải đi vaytiền, và NHTM chính là nơi mà các DN nên tìm đến Đến với NHTM, DN thiếu vốn

sẽ gặp được nhà cung cấp các khoản tiền cho mình NHTM sẽ là người trung gianlàm cầu nối giữa người đi vay và cho vay NHTM sẽ có được lợi nhuận từ chênhlệch lãi suất giữa mức huy động và mức cho vay

Ngoài ra, NHTM còn thực hiện chức năng thanh toán Đây là đặc điểm cơbản nhất của NHTM mà không một trung gian tài chính nào được thực hiện

NHTM sẽ thực hiện các nghiệp vụ, thực hiện thanh toán cho các tổ chức, cá nhân…

1.1.2.2 Chức năng tạo tiền gửi

Giả sử ban đầu khách hàng đem 100đ(R) tới gửi NHTM, tỷ lệ dự trữ bắtbuộc(rr) là 10%, tỷ lệ dự trữ vượt quá(er) là 0% Như vậy, với số tiền này, NHTMphải giữ lại 10đ dự trữ bắt buộc, còn 90đ, NHTM cho vay ra bên ngoài.Vì er=0 nêntất cả 90đ này đều được cho vay

Giả sử tiền mặt do công chúng nắm giữ là 0, như vậy, sau đó, công chúng sẽđem toàn bộ 90đ gửi lại NHTM, NHTM dự trữ tiếp 9đ, cho vay ra 81đ Quá trìnhnày cứ tiếp tục cho tới lúc kết thúc, tổng số tiền lúc này ở trong lưu thông đã là90+80+…+…=1000đ

Gọi D là tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, ta có D= Rx1/rr

Như vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng nhỏ, lượng tiền cung ứng ra thị trườngcàng lớn và ngược lại

1.1.2.3 Chức năng làm trung gian tài chính

Bản chất của NHTM chính là làm trung gian tài chính bởi NHTM là cầu nốigiữa người có vốn và người thiếu vốn Đây là trung gian tài chính quan trọng nhấttrong các trung gian tài chính Chức năng này của NH được thể hiện rõ ở hai bộphận:

Trang 7

- Trung gian tín dụng: NHTM sử dụng vốn huy động hoặc vốn đi vay để chovay, do vậy, trách nhiệm của NH là phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả Có vậyNHTM mới có thể thu hồi vốn trả cho người gửi tiền và đảm bảo kinh doanh có lãi.

-Trung gian tài chính: NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính trong đó có uỷthác thanh toán, các dịch vụ môi giới, và các dịch vụ tiện ích khác

1.1.3 Những hoạt động cơ bản của NHTM

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Đây là hoạt động nhằm tạo lập nguồn vốn kinh doanh cho NHTM.Là một tổchức kinh doanh tiền tệ, nên tạo nguồn vốn của NHTM là một yếu tố quyết định tớiquy mô hoạt động và uy tín của NHTM trên thị trường Đây là hoạt động cơ bản củaNHTM, nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình hoạt động của NHTM

Hoạt động này chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn

- Huy động tiền tiết kiệm của dân cư

- Đi vay NHNN, NHTM khác

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu

- Các hoạt động huy động khác: Uỷ thác đầu tư

1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

- Hoạt động ngân quỹ: Đây là hoạt động mang tính chất dự trữ:

 Dự trữ bắt buộc: Đây là khoản dự trữ mà các NHTM phải nộpvào tài khoản tại NHNN nhằm thực hiện một số mục tiêu đề ra:

 Thứ nhất, khoản này đống vai trò như như một khoảnđảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM

 Thứ hai, nó giúp NHNN có thể vận hành chính sách tiền

tệ quốc gia Theo như đã trình bày ở trên, nếu tỷ lệ dự trữ càng thấp,lượng cung tiền ra thị trường càng lớn và ngược lại Tuỳ từng điềukiện khác nhau mà NHNN sẽ đua ra các biện pháp phù hợp với hoàncảnh

 Thứ ba, nó giúp NHNN quản lý được hoạt động của NHTM

Trang 8

 Dự trữ vượt quá: khoản tiền này tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt tạiquỹ, tài khoản tiền gửi NHNN và tiền mặt trong quá trình thu Khoảnmục này tồn tại có thể do hoạt động kinh doanh của NH không tốt,không cho vay hết vốn mà mình huy động được( sau khi đã trừ đi dựtrữ bắt buộc) hay cũng có thể do chính sách hoạt động của mình, NHmuốn giữ lại một khoản dự trữ nữa ngoài dự trữ bắt buộc để đảm bảohơn nữa khả năng thanh toán của mình.

-Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.Ngân hàng huy động vốn sau đó cho vay, sau một thời gian NH sẽ thu được cả gốc

và lãi Tuỳ thuộc vào tiêu chí mà cho vay được chia thành nhiều loại khác nhau:

 Căn cứ vào thời hạn khoản vay, hoạt động cho vay đượcchia thành 3 loại

Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vaynhỏ hơn một năm Hình thức này chủ yếu để bổ sung vốn lưu động cho hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp: Thu mua hàng hoá, trả lương cho công nhân viên…

Cho vay trung hạn: Thời hạn khoản vay từ 1 dến 5 năm, chủ yếu để tàitrợ cho các hoạt động sửa chữa tài sản cố định, thay đổi kế hoạch sản xuất hàng hoá

Cho vay dài hạn: Thời hạn của khoản vay trên 5 năm Khoản mục nàythường tài trợ cho các hoạt động xây dựng cơ bản: Đổi mới máy móc thiết bị, chovay để tăng cường chiều sâu, xây dựng phân xưởng mới

 Căn cứ vào phương thức tài trợ, hoạt động cho vay đượcchia thành: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợcho dự án

Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấuthương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán Người bán chuyển cáckhoản phải thu cho vay để lấy tiền ứng trước Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiếtkhấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng là người mua,giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh

Trang 9

Cho vay tiêu dùng: Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình…Nhằmmục đích thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Tài trợ cho dự án: Ngân hàng cho vay để tài trợ cho xây dựng nhàmáy mới đặc biệt là trong các nghành công nghệ cao

 Căn cứ vào tài sản đảm bảo:

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Bảo lãnh, tín chấp

Cho vay có tài sản đảm bảo: Thế chấp, cầm cố,

Cho vay quá ngạch: Là hình thức cho vay mà khách hàng vẫn chưa trả xong

nợ cũ.Thông thường, NH chỉ tiếp tục cho khách hàng vay khi đã thu được nợ cũ,nhưng trong một số trường hợp đặc biệt Ngân hàng sẽ xem xét để cho doanh nghiệpvay thêm, nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn hoặc chớp được

cơ hội kinh doanh tốt nhất

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: NH cho khách hàng vay

để sản xuất kinh doanh, để phát triển nhà ở, mua xe…

- Các hoạt động đầu tư: Ngân hàng tham gia các hoạt động hùn vốn, gópvốn hình thành vốn chủ sở hữu cho các dự án đầu tư Hoạt động này không nhữngtạo thêm thu nhập cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng thâm nhập thị trườngnhằm thu thập thêm thông tin, phục vụ hoạt động cho vay

Có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau, nhưng các NH chủ yếu tham giavào 3 hình thức:

Đầu tư vào chứng khoán: Do mục tiêu của các ngân hàng thương mại là antoàn và sinh lợi, do đó các NHTM chỉ nắ giữ trái phiếu chính phủ, tín phiếu khobạc, trái phiếu công ty lớn Tuy nhiên việc đầu tư vào chứng khoán cũng bị hạn chế.Các NHTM chỉ được đầu tư không quá 30% vốn chủ sở hữu của mình và số vốn

Trang 10

này phải phân bổ vào các doanh nghiệp sao cho không quá 10% cổ phần của doanhnghiệp được đầu tư

Đầu tư vào các doanh nghiệp: là hoạt động ngân hàng đầu tư vào để trởthành một thành viên trong tập đoàn đó

Đầu tư hùn vốn vào dự án: Thông thường là các dự án BOT…

- Hoạt động sử dụng vốn khác: NH sẽ đầu tư vào các hoạt động quảng cáo,quảng bá, tài trợ…để quảng bá cho thương hiệu của mình

1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian

- nghiệp vụ chuyển tiền: Là một nghiệp vụ mà ngân hàng phải chuyển tiềncho một người khác khi có lệnh của khách hàng

- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Loại hình dịch vụ này bao gồm:thanh toán bù trừ, thanh toán séc, L/C, thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,thanh toán bằng hối phiếu…

- Cung cấp các dịch vụ tài chính: Bao gồm các dịch vụ môi giới, tư vấn tàichính, uỷ thác đầu tư, bảo lãnh và các loại hình dịch vụ khác

1.2 Khái quát về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng TM

1.2.1 Khái niệm về hoạt đông bảo lãnh ngân hàng

“ Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng( Bênbảo lãnh) với bên có quyền( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng( bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận

nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay

Theo khái niệm trên, tham gia bảo lãnh gồm có ba bên:

- Bên được bảo lãnh: Là bên yêu cầu NH mở thư bảo lãnh Đây là kháchhàng của ngân hàng Trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng, NH sẽ phải thanhtoán thay và bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho NH

- Bên nhận bảo lãnh: là bên được hưởng bồi thường theo các quy định trongthư bảo lãnh khi có sự vi phạm hợp đồng, với điều kiện bên nhận bảo lãnh phải xuất

Trang 11

trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với các điều khoản được quy định trong hợpđồng bảo lãnh.

-Bên bảo lãnh: là bên đứng ra phát hành thư bảo lãnh và có nghĩa vụ thanhtoán cho các bên nhận bảo lãnh khi bên này yêu cầu; đồng thời xuất đầy đủ cácchứng từ phù hợp với những điều đã kí kế trong hợp đồng bảo lãnh, Bảo lãnh ngânhàng có nghĩa là Ngân hàng là bên bảo lãnh

1.2.2 Đặc điểm, chức năng, vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 1.2.2.1 Đặc điểm của hoạt độnh bảo lãnh ngân hàng

- Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau

Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có sự tham gia đồng thời của 3 hợp đồngđộc lập: Hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, Hợp đồng giữa bênđược bảo lãnh và bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảolãnh

Tuy có sự phân chia, nhưng ba mối quan hệ này vẫn có mối quan hệ gắn kết nhau

và có ảnh hưởng lẫn nhau Do đó, mỗi bên có trách nhiệm thực hiện hợp đồng vớihai bên còn lại

- Tính độc lập của bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập so với hợp đồng Mặc dù mục đích củabảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc khôngthực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng của ngườiđược bảo lãnh, nhưng việc thanh toán của một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vàocác điều khoản và điều kiện được quy định trong bảo lãnh

Ngoài ra, tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng còn thể hiện ở sự độc lập giữatrách nhiệm thanh toán của ngân hàng với mối quan hệ khách hàng Ngân hàngkhông thể viện cớ bên được bảo lãnh còn nợ tiền của ngân hàng, bên được bảo lãnhphá sản…để trì hoãn việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnhđưa ra đầy đủ chứng từ…

- Tính phù hợp của bảo lãnh

Trang 12

Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu NH thanh toán thì Ngân hàng cótrách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình Ngân hàng bảolãnh có quyền từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ haynhững điều kiện của bảo lãnh không được đáp ứng.

- Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tài trợ thông qua uy tín Ngân hàngkhông phải xuất tiền ngay khi kí bảo lãnh Do đó bảo lãnh được coi là một tài sảnngoại bảng Khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thìbảo lãnh được xếp vào nội bảng Lúc này bảo lãnh được xếp vào loại tài sản xấu cấuthành nợ quá hạn Qua đó cho ta thấy, bảo lãnh cũng là một nghiệp vụ chứa đựngrủi ro như một khoản cho vay Do vậy, Ngân hàng phải phân tích kỹ lưỡng kháchhàng trước khi nhận bảo lãnh

1.2.2.2 Chức năng của hoạt động bảo lãnh

- Bảo lãnh cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng:

Mục đích của bảo lãnh ngân hàng là phải bồi hoàn tài chính cho người thụhưởng bảo lãnh những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảolãnh gây ra Do đó bảo lãnh mang chức năng bảo đảm hơn là thanh toán Điều nàyđược thể hiện rất rõ trong bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm,bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình…Do vậy bảo lãnh được dùng cho mục đích

an toàn cho người thụ hưởng khi có sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh

- Bảo lãnh là một công cụ tài trợ

Nhờ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mà hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng được thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao Đặc biệt trongthương mại quốc tế, bảo lãnh được biết đến như một công cụ tài trợ cho xuất nhậpkhẩu Đối với thị trường chúng khoán ở những nước phát triển, Ngân hàng là ngườibảo lãnh tài trợ cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán…

- Bảo lãnh có chức năng thúc đẩy hoàn thành hợp đồng

Chức năng này xuất phát từ người được bảo lãnh, có thể bị người thụ hưởngbảo lãnh yêu cầu thanh toán bầt kỳ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh nếu

Trang 13

như họ vi phạm hợp đồng, ở bất kể mức độ nào, là bao nhiêu Người được bảo lãnh

luôn phải chịu áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh Chính vì vậy bảo lãnh như cótác dụng thúc đẩy người được bảo lãnh hoàn tất hợp đồng đã được ký kết và hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả hơn

1.2.2.3 Vai trò của hoạt động bảo lãnh.

- Đối với nền kinh tế: Bảo lãnh đóng vai trò là chất xúc tác thương mại Nhờ

có bảo lãnh mà việc thực hiện hợp đồng vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh trởnên thuận lợi hơn

Nhu cầu về vốn luôn là một vấn đề cấp thiết, nhất là trong điều kiện hiệnnay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc vay vốn nước ngoàitrở nên phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng Tuy nhiên do khoảng cách địa lý,bất đồng ngôn ngữ là những trở ngại khiến các thành viên không hiểu rõ nhau Do

đó, trong quan hệ hợp tác nhất thiết phải có hoạt động bảo lãnh bảo đảm cho quyềnlợi của các bên

- Đối với bên được bảo lãnh: Bảo lãnh ra đời đã trở thành công cụ tài trợ,giúp cho bên được bảo lãnh có thể vay vốn với chi phí thấp hơn

Do đó mà bên được bảo lãnh có thể sử dụng được nguồn vốn một cách triệt

để và tối ưu nhất

Nhờ có bảo lãnh đã giúp cho bên được bảo lãnh có thể tiếp cận được vớinhững dự án, những hợp đồng…ngay cả khi họ chưa có đủ uy tín đối với đối tác,cho dù họ hoàn toàn có khả năng và phương tiện thực hiện hợp đồng

Ngoài ra, nhờ có bảo lãnh mà bên bảo lãnh thường xuyên chịu sự giám sátcủa Ngân hàng, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tráchnhiệm hơn và hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh

- Đối với bên nhận bảo lãnh: Bảo lãnh là công cụ bảo đảm quyền lợi cho họ

Có bảo lãnh bên nhận bảo lãnh sẽ ít có nguy cơ bị thiệt hại hơn bởi tổ chức bảo lãnh

là một tổ chức được họ tín nhiệm Nếu rủi ro xảy ra, khi đối tác của họ( bên đượcbảo lãnh) không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng và không bồi thườngcho bên nhận bảo lãnh những thiệt hại, bên nhận bảo lãnh sẽ đưa ra các hồ sơ liên

Trang 14

quan chứng minh cho sự sai phạm đó và sẽ nhận được bồi thường của ngân hàngphát hành bảo lãnh.

- Đối với NH phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh giúp ngân hàng đa dạng hoá sảnphẩm của mình Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập có đượcchủ yếu là thu từ phí dịch vụ Mặc dù ở hầu hết các NHTM Việt Nam thu nhập chủyếu từ các hoạt động tín dụng nhưng các ngân hàng cũng ngày càng nhận thấy bảolãnh là một nghiệp vụ không thể thiếu trong các sản phẩm của mình và đang manglại cho các ngân hàng một nguồn thu đáng kể

1.2.3 Phân loại bảo lãnh Ngân hàng.

*Phân theo mục đích

- Bảo lãnh vay vốn: là một loại bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng phát hànhcho bên nhận bảo lãnh, về việc cam kêt trả nợ thay cho khách hàng trong trườnghợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và đúng hạn

Bảo Lãnh vay vốn gồm có hai loại:

Bảo lãnh vay vốn trong nướcBảo lãnh vay vốn nước ngoài mà trong đó chủ yếu dưới hình thức bảolãnh mở L/C trả chậm

- Bảo lãnh thanh toán: là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hànhcho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợpkhách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khiđến hạn

- Bảo lãnh dự thầu: là một loại bảo lãnh NH do NH phát hành cho bên mờithầu để đảm bảo cho nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trong trường hợpkhách hàng bị phạt do vi phạm quy chế dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủtiền phạt cho bên mời thầu thì NH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do NH phát hành cho bên nhậnbảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bênnhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết Trường hợp khách hàng không thực hiện

Trang 15

đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, NH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã camkết.

- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là một loại bảo lãnh ngân hàng do

tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo khách hàng thực hiệnđúng các thoả thuận về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã kí kết với bên nhậnbảo lãnh Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoảthuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp

đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đãcam kết

- Bảo lãnh hoàn thanh toán: Là một bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hànhcho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh.Trường hợp khách hàng bị vi pham các cam kết với bên nhận bảo lãnh, và phảihoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ số tiềnứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trướccho bên nhận bảo lãnh

*Phân loại dựa vào phương thức phát hành bảo lãnh.

- Bảo lãnh trực tiếp: Là một hình thức bảo lãnh mà trong đó, NH phát hànhbảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh, người được bảo lãnhchịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh

Để thoả thuận với người thụ hưởng, người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàngphục vụ mình phát hành thư bảo lãnh với những điều kiện và những điều khoản đãthoả thuận của thư bảo lãnh Khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì sau

đó người được bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hoàn lại cho ngân hàng số tiền ngânhàng đã trả thay Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng được coi là

sự uỷ nhiệm Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng phải thực hiện và ngườiđược bảo lãnh phải có trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng

Trong trường hợp người bảo lãnh là người nước ngoài, Ngân hàng phục vụngười được bảo lãnh sẽ thông qua mối quan hệ đại lý của mình, yêu cầu một ngânhàng đóng trụ sở tại nước người thụ hưởng chuyển thư bảo lãnh( NH phục vụ người

Trang 16

được bảo lãnh gọi là NH phát hành;NH có trụ sở tại nước người thụ hưởng là ngânhàng thông báo)

Vai trò của ngân hàng thông báo là thông báo và chuyển nội dung các giaodịch giữa người thụ hưởng và NH phát hành NH thông báo hầu như không cónghĩa vụ đối với người thụ hưởng liên quan đến bảo lãnh NH thông báo phải cótrách nhiệm đảm bảo tính trung thực của các thông báo nhận được từ NH phát hành

- Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa

vụ khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối

- Bảo lãnh gián tiếp: Là loại bảo lãnh mà trong đó, ngân hàng bảo lãnh đãphát hành theo lệnh của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnhdựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng Người được bảo lãnh khôngphải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉthị chịu trách nhiệm bồi hoàn

Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia: NH pháthành bảo lãnh, NH chỉ thị, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Ngoài các cách phân loại như trên, còn có nhiều hình thức khác như:

- Bảo lãnh hải quan: Khi hàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia nhằmmục đích trưng bày, triển lãm, tham gia hội chợ…trong một khoảng thời gian xácđịnh rồi sẽ tái xuất hoặc trường hợp một công ty thi công cần nhập khẩu máy móc,thiết bị để thi công rồi sau đó lại xuất khẩu chúng về bản quốc thì hàng hoá đókhông phải nộp thuế nhập khẩu Do đó hải quan nước mà hàng hóa, máy móc đóđược tạm nhập hay tái xuất yêu cầu chủ hàng phải có một bảo lãnh nhằm bảo đảmrằng nếu trong thời hạn đã đăng ký mà hàng hoá, máy móc đó không tái xuất thì hảiquan nước đó sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh, coi như một khoản thuế nhập khẩuhay một món phạt

Số tiền bảo lãnh do cơ quan hải quan ấn định trong từng trường hợp cụ thể vàbảo lãnh hết hiệu lực khi hàng hoá đó tái xuất đúng hạn hay đã hoàn thành nghĩa vụnộp thuế

Trang 17

Ngân hàng sẽ thực hiên nghiêp vụ bảo lãnh hải quan cho lô hàng hóa đượcnhập khách hàngẩu hay xuất khách hàngẩu đó.

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là việc ngân hàng đứng ra bảo lãnhcho chứng khoán của các công ty đang muốn huy động vốn để sản xuất kinh doanhnhưng đủ uy tín để chứng khoán của họ được chấp nhận trên thị trường Khi nhậnbảo lãnh, ngân hàng sẽ gặp rủi ro do việc mất giá chứng khoán trên thị trường Họ

sẽ nhận chứng khoán từ công ty, chuyển cho công ty trong đợt phát hành sau khi đãtrừ đi một phần hoa hồng và phí rồi bán lại cho công chúng

1.2.4.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay, nhưng đối với ngân hàng, rủi

ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay Khi phảithực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản tiền các ngân hàng bỏ ra trả thay được xử lý nhưmột khoản nợ quá hạn Vì vậy, trình tự và thủ tục trong một nghiệp vụ bảo lãnhcũng có nhiều điểm tương tự như trong nghiệp vụ cho vay, như tiếp nhận hồ sơ,thẩm định khách hàng, quyết định bảo lãnh, ký hợp đồng bảo lãnh, xử lý nợ quá hạnkhi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Tuỳ từng loại bảo lãnh sẽ có các bước cụ thể khác nhau, song nhìn chung đều

có 5 bước cơ bản như sau:

- Bước 1: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đến đề nghị bảo lãnh

Trong hồ sơ gồm có: Hồ sơ pháp lý, giấy đề nghị bảo lãnh, báo cáo tài chính về tìnhhình sản xuất kinh doanh và các thông tin khác, tài sản đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnhtheo quy định

- Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh

- Bước 3: Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hànhthư bảo lãnh Khách hàng nhận một bản cam kết bảo lãnh cho ngân hàng phát hành

- Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

Sau khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảolãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hạch toán số dư bảo lãnh, theo dõi thực hiệnhợp đồng bảo lãnh, khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác

Trang 18

- Bước 5: Tất toán bảo lãnh sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hoặc khi cóthông báo hoặc xác nhận của bên nhận bảo lãnh, NH tất toán bảo lãnh.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh là một hoạt động liên quan đến hoạt động của nhiều chủ thể trongnền kinh tế Bảo lãnh ngân hàng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong

đó có thể kể đến một số nhân tố cơ bản sau đây:

1.2.5.1 Nhân tố khách quan

- Pháp luật và chính sách của Nhà nước:

Mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế bao giờ cũng chịu sự điều tiếtcủa pháp luật Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trong của nênkinh tế, các ngân hàng càng phải quan tâm đến vấn đề này, bởi hoạt động của ngânhàng liên quan đến hầu hết các hoạt động khác trong nền kinh tế Một hệ thốngpháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng có điều kiện xây dựng

kế hoạch kinh doanh tốt và tến hành các nghiệp vụ chức năng của mình một cáchthuận lợi nhất Nghiệp vụ bảo lãnh cũng vậy, khi mới ra đời, bảo lãnh hầu nhưkhông có văn bản pháp luật nào điều chỉnh, ngân hàng đã gặp phải không ít khókhăn khi phát sinh các tranh chấp, mà không có những pháp chuẩn mực pháp quy

để xử lý, mọi thứ đều phải dựa vào quan hệ hợp đồng Từ khi xuất hiện luật các tổchức tín dụng và các điều khoản quy định có liên quan và một loạt các văn bản khác

ra đời như: Quyết định 196 ban hành ngày 16/9/1994 của thống đốc NHNN, quyếtđịnh 263/ QĐ- NHNN ngày 19/9/1995 và gần đây nhất là quyết định 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 đã tạo nền tảng pháp lý ban đầu cho nghiệp vụ bảo lãnh.Tuy nhiên không đơn thuần chỉ chịu sự điều chỉnh của những văn bản quy phạmđiều chỉnh trực tiếp nói trên, nghiệp vụ bảo lãnh còn chịu sự tác động của nhiều luậtkhác, liên quan đến từng nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể Vì vậy, việc hoàn thiện môitrường pháp lý sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lương hoạt động bảo lãnh

- Môi trường chính trị xã hội:

Môi trường chính trị xã hội ổn định là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự pháttriển hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thưong mại trong

Trang 19

nước và quốc tế Đó là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của bảo lãnh.Môi trường chính trị xã hội tác động rất lớn đén tâm lý của nhà đầu tư bởi họ khôngthể đầu tư vào một đất nước có tình hình chính trị bất ổn định, chiến tranh, bạo độngxảy ra liên tiếp, mà không có đầu tư, ngân hàng sẽ không thể có được những hợpđồng bảo lãnh.

- Môi trường kinh tế:

Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời xuất phát từ sự phát triển kinh tế, vì vậy nhữngbiến động trong nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt độngbảo lãnh Môi trường kinh tế phát triển lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các giao dịchtrong nền kinh tế càng gia tăng, khiến cho hoạt động bảo lãnh càng có cơ hội pháttriển, chất lượng bảo lãnh cũng theo đó mà tăng lên

Mặt khác, là một hoạt động xuất hiện nhiều trong giao dịch quốc tế nên bảolãnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách tỷ giá và lãi suất Những yếu tố này lànhững yếu tố thuộc về vĩ mô, do đó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường kinh tế

xã hội và các chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước Vấn đề đặt ra cho cácngân hàng là phải tiến hành dự báo những thay đổi, diễn biến của chúng nhằm đảmbảo khả năng thích nghi với sự thay đổi đó, tránh bị động, gây ảnh hưởng đến chấtlượng bảo lãnh

- Những nhân tố thuộc về khách hàng:

Doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần phải mở rộng nhữngmối quan hệ giao lưu buôn bán với nhiều chủ thể khác trong nền kinh tế, vì vậy nhucầu bảo lãnh là tất yếu Tuy nhiên, muốn được bảo lãnh, doanh nghiệp cần phải đápứng được những yêu cầu của ngân hàng Khả năng đáp ứng yêu cầu của Ngân hàngđược thể hiện ở các khía cạnh sau:

 Năng lực tài chính của danh nghiệp:

Doanh nghiệp có năng lực tài chính ổn định sẽ khiến NH không phải thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh, NH sẽ gặp ít rủi ro.Năng lực tài chính góp phần nâng caochất lượng hoạt động bảo lãnh

 Khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm:

Trang 20

Bảo lãnh cũng như bất kỳ một hoạt động tín dụng nào, cũng cấn có tài sảnđảm bảo dưới hình thức cầm cố, thế chấp các loại tài sản thuộc sở hữu của kháchhàng…Đây là biện pháp làm giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh Hạn mức bảo lãnh được quyết định dựa vào tỷ lệ % giá trị tàisản, thông thường 70% giá trị tài sản Do đó các ngân hàng cần đánh giá tài sản mộtcách chính xác, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

 Đạo đức của khách hàng: Cũng giống như hoạt độngcho vay, trước khi ra quyết định bảo lãnh ngân hàng phải xem xet cả đạo đức kháchhàng, các mối quan hệ của khách hàng, lịch sử giao dịch của họ, xem các khoản nợ

cũ với ngân hàng mình và với các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ

1.2.5.2 Nhân tố chủ quan.

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Bao gồm các chiến lược như chiến lược Marketing, phát triển nguồn nhânlực, đổi mới cơ cấu tổ chức…Đây là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng bảo lãnh của ngân hàng Do đó hoạt động bảo lãnh cần phải thực hiện theo cácđịnh hướng chung đó Ngân hàng cần đưa ra các chính sách cụ thể về quy mô, tínhchất, phương thức hoạt động bảo lãnh, đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp

vụ, bảo đảm phát triển đúng theo định hướng đã đề ra

- Uy tín của ngân hàng:

Uy tín ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, tới việctăng số lượng khách hàng đến với ngân hàng, tới việc làm tăng doanh thu Nhữngkhách hàng lần đầu tìm đến ngân hàng , họ sẽ tìm đến các ngân hàng có uy tín Cònđối với những khách hàng đã thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thì uy tínđóng vai trò giữ chân họ ở lại sử dụng dịch vụ của ngân hàng

- Chất lượng thẩm định khách hàng

Bảo lãnh là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro Do đó chất lượng thẩmđịnh khách hàng của ngân hàng là yếu tố không thể thiếu trước khi ra quyết địnhbảo lãnh của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro Trước khi kí hợp đồng bảo lãnh vớikhách hàng, ngân hàng cần xem xét khả năng tài chính của khách hàng, khả năng

Trang 21

thực hiện hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, khả năng thanh toán của khách hàng nếunghĩa vụ bảo lãnh được phát sinh…

- Phẩm chất, trình độ cán bộ thực hiện bảo lãnh

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong bất cứ hoạt đông kinh doanh nào

Do đó, để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh các cán bộ thực hiện cần nâng cao trình độnghiệp vụ nhằm thích ứng kịp thời với công việc Bên cạnh đó các cán bộ phải cóđược những phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần làm việc sáng tạo, hăng hái, cótrách nhiệm góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng

Trang 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

TẠI NHTM CP NHÀ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về NHTM CP Nhà Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank

2.1.1.1 Lịch sử hình thành:

Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thành lập tại Việt Namvới mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà.Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp vớicác cổ đông bao gồm Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hà nội và một số doanh nghiệpquốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lí nhà và du lịch Số vốn điều

lệ đầu tiên là 5 tỷ đồng Việt Nam, được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụngân hàng trong 99 năm

Vào tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phépNgân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tiền gửi, tiết kiệm,vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnhthổ Việt Nam

Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý với chiến lược mở rộng kinhdoanh, ngoài việc thực hiện các hoạt động thương mại nhằm vào các đối tượngkhách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân và tổ chức tài chính khác.Thêm vào đó cơ cấu các cổ đông đã mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân vàdoanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh tham gia đầu tư đóng góp phát triển

Tăng vốn điều lệ lên 24,396 tỷ đồng

Trở thành thành viên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc

Mở phòng giao dịch số 1 tại 57 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Năm 1996, vốn điều lệ đã tăng lên 50 tỷ đồng và mở tài khoản ngoại tệ

ở nước ngoài để hoạt độnh kinh doanh và thanh toán quốc tế

Khai trương phòng giao dịch số 2 tại 341 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

 Năm 1999, tăng vốn điều lệ lên 57 tỷ đồng

Trang 23

Trở thành thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Khai trương phòng giao dịch số 3 tại 67C Hàm Long, HN

 Năm 2000, được bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp chứng nhận bảo hiểmtiền gửi

Tăng vốn điều lệ lên hơn 70 tỷ đồng

 Năm 2001, sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Quảng Ninh vàoHabubank

Mở chi nhánh Quảng Ninh

Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàngtoàn cầu

 Năm 2002: Tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng

Mở chi nhánh tại Bắc Ninh

 Năm 2003: tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng

Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh

 Năm 2003: Kỷ niệm 15 năm thành lập

Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng

Liên kết công ty bảo hiểm Viễn Đông thực hiện các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ

 Năm 2005, Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng

Thành lập công ty chứng khoán HBBS

Thành lập Trung tâm thẻ

Gia nhập hệ thông liên minh thẻ VNBC

 Năm 2006, Habubank đã hoàn thành việc phát triển vốn điều lệ lên

Trang 24

Như vậy cho tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều

lệ 1000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 7 năm liên tục được NHNN ViệtNam xếp loại A và được công nhận là Ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động

ổn định, an toàn và hiệu quả Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàngbằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất

cả các nhân viên

2.1.1.2 Phương châm hoạt động của Habubank

Habubank cung ứng một cách toàn diện các dịch vụ sản phẩm tài chính ngânhàng có chất lượng cao, sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từngđối tượng khách hàng, với sự kiên trì và tích cực để đưa ra các giá trị đích thực,”tíchluỹ niềm tin” từ khách hàng

2.1.1.3 Những hoạt động cơ bản của Habubank

Dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân

 Tiền gửi tiết kiệm

 Tài khoản tiền gửi

 Cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinhdoanh( cho vay trả góp, cho vay có tài sản đảm bảo, Chiết khấugiấy tờ có giá…), chiết khấu

 Chuyển tiền trong nước

 Chuyển tiền ra nước ngoài

 Phát hành bankdraft/séc

 Kiều hối: Thẻ chuyển tiền nhanh

 Nhận chi trả kiều hối- Westem Union

 Dịch vụ nhờ thu séc

 Thu đổi séc du lịch

 Đầu tư chứng khoán

 Phát hành thẻ

Dịch vụ tài chính ngân hàng doanh nghiệp

 Tài khoản tiền gửi

Trang 25

 Trả lương qua tài khoản

 Cho vay doanh nghiệp

 Mua bán ngoại tệ theo thoả thuận

 Đầu tư chứng khoán

c Chiết khấu và tái chiết khấu giáy tờ có giá

d Mua bán hẳn và mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá

e Đồng tài trợ

Dịch vụ ngân hàng tự động: thẻ ATM

Dịch vụ ngân quỹ: làm mới tài sản có giá và quản lý tiền mặt, cất, giữ

hộ tài sản, kiểm định ngoại tệ.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng: SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking.

Trang 26

2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức Habubank.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Habubank

Kết quả các chỉ tiêu kinh doanh của Habubank trong 5 năm gần đây đều đạt

và vượt mức kế hoạch, có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục Bảng 2 dưới đây là một

số chỉ tiêu kinh doanh chính của Habubank trong giai đoạn 2005-2006

Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế liên tục tăng Năm 2001 doanh thuthuần Habubank là 29.780 triệu đồng; năm 2002 là 38.023 triệu đồng, tăng 27,68%

so với năm 2001; năm 2003 là 55.232 triệu đồng, tăng 45,26% so với năm 2002, vàđến năm 2005 là 182.438 triệu đồng, tăng với tốc độ là 61,92% so với năm2004(112.670 triệu đồng); năm 2006 đã đạt tới 232.099 triệu đồng; tăng 125,1% so

Trang 27

với năm 2005.Như vậy có thể nói rằng sau 6 năm mà doanh thu thuần củaHabubank đã tăng lên một cách khá nhảy vọt.

Về lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế năm 2001 là18.232 triệu đồng, năm

2002 là 24.454 triệu đồng, tăng 23,16%; năm 2003 là 29.131 triệu đồng, tăng vớitốc độ là 29,73% Đặc biệt là hai năm 2004 và 2005, lợi nhuận trước thuế đạt tớicon số 60.466 triệu đồng và 108.232 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 107,56%

và 78,99% Như vậy, qua 5 năm từ năm 2001 đến 2005 thì lợi nhuận trước thuế đãtăng gấp 5,9 lần Đồng thời với việc tăng lợi nhuận trước thuế tăng thì mức đónggóp ngân sách của Habubank cũng tăng, năm 2001 đóng góp ngân sách mới là63.06 triệu đồng thì năm 2005, đóng góp ngân sách đã là 27.458 triệu đồng, cao gấp

31/12/2004 31/12/2005 % tăng trưởng 31/12/2006 %tăng trưởg

Lợi nhuận trước

Trang 28

Bảng 2: Một số chỉ số tài chính của Ngân hàng

Đơn vị tính(%) Các chỉ số 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Với các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng , chính sách

lãi suất linh hoạt, được hỗ trợ bởi các phương thức marketing hiệu quả, Habubank

ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng dân cư và các tổ

chức kinh tế

tacó bảng số liệu sau:

Bảng 3: Bảng số dư nguồn vốn huy động qua các năm 2004-2006 theo cáchình thức huy động

tổngnguồnhuyđộng

(2005,2004)/

2004

nguồn huyđộng

( 2006,2005)/2005

Trang 29

( nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nếu như năm 2005 so với 2004 thì tổng nguồnvốn huy động của Habubank tăng 45,67%, trong đó huy động tiết kiệm tăng47,18%, tiền gửi khách hàng tăng 27%, huy động liên ngân hàng tăng 51,54%; vàsang đến năm 2006 thì các con số này tăng lên rất nhiều Tổng nguồn vốn huy độngcủa ngân hàng trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 276,55%, trong đó huyđộng tiết kiệm tăng lên 37%, tiền gửi khách hàng tăng 95,92%, huy động liên ngânhàng 179,55%

Năm 2006, Habuabank tiếp tục đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chứctài chính quốc tế, như dự án tài chính Nông thôn II- RDFII do ngân hàng thế giới(WB) tài trợ; dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản Các nguồn vốnhuy động được này đã làm đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn huy động, tăng cườngthêm nguồn vốn trung và dài hạn của Habubank với chi phí rẻ hơn, góp phần phảttriển tín dụng cho khu vực nông thôn gần thành thị và khu vực doanh nghiệp vừa vànhỏ

Ta có bảng 4: số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn như sau:

Trang 30

(2005,2004)/2004

tổngnguồnvốn

(2006,2005)/2005

Trang 31

cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng vẫn là dịch vụtạo nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng,

tổng dư nợ cho vay năm 2006 đạt 9.543,505 tỷ đồng, tăng 186,57% so với năm

2005, con số này tăng lên rất nhiều so với năm 2005, với tổng dư nợ cho vay đạt3.330,218 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2004 Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức1,1% tổng dư nợ, là thước đo sát sao đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạtđộng

Tacó bảng tổng dư nợ cho vay khách hàng theo kết quả từ 2001-2006

tổng dư nợ 672,899 995,225 1.596,101 2.362,641 3.33o,218 9.543,505

Trang 32

Để đạt được kết quả trên, Habubank đã không ngừng mở rộng mạng lưới,phát triển nhiều sản phẩm cho vay mới, đưa ra các chính sách tín dụng mới với lãisuất phù hợp, cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng được nhu cầunhanh nhất, tốt nhất cho khách hàng Habubank đã không ngừng mở rộng hợp táctrên nhiều lĩnh vực với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính theo hình thứcđồng tài trợ và uỷ thác cho vay để đáp ứng tố nhu cầu của khách hàng trên cơ sởphân tán rủi ro cho ngân hàng Hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiẹpvừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài củaHabubank Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của công ty cổ phần, TNHHchiếm 65%, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 29% tính đến năm 2006

Đồng thời, Habubank luôn chú trọng đến các dự án đầu tư trung và dài hạn

có tính khả thi cao, các dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển của chínhphủ…để đảm bảo nguồn thu nhập cho Habubank Năm 2004 dư nợ bảo lãnh chỉchiếm 18% thì đến năm 2006 dư nợ trung và dài hạn chiếm 31%

Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2004-2006

Trang 33

* tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Habubank

Trong suốt 18 năm xây dựng và phát triển, thành công lớn nhất màHabubank đã đạt được là phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả Đặc biệt làHabubank ngày càng nhận được sự tin tưởng rộng rãi hơn từ mọi đối tượng khách

Trang 34

hàng thông qua chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đây là cơ sở và cũng làtiền đề để Habubank tiếp tục phát triển vững chắc hơn Habubank đã không ngừngđổi mới và phát triển nhằm đem lại những dịch vụ đa dạng nhất, có chất lượng dịch

vụ tốt nhất đến khách hàng Hơn nữa, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của cácngân hàng thương mại lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần khác, và đặc biệt là

các ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu đặt chân lên thị trường Việt Nam khi Việt

Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO; Vì vậy việc đa dạng hoácác loại hình dịch vụ là việc không thể chậm trễ đối với Habubank, trong đó khôngthể không kể đến nghiệp vụ bảo lãnh Habubank nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụtài chính thay cho các tổ chức, doanh nghiệp khi các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứngđược yêu cầu của Habubank

2.2.1 Hình thức phát hành bảo lãnh

Cũng như các ngân hàng khác, Habubank cung cấp cho khách hàng đa dạngcác hình thức phát hành bảo lãnh khác nhau Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng tronggiấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư hoặcbằng điện, hoặc bằnh hình thức ký xác nhận bảo lãnh trên các thương phiếu, lệnhphiếu Cam kết bảo lãnh bằng thư ở ngân hàng Habubank được phát hành làm 2 bảnchính, có giá trị pháp lý như nhau, trong đó có 1 bản được lưu lại tại ngân hàng, mộtbản gửi cho bên nhận bảo lãnh( và một bản sao gửi cho khách hàng) hoặc gửi chokhách hàng để cho khách hàng gửi cho bên nhận bảo lãnh Còn cam kết bảo lãnhbằng TELEX hoặc SWIFT phải do phòng nghiệp vụ gửi qua hệ thống thông tin có

mã hoá hợp lệ và gửi đến một ngân hàng có quan hệ đại lý với Habubank có trụ sở

ở nơi người nhận bảo lãnh, Habubank phải uỷ quyền cho ngân hàng đại lý thôngbáo bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh Bản chính của cam kết bảo lãnh được hiểu làbản in của bức điện( TELEX hoặc SWIFT) đính kèm với bản chính thư thông báocủa ngân hàng đại lý được Habubank uỷ quyền Ngoài ra, việc ký xác nhận bảo lãnhtrên các thương phiếu, lệnh phiếu phải được thực hiện theo pháp luật về thươngphiếu

2.2.2 Một số chỉ tiêu

Trang 35

Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại HBB thể hiện qua một số chỉ tiêudưới đây:

2.2.2.1 Qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn khá mới mẻ khôngchỉ với HBB mà với hầu hết các NHTM Việt Nam nói chung Hiện nay, HBB vẫnchưa có phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mà hoạt động bảolãnh do phòng phát triển kinh doanhquản lý

 Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm

Bảng5: Doanh số bảo lãnh taị HBB qua các năm

( Nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh)

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Habubank diễn ra khá đồng đều Năm

2005 doanh số bảo lãnh tăng 118,06% so với năm 2004, và đến năm 2006 thìdoanh số bảo lãnh đã tăng lên 149,96% so với năm 2005 Qua đó cho ta thấy uy tíncủa ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, số lượng khách hàng đếnvới ngân hàng ngày càng tăng Có được kết quả như vậy nhờ các chính sách đãi ngộcủa ngân hàng dành cho khách hàng, thái độ phục vụ nhiệt tình của đội ngũ cán bộngân hàng đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng đến với Habubank

 Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh hàng năm

Để nắm rõ hơn tình hình mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank ta xemxét dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình, đối tượng và thời hạn bảo lãnh

Bảng 6: Dư nợ bảo lãnh tại Habubank theo loại hình bảo lãnh

Trang 36

Số tiên Tỷ

lệ(%)

% tăng(giảm)

225.748,74

167.430,316

81.914,543

15,24

%

+60,45

%4.BL

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hầu hết số dư các loại hình bảo lãnh đều có

sự tăng trưởng qua các năm Chứng tỏ Habubank đã đa dạng hoá các loại hình bảolãnh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên bảo lãnh thanh toán và bảolãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng số dư nợ bảo lãnh Chứng tỏ đây là một thế mạnh mà Habubank đã tạo dựngđược Phần lớn khách hàng đến ký hợp dồng bảo lãnh với Habubank chủ yếu là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty cổ phần vì vậy mà các hợp đồng bảo lãnhthường là bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu

Bảng7: Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh

Đơn vị: Triệu đồng

Ngày đăng: 28/09/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6:  Dư nợ bảo lãnh tại Habubank theo loại hình bảo lãnh Chỉ - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.docx
Bảng 6 Dư nợ bảo lãnh tại Habubank theo loại hình bảo lãnh Chỉ (Trang 37)
2.2.3.3. Hình thức bảo đảm bảo lãnh - Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.docx
2.2.3.3. Hình thức bảo đảm bảo lãnh (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w