Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) Đây là một quá trình vận động quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều
cơ hội và buộc Việt Nam phải đối mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế
và cơ chế quản lý với những thách thức to lớn và tất yếu
Cả nền kinh tế, các ngành sản xuất, các doanh nghiệp và các loại hàng hoá
và dịch vụ Việt Nam đều phải đương đầu với sức ép cạnh tranh cực kỳ gay gắt.Lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam, một lĩnh vực hết sức đa dạng, thường xuyênbiến động và là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam pháttriển theo hướng hội nhập hiện nay, đang chịu những tác động trực tiếp và hết sức
to lớn của quá trình này Sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại thúc đẩy kinh tếtrong nước phát triển và sự phát triển các quan hệ kinh tế trong nước tạo đà cho sựphát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việc phát triển mạnh của lĩnh vực kinh tếđối ngoại làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một mắt khâu quan trọng trongchuỗi giá trị toàn cầu và do đó, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm tăng giá trị nềnkinh tế Động lực phát triển kinh tế toàn cầu, lúc đó, sẽ trở thành động lực tăngtrưởng trực tiếp của nền kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời gian qua đãđặt được một số thành tựu hết sức to lớn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhậpkhẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt khoảng 48.38 tỷUSD và kim ngạch nhập khẩu đạt 60.83 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng thể hiện Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớnhàng hoá các nước, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt
là những mặt hàng có mẫu mã và chất lượng tốt Cùng với xu thế đó thì tình hình
Trang 2kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty Bao bì Việt Nam cũng ngàycàng được tăng cao và ngày càng phát triển mạnh hơn với những kết quả đángkhích lệ Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của Công tyvẫn còn rất lớn, vì vậy Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa hoạt động nhập khẩu
để đảy mạnh lĩnh vực kinh doanh của mình
Xuất phát từ tinh thần và tính cấp thiết của những vấn đề nêu trên em đã
quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu luận văn
Mục đích chủ yếu của luận văn tốt nghiệp là trên cơ sở phân tích thực trạnghoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Bao bì Việt Nam để đề xuất kiến nghị một
số giải pháp nhằm thực hiện và hoàn thiện tốt hơn hoạt động nhập khẩu của Công
ty trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu hoạt động nhập khẩu củaTổng công ty Bao bì Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tậptrung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Bao bì Việt Nam tronggiai đoạn 2004 - 2007
4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn tốt nghiệp được viết bằng việc sử dụng tổng hợp các phươngpháp và công cụ chủ yếu là thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp nhằm làmsáng tỏ các vấn đề có liên quan
5 Kết cấu
Trang 3Luận văn tốt nghiệp được chia làm ba phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu và sự cần thiết để đẩy mạnh
hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Bao bì Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Bao bì Việt
Nam trong thời gian qua
Chương 3: Triển vọng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu để
đẩy mạnh kinh doanh của Tổng công ty Bao bì Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU
VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, hình thức và vai trò nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm
Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tê, vấn đề mởrộng và phát triển thương mại quốc tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên tất yếu
và cấp bách đối với các quốc gia Hoạt động thương mại quốc tế giúp các quốc gia
có thể đáp ứng một cách đầy đủ hơn những nhu cầu đa dạng của con người Mặtkhác, thương mại quốc tế còn giúp các quốc gia phát huy được tối đa khả năng,tận dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực sẵn có của quốc gia mình
Với ý nghĩa như vậy, nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc
quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính
là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trútrong nước Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của
IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưavào mục cán cân thương mại Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cânphi thương mại
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar,
triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định.Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng
hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v )
Trang 5Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giáhối đoái Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đốivới hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàngnhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, thiết lập phương án kinh doanh hợp
lý, đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của quốcgia cũng như quốc tế, doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhập khẩu trực tiếp vớiđối tác nước ngoài
Đặc điểm của nhập khẩu trực tiếp: trong hoạt động nhập khẩu này, doanhnghiệp nhập khẩu phải tự chịu trách nhiệm tất cả mọi rủi ro, cho nên cần phải có
sự xem xét kỹ lưỡng từ bước thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, rồi ký kếthợp đồng… Vì nhập khẩu tự doanh nghĩa là doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để kinhdoanh, phải chịu mọi chi phí giao dịch, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí giaonhận hàng hoà, chi phí lưu kho, chi phí tiêu thụ hàng hoá, thuế,… Do đó, doanhnghiệp phải tính toán rất thận trọng ngay từ việc chọn mặt hàng, nghiên cứu thịtrường, marketing,…
Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thương vớibên nước ngoài, còn hợp đồng bán trong nước sau khi hàng về sẽ lập sau hoặc
Trang 61.1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa mộtdoanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàngnhập khẩu nhưng không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho doanhnghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hànghoá theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nướcngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng hoahồng gọi là phí uỷ thác Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận
uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác
Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác: trong hoạt động này, doanh nghiệp xuấtnhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạnngạch (nếu có) không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụhàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạnhàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như thaymặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thường với nước ngoài khi có tổn thất.Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này phải lập hai hợpđồng:
- Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài
- Một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác
1.1.2.3 Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kếtkinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất có một doanhnghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và
đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩyhoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi, lỗthì cùng nhau chịu
Trang 7Đặc điểm của nhập khẩu liên doanh: ở hoạt động nhập khẩu này thì cácdoanh nghiệp nhập khẩu liên doanh sẽ phải chịu rủi ro ở mức thấp hơn so vớinhập khẩu trực tiếp vì trường hợp này doanh nghiệp chỉ phải góp một số vốn nhấtđịnh, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia tăng theo vốn góp, việc phânchia chi phí, thuế doanh thu dựa theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳtheo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánhvác.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợpđồng:
- Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài
- Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải
là doanh nghiệp của Nhà nước)
1.1.2.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu củabuôn bán đối lưu Nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toántrong hợp đồng này không phải dùng tiền mà chính bằng hàng hoá Ở đây mụcđích chính của hoạt động nhập khẩu hàng hoá không phải chỉ thu lãi từ hoạt độngnhập khẩu mà còn nhằm để xuất được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất
Đặc điểm của nhập khẩu đổi hàng: hoạt động này có lợi vì cùng một hợpđồng có thể tiến hành cả hoạt động xuất và hoạt động nhập, do đó có thể thu lãi từhai hoạt động Hoạt động xuất phải tương đương về giá trị; bạn hàng bán cũngchính là bạn hàng mua; doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kimngạch nhập và xuất, doanh số tiêu thụ tính trên số hàng nhập và xuất
1.1.2.5 Nhập khẩu tái xuất
Trang 8Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào trong nước nhưngkhông phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thulợi nhuận, tuy nhiên những hàng nhập khẩu này không được chế biến tại nước táixuất Như vậy, nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu,nước nhập khẩu và nước tái xuất.
Đặc điểm của nhập khẩu tái xuất: doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toàn
bộ chi phí tổ chức, gặp gỡ, bàn bạc mỗi bạn hàng xuất và bạn hàng nhập, đảm bảosao cho số tiền thu được lớn hơn chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động Doanhnghiệp nước tái xuất phải tiến hành hai hợp đồng: hợp đồng xuất khẩu và hợpđồng nhập khẩu nhưng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng kinhdoanh Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch cả xuất, cảnhập, doanh số tính trên giá trị hàng xuất khẩu do đó vẫn phải chịu thuế doanhthu Để đảm bảo thanh toán hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụng giáplừng; hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất, mà chuyển thẳngsang nước thứ ba nhưng tiền thanh toán phải do người tái xuất thu từ người nhậpkhẩu giao cho người xuất khẩu Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi tức vềtiền hàng do chênh lệch giữa thời điểm thu tiền từ người nhập khẩu và thời điểmtrả tiền cho người xuất khẩu
1.1.3 Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương Nhậpkhẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trongnước; nhập khẩu để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được, hoặc sảnxuất không đáp ứng đủ nhu cầu; nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩunhững hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu Haimặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác độngtích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân
Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất
Trang 9nước, đuổi kịp các nước tiên tiến, bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nềnkinh tế, đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối ổn định.
Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, vì nhậpkhẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảmbảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động
Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu Sự tác độngnày thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môitrường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng sản xuất được trong nước ra nước ngoài,đặc biệt là nước đối tác mà mình đã nhập hàng của họ
Tóm lại, hoạt động nhập khẩu tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước vớinền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầuvào” và tiêu thụ các “yếu tố đầu ra” cho nền kinh tế quốc dân trong hệ thống kinh
tế quốc tế
1.2 Nội dung của hoạt động nhập khẩu
1.2.1 Nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đối tác
Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp luôn phải chú trọngđến thị trường của nước mà mình sẽ nhập khẩu Có thể cùng một mặt hàng nhưngchất lượng cũng như giá cả của từng hãng (từng nước) sẽ khác nhau Mặt khác, từnhững yếu tố của thị trường, doanh nghiệp sẽ biết được lượng cung, lượng cầu ởtừng thị trường, từ đó sẽ có kế hoạch nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất Bêncạnh đó, nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá để kinh doanh thì còn phải nghiêncứu thị trường mà mình sắp kinh doanh mặt hàng đó Doanh nghiệp nào có khảnăng phản ứng một cách linh hoạt, nhanh nhạy với thị trường thì chắc chắn doanhnghiệp đó sẽ thành công Chính vì vậy, việc nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đốitác đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng làcực kỳ quan trọng Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu đối với một doanhnghiệp bao gồm các bước sau:
Trang 10+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường.
+ Xác định mức giá nhập khẩu đối với từng thị trường
+ Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu, giá sẽ bán ra trên thị trường nộiđịa (nếu có)
+ Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu
+ Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ( cung,cầu hàng hoá trên thị trường, …)
Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoánhập khẩu, doanh nghiệp sẽ có thể nắm chắc xu hướng biến động về giá của loạihàng hoá mà doanh nghiệp sẽ nhập để từ đó có thể lên phương án nhập khẩu đốivới từng mặt hàng cũng như từng thị trường Thêm vào đó doanh nghiệp còn phảitính đến các chi phí như: cước vận tải, lãi suất ngân hàng,… để quyết định tănghay giảm giá thành nhập khẩu hàng hoá
1.2.2 Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu
* Phương thức giao dịch thông thường trực tiếp
Phương thức giao dịch thông thường trực tiếp là phương thức giao dịchtrong đó mối quan hệ giữa người bán và người mua được liên hệ một cách trựctiếp với nhau bằng cách gặp gỡ hay qua thư tín để thoả thuận về các điều kiện giaodịch (phương thức vận tải, phương thức thanh toán,…) Phương thức giao dịchnày có thể được thực hiện ở mọi nơi, vào bất kỳ thời điểm nào và việc thực hiệnnội dung của lần giao dịch này là tự nguyện, không phụ thuộc vào lần giao dịchtrước Đối với phương thức giao dịch này thì cả người mua và người bán đều cùngtiết kiệm được thời gian, chi phí, hạn chế được những sai lệch giữa hai bên tuynhiên thì phương thức giao dịch này không hiệu quả bằng việc sử dụng bên trunggian am hiểu thông tin rõ về thị trường
* Phương thức giao dịch qua trung gian
Trang 11Phương thức giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch trong đómối quan hệ giữa người mua và người bán và các điều kiện liên quan được thựchiện qua một khâu trung gian, khâu trung gian này có thể là một cá nhân hay một
tổ chức Có hai hình thức trung gian chủ yếu là đại lý và môi giới
Đại lý có thể là thể nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hoặc nhiều côngviệc theo sự ủy thác của người ủy thác Quan hệ giữa bên uỷ thác và đại lý (bênnhận uỷ thác) được xác định bằng một hợp đồng gọi là hợp đồng đại lý (thường làhợp đồng dài hạn)
Môi giới có thể là thể nhân hoặc pháp nhân làm trung gian liên hệ giữangười mua và người bán Khi thực hiện các ngiệp vụ, người môi giới không đứngtên mình, họ không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm trong việc cácbên có thực hiện đúng hợp đồng hay không Việc trung gian của người môi giớithường theo từng lần, từng hợp đồng chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn
Việc sử dụng phương thức giao dịch qua trung gian mang lại cho doanhnghiệp những thuận lợi nhất định vì người trung gian có những năng lực vềnghiệp vụ, tận dụng được các mối quan hệ sẵn có, các kinh nghiệm, hiểu biết vềthị trường, luật pháp, phong tục tập quán của địa phương,… chính vì vậy, doanhnghiệp sẽ giảm bớt được những chi phí, thời gian trong khâu nghiên cứu thịtrường Thế nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ không có được sự liên hệ trựctiếp với khách hàng, với thị trường cũng như việc phải chia sẻ lợi nhuận với bêntrung gian
* Phương thức giao dịch tại sở giao dịch
Sở giao dịch là một thị trường đặc biệt mà tại đó, người ta mua bán các loạihàng hoá có khối lượng lớn, có phẩm chất có thể thay thế được cho nhau Việcmua bán tại sở giao dịch được thực hiện thông qua những người môi giới do sởgiao dịch chỉ định, giá cả hàng hoá được công bố ở sở giao dịch có thể coi là giátham khảo trong việc xác định giá quốc tế của loại hàng hoá đó
* Phương thức giao dịch tại hội chợ, triển lãm
Trang 12Hội chợ là hoạt động định kỳ được tổ chức vào một thời gian nhất định, tại
đó người bán trưng bày và bán sản phẩm, hàng hoá của mình thông qua việc tiếpxúc trực tiếp với người mua tại hội chợ
Triển lãm là hoạt động mang tính chất trưng bày thành tựu của một nềnkinh tế hay của một tổ chức, một ngành nào đó Nhưng đến nay, triển lãm còn lànơi mà các cá nhân hay tổ chức kinh doanh có thể tiếp xúc để tiến hành việc giaodịch , ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
1.2.3 Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu
1.2.3.1 Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, các bên đối tác thường cóquốc tịch khác nhau nên việc tiến hành đàm phán sẽ gặp những hạn chế nhất định
về ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp giữa các bên Do đó, khi tiến hành đàm phántrong kinh doanh quốc tế phải rất chú trọng đến những vấn đề này để tránh việchiểu nhầm, xâm phạm đến những nét văn hoá truyền thống cũng như luật phápcủa bên đối tác Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể thành công trong quá trìnhđàm phán, đem lại lợi ích cho cả hai bên
Để tránh việc hiểu nhầm ý do khác nhau về ngôn ngữ giữa các bên, nênchọn một loại ngôn ngữ để sử dụng trong quá trình đàm phán cũng như ký kết hợpđồng, điều này đòi hỏi phải có chuyên gia về ngôn ngữ trong quá trình đàm phán
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là đàm phán trong lĩnh vực kinh doanhnên nó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cungcầu, quy luật cạnh tranh,…Vì thế, muốn thành công, doanh nghiệp cần phải nắmchắc, am hiểu các quy luật kinh tế và vận dụng nó một cách hợp lý
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế chịu sự ảnh hưởng của các quan hệchính trị và ngoại giao giữa các quốc gia, nếu như quan hệ ngoại giao giữa cácnước này tốt đẹp thì sẽ tạo thuận lợi cho việc đàm phán
1.2.3.2 Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Trang 13Khi tiến hành ký kết hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp cần chú ý đếnnhững điều khoản sau:
* Điều khoản về hàng hoá
Tên hàng: Cần ghi đầy đủ tên hàng ( tên thông dụng, tên thương mại, tênkhoa học nếu có) để tránh nhầm lẫn
Số lượng, chất lượng: quy định chất lượng hàng hoá một cách chính xác, tỉ
mỉ Ghi rõ số lượng hàng hoá theo từng đơn vị, không ghi bằng cách ước chừng sốlượng
Quy cách đóng gói, trọng lượng hàng hoá: ghi rõ hàng hoá được đóng góitheo phương thức nào, nếu theo bao thì trọng lượng mỗi bao là bao nhiêu
* Điều khoản về thanh toán
Đồng tiền tính giá: quy định đồng tiền nào sẽ được sử dụng để tính giáhàng hoá, giá của mỗi đơn vị hàng hoá và giá của toàn bộ số hàng Nếu có giảmgiá thì phải ghi rõ giảm giá theo hình thức nào, số lượng giảm giá là bao nhiêu
Đồng tiền thanh toán: có thể là đồng tiền tính giá hoặc cũng có thể là mộtđồng tiền khác nhưng phải được quy định trước (nếu là đồng tiền khác thì phảiquy định tỷ giá quy đổi)
Phương thức thanh toán: ghi rõ thanh toán bằng phương thức nào (đổihàng, bằng tiền mặt, thông qua tín dụng, hay thanh toán ứng trước); bằng hìnhthức nào (nhờ thu, bằng L/C, bằng séc, hối phiếu, …)
Thời hạn thanh toán: có thể trả ngay, trả trước, trả chậm nhưng phải ghi rõtrong hợp đồng
Ngoài ra khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải xem xétlại một cách cẩn thận những điều khoản đã ghi trong hợp đồng chính, đối chiếu lạivới những thoả thuận trước để tránh những sai sót do bên đối tác vô ý hay cố tìnhđưa vào hoặc bỏ qua Hợp đồng đã được ký kết thì việc sửa chữa lại là rất khókhăn nên văn phạm dùng trong hợp đồng phải có ý nghĩa trong sáng, từ ngữ phảiđược theo một ý thống nhất, tránh việc mập mờ, có thể hiểu theo nhiều cách
Trang 14Hợp đồng mà hai bên ký kết có thể là một văn bản, một hợp đồng do haibên thoả thuận, đàm phán với nhau tạo nên, cũng có thể là văn bản xác nhận củangười mua (người bán) đối với thư chào hàng tự do của người bán (đơn đặt hàngcủa người mua đã được thoả thuận giữa hai bên.
1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một trong những công việc đòihỏi phải thực hiện theo trình tự một cách lần lượt để tránh xảy ra những sai sót dẫntới việc khiếu nại của các bên Tổ chức thực hiện hợp đồng một cách cẩn thận sẽgiảm bớt những chi phí phát sinh không đáng có, tiết kiệm thời gian cho cả haibên Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm những bước sau:
Sơ đồ 1.1 - Các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu
* Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản
lý xuất nhập khẩu Vì thế, sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xingiấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó Ngày nay, do xu thế tự do hoámậu dịch, Việt Nam đã giảm bớt số mặt hàng cần xin giấy phép xuất nhập khẩuxuống còn 9 mặt hàng, bao gồm: Hàng xuất - nhập khẩu mà nhà nước quản lýbằng hạn ngạch; Hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch được Thủ tướng Chính
Thuê phương tiện chuyên chở (thường là tàu)
Mua bảo hiểm hàng hoá
Xin giấy phép
nhập khẩu
(nếu có)
Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C)
Trang 15phủ duyệt; Máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách; Hàng củadoanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Hàngphục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; Hàng dự hội chợ, triển lãm; Hàng gia công;Hàng tạm nhập tái xuất; Hàng xuất - nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để đảmbảo cân đối cung cầu trong nước.
* Mở thư tín dụng L/C
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C thì mộttrong những việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hiện hợp đồng là mở L/C.Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì thì sẽ phụ thuộc vào thời giangiao hàng Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thờigian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu) Căn cứ để mở L/C là các điều khoảncủa hợp đồng nhập khẩu
* Thuê tàu lưu cước
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc thuê tàu chở hàng được tiếnhành dựa vào ba căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng, đặc điểm hàng hoá,điều kiện vận tải Việc thuê tàu lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, cóthông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu Vìvậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất - nhập khẩu thường uỷ thác việc thuêtàu lưu cước cho một công ty hàng hải
* Mua bảo hiểm
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất, chính vìthế, bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoạithương Thường có hai loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợpđồng bảo hiểm chuyến Để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điềukiện bảo hiểm Có ba điều kiện bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiệnA), bảo hiểm có tổn thất riêng (điều kiện B) và bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điềukiện C); ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm phụ, bảo hiểm đặc biệt khác.Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên bốn căn cứ sau: Điều khoản hợp
Trang 16đồng; Tính chất hàng hoá; Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng; Loại tàuchuyên chở.
- Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất - nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự,thuận tiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc
mở, đóng các kiện hàng Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá là sự trung thực củachủ hàng Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát, chủ hàng phải nộp thủ tục phíhải quan
- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hànghoá, hải quan sẽ đưa ra quyết định: cho hàng hoá được thông quan; cho hàng hoá
đi qua một cách có điều kiện; cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưukho ngoại quan; không cho hàng hoá đi qua; … Chủ hàng buộc phải thực hiệnnghiêm túc các quyết định đó
* Nhận hàng
Doanh nghiệp nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận
uỷ thác giao nhận để tiến hành thủ tục nhận hàng, gồm các bước:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từngnăm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vậnchuyển, giao nhận
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá (như vận đơn,lệnh giao hàng,…)nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải
Trang 17- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàngnhập khẩu cho đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chởhàng về đến cảng.
- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp,bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu
- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản (nếucần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trongviệc giao nhận
* Làm thủ tục thanh toán
Việc thanh toán bằng hình thức nào được quy định rõ trong hợp đồng nêndoanh nghiệp phải kiểm tra chứng từ một cách kỹ lưỡng, việc lập chứng từ đòi hỏi
độ chính xác rất cao để tránh những tổn thất không đáng có cho các bên
* Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi chủ hàng phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, thiếu hụt,… thìcần lập hồ sơ khiếu nại ngay (trong thời hạn khiếu nại) Đối tượng khiếu nại làngười bán nếu hàng kém phẩm chất, thiếu hụt về số lượng, bao bì không phù hợp,thanh toán nhầm lẫn, thanh toán chậm,… Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếuhàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc tổn thất do lỗi của người vận tải.Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá (đối tượng của bảo hiểm)
bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên khinhững rủi ro này đã được mua bảo hiểm
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biênbản giám định, COR, ROROC hay CSC, …), hoá đơn, vận đơn, đơn bảo hiểm(nếu khiếu nại công ty bảo hiểm) …
Trang 181.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
1.3.1 Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh tế có liên quan đến các quốc giakhác nhau nên sẽ chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế, các điều ước và công ướcquốc tế Luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia vào hoạtđộng kinh tế quốc tế này một cách công bằng, không phân biệt đối xử Bên cạnh
đó, hoạt động nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môitrường kinh tế quốc tế Nếu doanh nghiệp nắm vững luật pháp quốc tế thì chắcchắn rằng hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được sẽ rất cao
Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế nhằmthu lợi nhuận vì vậy không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh do môi trường kinh
tế mang lại Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sựphát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật Điều này là một trong những nguyênnhân quan trọng, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình,nâng cao trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý Chính vì lý do trên, cácdoanh nghiệp cần phải luôn luôn tìm cách thích nghi với thị trường, luôn cải tiếnsản xuất, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ quản lý cũng như nghiệp vụ để
có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay
Bên cạnh ảnh hưởng của môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp quốc tế thìdoanh nghiệp còn phải chịu sự tác động không nhỏ của môi trường kinh tế, chínhtrị, luật pháp của quốc gia mình Điều này buộc các doanh nghiệp phải nắm chắcluật pháp cũng như những tập quán của quốc gia để đảm bảo quyền lợi của chínhbản thân doanh nghiệp mình cũng như bên đối tác Từ đó, doanh nghiệp có thểtránh khỏi những sai phạm không đáng có như: buôn bán hàng cấm mà luật phápquốc gia không cho phép, …
Trang 191.3.2 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Một nhân tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là năng lực(hay tiềm lực) của chính bản thân doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh
tế quốc tế Năng lực của doanh nghiệp nói chung chính là vốn, tài sản, công nghệ,nhân sự,… của doanh nghiệp đó Một doanh nghiệp có quy mô lớn, có lượng vốnlớn, có lực lượng nhân sự tốt cũng như những công nghệ hiện đại thì chắc chắnrằng doanh nghiệp đó sẽ rất phát triển, có khả năng cạnh tranh với các đối thủkhác trên thế giới Điều này không có nghĩa là những doanh nghiệp nhỏ không thểtồn tại được trong môi trường cạnh tranh hiện nay Những doanh nghiệp nhỏ cũngphải tìm cho mình những thế mạnh riêng, hoặc có thể tự tạo cho mình những thếmạnh đó để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác Điều này có thểhiểu được vì số lượng công ty lớn trên thế giới là không nhiều mà đa phần lànhững công ty vừa và nhỏ, những công ty này đều có những lợi thế nhất định vềmột lĩnh vực, họ tự tìm cho mình những lối đi riêng để tạo ra sự khác biệt với cáccông ty khác để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận kinh doanh một cách hợp pháp.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt lấy những cơ hội kinh doanh ởmọi nơi, mọi lúc do các yếu tố chủ quan hay khách quan mang lại
Mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ năng lực của chính mình để có thểlượng sức mình trên thương trường, có kế hoạch đầu tư, xây dựng chiến lược kinhdoanh dài hạn để ngày càng nâng cao tiềm lực bản thân, từ đó mới có thể mở rộngtầm hoạt động, kiếm được những lợi nhuận lớn do kinh doanh quy mô lớn manglại
1.4 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu để phát triển sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Bao bì Việt Nam (VPC)
Có thể nói rằng, việc phát triển cơ sở sản xuất, nâng cao nghiệp vụ, côngnghệ, trình độ quản lý của các doanh nghiệp không những cần thiết mà còn phảiđược tiến hành một cách liên tục trong tất cả các doanh nghiệp Các doanh nghiệp
Trang 20cần phải luôn tự đổi mới mình để thích nghi với môi trường kinh tế luôn thay đổi.Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho tiêudùng trong nước rất lớn, chính vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu đốivới các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết Tổng công ty Bao Bì Việt Nam(VPC) là một trong những doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả tronglĩnh vực nhập khẩu, góp phần phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất cũng như tiêudùng trong nước Do đó, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu để đẩy mạnh kinhdoanh đối với Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) là một việc làm cần thiết,quan trọng để đưa Tổng công ty trở thành một trong những công ty đi đầu tronglĩnh vực nhập khẩu ở Việt Nam.
Tổng công ty chuyên nhập những nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bao bìnhư giấy, màng, hạt nhựa … với chất lượng rất cao, đáp ứng một cách tương đốiđầy đủ cho nhu cầu sản xuất của thị trường cũng như nhu cầu kinh doanh củaTổng công ty Việt Nam là một nước đang phát triển với nhu cầu sản xuất cũngnhư tiêu dùng rất lớn Hàng hoá ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng phong phúđòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi sản phẩm về mẫu mã cũng nhưchất lượng một cách liên tục Điều này đã làm cho nhu cầu về nguyên liệu sảnxuất bao bì cũng tăng theo nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp Chính vì vậy,mảng thị trường về nguyên vật liệu sản xuất bao bì ở Việt Nam là một mảng thịtrường rất rộng lớn, một mảng thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệpkinh doanh nhập khẩu như Tổng Công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) Việc đáp ứngđược một cách đầy đủ nhu cầu của thị trường trong nước về nguyên liệu này làmột việc làm tương đối khó khăn, chỉ có những doanh nghiệp lớn như Tổng Công
ty Bao Bì Việt Nam (VPC) mới đủ tiềm lực về vốn cũng như con người để thựchiện tốt điều này
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thuếnhập khẩu giảm là một tiến trình tất yếu Với góc độ là một doanh nghiệp, VPC cóthể tận dụng xu hướng này để đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu hơn nữa đáp
Trang 21ứng nhu cầu đa dạng trong nước Với tiến trình tự do hóa thương mại, nền sảnxuất trong nước vẫn còn nhiều yếu kém thì việc đẩy mạnh nhập khẩu sẽ mang đếnnhững lợi thế nhất định cho VPC Nhập khẩu với chi phí ngày càng thấp sẽ tạo lợithế cạnh tranh cho VPC khi kinh doanh những sản phẩm nhập khẩu và sản xuất từnguyên liệu nhập khẩu ở thị trong nước và mở rộng ra tầm quốc tế.
Trang 22CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Bao bì Việt Nam
2.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của Tổng công ty
Ngày 02/04/1976 Hội đồng chính phủ quyết định thành lập Công ty Bao bìxuất khẩu theo quyết định 1079/BNg - TCCB của Bộ ngoại thương (nay là BộCông Thương)
Tổng công ty Bao bì xuất khẩu là đơn vị Kinh doanh vật tư nhiên liệu cho sảnxuất bao bì xuất khẩu và tổ chức sản xuất cung ứng bao bì, gia công các loại bao
bì phục vụ xuất khẩu, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập có tư cáchpháp nhân, có tài khoản ngân hàng, có con dấu riêng, Tổng công ty đặt trụ sở tại
Hà Nội Tổng công ty có chi nhánh ở thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh, các xi nghiệp sản xuất bao bì và các phòng ban nghiệpvụ
Năm 1989, một số đơn vị trực thuộc gồm: chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh, Xí nghiệp bao bì xuất khẩu I, Xí nghiệp Bao bì xuất khẩu II tách ra trựcthuộc Bộ Kinh tế Đối ngoại đổi tên thành Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu và Kỹthuật Bao bì, tên giao dịch quốc tế là: “ The VietNam National PackingTechnology and Import- Export Corp”, viết tắt là Packexport” ( quyết định số 812/KTBN – TCCB ngày 13/12/1989)
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tháng 4 năm
2005 Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu và Kỹ thuật Bao bì chuyển thành Công ty Cổ
Trang 23phần Bao bì Việt Nam - VPC Tổng công ty đã tiến hành đạ hội cổ đông và chínhthức hoạt động theo điều lệ Công ty Cổ phần từ 1/4/2005 Với khẩu hiệu “ Hợptác - Phát triển cùng hội nhập”, Tổng công ty Bao bì Việt Nam - VPC luôn hướngtới mục tiêu phát triển dài hạn, ổn định, trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của Doanhnghiệp, của Khách hàng và của cả Cộng đồng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động củadoanh nghiệp Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có quan hệchặt chẽ với nhau và được phân thành các cấp quản lý với chức năng và quyềnhạn nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Tổng công ty Để đápứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máycủa Tổng công ty không ngừng được hoàn thiện
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chứcnăng Tính tập trung của cấu trúc rất cao, thể hiện ở mọi quyền lực quản lý đượctập trung vào người cao nhất Tổng công ty có rất ít cấp quản trị trung gian với rất
ít đầu mối quản lý Mọi thông tin đều được tập trung cho người quản lý cao nhất
và mọi quyết định được đưa ra từ đó nhằm phát huy tối đa những ưu điểm, hạnchế những nhược điểm để đảm bảo cho bộ máy quản lý vừa tinh giản, vừa gọnnhẹ lại có hiệu quả
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty
Trang 24Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Tổng công ty Bao bì Việt Nam)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
TTV.T
ư Nông nghiệp
Tổng
kho Cổ
Loa
XN B.Bì
Cổ Loa
Các cửa hàng
XN In và Bao bì HM
XN.
Hùng Vương
CN
Đà Nẵng
CN
Hải Phòng
P Kinh doanh 1-2-3-4
P Kế hoạch đầu tư
P.
Xuất khẩu
P.Tài chính kế toán
P.
Nhập khẩu ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
Trang 252.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyền lực cao nhất trong Tổng công ty
Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của Tổng công ty như: điều lệ Công
ty, bầu các thành viên Hội đồng quản trị, quyết định phương hướng phát triển củaTổng công ty
* Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của Tổng công ty
Toàn quyền nhân danh Tổng công ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đếnmục đích, quyền lợi của Tổng công ty như: chiến lược kinh doanh, phương án đầu
tư, bổ miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc,
* Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng công
ty
* Phó tổng giám đốc: Là người trợ giúp Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc những nhiệm vụ được giao
* Ban kiểm soát: kiếm soát tính hợp lý, hợp pháp của mọi hoạt động kinh doanh
trong Tổng công ty
* Phòng tổ chức - Hành chính
Chức năng
Giúp Giám đốc Tổng công ty những công việc thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy,công tác cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, phong trào thi đua, bảo vệ kinh tếchính trị, an toàn lao động tại văn phòng Tổng công ty và giúp các chi nhánh thựchiện các mặt hoạt động này và đảm bảo các công việc thuộc lĩnh vực hành chínhquản trị,đời sống, chăm sóc sức khoẻ CBCNV tại văn phòng Tổng công ty
Nhiệm vụ
Nghiên cứu đề xuất việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ của Tổng công ty theohướng gọn nhẹ có hiệu lực
Trang 26Đề xuất thành lập đại diện của Tổng công ty ở những thị trường cần thiếttrong ngoài nước.
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho hoạt động của các Tổng công ty theo chứcnăng, nhiệm vụ được giao từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo tiêuchuẩn đã định
Giúp giám đốc Tổng công ty quản lý tốt số cán bộ hiện có, tuyển dụng số cònthiếu khi có nhu cầu
Quản lý tốt hồ sơ cán bộ, bổ sung kịp thời những thay đổi của cán bộ vào hồ
sơ gốc
Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương hàng năm, quí, tháng, gửi
kế hoạch này để phòng kế hoạch tổng hợp thành kế hoạch chung của Tổng công ty
và phòng Tài chính kế toán để phối hợp thực hiện
Phổ biến, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách quy địnhcủa Nhà nước đối với cơ quan và CBCNV cơ quan
Giúp giám đốc trong công tác thanh tra của chính quyền tham gia ban thanhtra nhân dân hoạt động dưới sự chỉ đạo của thanh tra cấp trên
Xây dựng các quy chế về thi đua khen thưởng, kỷ luật, nội quy cơ quan, đônđốc và theo dõi việc thực hiện các quy định này
Thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự cho thanh niên cơ quan theo luậtđịnh, là đầu mối chuyên trách về quân sự, dân quân tự vệ của cơ quan
Thực hiện các công việc hành chính tiếp khách, văn thư, quản trị, sửa chữanhỏ, bảo vệ an toàn cơ quan, kể cả bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn bí mật.Theo dõi chương trình công tác tuần, tháng của các phòng là đầu mối xâydựng lịch sinh hoạt tuần của Tổng công ty
Quản lý, phân phối diện tích sử dụng làm việc của Tổng công ty tại khu vực
Hà nội Thực hiện công việc trang trí khánh tiết, mua sắm cấp phát vật rẻ tiền mau
hỏng, bảo hộ lao động, khám chữa bệnh, tổ chức tiếp khách, thường trực cơ quan.
Trang 27* Phòng Kế hoạch đầu tư
Chức năng
Phòng kế hoạch đầu tư có chức năng xây dựng và tổng hợp các loại kế hoạchhàng năm và nhiều năm, về sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, xuất nhậpkhẩu, nghiên cứu kế hoạch, tài chính, lao động tiền lương XDCB, giúp Giám đốctheo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các loại kế hoạch này
Nhiệm vụ
Phổ biến kịp thời kế hoạch được giao, nêu các yêu cầu cần xây dựng kế hoạchcho các chi nhánh, các phòng trên cơ sở kế hoạch của các phòng, các chi nhánhxây dựng kế hoạch cho từng lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty, báo cáo các cơquan quản lý về các kế hoạch này theo quy định Theo dõi việc tông hợp việc báocáo kết quả thực hiện các kế hoạch này hàng tháng, quí, sáu tháng và cả năm.Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các chi nhánh kịp thời phát hiệnnhững mất cân đối không được đảm bảo để kiến nghị các biện pháp thực hiện kếhoạch được giao hoặc điều chỉnh lại kế hoạch
Kết thúc năm kế hoạch, tập hợp kiểm tra để báo cáo Giám Đốc ra quyết địnhxác định mức độ hoàn thành kế hoạch của các phòng các chi nhánh trực thuộc vàbáo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch của Tổng công ty theo quy định
* Phòng Kinh Doanh 1 - 2 - 3 - 4
Chức năng
Thực hiện việc mua bán, liên doanh liên kết sản xuất các loại vật tư nguyênliệu, thiết bị, sản phẩm bao bì và hàng hoá khác với khách hàng trong nước trongphạm vi cho phép
Trang 28Làm đầy đủ các thủ tục xuất nhập khẩu vật tư hàng hoá trong phạm vi tráchnhiệm vụ của phòng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh của phòng, triển khai thực hiện khi được phêduyệt, gửi kế hoạch này để phòng kế hoạch tổng hợp thành kế hoạch chung củaTổng công ty
Nêu nhu cầu mặt hàng cần nhập khẩu, tính hiệu quả của các lô hàng này sau đólên đơn hàng gửi phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty hoặc uỷ thác cho đơn vịkhác nếu thấy nhanh và có hiệu quả hơn
Có trách nhiệm đóng góp vào việc khai thác nguồn hàng xuất khẩu của Tổngcông ty, sau khi tìm được nguồn hàng có thể phối hợp cùng phòng xuất nhậpkhẩu hoặc bàn giao cho phòng xuất nhập khẩu thực hiện, có thể uỷ thác xuất khẩuqua đơn vị khác nếu đạt được hiệu quả cao hơn
Định kỳ hạch toán lỗ lãi hoạt động kinh doanh của phòng, tổng kết mua vàobán ra phù hợp với chế độ hạch toán kinh tế
Nghiên cứu và thông báo cho các phòng chi nhánh của Tổng công ty tình hìnhthị trường trong nước Xây dựng, điều chỉnh và thông báo kịp thời mức giá muabán vật tư, sản phẩm hàng hoá của Tổng công ty cho các chi nhánh và một sốphòng liên quan để thực hiện hoặc làm căn cứ tính toán thực hiện
Tổ chức hội nghị khách hàng để duy trì phát triển mối quan hệ và tranh thủ ýkiến của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giúp đỡ lẫnnhau
Trang 29Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty, báo cáo cấp trên ngànhdọc theo sự chỉ đạo của Giám Đốc, gửi kế hoạch này để phòng kế hoạch tổng hợpthành kế hoạch chung của Tổng công ty
Nghiên cứu, thông báo trong phạm vi Tổng công ty tình hình thị trường thếgiới bao gồm luật pháp, tập quán quốc tế, thương nhân,mặt hàng, giá cả, thuế tàu,bảo hiểm cần thiết cho hoạt động của Tổng công ty
Dự kiến và đăng ký danh mục mặt hàng và số lượng hàng hoá xuất nhập khẩucủa Tổng công ty, làm thủ tục xuất nhập khẩu theo quy chế hiện thành của Bộ vànhà nước,
Lên phương án đàm phán, ký kết hợp đồng, tính toán hiệu quả của từngchuyến (lô) hàng xuất nhập khẩu dự kiến giao dịch
Thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ nhiệm vụ của phòng cũng nhưhoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty bao gồm cả xuất nhập khẩu
uỷ thác, tái xuất, xuất nhập khẩu tại chỗ Sau mỗi chuyến hàng xuất nhập khẩu kếtthúc cần quyết toán xác định lỗ lãi, thanh lý hợp đồng
Thực hiện các nghiệp vụ về đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng vận tải,bảo hiểm, pháp chế những hợp đồng do phòng ký kết hoặc được giao thực hiện
Trang 30Lo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩucủa Tổng công ty( kể cả ngoại tệ khi cần đến)
Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tài chính, việc sửdụng và hiệu quả sử dụng đồng tiền từ nguồn vốn, các tài khoản của Tổng công ty
và chi nhánh Phát hiện các sai sót làm thất thoát tiền vốn, vật tư tài sản, đề suấtbiện pháp ngăn ngừa và xử lý các sai phạm
Hướng dẫn kịp thời các phòng, các chi nhánh về vấn đề liên quan đến nghiệp
Trang 31Lập dự trù và thực hiện việc thực hiện việc sửa chữa và bảo dưỡng kho tàng,mua sắm các phương tiện, vật tư phục vụ cho việc xếp dỡ, bảo quản hàng hoá kể
cả trang bị bảo hộ lao động
Mở sổ sách theo dõi tình hình xuất nhập hàng hoá đối chiếu chứng từ, luânchuyển cho các phòng nghiệp vụ liên quan
Tổ chức cảnh giác bảo vệ kho tàng hàng hoá, trang thiết bị Định kỳ chủ trìhoặc tham gia kiểm kê thực trạng hàng hoá, đề xuất và tiến hành các biện pháp xử
lý, ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hoá
Định kỳ tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong ngoài kho để đảm bảo chất lượng, vệsinh hàng hoá mỹ quan kho hàng
Làm thêm các nghiệp vụ về giao dịch, vận tải, xếp dỡ hàng hoá tại khu vực cổloa khi được yêu cầu
Xây dựng quy chế ra vào xuất nhập và bảo vệ kho tàng, yêu cầu CBCNV tổngkho và khách hàng đến công tác phải tuân theo
* Xí nghiệp in và bao bì Hoàng Mai: sản xuất, gia công các loại bao bì, in nhãn
hiệu bao bì và các ấn phẩm; thiết kế mẫu mã, sản xuất, gia công các loại khuônlàm bao bì hộp phẳng, chế bản,
* Xí nghiệp Bao bì Cổ Loa: tổ chức sản xuất, gia công các loại bao bì, các phụ
liệu, phụ kiện, bao bì cho hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa Khai thác đểkinh doanh và phục vụ sản xuất các loại vật tư, các phụ liệu, phụ kiện bao bì
* Xí nghiệp vật tư nông nghiệp: sản xuất gia công các loại thức ăn phục vụ chăn
nuôi ở trong nước Kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi do các nhà máy khácsản xuất
* Chi nhánh bao bì Hải Phòng: giao nhận bảo quản hàng nhập khẩu, xuất khẩu
của Tổng công ty qua cảng Hải Phòng Kinh doanh vật tư hàng hóa ( hàng nhậpkhẩu và hàng tự khai thác) và dịch vụ khác
* Xí nghiệp bao bì Hùng Vương: sản xuất gia công và kinh doanh các loại bao bì,
các phụ liệu, phụ kiện bao bì cho hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
Trang 32Liên doanh, liên kết để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng hóa khôngthuộc danh mục Nhà nước cấm.
* Chi nhánh bao bì Đà Nẵng: kinh doanh vật tư hàng hóa (hàng nhập khẩu của
Công ty, hàng tự khai thác) và dịch vụ khác
* Các cửa hàng: thực hiện nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm và thu thập
thông tin phản hồi từ khách hàng
2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
2.1.3.1 Đặc điểm về nhân lực
Tổng công ty chủ trương tổ chức bộ máy theo nguyên tắc gọn nhẹ và cóhiệu quả cao, với một lượng công nhân viên không nhiều làm giảm tính phức tạpcủa cấu trúc tổ chức Các phòng ban, đơn vị thành viên được lựa chọn bố trí theolĩnh vực chuyên môn được phân công, với điều kiện lao động đủ, có thể thực hiệntốt nhất những nhiệm vụ được giao
Qua bảng kết cấu lao động (biểu 1 - phụ lục 1) ta thấy: lượng lao độnghàng năm tăng lên theo sự phát triển và mở rộng Công ty Để đáp ứng cho việc
mở rộng thị trường, quy mô sản xuất, Công ty tuyển thêm nhiều lao động mà chủyếu là lao động có năng lực và trình độ Nguồn lao động có trình độ đại học vàcao đẳng, trung cấp so với tổng số lao động toàn Công ty tăng lên đáng kể Hiệnnay, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và đảm bảo quátrình kinh doanh giành thắng lợi, Công ty không chỉ đầu tư vào dây chuyền côngnghệ mà còn vào chất lượng đội ngũ lao động Công ty có nhiều kỹ sư giỏi chuyênmôn, công nhân lành nghề cùng đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm Kếtcấu nhân lực của công ty qua các năm tương đối ổn định, tuy có thay đổi nhưngkhông đáng kể Số lượng về nhân lực có xu hướng tăng thể hiện sự phát triển vềquy mô và mở rộng sản xuất Sự tăng lên của lao động có tay nghề cao và có trình
độ đại học đang dần thay thế lao động phổ thông và công nhân có tay nghề thấp.Đây sẽ là triển vọng giúp công ty ngày càng lớn mạnh
Trang 332.1.3.2 Đặc điểm về vốn
Công ty là đơn vị hách toán độc lập nên việc sản xuất kinh doanh và sửdụng vốn mang tính tự chủ cao Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnhtranh gay gắt như hiện nay, việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, việctính toán bỏ vốn vào từng khâu trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, tránh
ứ đọng, chậm luân chuyển vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả thì mới đảmbảo cho sự phát triển và tồn tại của Công ty
Nhìn vào bảng kết cấu vốn (biểu 2 - phụ lục 1), ta có thể cơ cấu các nguồnvốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của công ty như sau: năm
2006 tăng 17,65% so với 2005, năm 2007 tăng 21,95% so với năm 2006 Do hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả nên uy tín của Công ty trên thịtrường không ngừng tăng lên Vì vậy, Công ty dễ dàng huy động các nguồn vốncho quá trình sản xuất kinh doanh Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định đang tiếntới tỷ lệ gần bằng nhau, như vậy là phù hợp với nhu cầu sản xuất và kinh doanhcủa Công ty Điều nay cho thấy, tình hình tài chính của Công ty ngày càng ổnđịnh và đi lên
Trong 3 năm (2005 - 2007), tổng vốn kinh doanh của công ty không ngừngtăng, cơ cấu vốn luôn được Công ty điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuấtkinh doanh trong từng thời kỳ Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là
mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huyđộng từ bên ngoài như: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu bằng cách tham gia thịtrường chứng khoán
2.1.3.3 Đặc điểm về sản phẩm
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt có khả năng thỏa mãnnhu cầu bao gói và chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị cho sảnphẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản sản phẩm, vận chuyển xếp sỡ vàtiêu thụ sản phẩm Bao bì còn được coi như một phương tiện vận chuyển đi theo
Trang 34hàng hóa để bảo vệ, bảo quản hàng hóa và giới thiệu hàng hóa từ khi sản xuất đếnkhi tiêu dùng.
Như vậy, sản phẩm bao bì tuy không giữ một vị trí thật sự quan trọng trongnền kinh tế nhưng không thể thiếu sản phẩm này trên thị trường Nó là một bộphận cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh được cung cấp trên thị trường
Cấu trúc của nó gồm có hai phần: phần vật chất ( phần cứng) và phần phivật chất ( phần mềm) Phần vật chất là phần thực thể vật chất có tồn tại hình dạng,kích thước nhất định được chế tạo từ các vật liệu thích hợp để phù hợp với hoạtđộng sản xuất, vận động và tiêu thụ hàng hóa Trong phần cứng gồm hai phần: vậtliệu chế tạo và hình dáng kích thước, kết cấu bao bì Phần phi vật chất là thànhphần trừu tượng trong cấu trúc bao bì Đó chính là kiểu dáng mẫu mã, những hìnhtượng chi tiết được in trên bao bì nhằm thông tin tới khách hàng, giúp khách hàngphân biệt giữa các loại hàng hóa khác nhau trên thị trường
Dù là phần vật chất hay phi vật chất thì cũng cần đảm bảo đúng các tiêuchuẩn kỹ thuật về kích thước, kiểu dáng, kết cấu, nguyên liệu để chế tạo, độ bềnphù hợp với đặc điểm, tính chất hàng hóa và yêu cầu của hoạt động sản xuất kinhdoanh Vì vậy, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm là một cách để khai thác nhữngkhách hàng mới, thị trường mới
2.1.3.4 Đặc điểm về thị trường
Thị trường Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty Doanh thu tại khuvực này liên tục tăng lên, ổn định qua từng năm Ở khu vực này, Công ty xâydựng cho mình thị trường trọng điểm đó là Hà Nội và Hải Phòng Đây là hai khuvực phát triển nhất miền Bắc về kinh tế và ở đây tập trung nhiều nhà máy sản xuấtsản phẩm của Công ty Tại khu vực này, công ty xây dựng được vị thế nhất địnhnhờ vào những lợi thế riêng vốn là một doanh nghiệp kinh doanh khá lâu nên cónhiều kinh nghiệm hơn trong ngành Tuy nhiên, hiện nay, với xu thế phát triểnnhanh chóng thì ngàng càng có nhiều cơ sở bao bì mọc lên ở khu vực này với quy
mô khác nhau và sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm như: Công ty TNHH Bao
Trang 35bì Việt Thắng, Công ty TNHH TS - ARI ở Vĩnh Phúc Điều này có nguy cơ làmmất dần thị trường của Công ty.
Thị trường thứ hai của Công ty là các tỉnh miền Trung trong đó tập trungchủ yếu ở Đà Nẵng và Nghệ An Công ty đã đặt một xí nghiệp và chi nhánh ở khuvực này để tiện giao dịch với khách hàng Tuy nhiên, mức đầu tư cho khai tháckinh doanh tại khu vực này là chưa lớn, công suất hoạt động của nhà máy sản xuấtchưa cao nên doanh thu trên thị trường này chưa đáng kể Trong những năm quahoạt động của công ty tại thị trường này cũng chưa phát triển ổn định Hiện nay,Công ty đang có kế hoạch đầu tư phát triển để mở rộng thị trường này
Thị trường miền Nam là thị trường có tiềm năng lớn nhưng do khoảng cáchđịa lý đã hạn chế khâu vận chuyển cũng như việc nghiên cứu thâm nhập vào thịtrường Hơn nữa, khu vực này có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như: Công ty Sảnxuất và Nhập khẩu dịch vụ Bao bì ( Pakexim), Công ty Bao bì Thành phố Hồ ChíMinh, Có thể nói rằng tại thị trường này Công ty vẫn chưa tạo dựng được một vịthế vững chắc để có thể đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, xâm nhập và thịtrường lớn này
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động và mục tiêu của Tổng công ty
2.1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công các loại vật tư nguyên liệu,sản phẩm phụ kiện bao bì; trực tiếp đầu tư kinh doanh trong trong lĩnh vực xâydựng cơ bản như:nhà ở, văn phòng làm việc và văn phòng cho thuê, nhà xưởng,kho tàng, siêu thị, trung tâm thương mại ; kinh doanh các ngành hàng và dịch vụkhác phù hợp với quy định của pháp luật - cụ thể là:
Xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu các loại vật tưnguyên liệu, thiết bị máy móc thiết bị và các loại hàng hóa khác
Trang 36 Sản xuất và gia công các loại bao bì hộp phẳng, các loại bao bì carton sóng,bao bì chất dẻo, in trên bao bì và các ấn phẩm khác, sản xuất các loại bao bìkhác khi khách hàng có yêu cầu.
Lập và thực hiện các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản như: nhà xưởng,kho tàng, nhà ở, văn phòng làm việc và cho thuê, trung tâm thương mại vàdịch vụ tổng hợp Kinh doanh bất động sản, văn phòng, nhà ở, siêu thị,dịch vụ thương mại tổng hợp phù hợp với quy định của pháp luật Tậndụng cơ sở vật chất hiện có để phát triển các hoạt động dịch vụ
Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnhvực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với các quy định của pháp luật
2.1.4.2 Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty
Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh như Quyđịnh trong giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh và Bản điều lệ của Công
ty, phù hợp với quy dịnh của pháp luật và thực hiện tất cả các biện phápthích hợp nhằm đạt được các mục tiêu của công ty
Công ty được quyền tiến hành những hoạt động kinh doanh khác mà phápluật cho phép, nếu được Hội đồng quản trị xem xét thông qua
2.1.4.3 Mục tiêu hoạt động của Công ty
Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động,sản xuất, thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công
ty và các lĩnh vực khác pháp luật không cấm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các
cổ đông, cả thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập chho người lao động,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngàycàng lớn mạnh, bền vững
Trang 372.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua
2.2.1 Về kim ngạch nhập khẩu
Từ sau khi mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp đã phải từ bỏ cách làm ănthụ động với sự bao cấp của nhà nước từ đầu vào đến đầu ra Thay vào đó, doanhnghiệp phải tự tính toán đến lợi nhuận, chi phí, phải tự tìm đầu vào phục vụ choquá trình sản xuất, tự tìm cho mình những bạn hàng trong và ngoài nước Chínhđiều này đã làm sụp đổ những doanh nghiệp không thích nghi được với sự cạnhtranh khốc liệt của thương trường Nhưng cũng chính vì lẽ đó, ta mới có thể thấyrằng đâu là những doanh nghiệp thực sự Cho dù gặp nhiều khó khăn, thử tháchnhưng vẫn có một số những doanh nghiệp vẫn vững vàng tiến lên, họ dám đươngđầu, không lùi bước trước những khó khăn trở ngại đó để góp phần xây dựng nềnkinh tế Việt Nam ngày một vững mạnh
Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) với đội ngũ cán bộ công nhân viên
có trình độ là một trong những số đó Với sự quyết tâm, nỗ lực, tin tưởng vàotương lai của ngành Thương mại Việt Nam, họ đã cùng nhau đưa Tổng công tyBao Bì Việt Nam (VPC) trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước đi đầutrong sản xuất và kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước Đặcbiệt là trong lĩnh vực nhập khẩu, có thể nói Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC)
là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu lớn mà chủ yếu là các mặt hàng phục
vụ cho sản xuất như giấy, hạt nhựa,…
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những kết quả mà Tổng công ty đãđạt được trong thời gian gần đây
Trang 38Bảng 2.1 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty
So với nămtrước(%)
Tỷ lệ nhậpkhẩu (%)
Tỷ lệ tănghàng năm (%)2004
(Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế
hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam)
Qua bảng 2.1, ta có thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công tyluôn tăng nhanh qua các năm, cụ thể là theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty thì năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty là 5
886 693 USD (trong đó nhập khẩu chiếm 91.29 % ), đến năm 2006, kim ngạchxuất nhập khẩu tăng lên 6 687 431 USD (trong đó nhập khẩu chiếm95.63%), tănghơn so với năm 2005 và đến năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công
ty tăng mạnh 12 303 965 USD ( trong đó nhập khẩu chiếm 97.68%) Đây là mộttin hiệu hết sức đáng khích lệ cho hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trongthời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay
Biểu đồ 2 1 - Kim ngạch nhập khẩu của Tổng Công ty
qua các năm 2000 - 2007
Trang 390 2 4 6 8 10
12
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Triệu USD
(Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch
Tổng Công ty Bao bì Việt Nam)
Nhìn chung, có thể thấy rằng kim ngạch nhập khẩu của Tổng Công ty đềutăng qua các năm Tuy nhiên, năm 2001 do chưa lường được sự biến động về giá
cả nhập khẩu trên thị trường quốc tế và khu vực nên một số lô hàng khi nhập thìgiá cao, khi hàng về thì giá thị trường quốc tế giảm dẫn đến ứ đọng, chậm tiêu thụ
và gây ra lỗ Năm 2005, kim ngạch Nhập khẩu cũng giảm sút là do Tổng Công tyvừa thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, do còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ nên kimngạch nhập khẩu cũng giảm khá nhiều Tuy vậy, Tổng công ty cũng đã cố gắngkhắc phục và gia tăng tỷ lệ nhập khẩu vào năm 2006 Năm 2007 có thể nói là nămnhập khẩu kỷ lục của Tổng công ty với hơn 12 tỷ USD, với kết quả này có thể nóirằng Tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra đáp ứng đầy đủ nhu cầu
đa dạng trong nước
Trang 402.2.2 Về hình thức nhập khẩu của Tổng công ty
Hai hình thức nhập khẩu chủ yếu mà Tổng Công ty Bao bì Việt Nam(VPC) sử dụng là nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu trực tiếp
Bảng 2.2 - Hình thức nhập khẩu của Tổng công ty
Đơn vị: USD Chỉ tiêu
Năm
Doanh số nhập khẩu (USD) Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu uỷ thác Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế
hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam)
Thời gian trước đây, do hạn chế về vốn và kĩ thuật nên Tổng công ty cònphải sử dụng hình thức nhập khẩu uỷ thác Chính vì vậy, lợi nhuận Tổng công tythu được không được cao mà lại phải phụ thuộc nhiều vào những đơn vị khác.Trong giai đoạn này, việc kinh doanh của Tổng công ty tương đối trì trệ, không có
sự linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức nhập khẩu
Nhưng đến nay, nhập khẩu uỷ thác chỉ còn chiếm một phần rất nhỏ, khôngđáng kể so với hình thức nhập khẩu trực tiếp Tổng công ty đã lựa chọn hình thứcnhập khẩu trực tiếp để có thể trực tiếp đến với bạn hàng bằng danh nghĩa của