KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 41 - 51)

1. Kết luận

Vấn đề môi trường nói chung và xử lý nước thải khu công nghiệp nói riêng đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội trong mấy năm gần đây, đặc biệt là khu vực tập trung nhiều KCN, KCX.

KCN Hòa Khánh là một trong những KCN lớn nhất của thành phố Đà Nẵng, thu hút phần lớn dự án đầu tư trong và ngoài nước góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển về kinh tế, công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như quản lý nước thải công nghiệp nói riêng đang gặp nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay lượng nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp thải ra ngày càng nhiều làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

Vấn đề này không những gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.

Việc xử lý nước thải công nghiệp, bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc phân loại nước thải công nghiệp còn chưa đúng quy định, còn lẫn vào nước thải sinh hoạt. Phương tiện thu gom nước thải công nghiệp như đường ống, trạm trung chuyển còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn.

Hiện nay, công tác quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh đang dần được kiểm soát, việc đầu tư cho quy mô khu xử lý, máy móc, công nghệ xử lý ngày càng được cải thiện. Trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp được xây dựng nhằm cải thiện chất lượng nước từ các nhà máy thuộc khu công nghiệp và đáp ứng nhu cẩu xả thải của doanh nghiệp trong KCN.

Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải của một bộ phận lớn các doanh nghiệp trong KCN Hòa Khánh, cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung và hoàn thiện hệ thống trung chuyển nước thải. Chính quyền thành phố cần phải có chính sách chặ chẽ hơn để quản lý và giám sát tình hình hoạt động cũng như cơ chế xử lý nước thải của từng doanh nghiệp. Có như vậy thì mới giải quyết được những vấn đề bức xúc từ nước thải của KCN gây ra.

2. Kiến nghị

Từ những khó khăn và bất cập về quản lý nước thải của KCN Hòa Khánh, nhóm chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

 Đối với Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh

- Cần kiểm tra, giám sát định kỳ tình hình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tiến hành duy tu, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo hệ thống hoạt động thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện việc quan trắc nước thải, tuân thủ các điều kiện BVMT theo quy định của pháp luật.

- Triển khai đấu nối hệ thống thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung cho các doanh nghiệp chưa tiến hành đấu nối.

- Hợp tác giữa trạm xử lý nước thải tập trung với các doanh nghiệp để tiến hành xử lý nước thải đồng bộ nhất, tránh gặp phải những sự cố do quá tải.

 Đối với Ban quản lý khu công nghiệp Hòa Khánh - TP. Đà Nẵng

- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường phải hướng đến mục tiêu cụ thể như: không ngừng cải thiện và bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

- Cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho các cán bộ, nhân viên phụ trách nước thải công nghiệp, bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp.

- Xem xét việc phân bổ và sử dụng kinh phí cho hoạt động xử lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp, đảm bảo cân đối và phù hợp với thực tế tại khu công nghiệp ngoài mức định mức khoản kinh phí hằng năm.

- Ban hành quy chế quản lý nước thải công nghiệp, thành lập các đội giám sát trong việc thu gom, trung chuyển và xử lý nước thải.

- Cần chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.

 Đối với các cơ quan Nhà nước

- Cần phải có những công cụ hiệu quả nhằm kiểm soát vấn đề xả thải của các doanh nghiệp

- Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Khoa học công nghệ và môi trường cần có những biện pháp nhằm ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý nước thải.

- Tiến hành kiểm tra và xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm về môi trường.

- Cần tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và chủ đầu tư các KCN, CCN, các doanh nghiệp về BVMT, kiểm soỏt ụ nhiễm. Theo dừi, thu thập thụng tin thường xuyờn. Phỏt triển mạng lưới cộng tác viên, nhân dân, phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm. Xây dựng mối quan hệ đối tác, cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và BVMT, đồng thời bảo vệ quyền lợi, sự công bằng của những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các vi phạm.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp, khắc phục những chồng chéo và những khoảng trống. Xây dựng quy trình cụ thể, rừ ràng về trỏch nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sỏt Mụi trường, sự phối hợp với các cơ quan khác như: Thanh tra, Chi cục BVMT địa phương, các chế tài xử lý vi phạm.

- Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về kiểm soát ô nhiễm, theo phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

- Xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù cho các loại hình sản xuất, cho KCN, để có được thông tin xác thực về sự tuân thủ quy định và các trường hợp vi phạm, với thời gian nhanh nhất và chi phí ít nhất. Sử dụng các chỉ thị sinh học (nhất là ở khu vực nguồn tiếp nhận nước thải), các phương pháp đánh giá nhanh, kết hợp với các phương thức quan trắc truyền thống. Bên cạnh các chỉ tiêu về nước thải, cần quan tâm đến kiểm tra xử lý mùi, tiếng ồn, bùn và CTR các loại từ trạm XLNT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.danang.gov.vn/

2. www.iza.danang.gov.vn

3. PGS.TS. Nguyễn Đình Mạnh (2005), “Đánh giá tác động môi trường”, Trường Đại học nông nghiệp 1.

4. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003), “Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường”, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

5. Tailieu.vn

6. www.khucongnghiep.com.vn

7. Trần Thị Thanh, Nguyễn Khắc Linh, “Quản lý nước thải công nghiệp”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Kinh tế môi trường – NXB giáo dục 1996

9. Báo cáo kết quả quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh từ khi tiếp nhận, công ty TNHH NN MTV Môi trường đô thị Hà Nội.

10.Nguyễn Xuân Trường (2009), “Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp”, Viện Môi trường và Tài nguyên, TP. Hồ Chí Minh

11. QCVN 24:2009/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

MỘT SỐ HèNH ẢNH VỀ TRẠM XỬ Lí NƯỚC THẢI KCN HềA KHÁNH

Hình 1: Địa điểm trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh.

Hình 2: Bể gom nước thải đầu vào tại trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khánh

Hình 3: Bể ổn định bùn tại trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khánh

Hình 4: Hệ thống đường ống dẫn nước thải vào các bể để xử lý.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCN: Khu công nghiệp

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

BVMT: Bảo vệ môi trường

KCX: Khu chế xuất

XLNT: Xử lý nước thải

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CCN: Cụm công nghiệp

TN- MT: Tài nguyên- Môi trường

HTXL: Hệ thống xử lý

URENCO: Urban Environment Company

Công ty TNHH NN MTV: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên

UBND: Ủy ban nhân dân

TP: Thành phố

DCCN: Dây chuyền công nghệ

CTR: Chất thải rắn

BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD: Nhu cầu oxy hóa học

QC: Quy chuẩn

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w