Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 30 - 31)

các thông số phân tích đều đạt QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B). Riêng thông số Cr6+, thành phần Crom có trong nước thải ở KCN Hòa Khánh cao hơn quy chuẩn từ 0,2-0,6 lần. Đây là một trong những thành phần độc hại, biến tính phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến con người cũng như sinh vật nếu không được xử lý theo quy trình.

Crom (Cr) : Tồn tại trong nước với hai dạng Cr (III),Cr (VI), Cr (III) không độc nhưng Cr (VI) độc với động vật, thực vật . Với con người Cr (VI) gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. Vì vậy, trạm xử lý đã có biện pháp tách Crom trong nước và gạn khô Crom để loại bỏ chúng trong thành phần nước thải.

2.2.2.2 Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp HòaKhánh. Khánh.

Trước ngày 01/07/2009 lượng nước thải về trạm XLNT 1.200- 1.500 m3/ ngày đêm. Từ ngày 01/07/2009 đến ngày 30/12/2011, URENCO đã tiếp nhận xử lý trong năm 2009 khoảng 302.000 m3, trong năm 2010 khoảng 636.786 m3, trong năm 2011 khoảng 901.232 m3 với tồng chi phí gần 15 tỷ đồng .

Hiện nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND thành phố, sự nỗ lực của lãnh đạo ban ngành số DN đấu nối đã tăng lên, nước thải đầu vào trạm xử lý từ 2.200- 2.800 m3/ ngày đêm. Tuy nhiên lưu lượng cũng như tải lượng nước thải dẫn về trạm không ổn định và quá cao so với năng suất thiết kế của trạm (COD: 900- 2.200 mg/l, BOD: 800-1200) làm công tác vận hành gặp nhiều khó khăn.

Song song với quá trình phân tích đánh giá đặc trưng của nước thải đầu vào của trạm để chọn quy trình công nghệ xử lý phù hợp. Trạm XLNT đã cử các cán bộ kỹ thuật chuyên môn về máy móc thiết bị, hệ thống điều khiển …toàn bộ máy móc thiết bị , hệ thống điện, đường ống .Tuy nhiên một số máy móc thiết bị hiện nay gần như đã xuống cấp nên rất khó khăn trong công tác thay mới để đảm bảo chất lượng sau xử lý đạt tiêu chuẩn.

Về công tác thu phí, tính đến ngày 30/12/2011 có 71 doanh nghiệp đã ký hợp đồng xử lý nước thải và hoàn thiện đầu nối, 06 doanh nghiệp đã ký hợp đồng

xử lý nước thải nhưng chưa hoàn thiện đầu nối. Trong số doanh nghiệp đã tiến hành thu phí thì tính tới thời điểm kể trên chỉ có 24 doanh nghiệp đáp ứng được công tác của trạm đề ra.

Qua thực tế quản lý vận hành trạm XLNT Hòa Khánh cho thấy: Trạm XLNT Hòa Khánh hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ cũng như chức năng thiết kế ban đầu: Công suất chạy tối đa 5000 m3 / ngày đêm ; chất lượng nước thải xử lý không ổn định, nhất là đối với chất thải đầu vào có tải lượng ô nhiễm lớn hơn tiêu chuẩn nước loại C. Công ty URENCO cũng đã lên phương hướng quy hoạch 8000 m2 đất liền kề trạm theo quy hoạch để đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình phục vụ nâng cấp hoạt động của trạm.

Hiện nay, việc giám sát và thu phí xử lý nước thải đang được trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khánh thực hiện thông qua đồng hồ đo đạc (cơ học/ điện tử) hoặc thông qua hóa đơn khối lượng nước sạch của các doanh nghiệp khu công nghiệp.

Trạm xử lý nước thải Hòa Khánh đã tiến hành thanh tra hàng tuần và lấy mẫu nước thử nghiệm 3 lần trong 1 tháng để kiểm tra, thay phiên ca trực giám sát tốc độ nước thải trong các giờ cao điểm.

Tóm lại, công tác quản lý nước thải của trạm xử lý nước thải Hòa Khánh đang được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị hay chuyên môn. Song với những kết quả đạt được thì vẫn còn hạn chế một mặt là do thiếu kinh phí và chưa kiểm soát được chất lượng nước thải hay khối lượng thải của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 30 - 31)