CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.2 Tình hình quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh
2.2.2.1 Tình hình nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh
Hiện nay, Giao thông thoát nước khu công nghiệp Hòa Khánh đã hoàn thành, công tác san nền đã đạt 100%, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị - Chi nhánh Miền Trung đang quản lý vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, đường ống thu gom đã xây dựng đạt 92% khối lượng, chỉ còn 1.394m/
18.275m đang xây dựng, theo hợp đồng xây lắp, hạng mục này sẽ hoàn thành trong tháng 12 năm 2012 để hoàn thiện hệ thống thu gom KCN Hòa Khánh.
Theo các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh thì nước thải đầu vào có đặc tính chung như sau:
Bảng 2: Đặc tính chung của nước thải đầu vào Thông số Đơn vị tính Kết quả Lưu lượng nước thải trung bình m3/giờ 210
COD mg/l 500-600
BOD mg/l 300-400
pH 5-9
(Nguồn: Báo cáo của Trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khánh)
Theo hợp đồng kinh tế số 17/2009/ HĐKT ngày 30/06/2009 thì công ty URENCO Hà Nội có trách nhiệm xử lý đạt cột B, TCVN 5945: 2005 trước khi xả thải ra môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước thải.
Theo báo cáo của công ty hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh trong thời gian qua thì hệ thống bơm thu gom nước thải hoạt động bình thường, lượng nước thải thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung khoảng 1.300 – 1.800 m3/ ngày đêm . Công ty URENCO vận hành 2 bể /4 bể xử lý sinh học theo mẻ , lượng axit H2S04 sử dụng từ 1.700- 2.000 kg/ ngày và clorin sử dụng từ 70-85/kg ngày . Tại các vị trí hố ga đường số 9, đường số 10 giao với đường sô 4 có hiện tượng nước thải rò rỉ ra môi trường, chảy vào mương hở thoát nước mưa dọc đường số 4 vào các giờ cao điểm.
Kết quả phân tích chất lượng nước mưa theo thống kê 30- 120 m3/ ngày . Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh do trung tâm kỹ thuật môi trường Đà Nẵng thực hiện. So với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cho thấy vẫn còn nhiều chỉ tiêu vượt hoặc chưa đạt TCVN 5945-2005.
* Kết quả đo đạc chất lượng nước thải: Do Công ty TNHH NN MTV Môi trường đô thị- Chi nhánh Miền Trung (URENCO) thực hiện và báo cáo trực tiếp với cấp có thẩm quyền (Công ty xin đính kèm kết quả kiểm tra mẫu nước thải sau xử lý trong các đợt gần đây do URENCO cung cấp).
Bảng 3: Kết quả đo đạc chất lượng nước thải đầu ra tháng 3 năm 2012
Thông số Kết QCVN Số lần
STT phân tích ĐVT quả 40:2011/BTNMT
Cột B vượt quy
chuẩn NTđr
1 PH - 7,8 5,5-9 Đạt
2 Độ màu Pt–CO
APHA 90 150 Đạt
3 TSS Mg/l 11 100 Đạt
4 BOD5 Mg/l 20 50 Đạt
5 COD Mg/l 41 150 Đạt
6 N tổng Mg/l 16 40 Đạt
7 P tổng Mg/l 0,12 6 Đạt
8 Cd Mg/l 0,0056 0,1 Đạt
9 Cu Mg/l 0,0248 2 Đạt
10 Pb Mg/l <0,0005 0,5 Đạt
11 Zn Mg/l 0,0186 3 Đạt
12 Cr6+ Mg/l 0,12 0,1 Vượt QC
0,2 lần
13 Niken Mg/l <0,0001 0,5 Đạt
14 CN- Mg/l <0,002 0,1 Đạt
15 Hg Mg/l <0,0001 0,01 Đạt
16 As Mg/l 0,0004 0,1 Đạt
17 Coliform MPN/100mL KPH 5.000 Đạt
(Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KCN Hòa Khánh)
Bảng 4 : Kết quả đo đạc chất lượng nước thải đầu ra tháng 5 năm 2012 STT Thông số
phân tích ĐVT Kết
quả QCVN
40:2011/BTNMT Cột B
Số lần vượt quy chuẩn NTđr
1 PH - 7,3 5,5-9 Đạt
2 Độ màu Pt–CO
APHA 10 150 Đạt
3 TSS Mg/l 11 100 Đạt
4 BOD5 Mg/l <3 50 Đạt
5 COD Mg/l 4 150 Đạt
6 N tổng Mg/l 1,8 40 Đạt
7 P tổng Mg/l 0,09 6 Đạt
8 Cd Mg/l 0,0064 0,1 Đạt
9 Cu Mg/l 0,0164 2 Đạt
10 Pb Mg/l <0,0005 0,5 Đạt
11 Zn Mg/l 0,0196 3 Đạt
12 Cr6+ Mg/l 0,16 0,1 Vượt QC
0,2 lần
13 Niken Mg/l <0,0024 0,5 Đạt
14 CN- Mg/l <0,002 0,1 Đạt
15 Hg Mg/l <0,0011 0,01 Đạt
16 As Mg/l 0,0017 0,1 Đạt
17 Coliform MPN/100mL 23.101 5.000 Đạt
(Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KCN Hòa Khánh)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra tháng 3 và tháng 5 năm 2012 của HTXL nước thải KCN Hoà Khánh. Ta nhận thấy, hầu hết các thông số phân tích đều đạt QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B). Riêng thông số Cr6+, thành phần Crom có trong nước thải ở KCN Hòa Khánh cao hơn quy chuẩn từ 0,2-0,6 lần. Đây là một trong những thành phần độc hại, biến tính phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến con người cũng như sinh vật nếu không được xử lý theo quy trình.
Crom (Cr) : Tồn tại trong nước với hai dạng Cr (III),Cr (VI), Cr (III) không độc nhưng Cr (VI) độc với động vật, thực vật . Với con người Cr (VI) gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. Vì vậy, trạm xử lý đã có biện pháp tách Crom trong nước và gạn khô Crom để loại bỏ chúng trong thành phần nước thải.
2.2.2.2 Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa