Đặc điểm kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, năm 2011, dân số Đà Nẵng là 951.572 người với mật độ dân số là 757.8 người/km2. Trong đó, dân số của quận Liên Chiểu là 136.737 người.

2.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.

Tài nguyên nước

Biển, bờ biển:

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặt khác vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...

Sông ngòi, ao hồ:

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2).

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo

điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòg hộ, rừng sản xuất.

Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.

Tài nguyên khoáng sản

Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa cương có ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác. Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc.

Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây dựng có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.

2.1.2.3Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Tổng số km đường trên địa bàn thành phố là 382,583 km. Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km.

Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2.

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.

Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 2 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở

vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới.

Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đón khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan.

Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước.

2.1.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Hòa Khánh

Trong những năm gần đây, các khu công nghiệp ở Đà Nẵng chủ trương hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường, ngược lại dành mối quan tâm đặc biệt cho những dự án sản xuất, kinh doanh sạch trong lĩnh vực công nghệ, cơ khí chính xác… nhằm tạo động lực vững chắc cho Đà Nẵng phát triển.

Sự phát triển nhanh của các nhà máy trong khu công nghiệp Hòa Khánh đã giải quyết tốt vấn đề việc làm và tăng thu cho ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại những khu công nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề nan giải.

2.1.3.1 Hiện trạng quản lý môi trường nước thải

Ðể giải quyết triệt để việc xả trực tiếp nước thải công nghiệp chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường, UBND TP Ðà Nẵng đã phê duyệt dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Hòa Khánh, với công nghệ xử lý sinh, hóa học, có công suất 5.000 m3/ngày đêm, tổng kinh phí đầu tư hơn 15,5 tỷ đồng.

Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, từ tháng 7-2009, thành phố đã bàn giao trạm xử lý nước thải Hòa Khánh cho Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) quản lý và vận hành. Cùng thời điểm,

TP Ðà Nẵng đã đầu tư hơn 11 tỷ đồng xây dựng bổ sung hệ thống cống đấu nối nước thải đến các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN.

KCN Hòa Khánh đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải, đảm bảo đấu nối đường ống thu gom đi qua tất cả các doanh nghiệp và được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung.

Riêng lượng nước thải (300-500m3/ngày) tại Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng được thu gom, xử lý ngay tại trạm xử lý nước thải tập trung nằm liền kề.

Dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp Hòa Khánh vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết là vấn đề về ý thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Hiện nay, việc giám sát và thu phí xử lý nước thải được thực hiện thông qua đồng hồ đo đạc (cơ học/ điện tử) hoặc thông qua hóa đơn khối lượng nước sạch của các doanh nghiệp khu công nghiệp.

2.1.3.2 Hiện trạng môi trường chất thải rắn

Theo quy hoạch, tất cả các nhà máy trong KCN Hòa Khánh phải có khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn. Tuy nhiên, rất ít nhà máy triền khai hạng mục này. Điều này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở KCN Hòa Khánh gặp không ít khó khăn.

Do hầu hết các nhà máy chưa có điểm thu gom, tập trung chất thải nên các doanh nghiệp trong KCN Hòa Khánh thường hợ đồng với Công ty môi trường đô thị của thành phố Đà Nẵng để thu gom và xử lý chất thải rắn.

Hằng năm, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất sẽ đi kiểm tra tình hình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn của các nhà máy trong KCN một cách định kỳ. Nếu phát hiện vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quyết định ban hành.

2.1.3.3Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn

Chất lượng môi trường không khí tại KCN Hòa Khánh đã và đang bị ô nhiễm. Ô nhiễm không khí chủ yếu bởi bụi, CO, SO2 và tiếng ồn.

Tình trạng ô nhiễm bụi diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh KCN Hòa Khánh khoảng 0.3mg/m3/năm, vượt quá QCVN 05:2009

Ô nhiễm CO, SO2 và NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số nhà máy trong KCN Hòa Khánh. Nhìn chung, nồng độ CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh KCN đều nằm trong giới hạn cho phép.

2.2. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng.

2.2.1 Nguồn phát sinh, thành phần, lưu lượng và thời gian thu gom

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w