Đánh giá công tác quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.2.4 Đánh giá công tác quản lý nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Khánh

- Sự gia tăng nước thải của khu công nghiệp Hòa Khánh trong những năm gần đây là rất lớn, chất lượng nước thải đầu ra của các doanh nghiệp ở KCN Hòa Khánh phụ thuộc vào việc nước thải có xử lý hay không. Hiện nay, vẫn còn nhiều nhà máy, doanh nghiệp chưa có hệ thống đầu nối với trạm xử lý nước thải gây khó khăn cho công tác quản lý nước thải. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải KCN khi xả thải ra môi trường thì có thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam.

- Đa số máy móc thiết bị hiện nay gần như đã xuống cấp hư hỏng nhiều cần phải sửa chửa lớn, nâng cấp, thay mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên trạm XLNT Hòa Khánh là tài sản của công ty Daizico, do vậy URENCO không thể tự bỏ chi phí để sửa chửa thay thế được.

- Năng lực vận hành trạm XLNT tối đa thực tế khoảng 2.200- 2.800 m3/ngày đêm và chất lượng sau xử lý không ổn định, một số chỉ tiêu khó đạt tiêu chuẩn như độ màu, nhiễm chì, pH…

- Theo số liệu năm 2011 của trạm XLNT thì một số doanh nghiệp đã thống nhất với đoàn thanh tra liên ngành thực hiện đấu nối nhưng vẫn chậm trễ trong quá trình triển khai thi công đấu nối vì nhiều lý do khác nhau. Trong số doanh nghiệp chưa đấu nối thì có nhiều doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất mạ, giấy nước thải có lượng ô nhiễm cao có lưu lượng khoảng 300 m3 / ngày đêm chưa xử lý thải ra môi trường. Trong số các doanh nghiệp đã hoàn thiện đấu nối cụm Hòa Khánh vào hệ thống thu gom nhưng URENCO không đủ chức năng kiểm soát việc phân luồng xả thải của doanh nghiệp mặc dù đã hoàn thành đấu nối.

- Một số doanh nghiệp có trạm xử lý sơ bộ thải ra môi trường nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nước sau xử lý có lưu lượng 1.000 m3/ngày đêm như Daiwa , VBL Đà Nẵng , Keyhingetoys…

- Về thu phí, hầu hết các doanh nghiệp trả phí XLNT với đơn giá 0,33$/m3 nước thải đạt cột C theo TCVN 5945-2005 trước khi xả thải vào hệ thống thu gom chung KCN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không xử lý sơ bộ mà đưa nước thải

gốc có lượng ô nhiễm lớn hơn nhiều lần làm tăng chi phí đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.

- Hơn nữa, đơn giá xử lý được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2008, đến nay đã có nhiều nội dung chi phí phát sinh tăng (lương cơ bản , vật tư nhiên liệu, điện v.v…). Tháng 11 năm 2010 URENCO đã có tờ trình xin điều chỉnh đơn giá nhưng vẫn chưa được thành phố Đà Nẵng phê duyệt . Điều này làm phát sinh chi phí bù lỗ của công ty URENCO gây giảm sút hiệu quả XLNT ở trạm.

- Một số doanh nghiệp có khối lượng nước thải lớn đều là các doanh nghiệp có trạm XLNT sơ bộ và thông báo với URENCO nước thải của doanh nghiệp đạt cột B theo QC 24 – 2009, không thực hiện đấu nối hoặc đã đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải KCN nhưng không ký hợp đồng xử lý nước thải. Ví dụ như : Công ty Mabuchi Motor…

- Một số doanh nghiệp còn cố tình tránh né, kéo dài thời gian trả nợ cho URENCO gây khó khăn cho việc đảm bảo chi phí vận hành.

- Song song với thực trạng nêu trên, tình trạng khai thác nước ngầm chưa được kiểm soát cũng là mối lo trong công tác quản lý chất lượng nước thải khu công nghiệp. Ngoài những doanh nghiệp đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác nước ngầm, vẫn có không ít doanh nghiệp tự ý khai thác trái phép dẫn đến việc không kiểm soát được lưu lượng nước thải đưa về các nhà máy xử lý tập trung. Điều này không chỉ gây thất thoát nguồn tài nguyên nước ngầm mà còn làm sụt giảm nguồn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đồng thời không phản ánh đúng thực trạng xả thải của các doanh nghiệp.

Tóm lại, qua đánh giá trên ta đã thấy được báo động về hiện trạng môi trường nước của KCN Hòa Khánh, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ thực tế yếu kém trong quản lý môi trường khu công nghiệp Hòa Khánh. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, việc phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị liên quan còn chồng chéo, không nhất quán, thiếu khoa học, việc triển khai các công cụ quản lý chưa thực sự hiệu quả. Ý thức bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư và doanh nghiệp chưa thực sự tốt gây ra nhiều sai phạm trong xử lý nươc thải. Trong các vấn đề nêu trên đều có những mặt yếu kém cần cải thiện. Đó là những nguyên nhân của thực trạng xử lý nước thải ở khu công nghiệp Hòa Khánh đang mắc phải.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN Lí NƯỚC THẢI CễNG NGHIỆP TẠI KCN HềA KHÁNH-

TP. ĐÀ NẴNG

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý nước thải công nghiệp tại KCN Hòa Khánh cũng đã có những mặt tích cực. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót. Để góp phần giảm thiểu những hạn chế còn tồn tại thì chúng tôi xin bổ sung thêm những giải pháp cụ thể như sau:

3.1 Về công tác quản lý

- Phõn cấp và phõn cụng trỏch nhiệm rừ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung. Ban quản lý các KCN và chế xuất Đà Nẵng cần đẩy mạnh công tác quản lý, đốc thúc, kiểm tra…. Tình hình hoạt động, xả thải các KCN trong Thành phố Đà Nẵng nói chung và ở KCN Hòa Khánh nói riêng.

- Tăng cường năng lực cán bộ quản lý môi trường

Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại KCN Hòa Khánh hiện đang hoạt động với 33 cán bộ, trong đó có 5 nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Với số lượng cán bộ hiện tại thì còn quá ít so với hoạt động của nhà máy. Cần tăng cường, nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng.

3.2 Về biện pháp kỹ thuật

Thiết kế và vận hành có hiệu quả hệ thống phân loại, thu gom chất thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng. Thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý đối với từng loại.

Tiến hành nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Xây lại những tuyến betong đã bị gãy, hở khớp nối giữa hai ống.

Tối ưu hóa hệ thống thu gom, nâng cao năng suất hoạt động của trạm để đáp ứng nhu cầu xả thải cho toàn bộ KCN. Theo số liệu Báo cáo kết quả vận hành trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khành thì năm 2008 chỉ đạt 1000 – 1200 m3 ngày / đêm. Đến năm 2012 công suất đạt 2200 – 2800 m3/ ngày đêm. Trong khi công suất thiết kế lên đến 5000 m3 / ngày đêm.

3.3 Các biện pháp về mặt kinh tế, tài chính

Để có kinh phí cũng như hạn chế lưu lượng nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN thì Trạm xử lý cần áp dụng các công cụ quản lý môi trường.

Đặc biệt là công cụ kinh tế, tiến hành thu phí đối với các nhà máy, công ty, xí nghiệp dựa trên lượng nước thải mà mỗi đơn vị xả thải.

3.4 Một số biện pháp khuyến khích

- Quản lý với xử lý nguồn nước từ KCN gắn với định hướng phát triển bền vững, chú trọng phát triển nhanh kinh tế giải quyết thỏa đáng các vấn đề xã hội địa phương .

- Khuyến khích sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, công nghệ xử lý nước thải ở doanh nghiệp.

- Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho công tác xử lý nguồn nước: vay vốn ưu đãi …

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác xử lý nước thải công nghiệp, khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, công bố, phổ biến thông tin cho cộng đồng khu vực xung quanh KCN.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nước thải tại KCN Hòa Khánh- TP. Đà Nẵng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w