Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam.DOC (Trang 76 - 87)

Nhà nước nên có những chính sách thông thoáng hơn trong vấn đề xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung trong cả nước, đặc biệt là khâu cải cách hành chính và các quy định về thuế nhập khẩu. Cải cách thu tục hành chính luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay của người dân, nhất là các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách vẫn còn vấp phải nhiều vướng mắc, đòi hỏi Nhà nước cần phải xem xét, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu:

Một là, vấn đề xin giấy phép nhập khẩu. Khi tiến hành nhập khẩu, Công ty phải xin phép rất nhiều các bộ ngành và tuân thủ rất nhiều các quy định của các Bộ ngành có liên quan, gây lãng phí tiền bạc cũng như thời gian. Đỏi hỏi Nhà nước cần có chính sách xin giấy phép nhập khẩu thông thoáng hơn, ít thủ tục rườm rà hơn, nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Hai là, Nhà nước cần có biện pháp nhanh chóng cải thiện hoạt động của cán bộ Hải quan tránh hạch sách gây phiền hà cho doanh nghiệp. Hoạt động của Hải quan cần sớm được thực hiện theo phương thức tự động hóa một số khâu nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi cho người làm thủ tục.

Ba là, Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định về thuế nhập khẩu. Cần có những chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp chức năng như Công ty. Tùy tình hình cụ thể Nhà nước sẽ đưa ra các mức thuế suất kịp thời tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải có những chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng Việt Nam mất giá so với các ngoại tệ mạnh sẽ khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu bị thiệt hại. Cho nên Nhà nước cần phải chú ý sử dụng các công cụ điều chỉnh tỷ giá một cách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.

Ngoài ra, Nhà nước cần phải tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các quốc gia luôn chú ý tăng cường mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Việt Nam đã và đang nỗ lực tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế cũng như tham gia vào sự hội nhập chung của toàn cầu. Tuy nhiên, Nhà nước cần phải có những chính sách thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hòa vào sân chơi thương mại chung của thế giới, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nhưng vẫn bị coi là nước có nên kinh tế phi thị trường. Bên cạnh đó Việt Nam cần phải xúc tiến ký nhiều Hiệp định thương mại song phương hơn nữa để thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. cũng như thu hút đầu tư, mục đích đưa đất nước tiến lên theo kịp các nền kinh tế lớn trên thế giới.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là một trong những hoạt động hết sức quan trọng giúp cho các công ty, các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ về qui mô sản xuất cũng như về lực lượng sản xuất. Chính từ hoạt động này, các mối liên hệ về kinh tế trên thế giới được hình thành và từ đó gắn kết các công ty cũng như các quốc gia với nhau để cùng nhau đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng là một trong những hạt nhân thúc góp phần đẩy nhanh tiến trình này, nhất là khi giờ đây Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân, ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Nắm được tầm quan trọng đó của nhập khẩu cũng như xu thế phát triển, nâng cao nhu cầu hiện nay của nền kinh tế, Tổng công ty Bao bì Việt Nam đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động hết sức hiệu quả đối với công tác nhập khẩu.

Trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty rất đáng khích lệ, Tổng công ty đã trở thành một công ty nhập khẩu lớn đặc biệt là trong lĩnh vực bao bì. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Tổng công ty vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục để có thể hoàn thiện được hoạt động nhập khẩu của mình.

Có thể nói triển vọng kinh doanh các mặt hàng của Tổng công ty là rất lớn và để góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh nhằm đạt những mục tiêu đề ra trong thời gian tới đòi hỏi Tổng công ty phải luôn nỗ lực và cố gắng thực hiện tốt

các giải pháp như hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu, nâng cao hoạt động quảng bá hình ảnh của Tổng công ty và tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ… để phát triển công tác nhập khẩu được tốt hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê.

3. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, NXB Lao động - xã hội.

4. Nguyễn Thị Hường - Tạ Lợi (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Tổng công ty Bao bì Việt Nam (2004) - Báo cáo tổng kết thực hiện kế

hoạch .

6. Tổng công ty Bao bì Việt Nam (2005) - Báo cáo tổng kết thực hiện kế

hoạch .

7. Tổng công ty Bao bì Việt Nam (2006) - Báo cáo tổng kết thực hiện kế

hoạch.

8. Tổng công ty Bao bì Việt Nam (2007) - Báo cáo tổng kết thực hiện kế

hoạch . 9. Các trang web: • http://vpc.com.vn • http://www.mot.gov.vn • http://www.mof.gov.com • http://vietnamnet.net • http://vcci.com.vn • http://vnexpress.net

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU ... 4

VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ... 4

NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM ... 4

1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò nhập khẩu ... 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.1. Khái niệm ... 4

1.1.2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu ... 5

1.1.3. Vai trò của nhập khẩu ... 8

1.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu ... 9

1.2.1. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đối tác ... 9

1.2.2. Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu ... 10

1.2.3. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu ... 12

1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ... 14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu ... 17

1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh ... 17

1.3.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp ... 18

1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu để phát triển sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Bao bì Việt Nam (VPC) ... 19

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ... 21

CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM ... 21

TRONG THỜI GIAN QUA ... 21

2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Bao bì Việt Nam ... 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ... 22

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty . . 31

2.1.3.1. Đặc điểm về nhân lực ... 31

2.1.3.2. Đặc điểm về vốn ... 31

2.1.3.3. Đặc điểm về sản phẩm ... 32

2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường ... 33

2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động và mục tiêu của Tổng công ty ... 34

2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty ... 34

2.1.4.2. Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty ... 35

2.1.4.3. Mục tiêu hoạt động của Công ty ... 35

2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua ... 36

2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu ... 36

2.2.2. Về hình thức nhập khẩu của Tổng công ty ... 39

2.2.3. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ... 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Về bạn hàng nhập khẩu ... 47

2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2004 - 2007 ... 50

2.3.1. Kết quả đạt được ... 50

2.3.2. Những mặt hạn chế ... 52

2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế ... 55

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ... 55

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan ... 57

... 58

CHƯƠNG 3 - TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ĐỂ ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM ... 59

3.1. Phương hướng của Tổng công ty trong những năm tới ... 59

3.3. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu để đẩy mạnh hoạt

động kinh doanh của Tổng công ty Bao bì Việt Nam ... 63

3.3.1. Giải pháp từ phía Tổng công ty ... 63

3.3.2. Giải pháp từ phía Nhà nước ... 76

KẾT LUẬN ... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Tran g

Sơ đồ 1.1 Các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 23

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty qua các

năm 2004 - 2007 37

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của Tổng Công ty qua các năm

2000 - 2007 38

Bảng 2.2 Hình thức nhập khẩu của Tổng công ty 39 Bảng 2.3 Các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp qua các năm 2004 -

2007 41

Bảng 2.4 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp qua các năm

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2006 43

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2007 44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa các loại năm 2007 45 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng hóa chất và vật tư làm mút

năm 2007 46

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng giấy các loại năm 2007 47 Biểu đồ 2.7 Các bạn hàng nhập khẩu của Tổng công ty năm 2007 48 Biểu đồ 2.8 Cơ cấu các bạn hàng nhập khẩu của Tổng công ty năm

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ KẾT QUẢ TỔNG HỢP CỦA

TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 2005 - 2007

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH HIỆP HỘI BAO BÌ MIỀN BẮC

1. Công ty bao bì Việt Nam -Hà Nội

2. Công ty CP SX và XNK Bao bì - PACKEXIM - Hà Nội 3. Công ty CP Bao bì và in Nông nghiệp - Hà Nội

4. Công ty TNHH Hoàng Anh - Hà Nội

5. Công ty TNHH bao bì Việt Thắng - Hà Nội 6. Công ty TM và Bao bì Đề can - Hà Nội 7. Công ty Bao bì Đống Đa - Hà Nội 8. Công ty TNHH In Hà Việt - Hà Nội 9. Công ty CP giấy Tây Đô - Hà Nội

10.Công ty TM và Bao bì Anh Đức - Hà Nội 11.Công ty Bao bì Hoa Việt - Hà Nội

12.Công ty TNHH XNK Thiết bị vật tư in ấn Hải Đức Bảo - Hà Nội 13.Công ty CP công nghiệp giấy Ngọc Việt - Hà Nội

14.Công ty CP hoá chất Nhựa - Hà Nội 15.HTX Công nghiệp Long Biên - Hà Nội

16.Công ty TM và SX Bao bì Sông Lam - Hà Nội 17.Công ty TM và SX Bao bì Đoàn Kết - Hà Nội 18.Công ty SX Bao bì và hàng XK - Hà Nội 19.Công ty Bao bì và hàng XK Hà Nội - Hà Nội 20.Công ty Nhựa Hà Nội - Hà Nội

21.Công ty Bao bì Nam Hải - Hà Nội

22.Công ty CP Nhựa Khánh Trường - Hà Nội 23.Công ty Bao bì Ngọc Diệp - Hà Nội 24.Công ty Bao bì Mạnh Cường - Hà Nội

25.Công ty Bao bì Mỹ Anh - Hà Nội 26.Công ty CP giấy An Lạc - Hà Nội 27.Công ty CP Mặt Trời Vàng - Hà Nội 28.Công ty Bao bì Thanh Dũng - Hà Tây

29.Công ty giấy và sản xuất bao bì Bình Minh - Bắc Ninh 30.Xí nghiệp giấy Hồng Vương - Bắc Ninh

31.Công ty giấy và bao bì Phú Giang - Bắc Ninh 32.Công ty sản xuất Bao bì Nhựa Phú Lâm - Thái Bình 33.Công ty in bao bì Hải Phòng - Hải Phòng

34.Nhà máy bao bì PP Hải Phòng - Hải Phòng 35.Công ty Bao bì Hằng Hải - Hải Phòng 36.Công ty TNHH Đức Anh - Hải Phòng 37.Công ty TNHH An Thịnh - Hải Phòng 38.Công ty TNHH Thiên Triều - Hải Phòng 39.Công ty TNHH Tân Huy Hoàng - Hải Phòng 40.Công ty Bao bì Toàn Đạt - Hải Phòng

41.Công ty Bao bì Phương Anh - Hải Dương 42.Công ty Bao bì Việt Hưng - Hải Dương 43.Công ty Bao bì Tân Kim Cương - Hưng Yên 44.Công ty Nhựa Hưng Yên - Hưng Yên

45.Công ty Bao bì Hà Hưng - Hưng Yên 46.Công ty Bao bì Lâm Việt An - Hưng Yên

47.Công ty TNHH SXCN và TMDV Linh Sơn - Vĩnh Phúc 48. Công ty CP giấy và bao bì Thanh hoá - Thanh Hoá 49. Công ty CP giấy Lam Sơn -Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam.DOC (Trang 76 - 87)