1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chăm sóc bà mẹ sau đẻ

98 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm Sóc Bà Mẹ Sau Đẻ
Tác giả PGS.TS Lê Thanh Tùng, Đào Thị Hồng Nhung, Cao Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Điều Dưỡng, Hộ Sinh
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2018
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • Chương I: CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ BÌNH THƯỜNG (0)
    • Bài 1. THAY ĐỔI CỦA PHỤ NỮ SAU ĐẺ (0)
      • 1. Đại cương (11)
      • 2. Thay đổi nội tiết (11)
      • 3. Thay đổi tại bộ phận sinh dục (11)
        • 3.1. Thay đổi ở tử cung (11)
          • 3.1.1. Thay đổi ở thân tử cung (11)
          • 3.1.2. Thay đổi ở lớp cơ (12)
        • 3.2. Thay đổi ở đoạn dưới vả cổ tử cung (12)
        • 3.3. Thay đổi phúc mạc và niêm mạc tử cung (12)
        • 3.4. Thay đổi ở âm hộ, âm đạo và các phần phụ (12)
        • 3.5. Âm môn: hé mở và khép lại sau 2 tuần (12)
        • 3.6. Bàng quang, trực tràng: có thể liệt nhẹ dẫn đến chậm đại, tiểu tiện (12)
        • 3.7. Thay đổi ở vú (12)
        • 3.8. Thay đổi ở những cơ quan khác (13)
      • 4. Những hiện tượng lâm sàng của thời kỳ sau đẻ (13)
        • 4.1. Sự co hồi tử cung (13)
        • 4.2. Sản dịch (13)
        • 4.3. Sự xuống sữa (14)
      • 5. Các hiện tượng khác (14)
    • Bài 2. THAY ĐỔI Ở VÚ VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (0)
      • 1. Sự thay đổi của vú (16)
        • 1.1. Nhắc lại giải phẫu sinh lý vú (16)
        • 1.2. Sự sản xuất sữa (16)
        • 1.3. Sự tiết sữa (16)
        • 1.4. Duy trì tạo sữa (19)
        • 1.5. Thành phần của sữa mẹ (20)
      • 2. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ (22)
        • 2.1. Lợi ích đối với con (22)
        • 2.2. Lợi ích đối với mẹ (23)
        • 2.3. Lợi ích đối với gia đình (24)
        • 2.4. Lợi ích đối với xã hội (24)
      • 3. Cách cho trẻ bú đúng cách (24)
        • 3.1. Thời gian cho trẻ bú (24)
        • 3.2. Cách bế trẻ khi cho bú (24)
        • 3.3. Cách nâng bầu vú khi cho trẻ bú (25)
        • 3.4. Hướng dẫn bà mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú đúng (25)
        • 3.5. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ bú (26)
      • 4. Những khó khăn khi cho con bú (26)
        • 4.1. Đau núm vú (26)
        • 4.2. Núm vú bị nứt (27)
        • 4.3. Bị tắc, nghẽn ống dẫn sữa (27)
        • 4.4. Quá nhiều sữa khiến ngực bị căng/tràn sữa (27)
      • 5. Vắt sữa (28)
        • 5.1. Cách vắt sữa bằng tay (28)
        • 5.2. Cách vắt sữa bằng máy hút sữa (28)
        • 5.3. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt (28)
        • 5.4. Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản (29)
      • 6. Vai trò của người hộ sinh trong chăm sóc nguồn sữa mẹ (30)
    • Bài 3. CHĂM SÓC BÀ MẸ THỜI KỲ SAU ĐẺ (0)
      • 1. Khám, theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của thời kỳ sau đẻ (32)
        • 1.1. Sự co hồi tử cung (32)
        • 1.2. Sản dịch (32)
        • 1.3. Tầng sinh môn (33)
        • 1.4. Chăm sóc bầu vú (33)
        • 1.5. Các dấu hiệu khác (33)
      • 2. Chăm sóc tinh thần cho bà mẹ sau đẻ (34)
      • 3. Chăm sóc thể chất cho bà mẹ sau đẻ (34)
        • 3.1. Dinh dưỡng (34)
        • 3.2. Vận động, nghỉ ngơi (34)
        • 3.3. Vệ sinh (35)
        • 3.4. Quan hệ tình dục thời kỳ sau đẻ (35)
        • 3.5. Biện pháp tránh thai sau đẻ (35)
      • 4. Tập luyện sau đẻ (36)
      • 5. Kế hoạch chăm sóc bà mẹ sau đẻ (37)
        • 5.1. Nhận định 24 giờ đầu và những ngày sau đẻ (37)
        • 5.2. Chẩn đoán chăm sóc (37)
        • 5.3. Lập kế hoạch chăm sóc (37)
          • 5.3.1. Giảm và phát hiện sớm nguy cơ chảy máu 24 giờ đầu sau đẻ/nguy cơ nhiễm khuẩn sau đẻ (37)
          • 5.3.2. Làm giảm cơn đau và các khó chịu khác do cắt, khâu tầng sinh môn, do co bóp tử cung, do khó chịu ở vú sau đẻ (38)
          • 5.3.3. Nguy cơ rối loạn đại, tiểu tiện do liệt bàng quang cơ năng, / lười vận động (0)
          • 5.3.4. Thiếu hụt kiến thức trong tự chăm sóc bản thân (bao gồm: chế độ nghỉ, ngơi, ăn uống, vận động, vệ sinh...) và chăm sóc trẻ sau đẻ (38)
        • 5.4. Thực hiện kế hoạch (38)
          • 5.4.1. Giảm và phát hiện sớm nguy cơ chảy máu 24 giờ đầu sau đẻ/nguy cơ nhiễm khuẩn sau đẻ (38)
          • 5.4.2. Làm giảm cơn đau và các khó chịu khác do cắt, khâu tầng sinh môn, do co bóp tử cung, do khó chịu ở vú sau đẻ (39)
          • 5.4.3. Nguy cơ rối loạn đại, tiểu tiện do liệt bàng quang cơ năng, / lười vận động (0)
          • 5.4.4. Thiếu hụt kiến thức trong tự chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ sau đẻ (0)
        • 5.5. Đánh giá (40)
    • Bài 4. CHĂM SÓC BÀ MẸ CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN SAU ĐẺ (0)
      • 1. Sức khỏe tâm thần (41)
      • 2. Sinh lý sau đẻ (42)
        • 2.1. Sinh lý sau đẻ (42)
        • 2.2. Biểu hiện của bà mẹ (42)
        • 2.3. Nội dung và mục đích chăm sóc (42)
          • 2.3.1. Nội dung (42)
          • 2.3.2. Mục đích (42)
          • 2.3.3. Cách làm (42)
      • 3. Chăm sóc bà mẹ rối loạn tâm thần sau đẻ (43)
        • 3.1. Các rối loạn nhận thức nhẹ do sự biến đổi tâm sinh lý liên quan tới cuộc đẻ (43)
          • 3.1.1. Biểu hiện của sản phụ (43)
          • 3.1.2. Chăm sóc (43)
        • 3.2. Kế hoạch chăm sóc (44)
          • 3.2.1. Nhận định (44)
          • 3.2.2. Một số chẩn đoán chăm sóc (45)
          • 3.2.3. Lập kế hoạch (45)
          • 3.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc (45)
          • 3.2.5. Đánh giá (46)
    • Bài 5. TƯ VẤN CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH (0)
      • 1. Hướng dẫn bà mẹ và gia đình phối hợp với nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc bà mẹ tại cơ sở y tế (47)
        • 1.1. Nhắc lại một số dấu hiệu lâm sàng sau đẻ (47)
        • 1.2. Phát hiện các dấu hiệu bất thường sau đẻ (47)
        • 1.3. Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ tại giường (47)
        • 1.4. Giúp bà mẹ vận động, thay đổi tư thế, cho con bú (48)
        • 1.5. Động viên, chăm sóc tinh thần cho bà mẹ (48)
        • 1.6. Chế độ ăn (48)
      • 2. Hướng dẫn bà mẹ và gia đình cách theo dõi, chăm sóc bà mẹ tại nhà (49)
        • 2.1. Môi trường (49)
        • 2.2. Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng (49)
        • 2.3. Chăm sóc thể chất, vận động, nghỉ ngơi, ăn uống (49)
        • 2.4. Chăm sóc tinh thần (50)
        • 2.5. Phát hiện các dấu hiệu bất thường (50)
        • 2.6. Phương thức liên lạc với nhân viên y tế/cơ sở y tế gần nhất (50)
  • Chương II. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ CÓ NGUY CƠ (0)
    • Bài 1. CHĂM SÓC BÀ MẸ NHIỄM KHUẨN SAU ĐẺ (0)
      • 2. Các yếu tố nguy cơ (51)
        • 2.1. Do các loại vi khuẩn (51)
        • 2.2. Đường xâm nhập của vi khuẩn (51)
        • 2.3. Yếu tố thuận lợi (51)
          • 2.3.1. Từ phía bà mẹ (51)
          • 2.3.2. Từ dụng cụ (51)
          • 2.3.3. Từ phía thầy thuốc (52)
      • 3. Triệu chứng các hình thái nhiễm khuẩn sau đẻ (52)
        • 3.1. Nhiễm khuẩn âm hộ, tẩng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung (52)
          • 3.1.1. Nguyên nhân (52)
          • 3.1.2. Triệu chứng (52)
          • 3.1.3. Xử trí và chăm sóc (52)
        • 3.2. Nhiễm khuẩn tử cung (53)
          • 3.2.1. Viêm niêm mạc tử cung (53)
          • 3.2.2. Bế sản dịch (54)
          • 3.2.3. Viêm tử cung toàn bộ (54)
        • 3.3. Nhiễm khuẩn quanh tử cung (55)
        • 3.4. Viêm phúc mạc (56)
          • 3.4.1. Viêm phúc mạc tiểu khung (56)
          • 3.4.2. Viêm phúc mạc toàn thể (56)
        • 3.5. Nhiễm khuẩn máu (57)
          • 3.5.1. Nguyên nhân (57)
          • 3.5.2. Triệu chứng (57)
          • 3.5.3. Xử trí và chăm sóc tại tuyến xã và tuyến huyện (58)
        • 3.6. Viêm tắc tĩnh mạch chi (58)
          • 3.6.1. Nguyên nhân (58)
          • 3.6.2. Triệu chứng (58)
          • 3.6.3. Xử trí và chăm sóc tại tuyến xã và tuyến huyện (59)
      • 4. Kế hoạch chăm sóc (59)
        • 4.1. Nhận định (59)
        • 4.2. Chẩn đoán chăm sóc (59)
          • 4.2.1. Nhiễm khuẩn và nguy cơ tăng nặng bệnh và nguy cơ tổn thương (59)
          • 4.2.2. Thiếu hụt kiến thức về bệnh (59)
        • 4.3. Lập kế hoạch chăm sóc (60)
          • 4.3.1. Giảm tình trạng nhiễm khuẩn và phát hiện sớm nguy cơ tổn thương (60)
          • 4.3.2. Thiếu hụt kiến thức về bệnh (60)
        • 4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc (60)
          • 4.4.1. Giảm tình trạng nhiễm khuẩn và phát hiện sớm nguy cơ tổn thương (60)
          • 4.4.2. Thiếu hụt kiến thức về bệnh (61)
        • 4.5. Đánh giá (61)
    • Bài 2. CHĂM SÓC BÀ MẸ CHẢY MÁU SAU ĐẺ (0)
      • 2. Chảy máu nguyên phát (62)
        • 2.1. Chảy máu khi rau chưa sổ ra ngoài (62)
        • 2.2. Chảy máu ngay sau sổ rau (63)
        • 2.3. Xử trí (64)
      • 3. Chảy máu thứ phát (64)
        • 3.1. Nguyên nhân (64)
        • 3.2. Dấu hiệu phát hiện (65)
        • 3.3. Xử trí: Thực hiện y lệnh và tuỳ theo nguyên nhân (65)
          • 4.3.1. Đề phòng và phát hiện sớm nguy cơ rối loạn huyết động do mất máu nhiều và kéo dài (66)
          • 4.3.2. Nguy cơ tăng nặng của bệnh khác (66)
          • 4.3.3. Chuẩn bị sản phụ, dụng cụ, phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật (66)
          • 4.4.1. Đề phòng và phát hiện sớm nguy cơ rối loạn huyết động học do mất máu nhiều và kéo dài (66)
        • 4.4. Đánh giá (67)
    • Bài 3. CHĂM SÓC BÀ MẸ TRẦM CẢM SAU ĐẺ (0)
      • 2. Cơ chế bệnh sinh (69)
      • 3. Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau đẻ (69)
      • 4. Triệu chứng lâm sàng (69)
      • 4. Điều trị (70)
      • 5. Kế hoạch chăm sóc (71)
        • 5.1. Chăm sóc sản phụ trầm cảm sau đẻ tại cơ sở Y tế (71)
        • 5.2. Chăm sóc bà mẹ trầm cảm sau đẻ tại nhà (72)
    • Bài 4. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ CAN THIỆP VÀ MỔ LẤY THAI (0)
      • 1. Những vấn đề cần chú ý ở bà mẹ sau đẻ can thiệp và mổ lấy thai (73)
        • 1.1. Mổ lấy thai (73)
        • 1.2. Sau đẻ can thiệp (74)
      • 2. Chăm sóc bà mẹ sau đẻ forceps (75)
        • 2.1. Mục đích (75)
        • 2.2. Hoạt động (75)
          • 2.2.1. Ngày đầu sau đẻ (24h sau đẻ) (75)
          • 2.2.2. Tuần đầu sau đẻ (76)
        • 2.3. Cần chú ý một số vấn đề sau (77)
      • 3. Chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện (77)
        • 3.1. Theo dõi sau mổ lấy thai (77)
          • 3.1.1. Ngày đầu sau mổ (77)
          • 3.1.2. Những ngày sau (77)
        • 3.2. Chăm sóc sau mổ lấy thai (77)
          • 3.2.1. Chăm sóc mẹ (77)
          • 3.2.2. Chăm sóc con (78)
      • 4. Chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại nhà (78)
        • 4.1. Chăm sóc vết mổ (78)
        • 4.2. Chế độ dinh dưỡng (78)
        • 4.3. Vận động và nghỉ ngơi (79)
      • 5. Biện pháp tránh thai cho bà mẹ sau mổ lấy thai (79)
    • Bài 5. CHĂM SÓC SẢN PHỤ (0)
      • 1. Cương tức - đau núm vú (81)
        • 1.1. Cương tức vú (81)
        • 1.2. Đau núm vú (82)
      • 2. Tắc ống dẫn sữa (83)
        • 2.1. Nguyên nhân (83)
        • 2.2. Có 2 dạng bị tắc sữa (83)
        • 2.3. Cách khắc phục (83)
      • 3. Viêm vú – áp xe vú (84)
        • 3.1. Viêm vú (viêm ngực ) (84)
        • 3.2. Áp xe vú (85)
      • 4. Tưa đầu vú (86)
      • 5. Chảy sữa (86)
      • 6. Sữa quá ít (86)
      • 7. Sữa quá nhiều (86)
      • 8. Phun sữa (87)
      • 9. Các rắc rối về thói quen bú mẹ của bé (87)
        • 9.1. Bỏ bú mẹ (87)
        • 9.2. Trẻ cắn vú mẹ (87)
      • 10. Tụt núm vú – núm vú phẳng (87)
        • 10.1. Nguyên nhân (88)
        • 10.2. Cách khắc phục tụt núm vú (88)
    • BÀI 6. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ 90CÓ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (90)
      • 1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục với thai nhi và trẻ sơ sinh (90)
      • 2. Ảnh hưởng của bệnh lây truyền qua đường tình dục đến thai nhi và trẻ sơ sinh . 90 1. Bệnh HIV/AIDS (90)
        • 2.2. Bệnh lậu (91)
        • 2.3. Bệnh giang mai (92)
        • 2.4. Bệnh herpes (93)
        • 2.5. Viêm gan virus B (93)
        • 2.6. Bệnh Chlamydia (94)
        • 2.7. Bệnh sùi mào gà (94)
      • 3. Chăm sóc sản phụ sau sinh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tại cơ sở y tế . 95 1. Nhận định (95)
        • 3.2. Chẩn đoán chăm sóc (95)
        • 3.3. Lập kế hoạch chăm sóc (96)
          • 3.3.1. Giảm và phát hiện nguy cơ nhiễm trùng cơ hội/ nhiễm trùng sau đẻ do bệnh lý (96)
          • 3.3.2. Giảm nguy cơ lây bệnh cho con và mọi người xung quanh (96)
          • 3.3.3. Giảm bớt mức độ đau và các khó chịu khác do cắt, khâu TSM, do co bóp tử (96)
          • 3.3.4. Giảm mệt mỏi, lo lắng về tình trạng bệnh lý cho bà mẹ (96)
        • 3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc (96)
          • 3.4.1. Giảm và phát hiện nguy cơ nhiễm trùng cơ hội/ nhiễm trùng sau đẻ do bệnh lý (96)
          • 3.4.2. Giảm nguy cơ lây bệnh cho con và mọi người xung quanh (97)
          • 3.4.3. Giảm bớt mức độ đau và các khó chịu khác do cắt, khâu TSM, do co bóp tử (97)
          • 3.4.4. Giảm mệt mỏi, lo lắng về tình trạng bệnh lý cho bà mẹ (97)
        • 3.5. Đánh giá (97)
      • 4. Chăm sóc sản phụ sau đẻ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tại cộng đồng (97)

Nội dung

CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ BÌNH THƯỜNG

THAY ĐỔI Ở VÚ VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Bài 2 THAY ĐỔI Ở VÚ VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

1 Trình bày được sự thay đổi ở vú trong thời kỳ sau đẻ

2 Trình bày được lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các phương pháp cho trẻ bú đúng cách

3 Nêu được những khó khăn trong quá trình cho con bú

4 Nêu được những vai trò của người hộ sinh trong việc bảo vệ nguồn sữa mẹ

5 Trình bày được cách vắt và bảo quản sữa mẹ

1 Sự thay đổi của vú

1.1 Nhắc lại giải phẫu sinh lý vú

- Vú gồm tế bào tuyến vú, tế bào nâng đỡ và mỡ Tuyến sữa sẽ tạo ra sữa, sữa dẫn đến đầu vú theo những ống dẫn nhỏ Các ống này tập trung ở đầu vú phình to ratạo thành các xoang sữa (bầu chứa sữa) Các xoang sữa rất quan trọng vì là nơi sữa được gom lại, có khoảng 10- 20 ống dẫn nhỏ đi từ các xoang sữa này đến đầu núm vú để sữa chảy ra ngoài Núm vú có nhiều dây thần kinh cảm giác do vậy rất nhạy cảm Đó là điều quan trọng cho các phản xạ giúp sữa chảy ra

- Xung quanh núm vú là quầng vú có tuyến Montgomery tạo ra chất dịch như dầu có tác dụng giúp cho da của núm vú được mềm mại, dưới quầng vú là các bầu gom sữa

- Sữa được tạo ra do kết quả tác động của các hoocmon và các phản xạ Trong thời kỳ có thai các hoocmon chuẩn bị cho các tế bào tuyến vú tạo sữa Các tế bào tuyến vú phát triển làm vú to ra

- Ngay sau khi đẻ, hoocmon thay đổi làm cho vú bắt dầu tạo sữa Khi trẻ bắt đầu bú xung động cảm giác đi từ núm vú lên não, tác động lên tuyến yên để sản xuất prolactin và oxytocin

- Tuyến yên sản sinh ra prolactin tác động đến tế bào tuyến vú làm vú tiết ra sữa Mỗi lần trẻ bú, các dây thần kinh dẫn đến đầu vú bị kích thích Những dây thần kinh này truyền thông tin đến thùy trước của tuyến yên và tạo ra prolactin Prolactin

17 hòa vào máu dồn xuống làm cho vú tiết sữa Sự tác động của prolactin sau khi trẻ bú sẽ tạo sữa cho lần bú tiếp theo của trẻ

- Những hiện tượng này bắt đầu từ đầu vú bị kích thích dẫn đếnviệc tiết sữa, gọi là phản xạ tiết sữa hay phản xạ prolactin

- Tuyến yên tiết prolactin về ban đêm nhiều hơn ban ngày vì thế cho trẻ bú về đêm việc tiết sữa sẽ tốt hơn

- Prolactin còn có tác dụng ức chế chức năng của buồng trứng Vì thế cho con bú giúp bà mẹ tránh thai và chậm có kinh trở lại

Hình 1.Sự bài tiết Prolactin

+ Điều quan trọng là hiểu tác dụng của động tác bú đối với sự tiết sữa Nếu đứa trẻ càng bú nhiều thì vú càng tăng tiết sữa Nếu thôi hoàn toàn hoặc không bao giờ bú thì vú sẽ ngừng tiết sữa Nếu người mẹ có trẻ bú khỏe, hoặc nếu mẹ sinh đôi mà cả 2 con cùng bú thì vú mẹ buộc phải tạo ra nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu của cả 2 trẻ

+ Đó là hiện tượngvú cung cấp sữa theo nhu cầu Nếu bà mẹ muốn tăng sự cung cấp sữa, cách tốt nhất là động viên trẻ bú kéo dài hơn và thường xuyên hơn

Bà mẹ không nên nghĩ là giảm cho bú đi để tiết kiệm sữa – điều đó sẽ làm cho vú của bà mẹ kém sản xuất sữa

- Những tác dụng khác của Prolactin:

Prolactin cũng có tác dụng quan trọng ở chỗ nó ức chế chức năng của buồng trứng Vì thế cho con bú làm người mẹ chậm hồi phục khả năng thụ thai và hành kinh trở lại

- Các biện pháp duy trì tiết sữa

• Phải ăn ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ

• Đảm bảo năng lượng (2700 - 2800 kcal/ngày), nhiều hơn phụ nữ lao động nặng cùng lứa tuổi (2600 kcal/ngày)

• Ăn bổ xung các loại rau quả giàu vitamin, nhất là vitamin A và muối khoáng, đặc biệt là sắt

• Uống thêm nước, nước đường, sữa

• Dùng thêm các loại thức ăn dân tộc có tác dụng kích thích bài tiết sữa như chân giò, gạo nếp

• Không dùng các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, rau thơm vì chúng gây cho sữa có mùi khó chịu, làm cho trẻ không bú

Làm việc nặng trong thời gian mang thai dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu Khi cho con bú, làm việc nhiều sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng, làm giảm quá trình tạo sữa

Những bà mẹ sống thoải mái, ít lo lắng, ngủ tốt, tin tưởng là mình đủ sữa thì vú sẽ tiết nhiều sữa, trước hết vì không bị tiêu hao nhiều năng lượng, mặt khác do phản xạ tiết sữa của oxytocin được tăng cường hoạt động

+ Đảm bảo hết sữa (kiệt sữa) sau mỗi lần bú

Trong sữa có chất ức chế tế bào bài tiết sữa Nếu trong vú có nhiều sữa thì lượng chất ức chế này cũng tăng lên và sẽ ức chế quá trình tạo sữa Khi trẻ bú hết số lượng sữa trong vú thì chất ức chế tế bào bài tiết sữa cũng không còn, do đó sữa lại được tạo ra nhiều hơn Trong trường hợp trẻ không bú hết được lượng sữa mẹ trong vú, thì nên vắt kiệt sữa ra để kích thích quá trình tạo sữa Khuyến khích, động viên các bà mẹ cho trẻ bú thường xuyên, bú đúng cách là vấn đề quan trọng Trong trường hợp nhiều sữa, một số tác giả khuyên nên cho trẻ bú luân phiên mỗi lần bú

19 kiệt một bên vú.Như vậy, cho trẻ bú hết, không để sữa ứ đọng sau mỗi lần bú là yếu tố quan trọng kích thích quá trình tạo sữa Đây là một trong những nội dung cần được hướng dẫn cho các bà mẹ nuôi con nhỏ

Khi vú bị nai nịt chặt sẽ ức chế quá trình tạo sữa, do vậy, phải hướng dẫn, động viên để các bà mẹ chuẩn bị áo quần cho hợp lý để mặc trong thời gian nuôi con Điều này cần được nhấn mạnh đối với các bà mẹ trẻ, các bà mẹ làm công tác nghệ thuật như ca sĩ, nghệ sĩ múa, người mẫu

+ Sinh đẻ có kế hoạch

Những bà mẹ đẻ dày, đẻ nhiều, sức khỏe giảm sút, kinh tế khó khăn, làm lụng vất vả, lo nghĩ nhiều nên có ảnh hưởng xấu đến quá trình bài tiết sữa Do đó sữa của các bà mẹ này không những giảm về số lượng mà còn giảm cả về chất lượng

Cần hạn chế sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú vì:

• Một số thuốc làm giảm sự tạo sữa: các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc tránh thai có estrogen, một số kháng sinh

• Một số thuốc qua sữa dễ gây ngộ độc cho trẻ

-Bắt đầu cho bỳ trong ẵ - 1 giờ đầu sau đẻ

- Bú mẹ hoàn toàn từ 0 – 6 tháng tuổi

- Cho thức ăn bổ sung với tất cả những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

- Tiếp tục cho bú mẹ đến 2 năm hoặc lâu hơn

- Khi mẹ cho trẻ bú trực tiếp

Các mẹ sau khi sinh cần phải ngủ từ 8 – 10 h/ ngày để đảm bảo cho việc tiết sữa- Ăn nhiều bữa , ăn đủ chất và uống nhiều nước

Việc cho con bú sẽ lấy nhiều năng lượng của mẹ, do đó mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn nhiều bữa trong ngày và nên chọn thực phẩm nhiều protein, axit béo không no và canxi

CHĂM SÓC BÀ MẸ THỜI KỲ SAU ĐẺ

Bài 3 CHĂM SÓC BÀ MẸ THỜI KỲ SAU ĐẺ

1 Trình bày được các dấu hiệu lâm sàng của thời kỳ sau đẻ

2 Trình bày được nội dung chăm sóc về tinh thần, thể chất cho bà mẹ sau đẻ

3 Trình bày được kế hoạch chăm sóc bà mẹ sau đẻ

1 Khám, theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của thời kỳ sau đẻ

1.1 Sự co hồi tử cung

- Có thể theo dõi sự co hồi tử cung hàng ngày bằng cách đo chiều cao tử cung, tính từ khớp mu tới đáy tử cung Sau khi đẻ tử cung cao chừng 13 - 15cm, ở dưới rốn 2 khoát ngón tay Mỗi ngày chiều cao tử cung thu lại 1cm và đến ngày thứ 12 - 13 thì không nắn thấy tử cung trên khớp mu nữa

- Vì trong tử cung có nhiều máu cục và sản dịch nên thỉnh thoảng tử cung có cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài, những cơn co bóp mạnh này làm bà mẹ cảm thấy đau, nên gọi là cơn đau tử cung, thường xẩy ra trong những ngày đầu sau đẻ, mức độ đau ít hay nhiều tuỳ theo cảm giác của từng người, nhưng thường đẻ càng nhiều lần càng đau, vì tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần đẻ trước để đẩy máu cục và sản dịch ra

- Thường ở những người đẻ con so tử cung co hồi nhanh hơn ở người con dạ, đẻ thường tử cung co hồi nhanh hơn mổ đẻ, người cho con bú co hồi nhanh hơn người không cho con bú Trường hợp bí đái, táo bón, thân tử cung sẽ bị đẩy lên cao và sự co hồi tử cung sẽ bị chậm lại Nếu thấy tử cung co hồi chậm, to và đau, bà mẹ có sốt thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau đẻ

- Là chất dịch từ trong đường sinh dục, nhất là từ trong tử cung, chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ sau đẻ

- Số lượng sản dịch: thay đổi tuỳ theo từng người Trong 10 ngày đầu, trung bình sản dịch có thể ra tới 1500 ml, ra nhiều vào ngày thứ nhất và ngày thứ hai (ngày đầu tiên không quá 300ml), từ ngày thứ 15 trở đi sản dịch hầu như hết hẳn Khoảng ngày thứ 18-20 bà mẹ có thể lại ra huyết đỏ tươi, loãng, trong một hai ngày, đó là hiện tượng kinh non, do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm Ở người con so hoặc

33 người cho con bú, vì tử cung co hồi nhanh hơn, nên sản dịch hết nhanh hơn Nếu sản dịch ra kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm rồi, lại ra huyết đỏ trở lại và kéo dài, phải theo dõi sót rau

- Màu sắc và thời gian của sản dịch: ba ngày đầu sản dịch màu đỏ, từ ngày thứ tư đến ngày thứ tám sản dịch lờ lờ máu cá, từ ngày thứ 8 trở đi sản dịch không có máu, chỉ là một chất dịch trong Mùi sản dịch: có mùi tanh nồng của máu, pH kiềm Nếu bị nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mủ và mùi hôi

- Hàng ngày làm thuốc âm hộ, tầng sinh môn cho bà mẹ

- Quan sát và phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn

- Hướng dẫn bà mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục sau mỗi lần đại tiểu tiện, thay băng vệ sinh 3 lần/ngày

- Hướng dẫn bà mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách: không ngồi vào chậu nước, dùng ca múc nước rửa bộ phận sinh duc, tránh không cho nước vào trong âm đạo, thấm khô và đóng băng vệ sinh

-Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng

- Cho trẻ bú đúng cách, bú đều hai bên vú Nếu sữa nhiều mà trẻ bú ít, phải vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa

- Không nên cho trẻ vừa ngủ vừa ngậm vú Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú

-Sau khi đẻ, ngực của bà mẹ thường căng, to và chảy xệ, do đó cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát

- Nếu vú có biểu hiện sưng đau, nhức bầu vú, nứt núm vú,… bà mẹ cần tạm thời ngừng cho bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị nếu có viêm nhiễm

- Cơn rét run sau đẻ: sản phụ có cơn rét run sau đẻ, đó là cơn rét run sinh lý, nhưng chỉ thoáng qua, mạch huyết áp bình thường

- Bí đại tiểu tiện: do nhu động của ruột bị giảm trong quá trình thai nghén, do

34 chuyển dạ kéo dài, ngôi thai chèn ép vào bàng quang trong quá trình chuyển dạ, nên sau đẻ bà mẹ có thể bí đại, tiểu tiện

- Các hiện tượng toàn thân: sau đẻ mạch thường chậm lại, và tồn tại 5- 6 ngày mới trở lại bình thường Nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường Huyết áp trở lại bình thường sau đẻ 5-6 giờ Nhịp thở sẽ sâu hơn và chậm hơn Trọng lượng cơ thể mẹ giảm sút từ 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch, trong 10 ngày đầu

- Kinh nguyệt xuất hiện trở lại

2 Chăm sóc tinh thần cho bà mẹ sau đẻ

- Cuộc đẻ là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ, cũng là một biến động về tình cảm, cuộc sống của người phụ nữ nhất là cuộc đẻ không theo ý muốn của người mẹ Vì vậy, chăm sóc sau đẻ cần phải được quan tâm một cách chuđáovềmọimặt

- Động viên giải thích cho bà mẹ yên tâm, không bận tâm lo lắng sau cuộc đẻ, đặc biệt là những cuộc đẻ không phù hợp với ý muốn

- Gia đình, người thân luôn quan tâm, chia sẻ khó khăn giúp cho bà mẹ luôn có tinh thần thoải mái

3 Chăm sóc thể chất cho bà mẹ sau đẻ

- Ăn phải đủ chất đạm, glucid,lipid, muối khoáng và các vitamin, mục đích để nuôi dưỡng cơ thể tốt đảm bảo đủ sữa cho con bú, chỉ nên kiêng các chất kích thích như rượu, chè, càphê… chú ý ăn nhiều rau quả tránh táo bón Chú ý khuyến khích bà mẹ uống nhiều (2000 - 3000ml/ngày) nhằm cải thiện tình trạng đại tiểu tiện, tăng sự tiết sữa

- Thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thức ăn phải ấm và nóng

- Tuy nhiên cần hạn chế dùng đồ uống kích thích như chè, cà phê, coca, rượu bia, tăng cường nước hoa quả

- Đối với bà mẹ sau đẻ đường dưới, sau 6h có thể vận động nhẹ nhàng

- Đối với bà mẹ sinh mổ sau 24h vận động nhẹ

- Bà mẹ sau khi đẻ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng:

- Những bài tập thể dục sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau

35 này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng, massage vùng xương mu, massage vùng bụng

- Theo dõi vết khâu tầng sinh môn hàng ngày, phát hiện sớm các nhiễm khuẩn tại chỗ

- Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ 2 lần/ngày bằng nước chín hoặc nước muối sinh lý

CHĂM SÓC BÀ MẸ CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN SAU ĐẺ

Bài 4 CHĂM SÓC BÀ MẸ CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN SAU ĐẺ

1 Trình bày được những biểu hiện của bà mẹ khi có rôí loạn nhận thức nhẹ sau đẻ

2 Lập được kế hoạch chăm sóc bà mẹ có rối loạn tâm thần sau đẻ

Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình

Muốn có sức khỏe tâm thần cần phải:

- Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người: người thân trong gia đình, bạn bè, người cùng học, cùng làm

-Làm chủ stress, stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay

- Vậy cần giữ được cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu quả những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác

6 cách giữ cho tinh thần luôn thoải mái:

1.Thư giãn theo cách mà bà mẹ thấy thoải mái, ngủ đủ giấc là rất quan trọng 2.Cố gắng dành thời gian cho các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình, đồng nghiệp

3 Thường xuyên dành thời gian cho riêng mình, gạt sang một bên những áp lực cuộc sống Chăm sóc bản thân bằng cách nghĩ đến những gì mình thích làm: như đọc một cuốn sách, đi dạo, nghe một vài bản nhạc

4 Tự tạo ra một số thay đổi nhỏ: Dậy sớm hơn thường lệ, gặp gỡ một vài người quen mới hoặc đọc một tờ báo mới

5 Khi đang lo lắng, hãy tự hiểu rõ bản thân cần gì, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và chia sẻ nỗi niềm với ai đó

6 Tự vạch ra một số mục tiêu cần thực hiện và khi đã đạt được thì lại đặt ra mục tiêu tiếp theo

- Sự co hồi tử cung và sự co bóp của tử cung trong những ngày đầu Sản dịch thời gian đầu và dịch âm đạo trong những ngày sau

- Vết khâutầng sinh môn (nếu có)

- Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể

- Xuất hiện trách nhiệm và mối quan hệ mới với đứa trẻ

2.2 Biểu hiện của bà mẹ

- Mệt mỏi có thể kéo dài

- Đau (bụng, tầng sinh môn)

- Sản dịch ra nhiều, kéo dài có thể làm bà mẹ lo lắng, hoảng sợ, lúng túng

- Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú

- Vui sướng, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, trẻ khỏe mạnh Lo lắng, hoảng sợ, buồn rầu nếu cuộc đẻ khó khăn hoặc trẻ yêu, không phù hợp với ý muốn

2.3.Nội dung và mục đích chăm sóc

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi toàn trạng, mạch, co hồi tử cung, sản dịch hàng ngày

- Cho trẻ nằm cạnh mẹ ngay sau đẻ, giúp đỡ bà mẹ chăm sóc trẻ

- Khuyến khích bà mẹ nói chuyện với đứa trẻ

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú

- Giúp phục hồi sức khỏe cho bà mẹ nhanh chóng

- Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (bí đái…)

- Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ Xem xét tất cả những lo lắng hoặc sợ hãi của bà mẹ

- Phát triển mối tình cảm giữa hai mẹ con

- Đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ Xem xét tất cả những lo lắng hoặc sợ hãi của bà mẹ…

- Khi chăm sóc, theo dõi, tư vấn và hướng dẫn cho bà mẹ, người hộ sinh nên có thái

43 độ thân thiện, gần gũi, thông cảm để bà mẹ cảm thấy thoải mái, yên tâm

- Đảm bảo giấc ngủ, hướng dẫn vận động nhẹ, chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp cho bà mẹ

- Xin phép trước khi làm bất cứ động tác nào và phải thông báo kết quả thăm khám cho mẹ

- Nếu phát hiện các bất thường ở bà mẹ và trẻ, thông báo ngay cho bác sỹ

3 Chăm sóc bà mẹ rối loạn tâm thần sau đẻ

Mỗi bà mẹ có tâm trạng khác nhau sau cuộc đẻ: vui vẻ phấn khỏi nếu cuộc đẻ an toàn, con khỏe mạnh, được gia đình quan tâm, chăm sóc chu đáo Ngược lại, có thể có những bà mẹ trong tâm trạng buồn phiền, lo lắng nếu cuộc đẻ khó khăn, con yếu hoặc cuộc đẻ không được như mong muốn, gia đình, người thân không quan tâm hoặc do những nguyên nhân tâm thần có từ trước

Những yêu tố tâm lỷ đó đều ảnh hưởng đến quá trình diễn biến sau đẻ của sản phụ Vì vậy, người hộ sinh cần quan tâm, gần gũi sản phụ trong quá trình chăm sóc để có thể phát hiện những bất thường về tâm thần của bà mẹ, phối hợp với bác sĩ và người thân của bà mẹ trong quá trình chăm sóc và xử trí các rối loạn tâm thần của bà mẹ sau đẻ

3.1 Các rối loạn nhận thức nhẹ do sự biến đổi tâm sinh lý liên quan tới cuộc đẻ 3.1.1 Biểu hiện của sản phụ

Sau cuộc đẻ, bà mẹ có thể có những rối loạn nhẹ về nhận thức do những biến đổi về tâm sinh lý - các biểu hiện có thể gặp ở bà mẹ là:

- Không tự tin, không hài lòng với bản thân

- Không tiếp xúc, sợ hãi những người lạ

- Tăng cân hoặc giảm cân nhiều

- Hoảng sợ trước những thay đổi của cơ thể

- Phát hiện sớm các rối loạn tâm, sinh lý của bà mẹ

- Điều chỉnh sớm, có hiệu quả các rối loạn này

- Phát hiện và đánh giá đúng mức độ, tính chất của các rối loạn tâm, sinh lý của bà mẹ

- Phát hiện, đánh giá những tác nhân và ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) tác động đến bà mẹ, làm rối loạn xuất hiện và thay đổi tâm lý bà mẹ

- Thăm khám, phát hiện tình trạng tâm lý bất thường sau đẻ của bà mẹ

- Tìm hiểu các yếu tố có thể tác động đến tâm sinh lý của bà mẹ như: trình độ văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, điều kiện sống của bà mẹ

- Đánh giá cách thức phản ứng của bà mẹ đối với những thay đổi của cơ thể cũng như của tâm, sinh lý

- Quan sát và đánh giá chất lượng, số lượng của sự giao tiếp giữa bà mẹ với xung quanh

- Tiếp cận một cách từ từ, không vội vã

- Khuyến khích bà mẹ diễn đạt bằng lời những cảm nghĩ của mình, lắng nghe một cách tập trung và có phản hồi tích cực

- Khuyến khích tập thể dục, hướng dẫn những động tác thích hợp cho từng bà mẹ

- Thiết lập mối quan hệ 1 - 1 đối với bà mẹ

- Thiết lập và duy trì môi trường quan hệ an toàn và riêng tư giữa người hộ sinh và bà mẹ

- Sử dụng các câu hỏi mở, giúp bà mẹ diễn đạt những cảm nghĩ, tránh giận dữ, nóng vội

Rối loạn tâm thần thời kỳ có thai

- Người bệnh có nôn ?, buồn nôn ?, đau tức ngực ?, có lo âu, sỡ hãi gì không ?, có sợ con sinh ra bị bệnh tật hoặc chết không? Các triệu chứng đó nhất thời hay kéo dài

- Tình trạng huyết áp của người bệnh như thế nào? có tăng huyết áp không ?

- Tiền sử thai nghén trước khi mang thai: có bị sảy thai lần nào không ? Có nạo hút thai ? Lần mang thai trước con có khỏe mạnh không?

- Người bệnh có trầm cảm hay hưng cảm không ?

- Hoàn cảnh gia đình? Tình cảm vợ chồng , con cái như thế nào?

Rối loạn tâm thần thời kỳ sau sinh

- Người bệnh buồn rầu hay cáu giận, quan tâm lo lắng con một cách thái quá không, cho con ăn uống quá cầu kỳ, lo lắng thái quá? Sợ con khóc, sợ con lạnh, sợ không chăm sóc được con, có dễ chảy nước mắt không ?

- Có kích động, hoang tưởng, lo sợ điều xấu đến với con không ?

- Có cảm giác bất lực, cảm giác bị tội không ? có lú lẫn không?

- Tác phong, cảm xúc, hành vi có kỳ dị không ?

- Tri giác, cảm xúc, hành vi tác phong như thế nào?

- Những rối loạn đó diễn ra vào ngày thứ mấy sau sinh?, cách xuất hiện các triệu chứng như thế nào: đột ngột hay từ từ?

- Người bệnh có chăm sóc con không, có cho con bú không?

- Tiền sử gia đình, tiền sử thai nghén, mức độ quan tâm của gia đình

3.2.2 Một số chẩn đoán chăm sóc

- Người bệnh lo âu và sợ hãi về những điều không tốt xảy ra với con

- Người bệnh buồn rầu và dễ cáu giận, lú lẫn

- Người bệnh có nguy cơ gặp nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho người khác do hoang tưởng, kích động

- Người bệnh có nguy cơ tự sát hoặc giết con do trầm cảm, hoang tưởng sau sinh

- Người bệnh kém hiểu biết về cách nuôi con và không tự chăm sóc được bản thân…

- Làm giảm và hết buồn rầu, lo lắng cho người bệnh

- Giải thích hợp lý cho người bệnh hiểu về bệnh của mình

- Đề phòng nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh

- Đảm bảo an toàn cho đứa trẻ

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người chăm sóc

3.2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

TƯ VẤN CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH

Bài 5 TƯ VẤN CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG THỜI KỲ SAU SINH

1 Trình bày được nội dung hướng dẫn người nhà phối hợp với nhân viên Y tế trong việc theo dõi và chăm sóc bà mẹ tại cơ sở y tế

2 Trình bày được nội dung hướng dẫn người nhà và bà mẹ biết cách tự chăm sóc bà mẹ tại nhà

1 Hướng dẫn bà mẹ và gia đình phối hợp với nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc bà mẹ tại cơ sở y tế

1.1 Nhắc lại một số dấu hiệu lâm sàng sau đẻ

- Theo dõi sự co hồi tử cung

- Một số hiện tượng khác:

- Nếu không cho con bú thì sau 5-6 tuần sẽ có kinh trở lại và chấm dứt thời kì hậu sản,kì kinh này thường ra nhiều và kéo dài hơn các kì kinh bình thường

1.2 Phát hiện các dấu hiệu bất thường sau đẻ:

Hướng dẫn sản phụ và người nhà phát hiện một số dấu hiệu bất thường xảy ra sau đẻ như:

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh

- Huyết âm đạo ra nhiều

- Tình trạng bất thường của đại , tiểu tiện

- Sốt cao hoặc rét run

1.3 Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ tại giường

- Trải tấm nilon sau đó đặt bô dẹt lên trên, hướng dẫn sản phụ nhấc mông, đưa bô dẹt dưới mông sản phụ

- Thay khố cho sản phụ, quan sát và phát hiện bất thường về sản dịch

- Quan sát vết khâu tầng sinh môn nếu có và phát hiện bất thường

- Rửa sạch vùng âm hộ, tầng sinh môn và hậu môn cho sản phụ bằng nước chín hoặc dung dịch sát trùng nhẹ (Betadine) sau đó thay khố sạch

- Không được thụt rửa âm đạo vì cổ tử cung những ngày đầu sau đẻ chưa đóng lại, nước có thể qua cổ tử cung vào buồng tử cung gây nhiễm trùng ngược dòng

- Đối với các trường hợp có rách hoặc cắt, khâu tầng sinh môn sau khi vệ sinh phải thấm khô, đóng khố sạch

- Chú ý kỹ thuật vệ sinh chỉ rửa từ phía âm hộ xuống hậu môn chứ không được làm ngược lại

1.4 Giúp bà mẹ vận động, thay đổi tư thế, cho con bú

- Trong 24h đầu cho sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối sau đẻ từ 6-8h, sau đó nằm nghỉ tại giường nhưng có thể co duỗi chân tay, trở mình, thay đổi tư thế

- Sau 24h cho bà mẹ ngồi dậy đi lại quanh giường Nên tập thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón, giúp ăn ngon miệng và làm cho các cơ thành bụng chóng hồi phục trở lại bình thường

- Một tuần lễ sau đẻ có thể làm những việc nhẹ nhàng

- Cần tránh lao động nặng, đặc biệt là mang xách nặng trong thời kỳ hậu sản để phòng tránh sa sinh dục

- Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách dưới sự trợ giúp của nhân viên y tế

1.5 Động viên, chăm sóc tinh thần cho bà mẹ

Sinh con là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý, đồng thời cũng là một biến động về mặt tình cảm và cuộc sống của người mẹ Vì vậy mẹ cần được chăm sóc và động viên tinh thần để có thể yên tâm sau khi sinh con, nhất là những trường hợp sinh không phù hợp với ý muốn của mẹ và gây cho mẹ nhiều hoang mang lo lắng

Sự quan tâm chia sẻ của người thân là hết sức quan trọng đối với người mẹ khi mới sinh con

- Bà mẹ sau sinh cần ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật

- Các sản phẩm từ đậu có thể là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao… Bên cạnh đó, cần ăn uống đa dạng, cân đối

- Sau đẻ từ 5 – 7 ngày nên ăn những thức ăn mềm như cơm mềm, cháo Nên ăn món rau luộc ít nước, không nấu canh rau quá kỹ để tránh các vitamin hao hụt Khi

49 ăn cũng cần nhai kỹ cho dễ tiêu Thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm

2 Hướng dẫn bà mẹ và gia đình cách theo dõi, chăm sóc bà mẹ tại nhà

- Nghỉ ngơi sau khi đẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ở cữ Người mẹ sau khi vượt cạn cơ thể bị suy nhược, chức năng các cơ quan có sự biến đổi lớn, tạm thời mất cân bằng, cần phải ngủ (không ít hơn 10 giờ/ngày) và nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, gánh vác nhiệm vụ nuôi con thiêng liêng của người mẹ

- Cần tạo cho 2 mẹ con một môi trường dễ chịu, yên tĩnh, sáng sủa, sạch sẽ và vệ sinh Phòng ngủ cần phải giữ nhiệt độ ổn định 25-27 o C là tốt nhất Trong phòng cần đủ ánh sáng, thoáng khí, ấm về mùa đông, mát về mùa hè

- Môi trường tốt sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh được khỏe mạnh

2.2 Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng

- Sau đẻ hướng dẫn bà mẹ theo dõi huyết ra âm đạo bằng cách theo dõi băng vệ sinh, nếu máu thấm ướt băng vệ sinh sau một giờ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế

- Hướng dẫn cách tự theo dõi khối cầu an toàn và sự co hồi tử cung sau đẻ Nếu thấy tử cung mềm cầntự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại

- Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú

- Cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường của bản thân: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái

- Cách tự theo dõi vết khâu tầng sinh môn (nếu có): có đau, đau khi đi lại, khi nằm, khi thay đổi tư thế; vết khâu có sưng nề, chảy máu, dịch hay mủ

- Hướng dẫn cách vệ sinh bộ phận sinh dục, cách tự chăm sóc và xử trí đơn giản khi có sưng nề ở tầng sinh môn như rửa bằng cách dội nước, không ngồi vào chậu nước để rửa

2.3 Chăm sóc thể chất, vận động, nghỉ ngơi, ăn uống

- Người mẹ phải được ngủ yên, ăn uống đầy đủ trong 6 giờ đầu sau đẻ

- Nên nằm đầu thấp trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ định khác của bác sĩ

- Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, đối với bà mẹ sau đẻ,việc bồi bổ sức khỏe là vô cùng quan trọng

- Tinh thần của bà mẹ sau sinh rất đáng lưu ý quan tâm Bởi nếu tinh thần không thoải mái, luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thì bà mẹ dễ rơi vào chứng trầm cảm sau khi sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình và việc chăm sóc con nhỏ

CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ CÓ NGUY CƠ

CHĂM SÓC BÀ MẸ CHẢY MÁU SAU ĐẺ

Bài 2 CHĂM SÓC BÀ MẸ CHẢY MÁU SAU ĐẺ

1 Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí chảy máu sau đẻ

2 Lập được kế hoạch chăm sócbà mẹ chảy máu sau đẻ

Chảy máu sau đẻ là tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu Chảy máu sau đẻ là chảy máu sau khi sổ thai với số lượng trên

500 ml có ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của bà mẹ

- Nguyên phát: xảy ra trong thời kỳ sổ rau và sau khi sổ rau 24h

- Thứ phát: xảy ra sau đẻ ≥ 24h

2.1 Chảy máu khi rau chưa sổ ra ngoài

- Rau bong non, rau bong sớm:

+ Đẩy đáy tử cung khi rặn đẻ

+ Các thủ thuật lấy thai

+ Tử cung căng dãn quá mức (đa ối, đa thai…)

+ Con dạ đẻ nhiều lần

- Rau bám chặt, cài răng lược, rau cầm tù

- Rối loạn yếu tố đông máu

- Chấn thương đường sinh dục

- Ra máu đường âm đạo

- Toàn thân: phụ thuộc vào mức độ mất máu: Nếu ra máu nhiều có dấu hiệu sốc: da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, mệt lả…

- Tại chỗ: Tuỳ theo nguyên nhân mà có biểu hiện khác nhau:

+ Đờ tử cung: không thấy tử cung co chắc, tử cung mềm không có khối cầu an toàn, ấn đáy tử cung thấy nhiều máu đỏ lẫn máu cục chảy ra ngoài

+ Rau bong sớm, rau bám chặt, cầm tù: máu chảy ra ngoài âm đạo tuỳ mức độ Tử cung vẫn co chắc, làm nghiệm pháp bong rau, rau chưa bong

+ Lộn tử cung cấp: không thấy tử cung trên hệ, bà mẹ đau nhiều có thể shock Tuỳ theo mức độ người ta chia làm 3 độ Độ 1 : lõm đáy tử cung Độ 2 : đáy tử cung lộn đến cổ tử cung Độ 3 : tử cung lộn hẳn ra ngoài âm đạo

+ Rối loạn yếu tố đông máu: máu chảy ra ngoài không có máu cục

+ Chấn thương đường sinh dục, kiểm tra bằng tay hoặc bằng van âm đạo, phát hiện thấy tổn thương tại âm đạo, cổ tử cung, cùng đồ

2.2 Chảy máu ngay sau sổ rau

- Đờ tử cung nguyên phát hoặc thứ phát

- Lộn tử cung khi đỡ rau

- Rối loạn yếu tố đông máu

- Chấn thương đường sinh dục

- Chảy máu qua đường âm đạo, chảy ra ngoài hoặc đọng lại trong buồng tử cung

- Toàn thân: tuỳ thuộc mức độ mất máu

- Tại chỗ: tuỳ theo từng nguyên nhân:

+ Đờ tử cung nguyên phát sau sổ rau, tử cung không co lại, mềm, không có khối cầu an toàn, nắn đáy tử cung ra nhiều huyết đỏ, huyết cục

+ Đờ tử cung thứ phát: sau khi tử cung đã co lại tạo khối cầu an toàn sau đó tử cung lại mềm đáy tử cung bị đẩy lên cao, ấn đáy tử cung ra nhiều huyết cục,

64 huyết loãng Đờ tử cung thứ phát cũng có thể do các nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ khác gây nên

+ Sót rau: Sau sổ rau kiểm tra bánh rau thiếu hoặc đờ tử cung nguyên phát, thứ phát

+ Lộn tử cung sau sổ rau, không thấy khối tử cung trên vệ tuỳ mức độ lộn tử cung

+ Chấn thương đường sinh dục, lúc đầu tử cung vẫn co tốt, có khối cầu an toàn nhưng thấy máu vẫn chảy ra ngoài, kiểm tra bằng van âm đạo phát hiện tổn thương.Chú ý phát hiện khối máu tụ âm đạo

+ Rối loạn yếu tố đông máu: máu chảy ra ngoài loãng không có cục

Nhanh chóng cầm máu bằng cách một tay xoa đáy tử cung, một tay chẹn động mạch chủ bụng để giảm tức thời lượng máu mất, đồng thời tìm nguyên nhân

- Trong trường hợp rau chưa bong theo dõi nếu:

+ Không chảy máu tiếp tục chờ rau bong

+ Chảy máu nhiều bóc rau nhân tạo

- Trong trường hợp rau đã bong thì tiến hành kiểm soát tử cung Điều trị chung:

- Chống sốc: nằm đầu thấp, ủ ấm, thở ô xy, truyền dịch, điện giải, máu tươi…

- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn

- Nâng cao thể trạng: đạm, vitamin, ăn uống…

- Điều trị tích cực các bệnh khác kèm theo Điều trị nguyên nhân:

- Đờ tử cung: bóc rau, kiểm soát tử cung, tăng co bóp tử cung

- Chấn thương đường sinh dục: khâu phục hồi theo đúng giải phẫu

- Lộn tử cung: đặt lại tư thế tử cung hoặc mổ cắt tử cung

- Nếu rối loạn yếu tố đông máu truyền EAC, sinh sợi huyết, máu tươi…

- Mổ cắt tử cung bán phần khi máu vẫn chảy nhiều

- Đờ tử cung thứ phát: ngoài nguyên nhân như trên còn do:

+ Dùng nhiều thuốc tăng co

- Chấn thương đường sinh dục bị bỏ sót, các tổn thương đã khâu phục hồi bị hoại tử 3.2 Dấu hiệu phát hiện

- Chảy máu qua đường âm đạo

- Toàn thân: tuỳ mức độ mất máu

- Tại chỗ: theo nguyên nhân

+ Đờ tử cung: tử cung co kém, ấn đáy tử cung ra nhiều huyết

+ Sản dịch kéo dài có máu đỏ tươi

+ Tụ máu đường sinh dục, tổn thương đường sinh dục hoại tử

3.3 Xử trí: Thựchiện y lệnh và tuỳ theo nguyên nhân:

- Tăng co tử cung, kháng sinh

- Cắt tử cung bán phần

- Hồi sức, nâng cao thể trạng

- Tiền sử sản phụ khoa và các bệnh nội khoa

- Quá trình thai nghén và đặc biệt là diễn biến và những biến cố xảy ra trong cuộc chuyển dạ

- Những thay đổi toàn thân do tình trạng mất máu: tinh thần, sắc mặt, màu sắc da, niêm mạc, các chỉ số sống

- Số lượng huyết ra âm đạo, tính chất của huyết

- Sự co hồi tử cung

- Các tổn thương đường sinh dục…

- Sự đáp ứng toàn thân và tình trạng chảy máu với quá trình điều trị

- Các y lệnh đã thực hiện

- Nguy cơ rối loạn huyết động do mất máu nhiều và kéo dài

- Nguy cơ tăng nặng bệnh khác

4.3 Lập kế hoạch chăm sóc

4.3.1 Đề phòng và phát hiện sớm nguy cơ rối loạn huyết động do mất máu nhiều và kéo dài

- Nhanh chóng cầm máu và chống sốc

+ Cho bà mẹ nằm đầu thấp, ủ ấm

+ Xoa đáy tử cung, chẹn động mạch chủ bụng

+ Y lệnh nhanh chóng, đúng, đủ

+ Theo dõi sát toàn trạng: sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở

+ Theo dõi, đánh giá sự co hồi tử cung, tình trạng ra huyết âm đạo

+ Báo cáo ngay những diễn biến bất thường cho thầy thuốc

+ Tuyến dưới có thể gọi tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển tuyến

4.3.2 Nguy cơ tăng nặng của bệnh khác

- Giảm nguy cơ bằng cách:

+ Theo dõi sát các dấu hiệu toàn thân và tại chỗ

+ Phụ giúp thầy thuốc phát hiện sớm chảy máu

+ Nâng cao thể trạng cho bà mẹ

+ Thực hiện y lệnh nhanh chóng, đúng, đủ

4.3.3 Chuẩn bị sản phụ, dụng cụ, phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật

- Làm thuốc ngoài, thông tiểu

- Kiểm soát tử cung bằng tay

- Kiểm soát buồng tử cung bằng dụng cụ

- Chuẩn bị người bệnh và các phương tiện đầy đủ để phụ giúp bác sỹ làm thủ thuật hoặc chuyển lên nhà mổ

4.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.4.1 Đề phòng và phát hiện sớm nguy cơ rối loạn huyết động học do mất máu nhiều và kéo dài

- Nhanh chóng cầm máu và chống sốc

+ Cho bà mẹ nằm đầu thấp, ủ ấm, phòng phải thông thoáng, hạn chế đong người + Cung cấp oxy

+ Xoa đáy tử cung, chẹn động mạch chủ bụng

+ Y lệnh nhanh chóng, đúng, đủ

+ Theo dõi sát toàn trạng: sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở

+ Theo dõi, đánh giá sự co hồi tử cung, tình trạng ra huyết âm đạo

+ Báo cáo ngay những diễn biến bất thường cho thầy thuốc

+ Tuyến dưới có thể gọi tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển tuyến và có nhân viên y tế đi kèm

+ Giải thích cho gia đình biết tình trạng hiện tại của người bệnh

4.3.2 Nguy cơ tăng nặng của bệnh khác

- Giảm nguy cơ bằng cách:

+ Phụ giúp thầy thuốc phát hiện sớm chảy máu: vị trí, số lượng máu mất

+ Nâng cao thể trạng cho bà mẹ

+ Thực hiện y lệnh nhanh chóng, đúng, đủ

4.3.3 Chuẩn bị sản phụ, dụng cụ, phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật

- Làm thuốc ngoài, thông tiểu

- Kiểm soát tử cung bằng tay

- Kiểm soát buồng tử cung bằng dụng cụ

- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hoàn thiện hồ sơ, các xét nghiệm

- Chuyển và bàn giao người bệnh nếu có chỉ định mổ

- Toàn trạng ổn định, thể trạng tốt lên, các dấu hiệu sống bình thường

- Tử cung co hồi tốt

- Sản dịch ra ít dần

- Những tổn thương ở đường sinh dục được phục hồi tốt

- Huyết động ổn định, nước tiểu qua sonde bình thường

- Tâm lý của người bệnh ổn định, gia đình yên tâm

1 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, hướng xử trí chảy máu sau đẻ?

2 Lập kế hoạch chăm sóc bà mẹ chảy máu sau đẻ?

Bài 3 CHĂM SÓC BÀ MẸ TRẦM CẢM SAU ĐẺ

1 Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng trầm cảm sau đẻ

2 Lập được kế hoạch chăm sóc bà mẹ trầm cảm sau đẻ

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp mình

Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ (thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục Bệnh nhân thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an,sợhãi

Khoảng vài chục năm gần đây, số người bị rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân ở hầu hết các nước trên thế giới Theo ước tính của Tổ chức Y

Tế thế giới 5% dân số trên hành tinh của chúng ta có rối loạn trầm cảm rõ rệt Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ của trầm cảm, trong một nghiên cứu dịch tễ lâm sàng 10 rối loạn tâm thần thường gặp ở 8 vùng sinh thái do Trần Văn Cường và cộng sự năm 2001 cho tỷ lệ trầm cảm là 2,8% dân số

Người bệnh rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến gián đoạn học tập và khả năng lao động, rối loạn khả năng thích ứng, dần dần tách rời xã hội, chất lượng cuộc sống bị giảm sút sau mỗi giai đoạn là trầm cảm Càng trở nên trầm trọng khi 20% số họ trở nên mạn tính Người bệnh có nguy cơ tự sát cao khi bị trầm cảm tái diễn Trầm cảm gia tăng còn thúc đẩy tỷ lệ lạm dụng rượu và ma tuý, không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân, rối loạn trầm cảm còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của gia đình và xã hội

Do tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng các rối loạn trầm cảm nó đã trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng một vấn đề thời sự đang

CHĂM SÓC BÀ MẸ TRẦM CẢM SAU ĐẺ

được quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là hình thái lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và nguy cơ tái phát

Hội chứng ngày thứ 3 sau đẻ:

- Do sự sụt giảm nội tiết estrogen và progesteron

- Do sự biến đổi tâm lý sau đẻ

3.Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau đẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm, có thể tập trung vào 4 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Do sang chấn tâm lý: cuộc đẻ không như ý muốn, tình cảm vợ chồng trục trặc, mối quan hệ với người thân không tốt

- Do bệnh thực thể ở não

- Do sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần

Như Heroin, Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá Đặc điểm chung của các chất này là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưng sau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế các hoạt động tâm thần

- Nguyên nhân nội sinh: sau đẻ các hormon biến đổi mạnh estrogen và progesteron giảm làm tăng tiết prolactin, những chất này tác động qua lại với dopamin có thể gây ra trầm cảm, loạn thần sau đẻ

Giai đoạn trầm cảm điển hình (Major depressive period): Giai đoạn trầm cảm thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện của hội chứng suy nhược và khí sắc ngày càng suy giảm sau đó xuất hiện đủ bộ 3 triệu chứng trầm cảm:

- Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect): Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát

- Tư duy bị ức chế (Depressed thinking): Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm, bi quan, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tự buộc tội dễ dẫn đến tự sát

Người bệnh thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào từng

70 tiếng một, đôi khi không nói hoàn toàn có khi rên rỉ, khóc lóc

Bệnh nhân rất dễ tự sát, ý tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa thầy thuốc và người thân để thực hiện hành vi tự sát, cho nên phải theo dõi người bệnh thật sát sao để ngăn chặn hành vi tự sát

- Hoạt động bị ức chế (Depressed activity):

Người bệnh ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu, đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng

- Rối loạn tâm thần khác (Other mental disorders):

- Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều hơn trong hưng cảm Nội dung thường là bị tội, tự buộc tội, nghi bệnh

- Ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc tiếng than của đám ma

- Khả năng chú ý giảm sút do bị ức chế

- Những rối loạn khác (Other disorders):

- Nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch như: trương lực mạch giảm, mạch chậm, giảm trương lực cơ, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh tim mạch, hô hấp

- Rối loạn tiêu hoá thường xuyên, chán ăn buồn nôn, lưỡi trắng, táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng nên dễ nhầm với các bệnh tiêu hoá

- Rối loạn tiết niệu như rối loạn tiểu tiện, khó đái, đái rắt dễ nhầm với các bệnh đường tiết niệu

- Rối loạn nội tiết, sinh dục: Phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm; nam thường là liệt dương hoặc cường dương, mất hứng thú tình dục

Có 10 nguyên tắc điều trị sau:

4.1 Phải phát hiện được sớm, chính xác các trạng thái khác nhau của trầm cảm (kể cả trầm cảm nhẹ, trầm cảm che đậy)

4.2 Phải xác định được mức độ trầm cảm hiện có ở người bệnh (nhẹ, trung bình hay nặng)

4.3 Phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm: trầm cảm nội sinh, trầm cảm do căn

71 nguyên tâm lý hay trầm cảm thực tổn (bệnh của não, nghiện chất)

4.4 Phải nhận rõ trầm cảm có kèm theo những rối loạn loạn thần khác hay không (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực )

4.5 Chỉ định sớm các thuốc chống trầm cảm (Antidepressant) biết chọn lựa đúng nhóm thuốc, loại thuốc, liều lượng thích hợp với từng trạng thái bệnh, từng người bệnh

4.6 Phải biết chỉ định kết hợp thích hợp các thuốc an thần kinh khi cần thiết tuỳ từng thể loại trầm cảm đặc biệt là khi có các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác )

4.7 Sốc điện (ECT) có thể được áp dụng trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát và những trường hợp kháng thuốc

4.8 Tránh sử dụng thuốc chống trầm cảm loại MAOIs vì nhiều biến chứng Không nên sử dụng kết hợp loại này với các thuốc chống trầm cảm khác vì thường gây biến chứng nguy hiểm khi phối hợp thuốc này không đúng

4.9 Đi đôi với sử dụng thuốc chống trầm cảm, trong thực hành tâm thần học, người ta còn sử dụng liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức (như đã trình bày ở trên) 4.10 Điều trị trầm cảm khi đạt được kết quả, phải được duy trì ít nhất 6 tháng có theo dõi để duy trì sự ổn định, chống tái phát

5.1.Chăm sóc sản phụ trầm cảm sau đẻ tại cơ sở Y tế:

+ Phát hiện sớm các rối loạn tâm, sinh lý của bà mẹ

+ Điều chỉnh sớm, có hiệu quả các rối loạn này

+ Phát hiện và đánh giá đúng mức độ, tính chất của các rối loạn tâm, sinh lý của bà mẹ + Phát hiện, đánh giá những tác nhân và ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) tác động đến bà mẹ, làm rối loạn xuất hiện và thay đổi tâm lý bà mẹ

+ Thăm khám, phát hiện tình trạng tâm lý bất thường sau đẻ của bà mẹ

+ Tìm hiểu các yếu tố có thể tác động đến tâm sinh lý của bà mẹ như: trình độ văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, điều kiện sống của bà mẹ

+ Đánh giá cách thức phản ứng của bà mẹ đối với những thay đổi của cơ thể cũng như của tâm, sinh lý

+ Quan sát và đánh giá chất lượng, số lượng của sự giao tiếp giữa bà mẹ với xung quanh

+ Tiếp cận một cách từ từ, không vội vã

+ Khuyến khích bà mẹ diễn đạt bằng lời những cảm nghĩ của mình, lắng nghe một cách tập trung và có phản hồi tích cực

+ Khuyến khích tập thể dục, hướng dẫn những động tác thích hợp cho từng bà mẹ + Thiết lập mối quan hệ 1 - 1 đối với bà mẹ

+ Thiết lập và duy trì môi trường quan hệ an toàn và riêng tư giữa người hộ sinh và bà mẹ

+ Sử dụng các câu hỏi mở, giúp bà mẹ diễn đạt những cảm nghĩ, tránh giận dữ, nóng vội

+ Hướng dẫn bà mẹ đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần

5.2 Chăm sóc bà mẹ trầm cảm sau đẻ tại nhà

- Gia đình và người thân luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ bà mẹ trong việc chăm sóc bản thân, chăm sóc trẻ

- Luôn giám sát và nhắc nhở bà mẹ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

- Gia đình cần có sự chia sẻ, quan tâm và sự giúp đỡ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng

- Cần đối xử với bà mẹ như một căn bệnh bình thường

- Luôn giữ cho các mẹ tâm trạng ổn định, tinh thần thoải mái

- Chú ý đến chế độ ăn ngủ, sinh hoạt hợp lý cho bà mẹ

- Tạo điều kiện cho bà mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

- Luôn ở bên cạnh người bệnh, tránh để người bệnh thường xuyên ở một mình

1.Trình bày nguyên nhân, triệu chứng trầm cảm sau đẻ?

2.Lập kế hoạch chăm sóc bà mẹ trầm cảm sau đẻ?

CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ CAN THIỆP VÀ MỔ LẤY THAI

Bài 4 CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ CAN THIỆP VÀ MỔ LẤY THAI

1.Trình bày được những vấn đề chú ý ở bà mẹ sau đẻ can thiệp và mổ lấy thai 2.Trình bày được nội dung chăm sóc bà mẹ sau đẻ can thiệp và mổ lấy thai tại bệnh viện

3 Chăm sóc bà mẹ sau đẻ can thiệp và mổ lấy thai tại nhà

1.Những vấn đề cần chú ý ở bà mẹ sau đẻ can thiệp và mổ lấy thai

Tai biến gần: người mẹ có thể tử vong trong ca mổ

 Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung – tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ, do rách thêm đoạn dưới khi lấy thai

 Nhiễm trùng thường là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc, có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu

 Tai biến phẫu thuật như phạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – âm đạo

 Các tai biến do gây mê – hồi sức

 Sẹo mổ trên thân tử cung có thể nứt trong những kỳ thai sau

 Lạc nội mạc tử cung

Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, bị chạm thương trong khi phẫu thuật, hít phải nước ối Tiên lượng cho con cũng tùy thuộc vào kỹ thuật lấy thai trong những trường hợp ngôi bất thường

Những lưu ý sau khi mổ:

Sự tiết sữa: Cho dù còn đau sau mổ mẹ nên cho con bú sớm, phản xạ bú của trẻ sẽ giúp kích thích tiết sữa

Cho con bú: Mẹ nên cho con bú sữa mẹ nếu không có chống chỉ định của bác sĩ vì

74 ngoài những ưu điểm của sữa mẹ so với sữa nhân tạo, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn có nhiều lợi ích khác cho cả mẹ lẫn con Một trong những lợi ích đó là giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể phòng thiếu máu

- Mẹ nên tránh làm việc nặng trong 3 tháng sau mổ, ít nhất là trong 6 tuần sau mổ

- Chỉ sinh hoạt vợ chồng nếu thấy khoẻ, không còn ra huyết âm đạo

- Nếu mẹ không triệt sản phải ngừa thai ít nhất là 2 năm

- Bà mẹ đã mổ lấy thai có thể sinh một cách bình thường trong lần sau Tuy nhiên, một bà mẹ có một vết mổ cũ trên tử cung luôn được coi là một bà mẹ có nguy cơ cao:

- Vì sẽ có nguy cơ bị những tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ cao hơn một thai phụ không có vết mổ cũ

- Thêm nữa, các thai phụ đã có một vết mổ cũ trên tử cung có thể phải mổ lấy thai ở lần mang thai tiếp theo

- Nếu đã có hai lần mổ lấy thai thì không được mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau đó là rất cao

1.2.Sau đẻ can thiệp Đẻ can thiệp là khi đẻ mẹ sẽ được hỗ trợ bằng các dụng cụ để lấy thai ra ngoài qua đường âm đạo, ngày nay dụng cụ vẫn đang được dùng tại 1 số cơ sở y tế đó là forceps

- Chấn thương đường sinh dục, tiết niệu, trực tràng: rách tầm sinh môn, âm hộ, âm đạo, túi cùng, rách cổ tử cung, vỡ tử cung, rò bàng quang - âm đạo, trực tràng; giãn xương mu

- Chảy máu: hậu quả của chấn thương sinh dục

- Choáng: do đau, sợ, mất máu

Thương tổn cho thai nhi

- Chấn thương phần mềm: chủ yếu ở đầu, có thể ở các bộ phận khác như: chân, tay, bụng…

- Tồn thương hộp sọ: lõm, lún xương sọ, giập hộp sọ

- Xuất huyết não - màng não

- Chấn động não, máu tụ nội sọ

- Tổn thương mắt: trầy sước mi mắt, xuất huyết kết mạc, lồi mắt

- Liệt thần kinh 7 trong kẹp kiểu trán chũm dẫn tới tổn thương xương chũm

- Chấn thương cột sống cổ, tổn thương tủy cổ

- Các di chứng lâu dài: ngớ ngẩn, chậm phát triển, chậm nói, giảm trí thông minh, trí nhớ

2.Chăm sóc bà mẹ sau đẻ forceps

- Giúp phục hồi sức khỏe cho bà mẹ nhanh chóng

- Làm tử cung co chắc hơn, giảm mất máu

- Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (rét run, bí đái…)

- Giúp sự xuống sữa nhanh hơn, gây tăng tiết oxytocin nội sinh, làm tử cung co tốt hơn, tăng tình cảm mẹ con

- Giảm nguy cơ bị các tai biến trong thời kỳ sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn…)

- Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ Xem xét tất cả nhữnglo lắng hoặc sợ hãi của bà mẹ…

- Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ khi chăm sóc, theo dõi và tư vấn, hướng dẫn

2.2.1 Ngày đầu sau đẻ (24h sau đẻ)

- Cho bà mẹ nằm đầu thấp trong 2 giờ đầu sau đẻ, nếu không có chỉ định khác của bác sỹ, đảm bảo giấc ngủ, hướng dẫn vận động nhẹ sau 6 giờ

- Xin phép trước khi làm bất cứ động tác nào và phải thông báo kết quả thăm khám cho bà mẹ

- Nếu phát hiện các bất thường ở bà mẹ và trẻ, thông báo ngay cho bác sỹ

- Cho bà mẹụ nằm nghỉ tại phòng đẻ trong 6 giờ đầu sau đẻ, thông báo ngay cho bác sỹ

- Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, máu ra âm đạo 15-30 phút/lần trong 2 giờ đầu, 1h/lần trong những giờ sau

- Cho trẻ nằm cạnh mẹ

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú: giờ đầu 15 phút/lần; giờ thứ hai 30 phút/lần

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh

- Hướng dẫn cách tự theo dõi khối cầu an toàn và sự co hồi tử cung sau đẻ Nếu thấy tử cung mềm, cần xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại

- Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú…

- Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái…

- Cho bà mẹ nằm nghỉ tại phòng hậu sản

- Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch 2 lần/ngày

- Cho trẻ nằm cạnh mẹ

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú: rửa đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bú từng bên, vắt hết sữa thừa…

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống: ăn đủ chất, no, uống nước vừa đủ, tránh kiêngkhem vô lý

- Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đầy đủ

- Hướng dẫn cách ăn mặc: mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè

- Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể: nên tắm rửa hang ngày bằng nước ấm, tắm bằng dội nước, ngâm mình trong bồn tắm, ao hồ…

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày: 3 lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội

- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết khâutầng sinh môn (nếu có): sau mỗi lần đại tiểu tiện phải rửa sạch âm hộ, thấm khô, cắt chỉ ngày thứ năm sau đẻ, nếu có nhiễm khuẩn thì phải cắt chỉ cách sớm

- Hướng dẫn cách tự theo dõi cách tự theo dõi sự co hồi tử cung sau đẻ Nếu thấy tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co lại

- Hướng dẫn người mẹ chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú…

- Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái…

- Tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

2.3.Cần chú ý một số vấn đề sau

-Tăng cường chăm sóc về tinh thần cho bà mẹ

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện cho thủ thuật

- Phối hợp với thầy thuốc trong quá trình làm thủ thuật

- Theo dõi các tai biến tổn thương đường sinh dục do forceps gây ra: tụ máu sinh dục, rò bàng quang, rò trực tràng…

3.Chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện

3.1 Theo dõi sau mổ lấy thai

Thai phụ ngay sau khi mổ lấy thai phải được nằm ở phòng thoáng, yên tĩnh, sạch và ấm, đảm bảo cho người mẹ được nghỉ ngơi

- Trong 2 giờ đầu, theo dõi 15 phút/lần trong giờ đầu tiên và 30 phút/lần trong giờ thứ hai

- Giờ thứ 3 đến giờ thứ 6, theo dõi 1 giờ/lần

- Giờ thứ 7 đến hết 24 giờ, theo dõi 3 giờ/lần

Theo dõi các yếu tố:

+ Toàn trạng: mạch, nhiệt độ, huyết áp

+ Tình trạng vết mổ: có máu thấm băng hay không

+ Co hồi tử cung: co chắc hay không

+ Ra huyết âm đạo: màu sắc, số lượng

+ Nước tiểu qua sonde: màu sắc, số lượng nước tiểu Lưu sonde 24 giờ

Theo dõi 2 lần/ngày các yếu tố:

- Toàn trạng: mạch, nhiệt độ, huyết áp

- Tình trạng vết mổ: có máu, dịch thấm băng hay không, chú ý tình trạng nhiễm trùng vết mổ

- Co hồi tử cung: co hồi tốt hay không tốt

- Sản dịch: màu sắc, số lượng

3.2 Chăm sóc sau mổ lấy thai

- Chế độ ăn: được thực hiện sớm sau mổ, từ lỏng đến đặc dần, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và cho con bú 6 giờ sau mổ có thể cho sản phụ ăn nước cháo

78 loãng Ngày thứ hai sau khi trung tiện, cho ăn cơm và uống nước bình thường;

- Chế độ vận động: Tùy theo phương pháp vô cảm mà có chế độ vận động phù hợp cho sản phụ

+ Đối với trường hợp gây mê nội khí quản: sau 12 giờ người mẹ có thể ngồi dậy được và đi lại nhẹ nhàng;

+ Đối với trường hợp gây tê tủy sống: sau mổ 6 giờ, hướng dẫn bà mẹ vận động nhẹ nhàng, nằm nghiêng, co duỗi chân tay Sau 24 giờ bà mẹ mới được ngồi dậy Những ngày sau cho bà mẹ vận động nhẹ nhàng, đặc biệt tránh lao động nặng trong thời kỳ hậu sản để đề phòng sa sinh dục

- Chăm sóc vết mổ: giữ vết mổ khô, sạch, thay băng hàng ngày hoặc cách ngày tùy tình trạng vết mổ;

- Vấn đề cho con bú và NCBSM:

CHĂM SÓC SẢN PHỤ

Bài 5 CHĂM SÓC SẢN PHỤ

CÓ NHỮNG BẤT THƯỜNG VỀ VÚ VÀ TIẾT SỮA

1.Trình bày được những bất thường về vú và tiết sữa trong quá trình cho con bú 2.Trình bày được nội dung xử trí và chăm sóc sản phụ có bất thường về vú và tiết sữa NỘI DUNG

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm tần suất và mức độ trầm trọng của một số bệnh như: tiêu chảy, viêm đường hô hấp… đồng thời cải thiện sự phát triển và nhận thức của trẻ Tuy vậy, một số bà mẹ trong quá trình cho con bú có thể xuất hiện một số vấn đề khó khăn về tình trạng vú như:

- Đau, viêm vú, nứt núm vú

- Núm vú phẳng, tụt vào trong

- Cương sữa, tắc ống dẫn sữa

- Sữa mẹ quá nhiều hay quá ít

- Trẻ không chịu bú mẹ…

CÁC BẤT THƯỜNG VỀ VÚ VÀ TIẾT SỮA

1 Cương tức - đau núm vú

- Hai hoặc ba ngày sau khi sinh con, vú của bà mẹ sẽ bị căng tức, đau và nổi cục với đầu vú xẹp Sưng đau tức có thể lan tới nách, có thể bà mẹ bị sốt nhẹ Điều này xảy ra là do đã có hiện tượng “xuống sữa”, không cho con bú ngay, không bú thường xuyên làm bà mẹ khó chịu

- Để làm dịu triệu chứng này: không để vú nghỉ, nhân viên y tế làm hoặc hướng dẫn bà mẹ hãy dùng tay hoặc bơm hút để hút một ít sữa ra trước khi cho trẻ bú Bà mẹ có thể dùng khăn ấm đắp vào vú, xoa bóp nhẹ nhàng và thư giãn giữa các bữa bú Cho con bú thường xuyên, theo nhu cầu, hoặc bà mẹ vắt sữa ra

+ Kiểm tra sự ngậm bắt vú của trẻ

+ Khám vú: phát hiện cương tức vú, nứt vú, nhiễm nấm…, kiểm tra lưỡi trẻ có bị nhiễm nấm không…

+ Đưa ra cách khắc phục thích hợp:

+ Xây dựng niềm tin cho bà mẹ

+ Cải thiện sự ngậm bắt vú

+ Giảm sự cương tức vú – cho con bú thường xuyên, vắt sữa

+ Điều trị nấm nếu có

+ Khuyên bà mẹ: chỉ vệ sinh vú 1lần 1 ngày, tránh dùng xà phòng, nước thơm y tế, thuốc mỡ, có thể xoa sữa cuối lên quầng vú

Chủ yếu do sự lưu thông sữa kém của toàn bộ hay một phần bầu vú có thể do:

- Bà mẹ rất bận, cho bú không thường xuyên

- Trẻ ngủ nhiều, bà mẹ không đánh thức trẻ dậy để bú

- Do sự thay đổi kiểu ăn vì lý do nào đó: mẹ đi công tác xa…

- Trẻ ngậm bắt vú không hiệu quả

- Do bà mẹ mặc áo quá chật

- Bà mẹ căng thẳng thần kinh, làm việc quá sức

- Núm vú bị tổn thương làm bà mẹ lười cho trẻ bú

2.2 Có 2 dạng bị tắc sữa

- Xuất hiện vẩy bám ở đầu vú làm sữa không thoát ra được

- Xuất hiện một cục u nhỏ bên trong vú và lớp da bên ngoài bị sưng, đau, có thể kèm theo dấu hiệu sốt, và đây có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng viêm vú

Cải thiện sự lưu thông của vú – tìm nguyên nhân và xử lý:

- Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú trên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí tuyến sữa bị tắc “day ép” chứ không

84 phải là “xoa”, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại Thực hiện như trên nhiều lần

- Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, hướng dẫn bà mẹ có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng, sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra

- Giữ tinh thần thoải mái

- Ngậm bắt vú kém thì cần hướng dẫn cách cho con bú đúng cách

- Mặc áo lót ngực rộng rãi

- Cho bú thường xuyên, bú bên lành trước

- Xử dụng bơm hút hỗ trợ, chú ý chế độ ăn

- Có thể dùng thêm giảm đau, kháng sinh… và được nghỉ ngơi hoàn toàn

- Nếu có vẩy ở núm vú, nhân viên y tế làm hoặc hướng dẫn cho bà mẹ trước hết dùng gạc mềm tẩm nước ấm đắp vào đầu vú sau đó dùng đầu ngón tay đã được làm sạch cậy lớp da đầu vú

- Vì vậy nếu vú bà mẹ bị sưng đau cần báo cho nhân viên y tế biết ngay để điều trị và ngăn ngừa chứng viêm vú phát triển

3 Viêm vú – áp xe vú

Là khi các mô trong ngực viêm tấy lên và đau đớn có thể bị đỏ, đau, cứng sưng tấy, sốt trên 39 độ C hoặc cao hơn, cơ thể rất mệt mỏi

Có thể gây ra bởi sữa còn đọng ở trong vú hay còn gọi là ứ sữa, căng, hoặc tắc ống dẫn sữa Nhiễm trùng vú có thể do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc do núm vú bị nứt, tổn thương, khiến vi khuẩn xâm nhập vào vú

+ Nghỉ ngơi nhiều và có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối trong khi đang cho trẻ bú Mẹ càng bị mất sức, lại càng dễ mắc bệnh

+ Ngoài ra, tránh để cho ngực lúc nào cũng trong tình trạng căng, tắc sữa

+ Thử xông hơi bằng nước nóng vài lần một ngày, cho bú thường xuyên để giữ cho vú bị viêm luôn cạn sữa Việc này cũng có thể giúp các phần nhiễm trùng biến mất nhanh hơn, có thể uống thuốc để giảm đau

+ Cho trẻ bú từng bên một, nếu trẻ bú không hết phải vắt bỏ sữa thừa, tránh ứ đọng sữa

+ Thay đổi vị trí cho con bú, không sử dụng vú như một núm vú giả

Nếu sau khi thử các biện pháp trong vòng 24 giờ, các triệu chứng không cải thiện, đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm

+ Vú rất căng cứng, sốt cao, vú sưng ở một vùng, nóng, đỏ, ấn đau

+ Chọc dò vùng sưng tấy thấy có mủ

+ Tuyến xã: chuyển lên tuyến trên sau khi cho thuốc kháng sinh liều cao

+ Tuyến huyện: chích, dẫn lưu, cho thuốc kháng sinh

- Phòng tránh áp xe vú:

+ Chú ý luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú

+ Trước khi cho trẻ bú, mẹ cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho trẻ bú Nếu trẻ bú không hết sữa, cần vắt hết sữa ra, lau sạch đầu vú khi trẻ đã bú và vắt hết sữa thừa Nên cho trẻ bú hết từng bên vú, bú chưa hết thì vắt sữa, tránh bị ứ đọng sữa dẫn đến tắc sữa dễ bị áp-xe

+ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể

+ Nếu bị tắc tia sữa các bà mẹ cần thông tắc tia sữa ngay tránh trường hợp để tắc tia sữa lâu ngày dẫn tới áp xe vú

- Tưa là hiện tượng nhiễm nấm, thường bị ở miệng trẻ lây sang vú mẹ khi trẻ bú

- Nếu trẻ bị tưa miệng, bà mẹ sẽ bị lây và bị tưa đầu vú Xuất hiện các đốm trắng trong miệng của bé và đồng thời xuất hiện trên đầu vú của bà mẹ Các nốt trắng này có thể bong ra thành mảng và gây ngứa, vì thế vú của bà mẹ cũng sưng lên

- Nếu bà mẹ gặp những dấu hiệu trên, có thể dùng kem bôi miệng chống nấm cho trẻ theo đơn của bác sĩ Bà mẹ và trẻ cần được điều trị đồng thời để tránh bị nhiễm nấm trở lại, bà mẹ vẫn có thể tiếp tục cho trẻ bú dù vú vẫn còn hơi sưng, ngứa, trước khi cho trẻ bú cần lau sạch núm vú

CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU ĐẺ 90CÓ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

CÓ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

1 Trình bày được ảnh hưởng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục đếnthai nhi và trẻ sơ sinh

2 Chăm sóc bà mẹ có bệnh lây truyền qua đường tình dục sau đẻ tại cơ sở y tế và tại cộng đồng

1 Bệnh lây truyền qua đường tình dục với thai nhi và trẻ sơ sinh

Bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua các hành vi tình dục

Phương thức lây truyền chủ yếu của bệnh lây truyền qua đường tình dục là quan hệ tình dục thâm nhập không bảo vệ (âm đạo, hậu môn, miệng)

Bà mẹ mang thai mà bị nhiễm một trong các bệnh lây qua đường tình dục thì sẽ có nguy cơ lây truyền sang con qua rau thai, qua quá trình đẻ và cho con bú

Khi thai nhi và trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ dẫn tới tình trạng kém phát triển, tổn thương một số cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể mang mầm bệnh suốt đời và nặng nề nhất là tử vong

Vì thế bà mẹ rất cần được thăm khám, theo dõi nhằm đề phòng và phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh mang lại những hậu quả nặng nề cho bản thân và cho trẻ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm các bệnh: HIV/AIDS, lậu, giang mai, viêm gan virus B, chlamydia, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà

2 Ảnh hưởng của bệnh lây truyền qua đường tình dục đến thai nhi và trẻ sơ sinh 2.1.Bệnh HIV/AIDS

HIV đã được truyền từ mẹ sang thai qua bánh rau và được gọi là lây truyền dọc Khi bắt đầu chuyển dạ, với tác dụng của cơn co tử cung, cổ tử cung xoá mở, đẩy nút nhầy ra, làm rạn vỡ một vài mạch máu nhỏ tại cổ tử cung đã đẩy virus từ máu mẹ vào bộ phận sinh dục Khi ối vỡ, virus xâm nhập vào buồng ối

Lúc thǎm khám đã làm tổn thương đường sinh dục, virus từ máu mẹ xâm nhập sang đường sinh dục cộng thêm với số virus sẵn có ở dịch tiết âm đạo làm cho nồng độ virus ở âm đạo cao hơn Khi đi qua sinh dục, thai nhi nuốt nước ối, dịch tiết âm đạo sẽ mang virus vào cơ thể

Bà mẹ bị nhiễm HIVnếu sau đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ thì sau một thời gian trẻ cũng bị nhiễm HIV, do virus đã truyền qua sữa Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ tǎng lên khi người mẹ ở giai đoạn cuối (AIDS) Ảnh hưởng tới thai nhi: Ảnh hưởng của HIV/AIDS và thai nghén sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh

- Ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng HIV ảnh hưởng tới thai nghén ít

- Ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng rõ rệt đến thai nghén: tỷ lệ đẻ non, suy dinh dưỡng, vỡ ối sớm tǎng cao Ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh:

- Trẻ sơ sinh của các bà mẹ HIV (+) thường nhẹ cân (

Ngày đăng: 06/12/2022, 23:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.Sự bài tiết Prolactin - Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Hình 1. Sự bài tiết Prolactin (Trang 17)
Hình 3: Trẻ ngậm vú đúng cách Hình 4: Trẻ ngậm vú sai - Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Hình 3 Trẻ ngậm vú đúng cách Hình 4: Trẻ ngậm vú sai (Trang 26)
Hình 5: Đau núm vú - Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Hình 5 Đau núm vú (Trang 82)
Hình 6. Cách masage ngực - Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Hình 6. Cách masage ngực (Trang 83)
Hình 7. Áp xe vú - Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Hình 7. Áp xe vú (Trang 85)
Hình 8 Tụt núm vú - Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Hình 8 Tụt núm vú (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w