Dứa là cây ăn quả có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, dinh dưỡng và bảo vệ đất dốc. Tuy nhiên, việc sản xuất dứa ở nước ta còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu giống năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt, chưa có giống tốt cho thị trường dứa quả ăn tươi sống. Việc nhập khẩu và khảo nghiệm các giống dứa mới là hết sức cần thiết. Gần đây, các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu giống dứa Đài nông 4 - một giống dứa của Đài Loan có năng suất khá cao, phẩm chất quả tốt, phù hợp cho thị trường sử dụng dứa quả tươi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Khả năng sinh trưởng và phát triển của dứa Đài nông 4 tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" nhằm bước đầu thăm dò khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dứa này.
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỨA ĐÀI NÔNG 4 TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Minh Chung (*) , Nguyễn Khắc Thái Sơn (**) Possibility of growth and development of pineapple “DaiDong – 4” in Dong Hy district, Thai Nguyen province (Summary) After an initial investigation , we have preliminary commons regarding the growth and development of “DaiDong – 4” pineapple as follow: 1. Possibility of grow 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tầm quan trọng của đề tài: Dứa là cây ăn quả có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, dinh dưỡng và bảo vệ đất dốc. Tuy nhiên, việc sản xuất dứa ở nước ta còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu giống năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt, chưa có giống tốt cho thị trường dứa quả ăn tươi sống. Việc nhập khẩu và khảo nghiệm các giống dứa mới là hết sức cần thiết. Gần đây, các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu giống dứa Đài nông 4 - một giống dứa của Đài Loan có năng suất khá cao, phẩm chất quả tốt, phù hợp cho thị trường sử dụng dứa quả tươi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Khả năng sinh trưởng và phát triển của dứa Đài nông 4 tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" nhằm bước đầu thăm dò khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dứa này. 1.2. Sơ lược tổng quan tài liệu: Cây dứa (Ananas Comosus) có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Các nhà khoa học phân thành 3 nhóm dứa là: nhóm Cayenne, nhóm Queen và nhóm Spanish. Trong đó, nhóm Cayenne có thân hình lớn nhất, ngược lại thì nhóm Queen lại có thân hình nhỏ nhất [1], [4]. Dứa là cây nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính nên để tự nhiên rất khó có giống mới, Để hy vọng tạo được giống dứa mới các nhà nhà khoa học đã lai hữu tính các giống dứa với nhau. Để cho các hạt dứa sau khi lai nảy mầm được Đại học Kasetsart (Thái Lan) đã sử dụng H 2 SO 4 để xử lí cho hạt dứa nảy mầm [5]. Collins và cộng sự đã lai Cayenne trơn với A. Bracteatus tạo được một loại lớn nhất về độ Brix trong nước quả [1]. Năm 1962, Trạm Viên nghệ (Trung Quốc) lai giống dứa Philippin với Caynne tạo được giống Nam Viên số 5 có quả to, hình dáng đẹp, thơm ngon, chịu lạnh, ra hoa nhiều lần trong năm [4]. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Gia Nghĩa (Đài Loan) đã lai tạo được nhiều giống Đài nông như các giống số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8. Trong đó, giống Đài nông 4 và 5 là thích hợp cho ăn tươi sống còn các giống Đài nông khác thích hợp cho làm đồ hộp [4]. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm nghiên cứu đối với cây dứa Đài nông 4 nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô (NCM) và bằng chồi thân, so sánh chúng với giống dứa Cayenne Phú Hộ được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây nuôi cấy mô trong nghiên cứu này đều được lấy từ Viện Sinh học Nông nghiệp (Trường ĐH Nông nghiệp I). Sau đây là đặc điểm chính và nguồn gốc 2 giống dứa thí nghiệm: (-) Giống Đài nông 4: là giống dứa do Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Gia Nghĩa (Đài Loan) tạo ra, là con lai của tổ hợp Cayenne làm mẹ và Đài Loan (thuộc nhóm Queen) làm bố. Nó có hình ngoại hình khá giống dứa Queen; lá nhiều gai, mặt trên có một lớp phấn dày che phủ, lòng máng lá sâu và có vệt nâu tím; quả khá giống Queen nhưng mắt quả lớn và thịt quả khô hơn. Đài nông 4 trong nghiên cứu này do Viện Sinh học Nông nghiệp (Trường ĐH Nông nghiệp I) nhập từ Đài Loan về năm 1999, chúng tôi đã trồng thử nghiệm đầu tiên tại Đồng Hỷ vào năm 2001. 1 (-) Giống Cayenne Phú Hộ: là giống dứa có nguồn gốc từ Pháp nhưng đã có mặt ở Đồng Hỷ từ những năm 1970, hiện đang được Nhà nước khuyến khích mở rộng diện tích vì nó là giống cho năng suất rất cao, phù hợp cho công nghiệp chế biến quả. * Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với 3 công thức (CT) sau: CT1. Trồng dứa Cayenne Phú Hộ NCM (đ/c), CT2. Trồng dứa Đài nông 4 NCM, CT3. Trồng dứa Đài nông 4 chồi. (*) ThS. Trung ương Đoàn thanh niên, (**) TS. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên * Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiêu hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 30 cây, với mật độ 5 cây/m 2 [4]. Thí nghiệm được trồng vào tháng 9 năm 2003, trên đất đồi dốc khoảng 5 o -7 o . Các số liệu thu được được tính toán trên máy tính bằng chương trình Excel và xử lý thống kê theo phần mềm IRRISTAT. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2 3.1. Khả năng sinh trưởng của dứa Đài nông 4 Khi trồng chúng tôi chọn khối lượng dứa ở 2 công thức nhân bằng nuôi cấy mô là 100 g, còn ở công thức nhân bằng chồi thân là 200 g, theo dõi đến khi 80 % số cây ở từng công thức đạt 40 lá hoạt động thì thu được số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng như trên bảng 1. Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của dứa Đài nông 4 khi xử lí ra hoa Chỉ tiêu Giống Khối lượng khi trồng (g) Số lá hoạt động (lá) Chiều cao cây (cm) (*) Đường kính tán (cm) Tổng số lá (lá) T.gian đạt tiêu chuẩn xử lí ra hoa (tháng) Cayenne Phú Hộ NCM (đ/c) 100 39,12a 107,96b 122,15b 81,55b 15 Đài nông 4 NCM 100 39,67a 99,06a 101,27a 72,73a 18 Đài nông 4 chồi 200 39,22a 101,09a 96,89a 68,23a 18 CV% 5,00 3,90 3,30 3,00 LSD 05 4,21 8,19 7,28 4,68 LSD 01 6,38 12,40 11,03 7,08 (*) : Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện cùng một nhóm (sự khác nhau không có ý nghĩa). Số liệu bảng 1 cho thấy sau trồng 15 tháng dứa Cayenne Phú Hộ đạt tiêu chuẩn xử lí cho ra hoa, ở 2 công thức trồng dứa Đài nông 4 đều phải sau 18 tháng mới đạt tiêu chuẩn này. Như vậy, nếu trồng dứa Đài nông 4 nuôi cấy mô có khối lượng 100 gam thì có khả năng sinh trưởng tương đương với trồng từ chồi nặng 200 g, và đều sinh trưởng chậm hơn so với dứa Cayenne Phú Hộ. Kết quả này là phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang Thạch đã kết luận tiêu chuẩn xuất vườn thích hợp của dứa Cayenne Phú Hộ nuôi cấy mô là 80 g. Với tiêu chuẩn này, sau khi trồng ra ruộng sản xuất 15 tháng cây dứa nuôi cấy mô đạt 40 lá hoạt động, tương đương với dứa trồng từ chồi có khối lượng 200 g [2]. Thế hệ thứ nhất của dứa nuôi cấy mô có khả năng sinh trưởng nhanh hơn dứa trồng từ chồi ngọn và chồi thân. Khi trồng nó chỉ nặng 80 gam nhưng đã lớn kịp so với các loại chồi nặng 250 gam, đều chỉ sau 15 tháng là đạt tiêu chuẩn xử lí cho ra hoa [3]. Khi đạt số lá hoạt động để xử lí cho ra hoa thì các chỉ tiêu sinh trưởng như: chiều cao cây, đường kính tán, tổng số lá của dứa Cayenne Phú Hộ tương ứng đạt 107,96 cm, 122,15 cm và 81,55 lá. Kết quả này là phù hợp với kết quả mà Claude Py đã viết: cây dứa khi trưởng thành cao 1-1,2 m, đường kính từ 1,3-1,5 m, có 70-80 lá [1]. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các chỉ tiêu này của dứa Đài nông 4 được nhân bằng nuôi cấy mô luôn ngang bằng so với được nhân từ chồi, và chúng đều thấp hơn so với Cayenne Phú Hộ. Như vậy, dạng cây của Đài nông 4 là nhỏ bé hơn Cayenne Phú Hộ, điều này hợp lý vì chúng là con lai giữa Cayenne và Queen. 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển và năng suất của dứa Đài nông 4 Vấn đề được người chọn giống và người sản xuất dứa quan tâm nhiều là các chỉ tiêu phát triển và năng suất dứa. Trước hết, yếu tố quyết định năng suất của cây cây dứa đó là tỷ lệ cây ra hoa, kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy 100 % số cây ở cả 3 công thức thí nghiệm đều ra hoa. Kết quả này cho thấy Đài nông 4 được nhân bằng nuôi cấy mô hay bằng chồi đều có khả năng ra hoa, kết quả bình thường tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên Số liệu bảng 2 cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất dứa gồm: tổng số mắt quả, chu vi quả, chiều cao quả, khối lượng quả của giống Cayenne Phú Hộ tương ứng là 138,14 mắt, 39,23 cm, 17,25 cm và 1,47 kg. Các chỉ tiêu này của dứa Đài nông 4 được nhân bằng nuôi cấy mô và nhân bằng chồi luôn tương đương nhau, đều thấp hơn so với Cayenne Phú Hộ, tương ứng chúng Bảng 2. Một số chỉ tiêu phát triển và năng suất của dứa Đài nông 4 3 Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ cây ra quả (%) T.số mắt quả (mắt/ quả) Chu vi quả (cm) Chiều cao quả (cm) Khối lượng quả (kg) (*) Khối lượng chồi (g) N.suất L.thuyết (tấn quả/ha) Cayenne Phú Hộ NCM (đ/c) 100,00 138,14 39,23 17,25 1,47b 345,70b 73,50 Đài nông 4 NCM 100,00 100,55 28,54 12,53 1,00a 168,20a 50,00 Đài nông 4 chồi 100,00 97,35 30,65 12,16 0,97a 155,00a 48,50 CV% 4,30 10,60 LSD 05 0,11 42,73 LSD 01 0,16 64,74 *: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện cùng một nhóm (sự khác nhau không có ý nghĩa). đạt 97,35-100,55 mắt/quả, 28,54-30,65 cm chu vi quả, 12,16-12,53 cm chiều cao quả; đặc biệt khối lượng quả chỉ đạt từ 0,97 đến 1,00 kg. Kết quả này phù hợp với kết quả đã nghiên cứu trước đây của Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang Thạch: "tỷ lệ ra quả, các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của dứa nuôi cấy mô thế hệ thứ nhất không khác so với dứa trồng từ chồi" [3]. Vì vậy, trong khi năng suất lý thuyết của dứa Cayenne Phú Hộ đạt 73,5 tấn/ha thì của Đài nông 4 chỉ đạt từ 48,5 đến 50 tấn/ha, chỉ bằng 65-68 % so với năng suất của Cayenne Phú Hộ. Chồi ngọn của quả Đài nông 4 nhỏ hơn nhiều so với chồi ngọn của quả Cayenne Phú Hộ. Trong khi khối lượng chồi ngọn của Cayenne Phú Hộ là 345,7 g thì của Đài nông 4 là 155-168 g, chỉ gần bằng nửa của Cayenne Phú Hộ. Khối lượng chồi ngọn nhỏ sẽ đỡ bị chia sẻ mất vật chất khô tích luỹ về quả nhưng cũng ảnh hưởng không tốt tới việc sử dụng làm thực liệu nhân giống. Như vậy, qua theo dõi chúng tôi thấy trong điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, giống Đài nông 4 tỏ ra sinh trưởng, phát triển kém hơn so với giống Cayenne Phú Hộ. 3.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của dứa Đài nông 4 Đối với cây ăn quả nói chung và cây dứa nói riêng, ngoài năng suất thì chất lượng quả cũng rất cần quan tâm. Bảng 3. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của dứa Đài nông 4 Đơn vị tính (%) Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ ăn được (*) Tỷ lệ chất khô Đường tổng số Acid tổng số Chất tan tổng số Cayenne Phú Hộ NCM (đ/c) 75,95b 19,68a 15,45a 0,46a 18,37a Đài nông 4 NCM 63,20a 25,72b 19,75b 0,91b 24,02b Đài nông 4 chồi 62,50a 25,66b 19,80b 0,93b 23,95b CV% 2,30 1,30 1,70 1,70 1,30 LSD 05 3,19 0,56 0,59 0,02 0,53 LSD 01 4,83 0,85 0,90 0,03 0,81 (*) : Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện cùng một nhóm (sự khác nhau không có ý nghĩa). Kết quả xử lí thống kê ở bảng 3 cho thấy tất cả các chỉ tiêu về chất lượng quả của Đài nông 4 không thay đổi giữa công thức được trồng bằng cây nuôi cấy mô với công thức được trồng từ chồi. Như vậy, nhân giống bằng nuôi cấy mô không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả dứa Đài nông 4 so với nhân bằng chồi. Trong khi tỷ lệ ăn được của dứa Cayenne Phú hộ là 75,95 % thì của dứa Đài nông 4 có tỷ lệ ăn được là 62,5-63,2 %, thấp hơn Cayenne Phú Hộ 12,75-13,45 %. Điều này là do quả Đài nông 4 nhỏ hơn và có mắt rất sâu nên khi ăn phải gọt bỏ nhiều. Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác về chất 4 lượng quả của dứa Đài nông 4 luôn cao hơn so với Cayenne Phú Hộ. Trong khi quả Cayenne Phú Hộ có tỷ lệ chất khô là 19,68 %, Đường tổng số là 15,45 %, acid tổng số là 0,46 %, chất tan tổng số là 18,37 % thì ở quả dứa Đài nông 4 các chỉ tiêu này tương ứng là 25,66-25,72 % chất khô, 19,75-19,8 % đường tổng số, 0,91-0,93 % acid tổng số, 23,95-24,02 % chất tan tổng số. Điều này cho thấy, thịt quả của dứa Đài nông 4 khô hơn, ngọt hơn và đậm đà hơn nhiều nhưng ăn cũng nhanh rát lưỡi (do hàm lượng acid cao) so với dứa Cayenne Phú Hộ. 4. KẾT LUẬN Sau khi theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của dứa Đài nông 4 trên đất đồi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi sơ bộ nhận xét như sau: 1- Khả năng sinh trưởng, phát triển của dứa Đài nông 4 trên ruộng lấy quả được trồng từ cây nuôi cấy mô nặng 100 g và chồi thân nặng 200 g là không khác nhau. Sau 18 tháng chúng đều đạt tiêu chuẩn để xử lí cho ra hoa, 100 % số cây ra hoa và năng suất lí thuyết đều đạt 48,5 đến 50 tấn/ha. 2- Dứa Đài nông 4 sinh trưởng chậm hơn dứa Cayenne Phú Hộ, cùng trồng từ cây nuôi cấy mô 100 g thì Đài nông mất 18 tháng còn Cayenne Phú Hộ chỉ mất 15 tháng là đạt tiêu chuẩn xử lí cho ra hoa (trên cây có 40 lá hoạt động). Khi đó dứa Đài nông 4 cao 99 cm, tán rộng 101 cm, có 73 lá; các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn Cayenne Phú Hộ. 3- Khối lượng quả dứa Đài nông 4 là 1,0 kg, năng suất dứa Đài nông 4 đạt 50 tấn/ha, chỉ bằng 68 % so với dứa Cayenne Phú Hộ. Tỷ lệ ăn được của quả Đài nông 4 là 63,2 %, thấp hơn Cayenne Phú Hộ 12,8 %. 4- Quả dứa Đài nông 4 có chất lượng cao hơn so với Cayenne Phú Hộ: chất khô là 25,7 %, đường tổng số là 19,8 %, chất tan tổng số là 24,0 %; các chỉ tiêu này ở Cayenne Phú Hộ là 19,7 %, 15,5 % và 18,4 %; nhưng acid tổng số là 0,91 %, gấp 2 lần ở Cayenne Phú Hộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Claude Py (1977), Cây dứa (tài liệu do Ưng Định dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 17-20, 32-40, 50-51. 2. Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang Thạch (2004), Xác định tiêu chuẩn cây giống xuất vườn thích hợp của dứa nuôi cấy mô ở vườn ươm, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5/2004, Tr. 660-667. 3. Nguyễn Khắc Thái Sơn và Nguyễn Quang Thạch (2005), So sánh sự sinh trưởng, phát triển của dứa nuôi cấy mô thế hệ thứ nhất với dứa trồng từ chồi ở giai đoạn sản xuất, Tạp chíKhoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 3/2005, Tr. 64-69. 4. Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (2000), Kỹ thuật trồng dứa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.17-19. 5. Loison-Cabot, -C. (1990), Current botanical cytogenetic and biological knowledge on pineapple reproduction, Fruit-Paris, pp.347-355. 5 . " ;Khả năng sinh trưởng và phát triển của dứa Đài nông 4 tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên& quot; nhằm bước đầu thăm dò khả năng sinh trưởng, phát triển. dõi sự sinh trưởng, phát triển của dứa Đài nông 4 trên đất đồi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi sơ bộ nhận xét như sau: 1- Khả năng sinh trưởng,