1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của một số công thức phân bón khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của dứa đài nông 4

5 782 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 88 KB

Nội dung

ảnh hởng của một số Công thức phân bón khác nhau đến sự sinh trởng phát triển của dứa Đài nông 4 Nguyễn Khắc Thái Sơn * , Nguyễn Minh Chung ** Influence of some different fertilizer formula for the growth and development of Dainong 4 pineapple (Summary) After monitoring the growth, development, productivity of Dainong4 pineapple on the 6 different fertilizer formulas and preliminary economic efficiency evaluation, we have some conclusion as follows: 1- Composition and amount of fertilizer had effect on the norms of growth, development and productivity of Dainong 4 pineapple, except number of leaves. 2- The growth, development and productivity of Dainong 4 pineapple of the formula 2 (fertilizer 60 g standard Bokashi + 10 g N + 5 g P 2 O 5 + 15 g K 2 O per plant) and formula 3 (fertilizer 150 g standard Bokashi + 5 g N + 2.5 g P 2 O 5 + 7.5 g K 2 O per plant) were equivalent with control formula (fertilizer 300 g chicken shit + 10 g N + 5 g P 2 O 5 + 15 g K 2 O per plant) 3- Formula 3 (fertilizer 150 g standard Bokashi + 5 g N + 2.5 g P 2 O 5 + 7.5 g K 2 O per plant) should be used for Dainong 4 pineapple, because its profits is 20953786 VND per ha, higher than 640214 VND per ha in comparison with control formula; spend slower than the control formula 3390214 VND per ha and reduced by 50 percents of inorganic fertilizer in the comparison to the control formula. I. Mở đầu Bón phânmột biện pháp kỹ thuật canh tác quan trọng đối với cây trồng nói chung nhằm tăng năng suất chất lợng nông sản, đặc biệt là đối với những giống cây trồng mới hay trong điều kiện canh tác mới. Với giống dứa Đài nông 4 cũng vậy, đây là một giống dứa mới, đợc trồng lần đầu tiên tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; vì thế nghiên cứu tìm ra công thức phân bón phù hợp cho nó là rất cần thiết. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu "ảnh hởng của một số công thức phân bón khác nhau đến sự sinh trởng phát triển của dứa Đài nông 4". II. Đối tợng, Nội dung Phơng pháp nghiên cứu 1. Đối tợng nghiên cứu: * Cây trồng: Thí nghiệm nghiên cứu đối với cây dứa Đài nông 4 nhân bằng phơng pháp nuôi cấy mô (NCM). Cây nuôi cấy mô trong nghiên cứu này đợc lấy từ Viện Sinh học Nông nghiệp (Trờng ĐH Nông nghiệp I). Đặc điểm chính nguồn gốc giống Đài nông 4 đợc tóm tắt bộ nh sau: Đài nông 4 là giống dứa do Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Gia Nghĩa (Đài Loan) tạo ra, là con lai của tổ hợp Cayenne làm mẹ Đài Loan (thuộc nhóm Queen) làm bố. Ngoại hình của dứa Đài nông 4 khá giống dứa Queen nhng lá dài hơn, gai dài cong hơn, lòng máng sâu hơn có vệt nâu tím, mặt trên có một lớp phấn dày che phủ. Quả Đài nông 4 cũng khá giống quả Queen nhng mắt quả lớn hơn thịt quả khô hơn, thích hợp cho ăn tơi sống. * TS. Trờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên ** ThS. TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1 * Phân bón: Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau: - Phân vô cơ: đạm urea Bắc Giang, Lân super phosphat Lâm Thao, kali đỏ (KCl). - Phân hữu cơ: phân gà nguyên thuỷ đã qua chế biến dạng Bokashi. Bokashi là chất hữu cơ đợc lên men bởi hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu (gọi tắt là EM = Effecticve Microoganims). Thành phần của Bokashi chuẩn gồm: 50 % phân gà, 25 % cám gạo, 25 % mùn ca. Thành phần của Bokashi cải tiến gồm: 5 % phân gà, 5 % cám gạo, 90 % mùn ca. 2. Nội dung nghiên cứu: Thí nghiệm đợc tiến hành với 6 công thức (CT) phân bón nh sau: CT1 (đối chứng) : 300 g phân gà + 10 g N + 5 g P 2 0 5 + 15 g K 2 O (1) [1], [3], [4], [5], [6]; CT2: 60 g Bokashi chuẩn + nền phân vô cơ; CT3: 150 g Bokashi chuẩn + 1/2 nền phân vô cơ; CT4: 60 g Bokashi cải tiến + nền phân vô cơ; CT5: 150 g Bokashi cải tiến + 1/2 nền phân vô cơ; CT6: 300 g Bokashi chuẩn. Sáu công thức trên là lợng phân bón cho một cây dứa trong cả chu kì sống, từ khi trồng tới thu hoạch. (1) : Gọi lợng phân vô cơ của công thức 1 là nền phân vô cơ. 3. Phơng pháp nghiên cứu: Thí nghiệm đợc bố trí theo khối ngẫu nhiêu hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 30 cây. Dứa đợc trồng vào tháng 9 năm 2003, trên đất đồi dốc khoảng 5 o -7 o , tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Các số liệu thu đợc đợc tính toán trên máy tính bằng chơng trình Excel xử lý thống kê theo phần mềm IRRISTAT. III. Kết quả thảo luận 1. ảnh hởng của một số công thức phân bón đến khả năng sinh trởng của dứa Đài nông 4 Cây dứa giống khi trồng đợc chọn có khối lợng 100 + 20 g, theo dõi đến khi đạt tiêu chuẩn xử lí cho ra hoa thì thu đợc kết quả về sinh trởng nh trên bảng 1. Bảng 1. ảnh hởng của một số công thức phân bón đến các chỉ tiêu sinh trởng của dứa Đài nông 4 khi xử lí ra hoa Chỉ tiêu Công thức Chiều cao cây (cm) Đờng kính tán (cm) Tổng số lá (lá) Số lá hoạt động (lá) CT1 (đ/c) 103,90 105,50 74,04 40,84 CT2 104,03 106,30 73,44 40,84 CT3 99,97 99,36 * 72,64 39,44 CT4 99,18 98,43 * 72,17 39,71 CT5 91,47 ** 87,00 ** 72,51 38,24 CT6 89,27 ** 86,33 ** 72,04 36,17 * CV% 3,40 3,30 4,04 5,90 LSD 05 5,99 5,78 5,81 4,24 LSD 01 8,51 8,22 8,26 6,02 * Sai khác ở mức xác suất 95 %. ** Sai khác ở mức xác suất 99 % Kết qủa bảng 1 cho thấy khi xử lý ra hoa, chiều cao dứa ở 6 công thức phân bón dao động từ 89,27 đến 104,03 cm. Trong đó, dứacông thức 5 công thức 6 có chiều cao tơng 2 ứng là 91,47 89,27 cm; thấp hơn hẳn đối chứng ở mức xác suất 99 %. Đờng kính tán lá dao động từ 86,33 đến 106,30 cm. Kết quả xử lí thống kê cho thấy công thức 3 công thức 4 có đờng kính tán tơng ứng là 99,36 98,43 cm, thấp hơn đối chứng ở mức xác suất 95 %; công thức 5 công thức 6 có đờng kính tán tơng ứng là 87,00 86,33 cm, thấp hơn đối chứng ở mức xác suất 99 %. Nh vậy, khi thay đổi thành phần lợng phân bón đã ảnh hởng đến chiều cao đờng kính tán của dứa Đài nông 4. Càng giảm lợng phân vô cơ thay dần phân hữu cơ dạng Bokashi chuẩn bằng dạng Bokashi cải tiến thì chiều cao đờng kính tán của dứa Đài nông 4 càng có xu hớng giảm dần. Tổng sốdứa dao động từ 72,04 đến 74,04 lá, kết quả xử lí thống kê cho thấy chúng không khác nhau ở mức trung bình [2]. Số lá hoạt động dao động từ 36,17 đến 40,84 lá, có xu hớng giảm dần khi thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ thay dần phân hữu cơ dạng Bokashi chuẩn bằng dạng Bokashi cải tiến. Điều này cho thấy phân bón ảnh hởng đến tuổi thọ của lá dứa. Tuy nhiên, kết quả xử lí thống kê cho thấy, chỉ riêng công thức 6 có 36,17 lá hoạt động, thấp hơn đối chứng 4,67 lá là sai khác ở mức xác suất 95 %. Điều này là phù hợp vì công thức 6 chỉ bón 300 g Bokashi chuẩn, không bón phân vô cơ. Còn các công thức từ 1 đến 5 đều có 100 % hoặc 50 % nền phân vô cơ nên đã ảnh hởng tốt đến tuổi thọ của kết quả là tăng số lá hoạt động. Nh vậy, khi thay đổi thành phần lợng phân bón không ảnh hởng tới tổng sốcủa Đài nông 4. Nói cách khácsốcủa dứa Đài nông 4 là chỉ tiêu nói lên đặc điểm của giống. Trong phạm vi những công thức phân bón thí nghiệm ở đây không làm nó thay đổi. Tuy nhiên, nếu thay hoàn toàn lợng phân hữu cơ nguyên thuỷ bằng Bokashi không bón phân vô cơ sẽ giảm tuổi thọ của lá, dẫn đến giảm số lá hoạt động. Điều này cho phép ta dự đoán nếu thay nh vậy có thể sẽ ảnh hởng không tốt đến năng suất. 2. ảnh hởng của một số công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dứa Đài nông 4 Hiệu quả của phân bón thờng thể hiện rõ nhất qua các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thu đợc. Vấn đề này đợc thể hiện trên bảng 2. Bảng 2. ảnh hởng của một số công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất của dứa Đài nông 4 C.tiêu C.thức Tổng số mắt quả (mắt/quả) Chu vi quả (cm) Chiều cao quả (cm) Khối lợng quả không chồi (kg) NSLT (tấn quả/ha/vụ) CT1 (đ/c) 90,47 25,91 12,32 0,97 48,00 CT2 88,58 25,34 12,19 0,95 47,00 CT3 85,74 24,54 11,81 0,91 45,50 CT4 81,96 23,54 11,31 0,87 43,50 * CT5 76,54 21,93 10,65 0,82 * 40,50 ** CT6 73,56 20,85 10,74 0,77 ** 38,50 ** CV% 8,00 9,20 LSD 05 0,13 4,52 LSD 01 0,18 6,35 * Sai khác ở mức xác suất 95 %. ** Sai khác ở mức xác suất 99 % Kết quả bảng 2 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất (tổng số mắt, chu vi quả, chiều cao quả khối lợng quả) của dứa Đài nông 4 có xu hớng giảm dần khi thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ thay dần phân hữu cơ dạng Bokashi chuẩn bằng dạng Bokashi cải tiến. 3 Đặc biệt, khối lợng quả (không kể chồi ngọn) thì ở đối chứng đạt 0,97 kg nhng ở công thức 5 và công thức 6 chỉ đạt tơng ứng là 0,82 0,77 kg, thấp hơn đối chứng đối chứng ở mức xác suất 95 99 %. Tơng tự, năng suất lí thuyết quy ra từ khối lợng quả cũng giảm dần từ công thức 1 đến công thức 6, chúng dao động từ 38,5 đến 48,0 tấn/ha. Năng suất này là cao hơn dứa Queen nhng thấp hơn dứa Cayenne [6]. Trong đó, năng suất ở công thức đối chứng cao nhất, đạt 48,0 tấn/ha. Kết quả xử lí thống kê cho thấy năng suất ở công thức 2 công thức 3 cha thể hiện sự sai khác so với đối chứng; ở công thức 4 đạt 43,5 tấn/ha, thấp hơn đối chứng ở mức xác suất 95 %; ở công thức 5 công thức 6, tơng ứng đạt 40,5 38,5 tấn/ha, đếu thấp hơn đối chứng ở mức xác suất 99 %. 3. bộ hạch toán hiệu quả kinh tế đối với các công thức bón phân cho dứa Đài nông 4 Bất kỳ một giải pháp kỹ thuật nào cũng cần hạch toán về kinh tế để so sánh với các giải pháp hiện hành. Bởi vì một giải pháp mới chỉ đợc đa vào sử dụng khi chúng thể hiện đợc tính hiệu quả. Trong thực tế, có những biện pháp kỹ thuật có tác động rất tốt tới sự sinh trởng, phát triển của cây trồng nhng giá trị ứng dụng thực tiễn của nó bị hạn chế chỉ vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế ngợc lại. Kết quả ở bảng 1 bảng 2 cho thấy có những công thức thí nghiệm có tác động tốt tới sinh trởng, phát triển năng suất dứa Đài nông 4. Tuy nhiên, để thấy đợc nó có mang lại hiệu quả kinh tế hay không chúng ta cần hạch toán để xem hiệu quả kinh tế của từng công thức phân bón ra sao. ở đây, trong điều kiện quy mô nhỏ (thí nghiệm) nên khi tính toán chúng tôi bỏ qua một số khoản chi nh: lãi suất tiền vốn, thuế đất sau đó quy ra cho một ha, với phơng châm là hạch toán bộ để so sánh chi phí giữa các công thức bón phân với nhau, mà chủ yếu chi phí về vật t; bởi chi phí cây giống, công lao động các phần chi khác có thể coi là nh nhau. Trong phần hạch toán dới đây, giá cây giống là 300 đ/cây, các loại phân bón đợc tính theo giá thị trờng vào thời điểm tháng 9 năm 2003 - khi trồng (250 đ/kg phân gà, 4300 đ/kg urea, 1200 đ/kg lân, 3350 đ/kg kali, 2500 đ/kg cám, 120 đ/kg mùn ca). Giá dứa quả tơi đợc tính theo giá bình quân bán cho các nhà máy sản xuất đồ hộp tại thời điểm tháng 8 năm 2005 là 1.100 đ/kg (do Công ty Xuất nhập khẩu Hoa Quả Hà Nội cung cấp). Kết quả hạch toán bộ đợc thể hiện tại bảng 3. Bảng 3. bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho dứa Đài nông 4 Chỉ tiêu C.thức Các khoản chi chính (đồng/ha/vụ) Tổng thu (đồng/ha /vụ) Hiệu quả kinh tế Giá cây giống Phân bón Công lao động Tổng chi Lãi (đồng/ha/vụ) Tỷ suất Lợinhuận (lần) TT. cột (1) (2) (3) 4=1+2+3 (5) 6 = 5-4 7= 6/4 CT1(đ/c) 15.000.000 14.486.428 3.000.000 32.486.428 52.800.000 20.313.572 0,63 CT2 15.000.000 13.026.428 3.000.000 31.026.428 51.700.000 20.673.572 0,67 CT3 15.000.000 11.096.214 3.000.000 29.096.214 50.050.000 20.953.786 0,72 CT4 15.000.000 11.542.928 3.000.000 29.542.928 47.850.000 18.307.072 0,62 CT5 15.000.000 7.384.464 3.000.000 25.384.464 44.550.000 19.165.536 0,76 CT6 15.000.000 11.450.000 3.000.000 29.450.000 42.350.000 12.900.000 0,44 Tỷ suất lợi nhuận nói lên hiệu quả của đồng vốn đầu t. Trong nghiên cứu này tỷ suất lợi nhuận của đối chứng là 0,63 lần, các công thức: 2, 3 5 có tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối chứng; chỉ tiêu này ở công thức 4 công thức 6 tơng ứng chỉ đạt 0,62 0,44 lần. Tuy nhiên, đánh giá một giải pháp thì quan trọng nhất là phần lãi. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, giá cây 4 giống công lao động của cả 6 công thức là nh nhau. ở nghiên cứu này, khác nhau lớn nhất là chi phí về phân bón lợi nhuận thu đợc thông qua việc thay đổi thành phần lợng phân bón. Qua hạch toán cho thấy trong khi tổng chi của công thức đối chứng là 32.486.428 đ/ha thì cả 5 công thức thí nghiệm đều có tổng chi thấp hơn so với đối chứng từ 1.460.000 đồng đến 7.101.964 đồng/ha. Trong đó, chi phí thấp nhất là công thức 5 với tổng chi phí là 25.384.464 đồng/ha. Kết quả là, công thức 2 công thức 3 thu lãi tơng ứng là 20.673.527 20.953.786 đ/ha, cao hơn đối chứng là 360.000 640.214 đồng/ha. Công thức 4, 5, 6 cho lãi thấp hơn đối chứng từ 1.148.036 đến 7.413.572 đồng/ha. Trong đó, thấp nhất là công thức 6 chỉ lãi 12.900.000 đồng/ha. Nh vậy, nếu xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì nên bón phân theo công thức 2 và công thức 3 vì ở chúng thu đợc cả lãi tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối chứng. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế đợc phân tích ở trên, việc thay đổi thành phần lợng phân bón trong các công thức thí nghiệm có thể còn mang lại cho chúng ta những hiệu quả về môi trờng chất lợng sản phẩm. Các công thức bón Bokashi chúng ta đã cung cấp cho môi trờng đất một lợng vi sinh vật hữu hiệu, tăng hàm lợng mùn làm cho đất tơi, xốp, tăng độ kết dính của keo đất. Đồng thời, giảm lợng phân vô cơ, sẽ làm giảm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn n ớc và cho sản phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho sức khoẻ con ng ời. IV. kết luận Sau khi theo dõi sự sinh trởng, phát triển, năng suất của dứa Đài nông 4 trên 6 công thức phân bón khác nhau bộ hạch toán kinh tế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1- Thành phần lợng phân bónảnh hởng đến các chỉ tiêu sinh trởng, phát triển và năng suất dứa Đài nông 4, trừ tổng số lá. 2- Sự sinh trởng, phát triển năng suất dứa Đài nông 4công thức 2 (bón 60 g Bokashi chuẩn + 10 g N + 5 g P 2 0 5 + 15 g K 2 O) công thức 3 (bón 150 g Bokashi chuẩn + 5 g N + 2,5 g P 2 0 5 + 7,5 g K 2 O) tơng đơng với đối chứng (bón 300 g phân gà + 10 g N + 5 g P 2 0 5 + 15 g K 2 O). 3- Đối với dứa Đài nông 4, nên sử dụng công thức 3 (bón 150 g Bokashi chuẩn + 5 g N + 2,5 g P 2 0 5 + 7,5 g K 2 O) vì nó cho lãi 20.953.786 đ/ha, cao hơn đối chứng là 640.214 đ/ha; chi phí thấp hơn đối chứng 3.390.214 đ/ha giảm 50 % lợng phân vô cơ. Tài liệu tham khảo 1. Ngyễn Thị An (1993), Xác định tỷ lệ, liều lợng phân bón đa lợng cho dứa Queen ở một số vùng trồng dứa phia Bắc, Báo cáo đề tài khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phú Hộ. 2. Claude Py (1977), cây dứa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 33, 168-183. 3. Deng Shiquan, Deng SQ (2002), Cultural technique for high quality and high yielding pineapple, AGRS. 4. Nguyễn Văn Nghiêm Trần Minh Hòa (2002), Nghiên cứu ảnh hởng của một số l- ợng phân bón N:P:K chế phẩm bón lá góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh dứa Cayenne, Trung tâm Tin học, Bộ Nông nghiệp PTNT. 5. Trần Thế Tục Vũ Mạnh Hải (1997), Khả năng phát triển cây dứa Cayeene ở một số vùng phía Bắc, Tạp chí Rau Hoa Quả, Số 1, Viện Nghiên cứu Rau Quả. 6. Trần Thế Tục Vũ Mạnh Hải (2002), Kỹ thuật trồng dứa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 105-135. 5 . cứu " ;ảnh hởng của một số công thức phân bón khác nhau đến sự sinh trởng và phát triển của dứa Đài nông 4& quot;. II. Đối tợng, Nội dung và Phơng pháp. ảnh hởng của một số Công thức phân bón khác nhau đến sự sinh trởng và phát triển của dứa Đài nông 4 Nguyễn Khắc Thái Sơn * ,

Ngày đăng: 21/03/2014, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w